Cải cách nền hành chính là một trong những nhiệm vụ quan trọng mà Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đã xác định. Để thực hiện nhiệm vụ này, nhà nước ta đã xây dựng chương trình cải cách tổng thể nền hành chính giai đoạn 2001 - 2010 với bốn nội dung lớn, đó là: cải cách về bộ máy hành chính nhà nước, cải cách con người hành chính, cải cách tài chính công và cải cách thể chế hành chính. Cải cách thể chế hành chính trong đó cải cách về thủ tục hành chính được coi là một khâu đột phá.
Là sinh viên năm thứ 4 Học viện Hành chính Quốc Gia, thực hiện phương châm “học đi đôi với hành” của Học viện tôi đã được thực tập với thời gian hai tháng tại UBND huyện Kiến Xương – Thái Bình. Thời gian thực tập tại UBND huyện, bằng sự nỗ lực tìm hiểu nghiên cứu tài liệu cũng như được quan sát các hoạt động tác nghiệp của cán bộ, công chức, nhân viên tại Uỷ ban trong thực hiện nhiệm vụ cải cách nền hành chính, tôi nhận thấy công việc hành chính rất phong phú đa dạng, đặc biệt là trong công tác soạn thảo và ban hành văn bản.
Hiện nay, công tác soạn thảo và ban hành văn bản đang được nhà nước, các cơ quan, doanh nghiệp nói chung hết sức quan tâm. Công việc này đối với UBND cấp chính quyền cơ sở lại càng cần thiết hơn. Bằng những kiến thức mà tôi đã được học trong nhà trường đã giúp tôi quan sát, đánh giá được công việc thực tế một cách chính xác và đầy đủ hơn. Và cũng phải nói rằng công tác soạn thảo văn bản hiện nay đối với cấp chính quyền cơ sở còn nhiều hạn chế trên nhiều khía cạnh như các yếu tố về ngôn ngữ, về thể thức về nội dung chưa được chính xác như những gì tôi đã từng được học. Xuất phát từ nhu cầu thực tế nêu trên, tôi chọn đề tài cho báo cáo thực tập của mình đó là: "Thực trạng về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản quản lý hành chính nhà nước tại UBND huyện Kiến Xương - Thái Bình”.
34 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 4314 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản quản lý hành chính nhà nước tại UBND huyện Kiến Xương - Thái Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khoá thực tập với đề tài: "Thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản quản lý hành chính Nhà nước tại Uỷ ban nhân dân huyện Kiến Xương". Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới:
- Thầy, cô giáo trong Khoa Văn bản và Công nghệ hành chính.
- Cán bộ, công chức Uỷ ban nhân dân huyện Kiến Xương - Thái Bình
Đặc biệt em xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới giảng viên - Thạc sỹ Nguyễn Thị Hà, người đã ân cần chỉ bảo, tận tình hướng dẫn em viết và hoàn thành báo cáo thực tập này.
MỞ ĐẦU
Cải cách nền hành chính là một trong những nhiệm vụ quan trọng mà Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đã xác định. Để thực hiện nhiệm vụ này, nhà nước ta đã xây dựng chương trình cải cách tổng thể nền hành chính giai đoạn 2001 - 2010 với bốn nội dung lớn, đó là: cải cách về bộ máy hành chính nhà nước, cải cách con người hành chính, cải cách tài chính công và cải cách thể chế hành chính. Cải cách thể chế hành chính trong đó cải cách về thủ tục hành chính được coi là một khâu đột phá.
Là sinh viên năm thứ 4 Học viện Hành chính Quốc Gia, thực hiện phương châm “học đi đôi với hành” của Học viện tôi đã được thực tập với thời gian hai tháng tại UBND huyện Kiến Xương – Thái Bình. Thời gian thực tập tại UBND huyện, bằng sự nỗ lực tìm hiểu nghiên cứu tài liệu cũng như được quan sát các hoạt động tác nghiệp của cán bộ, công chức, nhân viên tại Uỷ ban trong thực hiện nhiệm vụ cải cách nền hành chính, tôi nhận thấy công việc hành chính rất phong phú đa dạng, đặc biệt là trong công tác soạn thảo và ban hành văn bản.
Hiện nay, công tác soạn thảo và ban hành văn bản đang được nhà nước, các cơ quan, doanh nghiệp nói chung hết sức quan tâm. Công việc này đối với UBND cấp chính quyền cơ sở lại càng cần thiết hơn. Bằng những kiến thức mà tôi đã được học trong nhà trường đã giúp tôi quan sát, đánh giá được công việc thực tế một cách chính xác và đầy đủ hơn. Và cũng phải nói rằng công tác soạn thảo văn bản hiện nay đối với cấp chính quyền cơ sở còn nhiều hạn chế trên nhiều khía cạnh như các yếu tố về ngôn ngữ, về thể thức về nội dung chưa được chính xác như những gì tôi đã từng được học. Xuất phát từ nhu cầu thực tế nêu trên, tôi chọn đề tài cho báo cáo thực tập của mình đó là: "Thực trạng về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản quản lý hành chính nhà nước tại UBND huyện Kiến Xương - Thái Bình”.
Báo cáo tốt nghiệp ngoài phần mở đầu và kết luận được chia làm hai chương:
Chương I: Khái quát chung về UBND huyện Kiến Xương
Chương II: Thực trạng về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản quản lý nhà nước tại UBND huyện Kiến Xương
CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ UBND HUYỆN KIẾN XƯƠNG
I. UBND HUYỆN KIẾN XƯƠNG
Kiến Xương là một huyện đồng bằng thuộc vùng hạ lưu sông Hồng với diện tích đất tự nhiên 21313,39 ha, chiếm 13,9% diện tích đất tự nhiên của tỉnh Thái Bình. Vị trí địa lý của huyện trong tỉnh được xác định như sau:
- Phía đông giáp huyện Tiền Hải
- Phía Tây giáp huyện Vũ Thư và Thị xã Thái Bình.
- Phía Nam giáp tỉnh Nam Định.
- Phía Bắc giáp huyện Đông Hưng và Thái Thụy.
Với vị trí địa lý cùng điều kiện địa hình tương đối bằng phẳng đất đai màu mỡ và khí hậu đậm nét nhiệt đới gió mùa ẩm là điều kiện thuận lợi để Kiến Xương trở thành huyện trọng điểm lúa của tỉnh Thái Bình.
1. Quá trình hình thành và phát triển của UBND huyện Kiến Xương
UBND huyện Kiến Xương là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương được bầu lên bởi HĐND huyện, chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, Pháp luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và Nghị Quyết của HĐND Huyện.
UBND huyện có trụ sở đặt tại trung tâm của huyện Kiến Xương là nơi làm việc của gần 100 cán bộ, công chức nhà nước và là nơi đón tiếp, giải quyết các vấn đề của nhân dân đồng thời tổ chức, chỉ đạo, thực hiện các chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước.
Từ khi được thành lập đến nay, UBND huyện đã trở thành bộ máy hoạt động có hiệu quả, đem lại những lợi ích to lớn cho nhân dân và Nhà nước.
2. Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của UBND huyện Kiến Xương
- Căn cứ vào Quyết Định số: 13/2005/QĐ - UBND ban hành ngày 10 tháng 01 năm 2005 của UBND tỉnh Thái Bình về tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, thành phố.
- Căn cứ vào văn bản hướng dẫn số: 78/HD – SNV ban hành ngày 25 tháng 02 năm 2005 của sở Nội vụ tỉnh Thái Bình về việc hướng dẫn chức năng nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, thành phố.
- Căn cứ vào Quy chế làm việc của UBND huyện Kiến Xương nhiệm kỳ 2004-2009 ban hành kèm theo Quyết định số: 433/2004/QĐ - UBND ngày 10 tháng 6 năm 2004 của UBND huyện.
UBND huyện Kiến Xương có cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn như sau:
Cơ cấu tổ chức
+ Cơ cấu tổ chức bộ máy
UBND huyện Kiến Xương gồm 13 phòng ban chuyên môn và các đơn vị sự nghiệp
SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY UBND HUYỆN KIẾN XƯƠNG.
1 2
1. Phòng ban chuyên môn 2. Các đơn vị sự nghiệp
- Văn phòng HĐND và UBND - Sự nghiệp Giáo dục
- Phòng nội vụ - LĐ và thương binh xã hội - Sự nghiệp Y tế
- Phòng tài chính - Kế hoạch - Sự nghiệp Văn hóa- Thông tin
- Phòng văn hoá - Thông tin - Thể thao.
- Phòng y tế
- Phòng tư pháp
- Phòng tài nguyên và môi trường
- Phòng Hạ tầng Kinh tế
- Phòng Công thương
- Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn
- Phòng thanh tra
- UB Dân số gia đình và trẻ em
- Phòng giáo dục
+ Cơ cấu nhân sự
Tổng số cán bộ, công chức, nhân viên của UBND huyện Kiến Xương là 98 người với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và chuyên môn nghiệp vụ khác nhau
Bộ máy lãnh đão UBND gồm: 1 Chủ tịch , 3 Phó Chủ tịch, 5 Uỷ viên và 1 phụ trách lãnh đạo điều hành các phòng ban chuyên môn là các trưởng phòng.
SƠ ĐỒ CƠ CẤU NHÂN SỰ UBND HUYỆN KIẾN XƯƠNG
b. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của UBND huyện Kiến Xương
+ Chức năng.
UBND huyện là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương và là cơ quan chấp hành của HĐND huyện, do HĐND huyện bầu ra, chịu sự giám sát, tín nhiệm của HĐND huyện.
UBND huyện có các chức năng cơ bản sau:
- Quản lý mọi mặt, mọi lĩnh vực của đời sống xã hội ở địa phương.
- Cung cấp các dịch vụ công
+ Nhiệm vụ, quyền hạn của UBND huyện Kiến Xương
UBND huyện Kiến Xương thực hiện nhiệm vụ và có các quyền hạn trên các lĩnh vực sau:
- Trên lĩnh vực kinh tế tài chính: Xây dựng kế hoạch phát triển KT- XH hàng năm, lập dự toán ngân sách, dự toán thu chi ngân sách địa phương, phê chuẩn kế hoạch phát triển KT – XH của xã, thị trấn.
- Trên lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp, thuỷ lợi và đất đai: Lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ở địa phương, chỉ đạo các xã, thị trấn thực hiện các biện pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, xây dựng quy hoạch thuỷ lợi, tổ chức bảo vệ đê điều, cống đập.
-Trên lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp: Xây dựng, phát triển và quản lý các cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ ở các xã, thị trấn, tổ chức và phát triển các làng nghề truyền thống, sản phẩm có giá trị tiêu dùng và xuất khẩu.
- Trên lĩnh vực giao thông vận tải: Tổ chức lập, trình duyệt quy hoạch phát triển mạng lưới giao thông đường vận tải thuỷ, bộ trên địa bàn huyện, quản lý việc xây dựng, cấp phép xây dựng và kiểm tra việc thực hiện Pháp luật trong xây dựng.
- Trên lĩnh vực thương mại và dịch vụ, du lịch: Xây dựng và kiểm tra, phát triển mạng lưới thương mại, dịch vụ, du lịch trên địa bàn huyện.
- Trên lĩnh vực Văn hoá Giáo dục, xã hội, đời sống: Xây dựng các chương trình, đề án phát triển sự nghiệp giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao, tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về phổ cập giáo dục tiểu học, trung học cơ sở, xóa mù chữ, thực hiện các quy định về tiêu chuẩn giáo viên, qui chế thi cử.
- Trên lĩnh vực Khoa học Công nghệ, tài nguyên và môi trường: Thực hiện biện pháp ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân địa phương, tổ chức thực hiện bảo vệ môi trường, phòng chống, khắc phục hậu quả do thiên tai bão lụt.
- Trên lĩnh vực quốc phòng: Tổ chức phong trào toàn dân tham gia xây dựng lực lượng vũ trang và quốc phòng toàn dân, tổ chức thực hiện chế độ nghĩa vụ quân sự, thực hiện chính sách hậu phươngvới quân đội.
- Trên lĩnh vực an ninh trật tự, an toàn xã hội: Thực hiện nhiệm vụ giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội, thực hiện các biện pháp phòng ngừa và phòng chống tội phạm, các tệ nạn xã hội ở địa phương, tuyên truyền giáo dục, vận động nhân dân tham gia bảo vệ an ninh trật tự, an toàn xã hội.
- Trên lĩnh vực thực hiện chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo: Tổ chức tuyên truyền, giáo dục, phổ biến chính sách pháp luật về dân tộc và tôn giáo, chỉ đạo việc thực hiện chính sách dân tộc và tôn giáo ở địa phương, kiểm tra, ngăn chặn mọi hành vi xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng tôn giáo để làm trái những qui định của pháp luật, chính sách nhà nước.
- Trên lĩnh vực thi hành pháp luật: chỉ đạo công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật, kiểm tra việc chấp hành hiến pháp, pháp luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và Nghị quyết của HĐND huyện, quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo qui định của pháp luật.
- Xây dựng chính quyền, quản lý nhà nước đối với tổ chức kinh tế và quản lý địa giới hành chính: tổ chức thực hiện việc bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND theo qui định của Pháp luật, quy định tổ chức bộ máy và nhiệm vụ quyền hạn cụ thể của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện theo hướng dẫn của UBND tỉnh, quản lý hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính của huyện.
II. PHÒNG NỘI VỤ - LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
1. Quá trình hình thành và phát triển
Phòng Nội vụ - Lao động - Thương binh và Xã hội là một phòng chuyên môn trực thuộc UBND huyện, chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của UBND huyện và sự chỉ đạo hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của ban tổ chức chính quyền nay là Sở Nội vụ và Sở Lao động- Thương binh và Xã hội. Phòng được sử dụng con dấu riêng và tài khoản riêng để hoạt động.
Phòng Nội vụ - Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Kiến Xương được thành lập tháng 4 năm 1988 trên cơ sở sát nhập 3 phòng là Phòng Tổ chức chính quyền huyện, Phòng Lao động và Thương binh Xã hội. Thực hiện Nghị định số: 172/2004/NĐ- CP của Thủ tướng Chính phủ về việc sắp xếp lại các phòng ban chuyên môn biên chế quản lý nhà nước của UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, từ tháng 4 năm 2005 phòng được đổi tên là Phòng Nội vụ - Lao động - Thương binh và Xã hội.
2. Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Phòng Nội vụ - lao động -Thương binh và Xã hội
a. Cơ cấu tổ chức
+ Cơ cấu tổ chức bộ máy
Phòng Nội vụ - Lao động - Thương binh và Xã hội bao gồm các bộ phận sau:
Bộ phận tổ chức cán bộ: Thuộc sự quản lý điều hành trực tiếp của Trưởng phòng, có nhiệm vụ quản lý xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đội ngũ cán bộ, công chức.
Bộ phận tổ chức chính quyền: Theo dõi hoạt động của bộ máy cơ quan, hướng dẫn nghiệp vụ bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND các cấp theo qui định của pháp luật.
Bộ phận lao động việc làm: Thực hiện quản lý và đào tạo nghề cho người lao động, hợp đồng và xây dựng xúc tiến việc làm trong nước và xuất khẩu lao động.
Bộ phận chính sách ưu đãi người có công: Thực hiện lập và tiếp nhận hồ sơ đối tượng trình Sở Lao động - Thương binh và Xã hội ra quyết định giải quyết chế độ chính sách.
SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY PHÒNG NỘI VỤ - LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
( Sự lãnh đạo từ cấp trên xuống nhân viên.
+ Cơ cấu nhân sự
Phòng Nội vụ – Lao động – Thương binh và Xã hội bao gồm có 12 cán bộ, công chức trong đó có 11 người trong biên chế và một nhân viên hợp đồng.
Cơ cấu nhân sự của phòng được cơ cấu như sau:
Đồng chí Trưởng phòng phụ trách chung
Đồng chí Phó phòng là người tham mưu giúp việc cho đồng chí Trưởng phòng thực hiện sự uỷ quyền của đồng chí Trưởng phòng, trực tiếp chỉ đạo chuyên môn các bộ phận kế toán, lao động việc làm, chính sách ưu đãi người có công.
Hai đồng chí cán bộ phụ trách công tác chính quyền cơ sở
Một cán bộ phụ trách công tác quản lý cán bộ, công chức nhà nước
Một kế toán tổng hợp
Hai cán bộ phụ trách theo dõi chính sách người có công
Một cán bộ phụ trách công tác lao động việc làm
Một nhân viên đánh máy
b. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của phòng Nội vụ - Lao động - Thương binh Xã hội
Phòng Nội vụ - Lao động - Thương binh và Xã hội có nhiệm vụ về quản lý nội vụ, lao động, thương binh xã hội và dạy nghề.
Công tác tổ chức bộ máy: Quản lý công tác bộ máy biên chế hành chính sự nghiệp và công tác cán bộ, công chức gồm xây dựng qui hoạch, kế hoạch sử dụng đội ngũ cán bộ, công chức, thực hiện công tác tuyển dụng, điều động cán bộ công chức, thực hiện công tác tiền lương và công tác đào tạo cán bộ tại chức.
Tham mưu cho UBND huyện trong công tác hướng dẫn theo dõi hoạt động của bộ máy chính quyền cơ sở.
Thực hiện công tác xây dựng chính quyền cơ sở vững mạnh, chế độ, chính sách cán bộ xã, thị trấn.
Công tác lao động việc làm: Tham mưu cho UBND huyện thành lập ban chỉ đạo xây dựng chương trình lao động việc làm giai đoạn 2001 -2005.
Công tác thương binh liệt sĩ và người có công: Hiện nay, phòng đang quản lý và chi trả cho hơn 8000 đối tượng người có công.
Người hoạt động cách mạng
Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh.
Bệnh binh
Quân nhân, tai nạn lao động
Người phục vụ thương bệnh binh nặng, ưu đãi tiền tuất.
Người có công với cách mạng
Bà mẹ Việt Nam anh hùng
Thực hiện chính sách xã hội gồm: cho vay vốn 120.
+ Tổng nguồn vốn cho vay của chương trình 3.027.800.000đ. Trong đó:
- Tổng nguồn vốn đã cho vay: 2.853.550.000đ
- Nguồn vốn còn lại chưa cho vay: 1.742.503.000đ
Quản lý, thực hiện chính sách đối với người tàn tật, người già cô đơn, trẻ mồ côi không nơi nương tựa.
- 516 người bị nhiễm chất độc hoá học
- 493 đối tượng hưởng chế độ cứu trợ xã hội theo thông tư 176.
Thực hiện chương trình phòng chống tệ nạn xã hội.
Xã hội hoá công tác chăm sóc người có công, phát động phong trào lập quỹ đền ơn đáp nghĩa ở 39/39 xã, thị trấn trong huyện.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG VỀ THỂ THỨC VÀ KỸ THUẬT TRÌNH BÀY VĂN BẢN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TẠI UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN KIẾN XƯƠNG
I. KHÁI QUÁT VỀ VĂN BẢN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
1. Khái niệm
Thuật ngữ “văn bản quản lý nhà nước” là một thuật ngữ được tiếp cận dưới nhiều góc độ, quan niệm khác nhau. Nhưng để phục vụ cho việc viết báo cáo thực tập tốt nghiệp với đề tài “Thực trạng về thể thực và kỹ thuật trình bày văn bản quản lý hành chính nhà nước tại UBND huyện Kiến Xương” tôi chọn khái niệm sau làm cơ sở cho việc viết báo cáo của mình.
“Văn bản quản lý nhà nước là những quyết định và thông tin quản lý thành văn (được văn bản hoá) do các cơ quan quản lý nhà nước ban hành theo thẩm quyền trình tự, thư tục, hình thức nhất định và được nhà nước đảm bảo thi hành bằng những biện pháp khác nhau nhằm điều chỉnh các mối quan hệ nội bộ nhà nước hoặc giữa các cơ quan nhà nước với các tổ chức và công dân”( Giáo trình Kỹ thuật xây dựng và Ban hành văn bản, Học viện Hành chính, trang 18).
Theo khái niệm trên, văn bản quản lý nhà nước có các đặc điểm cụ thể sau:
- Chủ thể ban hành: Do các cơ quan quản lý nhà nước ban hành theo thẩm quyền
- Nội dung văn bản: Là những quyết định và thông tin quản lý.
- Hình thức văn bản: Văn bản được ban hành theo hình thức nhất định
- Phạm vi điều chỉnh: Là các mối quan hệ trong nội bộ các cơ quan nhà nước hoặc giữa các cơ quan nhà nước với các tổ chức và công dân.
Như vậy, để làm sáng tỏ và nổi bật văn bản quản lý nhà nước, chúng ta cần phải hiểu chi tiết về từng đặc điểm riêng của văn bản. Song qua khảo sát thực tế, với kiến thức còn nhiều hạn chế tôi không thể đề cập tới tất cả các đặc điểm của văn bản trong bài viết của mình mà chỉ xin đi vào tìm hiểu và phân tích thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản quản lý hành chính nhà nước.
Theo giáo trình Kỹ thuật xây dựng và Ban hành văn bản- Học viện Hành chính Quốc Gia 2002: “Thể thức của văn bản là những yếu tố hình thức cơ cấu nội dung đã được thể chế hoá” (Trang 51). Vậy, thể thức văn bản chính là cách thức trình bày có tính bố cục không chỉ là hình thức mà có cả yếu tố nội dung được nhà nước quy định. Thực tế hiện nay các yếu tố thể thức văn bản quản lý nhà nước đã được Bộ Nội vụ - Văn phòng Chính phủ quy định tại Thông tư liên tịch số: 55/2005- TTLT- BNV- VPCP. Như vậy, yếu tố thể thức đã có văn bản quy định rõ ràng. Song, trong các cơ quan nhà nước, các tổ chức công và đặc biệt là các cơ quan chính quyền cơ sở vấn đề này còn chưa được chú trọng. Vì vậy, chúng tôi chọn yếu tổ thể thức cho phần viết này nhằm góp phần vào việc hoàn thiện hơn kỹ thuật xây dựng và ban hành văn bản hiện nay.
Để biết được thực trạng các yếu tố thể thức trong các văn bản quản lý nhà nước, trước hết chúng tôi dựa vào cách phân loại văn bản quản lý nhà nước của giáo trình “Kỹ thuật xây dựng và Ban hành văn bản” (sách đã dẫn) để làm tiêu chí khảo sát. Và với khuôn khổ của báo cáo cũng như thời gian thực tập, tôi chỉ đi vào khảo sát các yếu tố thể thức ở trên ba loại văn bản chính đó là: Văn bản quy phạm pháp luật, văn bản Hành chính cá biệt và văn bản Hành chính thông thường.
2. Công tác soạn thảo và ban hành văn bản tại UBND huyện Kiến Xương.
UBND huyện Kiến Xương là cơ quan quản lý hành chính nhà nước ở địa phương Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi 2002, Luật tổ chức HĐND và UBND sửa đổi 2003, UBND huyện Kiến Xương có thẩm quyền ban hành các loại văn bản gồm:
- Văn bản quy phạm pháp luật: Quyết định, chỉ thị.
- Văn bản hành chính thông thường: Công văn, Tờ trình, Báo cáo, Biên bản, Kế hoạch, các loại giấy, các loại phiếu,...
- Văn bản hành chính cá biệt.
Văn bản có một vai trò rất quan trọng để các cơ quan quản lý hành chính nhà nước thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình. Nhưng thực tế, trong công tác soạn thảo và ban hành văn bản của các đơn vị, cơ quan còn bộc lộ nhiều tồn tại, hạn chế, nhất là những tồn tại trong thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản. Vì lý do trên mà văn bản đã không phát huy được hết vai trò tích cực của mình là công cụ đảm bảo hiệu lực, hiệu quả cho hoạt động chấp hành và điều hành của cơ quan hành chính nhà nước. Cũng giống như các đơn vị, cơ quan quản lý hành chính nhà nước khác, văn bản tại UBND huyện Kiến Xương vẫn còn nhiều thiếu xót trong thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản.
Hàng năm, UBND huyện Kiến Xương ban hành rất nhiều văn bản bao gồm nhiều loại văn bản khác nhau để điều chỉnh, giải quyết các công việc trong nội bộ, cũng như với tổ chức và công dân trên địa bàn huyện với đề tài của mình tôi chỉ xin được trình bày phần thực trạng về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản quản lý hành chính nhà nước tại UBND huyện Kiến Xương từ khi có Thông tư liên tịch số: 55/2005/TTLT- VPCP - BNV ban hành ngày 06 tháng 5 năm 2005 của Văn phòng Chính phủ và Bộ Nội vụ về việc quy định thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản.
II. THỰC TRẠNG VỀ THỂ THỨC VÀ KỸ THUẬT TRÌNH BÀY VĂN BẢN QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC TẠI UBND HUYỆN KIẾN XƯƠNG.
1. Thể thức, các yêu cầu về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản
a. Các yếu tố cụ thể của thể thức.
Theo quy định của Thông tư liên tịch số: 55/2005/TTLT - BNV - VPCP thể thức văn bản bao gồm các yếu tố cụ thể sau:
1. Quốc hiệu
2. Tên cơ quan ban hành văn bản
3. Số và ký hiệu
4. Địa danh ngày, tháng, năm ban hành văn bản
5. Tên loại và trích yếu
6. Nội dung
7. Thẩm quyền ký, chữ ký, họ tên đầy đủ của người ký
8. Con dấu hợp pháp
9. Nơi nhận
9a. Văn bản có tên loại
9b. Công văn
10. Các yếu tố có thể có: Mật khẩu, dự thảo
11. Các yếu tố khác: Địa chỉ cơ quan, điện thoại,...
b. Kỹ thuật trình bày văn bản
- Phải đảm bảo tính khoa học, chuẩn xác và đúng tiêu chuẩn theo tiêu chuẩn Việt Nam 6909:2001.
- Về kỹ thuật trình bày văn bản bao gồm: Khổ giấy, kiểu trình bày văn bản định lề trong văn bản, vị trí trình bày các thành phần thể thức, phông chữ, cỡ chữ, và các chi tiết trình bày khác.
- Thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản phải đảm bảo phù hợp và truyền tải được nội dung văn bản.
2. T