Đề tài Thực trạng xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang thị trường EU trong thời gian qua
Châu Âu là mảnh đất của những cuộc chiến tranh triền miên tranh giành đất đai – tài nguyên, áp đặt sự thống trị giữa các quốc gia trong khu vực. Giấc mộng thống nhất Châu Âu đã được nung nấu từ rất lâu từ thế kỷ VIII dưới thời Seclơ Đại đế của đế chế La mã (742-814) đến Napôlêong ( năm 1769-1821); rồi Hitle đã từng vẽ ra một viễn cảnh Châu Âu với bộ luật chung, các đơn vị đo lượng chung, đồng tiền chung.nhưng điều mơ tưởng này của các nhà quân sự, chính trị gia và của nhiều người khác đã không trở thành hiện thực vì chưa có được sự đoàn kết lợi ích của các dân tộc. Cuộc chiến tranh thế giới lần thứ I nổ ra từ “ Châu Âu ” như là biểu hiện thắng thế của việc cạnh tranh tàn khốc với việc đặt lợi ích quốc gia dân tộc thiển cận lên trên hết nhưng cũng chính do chiến tranh khốc liệt cùng những hậu quả khủng khiếp của nó làm cho yêu cầu liên kết chính trị và kinh tế châu lục trở nên cấp bách. Những năm 1920 đã có sự ra đời hàng loạt các tổ chức hoạt động cho sự thống nhất châu âu nổi bật là phong trào Châu Âu do bá tước người Áo Condehore – Kalegi đề xuất năm 1923. Chiến tranh thế giới thứ II bùng nổ như một biểu hiện ngông cuồng muốn dùng vũ lực thống nhất “ Châu Âu ”, đặt nó dưới sự cai quản của dân tộc tự xưng là “ Thượng Đẳng ”, nhưng cũng chính chiến tranh đã làm bùng lên mối quan tâm về một Châu Âu đoàn kết, thống nhất chống kẻ thù chung và cùng chung sống yên bình sau khi chiến tranh kết thúc. Các lực lượng kháng chiến ở nhiều quốc gia như Pháp, Italia, Hà Lan đã ủng hộ nhiệt tình việc xây dựng một cộng đồng chính trị Châu Âu sau chiến tranh. Năm 1941 những người kháng chiến Italia lập “ Phong trào liên bang Châu Âu ”. Tháng 7 năm 1944 diễn ra hội nghị Geneve đề xuất lập liên bang Châu Âu có hiến pháp Châu Âu, một chính phủ siêu quốc gia trực tiếp chịu trách nhiệm trước dân và toà án, tuy nhiên ý tưởng đã bị đẩy lùi. Tháng 5 năm 1949 thành lập Hội đồng Châu Âu ( Council of Europe ) do đề xuất của thủ tướng Anh W.Chusehill với sự có mặt của 10 nước thành viên (Pháp, Anh, Đan Mạch.). Tuy nhiên, tổ chức này chưa làm được gì nhiều hơn với tư cách là một tổ chức liên chính phủ lỏng lẻo. Và đây cũng không phải là mô hình tổ chức mà những người ủng hộ thống nhất Châu Âu mong muốn. Rút kinh nghiệm từ những thất bại trước đó ông Jean monnet – Nhà ngoại giao Pháp được gọi là “ Người cha của Châu Âu ” đã vạch ra phương hướng hoạt động cho giai đoạn đầu liên kết. Kế hoạch Sahuman đã được ông vạch ra với nguyên tắc chính là phải gạt bỏ một phần chủ quyền quốc gia vì sự hợp tác lợi ích giữa các dân tộc Châu Âu. Cuối cùng dự án thành lập cộng đồng than và thép Châu Âu ( Ecsc ) đã được ký kết ngày 18-4-1951 tại Pari với sự tham gia của 6 nước ( Đức, Pháp, Italia, Bỉ, Hà lan, Luexambua ). Hiệp hội thành lập trước hết là giải quyết mâu thuẫn giữa Đức và Pháp, đây là mấu chốt của chủ nghĩa dân tộc Hẹp hòi, tạo điều kiện cho 2 nước xích lại gần nhau. Hiệp hội đã đặt viên gạch đầu tiên cho một “ Liên minh Châu Âu ”. Do vấn đề dầu mỏ ở Trung Đông đã làm nảy sinh nhu cầu hợp tác về năng lượng, Ngày 25-3-1957 Hiệp ước thành lập cộng đồng kinh tế Châu Âu ( EEC ) và cộng đồng năng lượng nguyên tử Châu Âu đã được ký kết tại Rôma. Lần mở rộng thứ nhất của cộng đồng Châu Âu diễn ra ngày 22-1-1972 do 4 nước mới ký kết là Anh, Ailen, Đan mạch, Nauy. Hiệp ước có hiệu lực từ ngày 1-1-1973. Lần mở rộng thứ hai dự tính vào ngày 28-5-1979 với sự tham gia của Hylạp, năm 1981 Hylạp chính thức tham gia vào liên minh Châu Âu. EC-10. Năm 1986 Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, gia nhập cộng đồng kinh tế Châu Âu ( EEC ) văn kiện “ Châu Âu duy nhất” được ký kết và theo sau đó là hiệp ước Maastricht và Liên minh Châu Âu. Năm 1992, Hiệp ước liên minh Châu Âu được ký kết tại Maastricht. Từ ngày 1/1/1993 chính thức thi hành hiệp ước và liên minh Châu Âu. Năm 1995 nước Áo, Phần Lan, Thuỵ Điển gia nhập EU, đưa tổng số các nước thành viên của EU lên 15. Việt Nam