Đề tài Thương mại điện tử trong hoạt động Ngoại thương Việt Nam- Thực trạng và giải pháp

Ngày nay, với sự phát triển của Internet, thế giới đã có những thay đổi trong nhận thức và tư duy. Một trong những thay đổi quan trọng là làm cho mọi người trên trái đất gần với nhau hơn. Nói cách khác, sự giao dịch qua mạng đã trở nên dễ dàng. Hình thức kinh doanh này ngày nay đã phổ biến với tên gọi thương mại điện tử (TMĐT), xuất phát từ cụm từ Electronic Comerce hay e-Comerce. Xét trong tương quan với Ngoại thương, chúng ta vẫn nhắc đến một trong những đặc điểm của hoạt đông Ngoại thương là gắn kết nền kinh tế với thế giới, góp phần thúc đẩy đất nước hội nhập vào nền kinh tế thế giới và khu vực.

docx34 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1492 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thương mại điện tử trong hoạt động Ngoại thương Việt Nam- Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU Ngày nay, với sự phát triển của Internet, thế giới đã có những thay đổi trong nhận thức và tư duy. Một trong những thay đổi quan trọng là làm cho mọi người trên trái đất gần với nhau hơn. Nói cách khác, sự giao dịch qua mạng đã trở nên dễ dàng. Hình thức kinh doanh này ngày nay đã phổ biến với tên gọi thương mại điện tử (TMĐT), xuất phát từ cụm từ Electronic Comerce hay e-Comerce. Xét trong tương quan với Ngoại thương, chúng ta vẫn nhắc đến một trong những đặc điểm của hoạt đông Ngoại thương là gắn kết nền kinh tế với thế giới, góp phần thúc đẩy đất nước hội nhập vào nền kinh tế thế giới và khu vực. Giờ đây,TMĐT ra đời, tất cả các doanh nghiệp trong nước đều có cơ hội trở thành những doanh nghiệp XNK trực tiếp. Con đường hội nhập kinh tế của chúng ta đã mở rộng hơn? Vậy TMĐT là gì? Các doanh nghiệp Ngoại thương (DNNT) nói riêng và các doanh nghiệp Việt Nam (DNVN) nói chung đã, đang và sẽ làm gì để đón lấy những cơ hội và đương đầu với những thách thức TMĐT đặt ra để góp phần thúc đẩy tiến trình hội nhập của đất nước? Với mục đích tìm hiểu những vấn đề cơ bản của TMĐT; thực trạng, triển vọng của TMĐT trong hoạt động Ngoại thương của nước ta, em chọn đề tài: “Thương mại điện tử trong hoạt động Ngoại thương Việt Nam- thực trạng và giải pháp”. Em xin chân thành cảm ơn cô giáo Nguyễn Thu Hương đã hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành đề án này. Sinh viên Phan Lệ Hằng Lớp K13QT2 CHƯƠNG I LÍ LUẬN CHUNG VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG HOẠT ĐỘNG NGOẠI THƯƠNG I. THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ 1. Định nghĩa về TMĐT Cuối thế kỷ XX, bước sang đầu thế kỷ XXI, loài người mở thêm một con đường mới cho sự phát triển kinh tế của mình-đó là Internet. Con đường ấy đã làm cho hoạt động thương mại được vận hành theo một cách thức hoàn toàn khác trước. Internet ra đời và được áp dụng ngày càng rộng rãi trong hầu hết các khâu của hoạt động thương mại, mang lại những lợi ích, hiệu quả vô cùng to lớn, người ta mới chính thức thừa nhận một phương thức thương mại mới - đó là thương mại điện tử (TMĐT). Vậy TMĐT là gì ? Hiện nay, có rất nhiều quan điểm và định nghĩa khác nhau về TMĐT. Có quan điểm cho rằng TMĐT bao gồm các giao dịch tài chính và thương mại diễn ra bằng điện tử, kể cả việc chuyển dữ liệu bằng điện tử hay chuyển tiển bằng điện tử, các hoạt động liên quan đến thẻ tín dụng và thẻ thanh toán. Có quan điểm khác lại cho rằng: TMĐT chỉ giới hạn trong giao dịch từ bán lẻ đến người tiêu thụ cuối cùng, trong đó các chu trình từ giao dịch đến thanh toán đều được thực hiện qua mạng chẳng hạn như qua Internet, dùng mạng riêng để trao đổi thông tin và thẻ tín dụng. Như vậy, các quan điểm trên chỉ mới đề cập đến hình thức của TMĐT đã tồn tại thời qua. Theo Uỷ ban Châu Âu, TMĐT có thể định nghĩa rộng là hoạt động kinh doanh thương mại sử dụng các phương tiện điện tử. Với định nghĩa này, TMĐT bao gồm tất cả các hoạt động trao đổi điện tử hàng hoá hữu hình và vô hình (dịch vụ) như thông tin, hỗ trợ bán, cố vấn thương mại và pháp luật. TMĐT bao gồm tất cả các bước kinh doanh thông thường từ tiến hành các hoạt động marketing điện tử, đặt hàng thanh toán và dịch vụ sau bán thông qua mạng Internet. Uỷ ban về TMĐT của APEC coi TMĐT là công việc kinh doanh được tiến hành thông qua truyền số liệu và công nghệ tin học kỹ thuật số. Theo công bố của Bộ trưởng các nước trong WTO: “TMĐT bao gồm sản xuất, phân phối, tiếp thị , bán hàng, giao hàng và các dịch vụ bằng phương tiện điện tử”. Từ những quan điểm trên, chúng ta có thể đưa ra một cách định nghĩa tương đối đầy đủ và hoàn chỉnh về TMĐT: TMĐT là hoạt động trao đổi trên cơ sở phát triển công nghệ giữa các chủ thể khác nhau (chủ thể bao gồm các cá nhân, tổ chức) và những hoật động bên trong doanh nghiệp hoặc giữa các doanh nghiệp nhằm hỗ trợ những trao đổi này. 2. Các lĩnh vực của TMĐT Tuy mới ra đời và phát triển mấy thập kỷ qua nhưng TMĐT đã có mặt ở tất cả các lĩnh vực trong đời sống kinh tế. Đầu tiên, TMĐT tham gia vào lĩnh vực mua bán hàng hoá hữu hình. Chúng ta có thể dạo hàng giờ trên các siêu thị ảo trên mạng để chọn mua cho mình một vật cần thiết. Khi cần mua sách và nhạc, chúng ta bước vào webside Amazon.com và Bn.com hay khi cần mua bất kỳ sản phẩm nào khác, chúng ta cũng đã biết ngay các địa chỉ www... cần tìm, chẳng hạn vào Autoweb.com và Carsdirect.com để chọn mua 1 chiếc xe ưa thích; vào CDW.com và PC.connection để mua máy tính và các phụ tùng máy... Chúng ta sẽ được cung cấp các thông tin đầy đủ về hàng hoá, cũng được quyền trả lại hàng bị hư hỏng như đi mua bán thông thường. TMĐT còn vươn sang lĩnh vực dịch vụ (hàng hoá vô hình). Các công ty dịch vụ thông qua mạng để tiếp cận với khách hàng. Khi cần mua về máy bay hay thuê phòng nghỉ, muốn tham gia đấu giá trực tiếp hay sử dụng các dịch vụ về tài chính,... chúng ta sẽ được cung cấp đầy đủ thông tin trên Expedia.com, Trip.com hay các địa chỉ www... tương thích. Ngày nay, với trên 1300 lĩnh vực ứng dụng ,TMĐT đã thực sự đi vào mọi ngõ nghách của đời sống kinh tế và ngày càng khẳng định vị trí của mình. 3. Những yêu cầu chủ yếu của TMĐT TMĐT bao trùm một phạm vi rộng lớn các hoạt động kinh tế-xã hội. Những yêu cầu chủ yếu của nó bao gồm một loạt vấn đề phức tạp đan xen nhau trong mối quan hệ hữu cơ, bao gồm: hạ tầng cơ sở công nghệ; hạ tầng cơ sở nhân lực; bảo mật và an toàn; hạ tầng thanh toán tài chính tự động; bảo vệ sở hữu trí tuệ... Những vấn đề này đòi hỏi được giải quyết trên tất cả các lĩnh vực: từ doanh nghiệp cho đến quốc gia và quốc tế. -Về hạ tầng cơ sở công nghệ Hạ tầng cơ sở công nghệ bao gồm các chuẩn của doanh nghiệp, của nhà nước và sự liên kết của các chuẩn ấy với các chuẩn quốc tế, tới kỹ thuật ứng dụng và thiết bị ứng dụng không chỉ của riêng từng các doanh nghiệp mà phải là một hệ thống quốc gia với tư cách là một phân hệ của hệ thống công nghệ thông tin khu vực và toàn cầu . Mặt khác, hạ tầng cơ sở công nghệ còn đòi hỏi một nền công nghiệp điện năng vững chắc, đảm bảo cung cấp điện năng đầy đủ, ổn định, mức giá hợp lý. Ngoài ra, chi phí trang bị những phương tiện công nghệ thông tin và chi phí dịch vụ truyền thông phải đủ rẻ để đông đảo người sử dụng có thể tiếp cận được. Điều này có ý nghĩa đặc biệt to lớn với những nước đang phát triển, mức sống còn thấp như ở Việt Nam. -Về hạ tầng cơ sở nhân lực Áp dụng TMĐT tất yếu làm nảy sinh hai đòi hỏi: một là mọi người đều quen thuộc và có khả năng thành thạo hoạt động trên mạng; hai là có đội ngũ chuyên gia tin học nhanh, thường xuyên bắt kịp những công nghệ thông tin mới phát triển để phục vụ cho TMĐT cũng như có khả năng thiết kế các công cụ phần mềm, tránh lệ thuộc vào nước khác. -Về hạ tầng cơ sở kinh tế và pháp lý TMĐT phát triển trên cơ sở mạng Internet và cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, do vậy, nó cũng quyết định môi trường pháp lý ở mỗi nước. Khi một quốc gia xác định rằng, xã hội thông tin và Internet là một cơ hội cho phát triển kinh tế thì nội dung môi trường kinh tế, pháp lý và xã hội có hàng loạt vấn đề cần phải xây dựng và xử lý: +Tính pháp lý của TMĐT. +Tính pháp lý của hợp đồng TMĐT. + Tính pháp lý của chữ kí điện tử. + Tính pháp lý cho thanh toán điện tử. + Tính pháp lý bảo vệ các dữ liệu có xuất xứ từ Nhà nước. + Tính pháp lý bảo vệ mạng thông tin và sở hữu trí tuệ, bảo vệ bí mật riêng tư một cách thích đáng, chống các tội phạm xâm nhập với mục đích bất hợp pháp... Khi xây dựng môi trường kinh tế, pháp lý và xã hội này, mỗi quốc gia phải nghiên cứu để hoà nhập được với môi trường kinh tế, pháp lý và xã hội quốc tế vì bản thân TMĐT đã mang tính toàn cầu hoá rất cao . -Hệ thống thanh toán tài chính tự động TMĐT chỉ có thể thực hiện được khi đã tồn tại một hệ thống thanh toán tài chính phát triển cho phép thực hiện thanh toán tự động. Khi chưa có hệ thống này thì TMĐT chỉ ứng dụng được phần trao đổi thông tin, buôn bán vẫn phải kết thúc bằng trả tiền trực tiếp hoặc bằng các phương tiện thanh toán truyền thống. Khi ấy, hiệu quả của TMĐT bị giảm thấp và có thể không đủ để bù lại những chi phí trang bị công nghệ đã bỏ ra. Tóm lại, những yêu cầu của TMĐT đòi hỏi mỗi quốc gia phải giải quyết một cách kịp thời, đồng bộ để nhanh chóng tạo dựng một nền tảng cơ sở hoàn chỉnh cho TMĐT phát triển. II. TMĐT TRONG HOẠT ĐỘNG NGOẠI THƯƠNG 1.Vai trò của TMĐT trong hoạt động ngoại thương Thực tế đã chứng minh, TMĐT ngày một mở rộng và phát triển trên phạm vi toàn thế giới. Với trên 1300 lĩnh vực ứng dụng, TMĐT đạt mức tăng trưởng theo cấp số nhân và chiếm tỷ trọng ngày càng tăng trong các ngành nghề, đặc biệt, TMĐT đóng vai trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển Ngoại thương của các nước. - TMĐT ra đời làm xoá nhoà khoảng cách và biên giới quốc gia. Giờ đây, chỉ cần một Website trên mạng, doanh nghiệp đã có thể vươn tới các đối tác làm ăn và khách hàng trên toàn thế giới. Chính vì vậy, đòi hỏi phải có các định chế, chính sách pháp luật mới điều chỉnh, quản lý hoạt động của phương thức kinh doanh mới này. - Thông qua mạng toàn cầu, các doanh nghiệp tiến hành xuất nhập khẩu trực tiếp. Vậy các thủ tục từ kê khai hải quan đến thanh toán điện tử tiến hành như thế nào, trên cơ sở nào, Nhà nước thu thuế xuất nhập khẩu và quản lý các giao dịch này như thế nào,... tất cả đều đòi hỏi phải có cơ sở pháp lý cho hoạt động TMĐT trong Ngoại thương. Nhận định được tầm quan trọng đó, các quốc gia, các khối kinh tế và cộng đồng thế giới đã và đang nhanh chóng xây dựng các chính sách để tạo sự ổn định về mặt pháp lý, đồng thời hạn chế những tác hại của TMĐT. 2. Đặc điểm của TMĐT trong hoạt động ngoại thương TMĐT là một bước ngoặt lớn trong lịch sử thương mại nói chung và lịch sử hoạt động ngoại thương giữa các quốc gia nói riêng. Những đặc thù cơ bản của nó tạo ra sự khác biệt căn bản giữa TMĐT với thương mại truyền thống. Đó là: -TMĐT phụ thuộc vào sự phát triển của hạ tầng công nghệ thông tin, viễn thông và các công nghệ cao cấp khác. TMĐT không thể tồn tại nếu thiếu sự trợ giúp của các công nghệ này. -TMĐT không chỉ bao gồm những hoạt động mua bán, dịch vụ mà còn bao gồm cả những hoạt động trong nội bộ doanh nghiệp và hợp tác giữa các doanh nghiệp trong nước, khu vực và quốc tế nhằm hỗ trợ các hoạt động trao đổi thương mại điện tử -TMĐT gắn liền với phản ứng kịp thời với nhu cầu thị trường, tăng tốc độ ra quyết định, đẩy nhanh tiến trình xâm nhập hàng hoá và nhãn hiệu mới vào thị trường quốc tế, tăng tốc độ đổi mới, nâng cao hiệu quả kinh doanh, tạo sự khác biệt nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước trong thương trường quốc tế -Các quyết định chiến lược trong TMĐT cũng xuất phát và dựa trên cơ sở sự phát triển của công nghệ, ví dụ như các quyết định về thiết kế siêu thị trên mạng, các chiến lược khách hàng, quảng cáo trên mạng... Ngoài ra, TMĐT tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước phát huy hiệu quả kinh tế: thu hút ngày càng nhiều người cả trong nước và ngoàI nước tham gia, chi phí cố định thiết kế và xây dựng mạng càng giảm, hiệu quả kinh tế càng tăng. 3. Quy trình nghiệp vụ của TMĐT trong hoạt động Ngoại thương Trước tiên, người mua vào trang Web của công ty tham khảo và đặt mua hàng. Để đảm bảo an toàn thông tin máy tính cá nhân, Web Browser Tr×nh duyÖt Web: lµ phÇn mÒm cho phÐp ng­êi dïng xem, sö dông th«ng tin trªn Website của khách hàng phải được chọn lọc và nhập vào cửa sổ dữ liệu trong Web Server Lµ nh÷ng m¸y chñ cung cÊp dÞch vô ®Ó ®­a tíi ng­êi sö dông. . Web Server sẽ mã hoá các thông tin khách hàng, quản lý trong Server. Hệ thống thanh toán điện tử sẽ gửi các thông tin đã được mã hoá sang ngân hàng đại diện của người bán để tiến hành kiểm tra tài khoản của người mua. Sau khi việc kiểm tra hoàn tất, công ty tiến hành báo giá số hoá cho đối tác. Ngay khi nhận được đơn đặt hàng chính thức, công ty lập tức gửi đơn hàng số hoá đến cửa hàng (nếu số lượng hàng hoá ít) và đến kho (nếu số lượng hàng hoá nhiều). Cửa hàng hoặc kho sẽ tiến hành giao hàng theo thời gian trong đơn hàng. Sau đó, người mua tiến hành thanh toán tiền hàng qua ngân hàng phát hành bằng Visa Card hay Master Card. Cuối cùng, ngân hàng phát hành sẽ thanh toán lại cho ngân hàng người bán. Như vậy, qua chương I, chúng ta đã có cái nhìn tổng thể về TMĐT, Điều này sẽ giúp chúng ta dễ dàng hơn trong việc nhìn nhận và đánh giá thực trạng phát triển của TMĐT trong hoạt động Ngoại thương ở Việt Nam. CHƯƠNG II THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN TMĐT TRONG HOẠT ĐỘNG NGOẠI THƯƠNG Ở VIỆT NAM I. TÍNH TẤT YẾU CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN TMĐT TRONG HOẠT ĐỘNG NGOẠI THƯƠNG Ở NƯỚC TA Thực tế đã chứng minh, TMĐT ngày một mở rộng và phát triển trên phạm vi toàn thế giới. Với trên 1300 lĩnh vực ứng dụng, TMĐT đạt mức tăng trưởng theo cấp số nhân và chiếm tỷ trọng ngày càng tăng trong các ngành nghề, đặc biệt, TMĐT đóng vai trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển Ngoại thương của các nước. Chúng ta thừa nhận rằng, sự ra đời của Internet đã đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong nền kinh tế thế giới. Việt Nam đang trong công cuộc CNH-HĐH đất nước, đồng thời cũng đang trong tiến trình hội nhập kinh tế thế giới và khu vực nên không thể không chớp lấy những cơ hội mà TMĐT mở ra, càng không thể đứng ngoài guồng quay của nền kinh tế thế giới. Năm 1997, chúng ta đã tham gia kết nối mạng Internet. Có thể khẳng định rằng, việc gia nhập Internet của Việt Nam là một tất yếu trước xu thế mở cửa, hội nhập và những tiến bộ vượt bậc của khoa học công nghệ trên thế giới . Đồng thời việc gia nhập này cũng mở ra con đường cho TMĐT Việt Nam phát triển. Sau đây, để hiểu rõ hơn tính tất yếu của việc phát triển TMĐT trong hoạt động Ngoại thương ở nước ta, chúng ta sẽ đi sâu vào phân tích một số lợi ích cơ bản nhất của việc áp dụng TMĐT trong hoạt động Ngoại thương (có tính đến những đặc điểm riêng của Việt Nam). 1. Thứ nhất, TMĐT giúp các doamh nghiệp khắc phục được tình trạng “đói thông tin”. Từ trước đến nay, một trong những yếu điểm của doanh nghiệp Việt Nam là vấn đề thiếu thông tin trong việc tiếp cận thị trường bên ngoài. Việc định hướng sản xuất thường chậm hoặc không nhận được tín hiệu kịp thời từ thị trường, xuất khẩu thường ở trong tình trạng bị động. Khi nhu cầu của thị trường thế giới tăng, sản xuất trong nước không đáp ứng kịp thời. Ngược lại, khi cầu giảm sẽ dẫn đến tình trạng bị hẫng hụt. Trong kinh doanh hiện đại ngày nay, thông tin là một nhân tố cực kì quan trọng, quyết định sự thành công trong cạnh tranh. Sử dụng TMĐT với công cụ Internet, doanh nghiệp có thể khắc phục được trở ngại này. Internet là một biển thông tin khổng lồ, được cập nhật liên tục và nhanh chóng với khối lượng thông tin không hạn chế. Các doanh nghiệp có thể dễ dàng thu thập thông tin về thị truờng, thương mại, luật pháp, giá cả, mặt hàng... và tiến hành theo dõi sát biến động của thị trường đó bằng Internet. Đây là những cơ sở để doanh nghiệp xúc tiến hoạt động kinh doanh của mình với đối tác nước ngoài. 2. Thứ hai, TMĐT tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có thể xuất khẩu trực tiếp. Xuất khấu qua trung gian do sự yếu kém của công tác tìm kiếm thị trường, tìm kiếm đối tác kinh doanh vốn là những bất lợi thường thấy của các doanh nghiệp Việt Nam. Lợi nhuận bị chia sẻ, thị trường luôn luôn phụ thuộc vào thiện chí của người trung gian gây trở ngại cho việc phát triển kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm. Sử dụng Internet có thể giúp chúng ta tránh được những trung gian không cần thiết, nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá, chủ động về thị trường mà vẫn thu được lợi nhuận. 3. Thứ ba, TMĐT cũng góp phần làm giảm chi phí kinh doanh cho các doanh nghiệp. Chúng ta phải thấy rằng các doanh nghiệp Việt Nam là những doanh nghiệp nhỏ, rất nhỏ so với thế giới. Việc đầu tư mở rộng tiêu thụ, thiết lập đại lý, chi nhánh giới thiệu sản phẩm ở nước ngoài luôn luôn là vấn đề khó khăn đối với hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam. Chính vì vậy, ngay cả những mặt hàng mà chúng ta có ưu thế về giá, chất lượng nhưng chưa xuất khẩu được chỉ vì một lý do đơn giản: “không tiếp cận được”. Thiếu vốn luôn là vấn đề nan giải của các doanh nghiệp nước ta vì những khoản đầu tư dành cho chiến lược này không phải là nhỏ. TMĐT có thể giúp cho doanh nghiệp khắc phục một phần hạn chế này. Cụ thể: + Giảm chi phí thiết lập cơ sở kinh doanh Nếu tính chi phí các khoản đầu tư dành cho việc thiết lập một cơ sở kinh doanh ở nước ngoài thì khoản này ngoài tầm với của các doanh nghiệp Việt Nam. Song nếu sử dụng Internet – TMĐT thì các doanh nghiệp sẽ khắc phục những hạn chế của mình. Chỉ dành một khoản tiền nhỏ nằm trong tầm tay của các doanh nghiệp chi cho việc thiết lập một “văn phòng kinh doanh ảo” là doanh nghiệp đã có thể tham gia vào thị trường quốc tế một cách dễ dàng. + Giảm chi phí cho quảng cáo – trao đổi Để quảng cáo được trên thị trường thế giới, thông thường chỉ có các công ty rất lớn mới có thể thực hiện được. Tuy nhiên, nếu biết vận dụng Internet trong hoạt động này, doanh nghiệp có thể thực hiện quảng cáo của mình ngay trong nước mà vẫn tới dược khách hàng nước ngoài. Ngoài ra, trong kinh doanh quốc tế, các chi phí cho trao đổi giao dịch, đi lại, đàm phán, điện thoại, fax, thư tín... cũng không phải là nhỏ. Nhưng với công nghệ mới, chỉ bằng một phần chi phí này, TMĐT đã có thể giúp doanh nghiệp thực hiện được thực hiện toàn bộ các hoạt động trên. Tóm lại, TMĐT áp dụng vào hoạt động Ngoại thương là mô hình áp dụng phù hợp nhất đối với nước ta hiện nay cũng như trong tương lai. Nếu áp dụng được triệt để TMĐT thì Ngoại thương nước ta sẽ giải quyết được những bất cập lớn hiện vẫn còn tồn tại, mở đường cho sự phát triển mạnh mẽ của giao lưu, buôn bán, trao đổi hàng hoá và dịch vụ với thị trường thế giới. II. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CỦA THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG HOẠT ĐỘNG NGOẠI THƯƠNG Ở VIỆT NAM 1. KháI quát chung về TMĐT ở Việt Nam “Thương mại điện tử”- khái niệm này đến nay còn rất mới và mơ hồ đối với người đân Việt Nam nói chung, cho dù các phương tiện thông tin đại chúng đã nhắc đến nhiều. Còn đối với doanh nghiệp Ngoại thương, đặc biệt là các doanh nghiệp Việt Nam, TMĐT vẫn ở giai đoạn phôi thai. Ngay bản thân Internet cũng chưa thực sự đi sâu vào đời sống xã hội của người Việt Nam nên TMĐT chưa thực sự phát triển. Theo Bộ Thương mại, kết quả của cuộc nghiên cứu gần đây cho thấy: hiện chỉ có 2% các doanh nghiệp XNK quan tâm và triển khai TMĐT cùng với khoảng 7% doanh nghiệp khác là bắt đầu triển khai hình thức kinh doanh mới này. Có nhiều lý do khiến các doanh nghiệp chưa nhận ra lợi ích và áp dụng TMĐT, nhưng sự chậm trễ làm cho các doanh nghiệp XNK bị thua thiệt khi tham gia buôn bán với khu vực và thế giới. Cũng theo kết quả điều tra, có đến 90% các doanh nghiệp XNK chưa quan tâm và cũng chưa có bất cứ nghiên cứu gì về TMĐT. Hiện nay, Việt Nam đã đi gần hết 1/3 lộ trình để tiếp cận với TMĐT và nhiều doanh nghiệp đã nhận ra lợi ích các loại hình kinh doanh qua mạng này, tuy nhiên sau 4 năm kết nối mạng Internet, trong tổng số 56000 doanh nghiệp Việt Nam, hiện chỉ có khoảng 1500 doanh nghiệp có trang web và vài nghìn doanh nghiệp có quảng cáo trên mạng. Tuy nhiên, những trang web và quảng cáo này đa phần mới dừng lại ở việc giới thiệu địa chỉ, số fax, e-mail, các mặt hàng chính... chứ chưa phải là nơi để tăng sức cạnh tranh và đẩy mạnh hoạt động thương mại. Tuy nhiên, trong thời gian tới, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của mạng Internet và sự ra đời của các hành lang pháp luật có liên quan, TMĐT sẽ là thứ không thể thiếu đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào, đặc biệt là các doanh nghiệp XNK vốn đã có các nghiệp vụ và sẵn có các mối quan hệ làm ăn với các đối tác nước ngoài. 2. Tình hình phát triển TMĐT trong hoạt động Ngoại thương ở Việt Nam Về phía các doanh nghiệp Trong những năm gần đây, TMĐT đã làm sôI động thị trường kinh doanh qua mạng. PhảI nói đến trước tiên là hãng hàng không Pacific Airlines. Pacific Airlines là hãng hàng không lớn thứ hai ở Việt nam, được thành lập vào năm 1991. Hãng hàng không này sử dụng phương thức giao dịch qua mạng. Tất cả mọi khách hàng đều có thể đặt chỗ, bán vé và thanh toán tiền vé băng thẻ tín dụng cho các chuyến bay nội địa cũng như quốc tế của Pacific Airlines. Nhờ có phương thức giao dịch này mà các hoạt động trở nên dễ dàng, thuận
Tài liệu liên quan