Đề tài Thuỷ Hử truyện; và vấn đề kết cấu

Nói đến đất nước Trung Hoa, ta không thể không nói tới Vạn Lí Trường Thành - một trong bảy kì quan của thế giới - cũng như nói đến nền tiểu thuyết ta không thể không nói tới "Thuỷ Hử truyện" - bộ tiểu thuyết vĩ đại về 108 hảo hán Lương Sơn Bạc chọc trời khuấy nước đã làm cho người đọc muôn phương trầm trồ, thán phục khong những về tư tưởng tác phẩm mà còn cả kì tài của tác giả trong nghệ thuật tổ chức, xây dựng các cốt truyện riêng lẻ thành một cốt truyện duy nhất, hoàn chỉnh. "Thuỷ Hử truyện" chính là một tác phẩm tiêu biểu cho tiểu thuyết anh hùng ca trong nền văn học Trung Quốc nói riêng và trên văn đàn thế giới nói chung. Nó được đặt ngang với "Sử kí", thơ Đỗ Phủ, và liệt vào hàng "Ngũ đại bộ văn chương". Mặt khác, nó có ảnh hưởng rất lớn tới các vở kịch đời Minh - Thanh như vở " Nghĩa hiệp kí" của Thẩm Cảnh, "Thuỷ Hử kí" của Hứa Tự Xương.thậm chí cả thể loại tiểu thuyết như "Kim Bình Mai" của Tiếu Tiếu Sinh, đặc biệt "Thuỷ Hử truyện" còn in đậm dấu ấn trong các tiểu thuyết võ hiệp sau này. Chính vì ảnh hưởng to lớn của nó như vậy, cho nên, việc nghiên cứu và tìm hiểu tác phẩm này là rất cần thiết. Cho tới nay, mặc dù, đã có nhiều người nghiên cứu "Thuỷ Hử truyện" và cũng phát hiện ra nhiều giá trị to lớn nhưng vẫn còn tồn tại ý những ý kiến chưa thống nhất, đặc biệt là về phương diện nghệ thuật kết cấu - một trong những đặc điểm đặc sắc nhất làm nên thành công của tác phẩm.

doc80 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 4353 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thuỷ Hử truyện; và vấn đề kết cấu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỞ ĐẦU 1. MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI 1.1 Lí do chọn đề tài Nói đến đất nước Trung Hoa, ta không thể không nói tới Vạn Lí Trường Thành - một trong bảy kì quan của thế giới - cũng như nói đến nền tiểu thuyết ta không thể không nói tới "Thuỷ Hử truyện" - bộ tiểu thuyết vĩ đại về 108 hảo hán Lương Sơn Bạc chọc trời khuấy nước đã làm cho người đọc muôn phương trầm trồ, thán phục khong những về tư tưởng tác phẩm mà còn cả kì tài của tác giả trong nghệ thuật tổ chức, xây dựng các cốt truyện riêng lẻ thành một cốt truyện duy nhất, hoàn chỉnh. "Thuỷ Hử truyện" chính là một tác phẩm tiêu biểu cho tiểu thuyết anh hùng ca trong nền văn học Trung Quốc nói riêng và trên văn đàn thế giới nói chung. Nó được đặt ngang với "Sử kí", thơ Đỗ Phủ, và liệt vào hàng "Ngũ đại bộ văn chương". Mặt khác, nó có ảnh hưởng rất lớn tới các vở kịch đời Minh - Thanh như vở " Nghĩa hiệp kí" của Thẩm Cảnh, "Thuỷ Hử kí" của Hứa Tự Xương....thậm chí cả thể loại tiểu thuyết như "Kim Bình Mai" của Tiếu Tiếu Sinh, đặc biệt "Thuỷ Hử truyện" còn in đậm dấu ấn trong các tiểu thuyết võ hiệp sau này. Chính vì ảnh hưởng to lớn của nó như vậy, cho nên, việc nghiên cứu và tìm hiểu tác phẩm này là rất cần thiết. Cho tới nay, mặc dù, đã có nhiều người nghiên cứu "Thuỷ Hử truyện" và cũng phát hiện ra nhiều giá trị to lớn nhưng vẫn còn tồn tại ý những ý kiến chưa thống nhất, đặc biệt là về phương diện nghệ thuật kết cấu - một trong những đặc điểm đặc sắc nhất làm nên thành công của tác phẩm. 1.2 Mục đích, ý nghĩa của khoá luận Việc nghiên cứu nghệ thuật kết cấu của "Thuỷ Hử truyện" nhằm khám phá được vẻ đẹp kì diệu của ngòi bút tác giả trong nghệ thuật tổ chức tác phẩm, đồng thời, thấy được sự tương đồng cũng như khác biệt của nó so với những bộ tiểu cổ điển khác như "Tam Quốc" của La Quán Trung, "Tây du kí" của Ngô Thừa Ân,..... Mặt khác, tìm hiểu nghệ thuật kết cấu "Thuỷ Hử truỵên" cũng là tìm hiểu những đặc điểm của một nền văn học có sự giao thoa giữa những yếu tố của nền văn học truyền miệng và văn học viết. Bởi Thi Nại Am nói riêng và các nhà tiểu thuyết trung cổ nói chung, không tự sáng tác cốt truyện của riêng mình mà thường lấy cốt truyện có sẵn trong dân gian để từ đó gia công, hư cấu tạo nên những bộ tiểu thuyết có giá trị. Hơn nữa, nói kết cấu là để thể hiện phương diện nội dung một cách sáng rõ, đồng thời thế quan của nhà văn được bộc lộ một cách rõ ràng, sắc nét trong hoàn cảnh đại loạn thế kỉ XII (thời Tống) cũng như thế kỉ XIV (thời Minh). Nghiên cứu "Thuỷ Hử truyện" với đề tài như vậy, hi vọng đem lại một cách hiểu thống nhất về kết cấu của tác phẩm văn học này nói riêng và tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc nói chung. 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng nghiên cứu Với mục đích, ý nghĩa như trên, khoá luận tìm hiểu kết cấu "Thuỷ Hử truyện" trên hai phương diện kết cấu hình tượng và cốt truyện. Phạm vi nghiên cứu ở đây là "Thuỷ hử toàn truyện" (120 hồi) bao gồm "Thuỷ Hử" của Thi Nại Am do Á Nam Trần Tuấn Khải dịch, (70 hồi- 2 tập), nhà xuất bản Văn học 2001 và " Hậu Thuỷ Hử" của Thi Nại Am, La Quán Trung do Ngô Đức Thọ, Nguyễn Thuý Nga dịch, (50 hồi, 2tập), nhà xuất bản Văn học 1999. 2.2 Phương pháp nghiên cứu. Khoá luận chủ yếu sử dụng phương pháp khảo sát và phân tích tác phẩm để làm nổi bật mối quan hệ giữa kết cấu và hệ thống hình tượng, giữa kết cấu và cốt truyện. Qua đó, khoá luận có so sánh, liên hệ với các bộ tiểu thuyết khác cùng thể loại như "Tam Quốc", "Tây du kí".....đồng thời một số thao tác của thi pháp học cũng được áp dụng trong quá trình nghiên cứu. 3. BỐ CỤC KHOÁ LUẬN Bố cục khoá luận bao gồm các phần, các chương sau: Phần mở đầu Phần nội dung chính Chương 1: "Thuỷ Hử truyện" và vấn đề kết cấu 1.1 Vài nét về tác giả, tácphẩm 1.2 Giới thuyết về kết cấu một tác phẩm văn học Chương 2: Kết cấu với hệ thống hình tượng 2.1 Nghệ thuật tổ chức các tuyến nhân vật 2.2 Hình tượng người kể chuyện Chương 3. Nghệ thuật kết cấu với xây dựng cốt truyện 3.1 Nghệ thuật tổ chức đoạn, chương hồi 3.2 Nhánh cốt truyện và cốt truyện "Thuỷ Hử truyện" 3.3 Thời gian và không gian nghệ thuật Phần kết luận CHƯƠNG 1: "THUỶ HỬ TRUYỆN" VÀ VẤN ĐỀ KẾT CẤU Vẻ đẹp lí tưởng của tác phẩm văn học là nội dung phải có ý nghĩa lớn lao đối với hiện thực cuộc sống con người và phải có một hình thức phù hợp để chuyển tải nội dung ấy. Có thể nói ở góc độ kết cấu, thể loại tiểu thuyết chương hồi "Thuỷ Hử truyện" đã đạt được tiêu chí trên. Minh - Thanh là thời đại mà tiểu thuyết phát triển một cách phồn vinh, rực rỡ nhất, không những đồ sộ về số lượng mà giá trị được tác phẩm chuyển tải cũng đã có bước tiến vượt bậc so với văn chương truyền thống. Trong đó, những bộ tiểu thuyết như "Tam Quốc", "Thuỷ Hử"...nguyên là những sáng tác dân gian đã được các tác giả khéo léo tổ chức, sắp xếp thành một chỉnh thể thống nhất có giá trị thẩm mỹ và nhận thức sâu sắc. Tài năng của Thi Nại Am chính là ở chỗ, ông đã biết chắt lọc tinh hoa từ những cốt truyện nhiều màu sắc truyền kì của sáng tác dân gian mà phần lớn có căn cứ lịch sử và dấu ấn chuyện kể rất rõ để xây dựng lên bộ tiểu thuyết đồ sộ "Thuỷ Hử truyện". Ông đã đứng trên lập trường của nhân dân để viết nên bài ca chiến thắng vĩ đại, ca tụng cuộc đấu tranh anh dũng của 108 anh hùng đất Lương Sơn. Chủ đề "quan bức dân phản, dân bất đắc bất phản, bức thướng Lương Sơn" đã trở thành sợi dây xuyên suốt tác phẩm, liên kết tất cả mọi nhân vật, sự kiện, tình tiết...để tạo nên một kết cấu hoàn chỉnh, thống nhất và trọn vẹn của "Thuỷ Hử truyện". 1.1 VÀI NÉT VỀ TÁC GIẢ, TÁC PHẨM 1.1.1 Tác giả Thi Nại Am. Thi Nại Am (1296 - 1370) ? xưa nay vẫn được coi là tác giả của bộ tiểu thuyết "Thuỷ Hử truyện", thân thế và sự nghiệp hiện nay vẫn còn những nét chưa rõ ràng. Theo Nguyễn Huy Khánh trong "Khảo luận tiểu thuyết cổ điển Trung Hoa" thì tiểu sử của Thi Nại Am chỉ được ghi vắn tắt trong " Hưng Hoá huyện tục chí" với hai cuốn "Thi Nại Am mộ chí" và "Thi Nại Am truyện kí". Thi Nại Am có tên là Nhĩ, tên chữ là Tử An, quê ở Lô Tô (nay thuộc huyện Hưng Hóa, tỉnh Tô Giang). Thuở nhỏ rất thông minh, giỏi về văn chương, khoa cử, 36 tuổi đỗ tiến sĩ, từng làm quan hai năm ở huyện Tiền Đường nhưng vì chán cảnh vào luồn ra cúi, bất mãn với thời cuộc rối ren, quan tham, lại nhũng, ông đã từ quan về quê, đóng cửa viết văn. Theo truyền thuyết ông đã từng tham gia cuộc khởi nghĩa nông dân do Trương Sĩ Thành đời Nguyên lãnh đạo và là người được Chu Nguyên Chương - lãnh tụ khởi nghĩa nông dân cuối Nguyên sau này trở thành Minh Thái Tổ hết sức quí trọng, từng nhiều lần vời ra làm quan nhưng ông đều từ chối. Thi Nại Am đã từng viết nhiều bộ truyện như "Tuỳ Đường chí truyện", "Tam toại bình yêu truyện", "Giang hồ hào khách truyện" tức "Thuỷ Hử truyện", trong đó tác phẩm này thuộc hàng xuất sắc nhất, nổi tiếng nhất.Tương truyền rằng, ông đã từng thuê người vẽ chân dung 108anh hùng hảo hán Lương Sơn Bạc để mỗi khi viết đều nhìn vào đó mà tả cho chính xác, mỗi lần viết xong thường đưa cho môn sinh La Quán Trung xem lại. Như vậy, từ trước tới nay, Thi Nại Am vẫn được coi là tác giả của "Thuỷ Hử truyện". Có thể nói, trong lịch sử văn học Trung Quốc chưa từng có tác phẩm nào phản ánh cuộc đấu tranh của giai cấp nông dân với một qui mô to lớn như thế. 1.1.2 Quá trình hình thành và lưu truyền tác phẩm "Thuỷ Hử truyện" viết tắt là "Thuỷ Hử" ra đời vào thế kỉ XIVđã đánh dấu một bước trưởng thành về sự phát triển của lịch sử tiểu thuyết cổ điển Trung Hoa. Từ xưa tới nay, bất kì một tác phẩm văn học nghệ thuật nào có giá trị và tồn tại lâu dài đều có cội nguồn từ nhân dân, được nhân dân yêu thích, chứa đựng tinh thần, bản sắc dân tộc một cách sâu sắc, phù hợp với lời ăn tiếng nói của nhân dân, tuyên truyền nơi dân và nổi tiếng nhờ dân. Nếu như thi ca được ra đời trong những giây phút thiêng liêng, trang trọng như lễ thần, cúng phật thì truyện kể lại được sinh ra trong những phút nhàn rỗi, nghỉ giải lao của đông đảo quần chúng nhân dân. Kể lại chuyện xưa,tích cũ đã trở thành một nghề phổ biến trong nhân dân thời ấy, bởi nhu cầu giải trí của con người ngày càng phát triển, mở rộng. Những câu chuyện kể, những thoại bản đời Tống chính là hình thức sơ khai của tiểu thuyết cổ điển Trung Hoa, nhất là thời Minh- Thanh, tiểu thuyết bạch thoại đã phát triển một cách phồn vinh. "Thuỷ Hử truyện" cũng như "Tam Quốc", "Tây du kí".. đều mang đậm màu sắc dân gian hoá như thế. "Tiểu thuyết bach thoại đời Minh phát triển một cách mạnh mẽ, ồ ạt, khiến cho tiểu thuyết cổ điển Trung Hoa thoát khỏi ảnh hưởng và sự ràng buộc của văn học truyền thống dựa vào lịch sử, dẫn đến tiểu thuyết càng tiếp cận cuộc sống, tiếp cận dân chúng, nhờ đó mà tăng sức sống . Nhìn toàn cục tiểu thuyết bạch thoại đời Minh đã dùng cách thế tục hoá đề tài, thủ pháp tả thực gần gũi với ngôn ngữ sinh hoạt. Mục đích của tác giả là từ việc dựa vào lịch sử tiến tới dựa vào cuộc sống, hứng thú cũng dựa vào sự thịnh suy của công nghiệp mà chuyển hướng vui buồn, tình cảm, phần mô tả thế thái tăng nhiều hơn, mô thức truyền thống và nghệ thuật tự sự bắt đầu có bước đột phá"[7;111]. "Thuỷ Hử truyện" mang màu sắc của sử biên niên và chuyện kể dân gian. Câu chuyện khởi nghĩa của anh em Tống Giang xảy ra vào thời Tuyên Hoà cuối thời Bắc Tống. Đó là một sự kiện lịch sử có thực trong lịch sử đất nước Trung Hoa. Lúc này, mâu thuẫn xã hội đã lên đến đỉnh điểm, trong nước thì quan tham, lại nhũng, cường hào ác bá ra sức hoành hành, ngoài biên thuỳ, giặc ngoại xâm đang lăm le xâm chiếm, đời sống nhân dân vô cùng khổ cực, các cuộc khởi nghĩa liên tiếp xảy ra nhưng đều thất bại. Cuộc khởi nghĩa của Tống Giang tuy không tiêu biểu cho phong trào khởi nghĩa nông dân nhưng đã có tiếng vang lớn. Chính vì thế, những vị tỳ quan không thể không chép lại. Phạm Khuê Thư nói trong "Tống cố vũ đại phu Hà Đông đệ nhị tướng chiết công mộ chí minh" rằng :đầu đời Tuyên Hoà, Chiết Khả Tồn bắt được Phương Lạp rồi :"Vâng lệnh vua đi bắt tên giặc cỏ Tống Giang, không quá một tiếng thì bắt được". Trong các sách như Tống sử, thập triều cương yếu, Tam triều bắc minh hội biên, Đông Đô sử lược, cũng đều có ghi chép sơ lược như "Trương Thúc Dạ truyện" trong Tống sử nói :"Tống Giang dấy lên ở phía bắc sông Hoàng Hà, mấy vạn quân không dám chống lại"....Kết cục cuộc khởi nghĩa do Tống Giang cầm đầu đẫ thất bại một cách thảm hại, tuy vậy, âm vang của nó vẫn còn in đậm trong tâm trí của đông đảo quần chúng nhân dân. Từ đó sự tích của ba mươi sáu người tham gia khởi nghĩa mang ý thức phản kháng mạnh mẽ và có màu sắc truyền kì rất đậm đã lan rộng khắp làng, khắp xóm, biểu hiện một cách sâu sắc nguyện vọng của nhân dân, mong muốn trong xã hội xuất hiện những người anh hùng cái thế vì nghĩa, vì dân diệt trừ hung tàn, bạo ngược. Đến thời Tống, Nguyên, những truyện kể ấy đã dần gợi ý cho một số văn nhân viết thành sách như Củng Khai viết cuốn "Tống giang thập lục nhân tán" lần đầu tiên ghi lại hoàn chỉnh tên, họ và biệt hiệu của ba mươi sáu người. Sách "Tuý ông đàm lục" của La Diệp thời Nam Tống viết có tên các truyện "Võ Hành Giả, Hoa Hoà Thượng, Thanh Diện Thú". Trong cuốn "Đại Tống Tuyên Hoà dị sự" đời Nguyên còn có phần kể về đầu đuôi việc tụ nghĩa Lương Sơn Bạc, đã có những tình tiết hư Võ Tòng đả hổ, Dương Chí bán đao, Tống Giang giết Diêm Bà Tích....Ngoài ra còn có tạp kịch đời Nguyên vở rất nhiều vở về "Thuỷ Hử". Như vậy, Tống Nguyên chính là thời kì thai nghén của "Thuỷ Hử truyện". Những tình tiết, những sự kiện của "Thuỷ Hử" đã trở thành truyện kể phổ biến trong dân chúng và ngày càng trở nên phong phú hấp dẫn người nghe. Xuất phát từ những mẩu chuyện như thế, bằng kì tài nghệ thuật của mình, Thi Nại Am đã xây dựng thành công bộ tiểu thuyết anh hùng ca bất tử - "Thuỷ Hử truyện" - bức tượng đài kì vĩ về 108 vị anh hùng đất Lương Sơn bạc. Mặc dù, ra đời cùng thời với Tam Quốc nhưng "Thuỷ Hử truyện" ít có căn cứ lịch sử hơn, người ta thường nói "Tam Quốc" bảy thực ba hư, còn tác phẩm của Thi Nại Am là ba thực bảy hư. Tuy vậy, chính việc dùng yếu tố hư ảo để xây dựng hình tượng nhân vật và cốt truyện lại có tác dụng tích cực trong việc phản ánh một cách chân thực hoàn cảnh lịch sử lúc bấy giờ. Hơn nữa, nó đã tạo ra một bước đột phá của tiểu thuyết bạch thoại so với sử biên niên. "Thuỷ Hử truyện" đã được liệt vào hàng "Tứ tài tử" trong kho tàng văn học vĩ đại Trung Hoa cùng với "Hồng lâu mộng" của Tào Tuyết Cần, "Tây sương kí" của Vương Thực Phủ, "Tam Quốc" của La Quán Trung. Nó được xem là tác phẩm đại biểu cho nền tiểu thuyết anh hùng đời Minh, trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt của nhân dân lao động. Chính vì sự mẫu mực ấy, "Thuỷ Hử truyện" thường có nhiều đối tượng quan tâm đến với nhiều mục đích khác nhau, dẫn đến các tác phẩm bị tam sao thất bản. Theo Lỗ Tấn trong "Trung Quốc tiểu thuyết sử lược", hiện nay "Thuỷ Hử truyện" có sáu bản khác nhau. Tựu chung lại, có hai loại, một loại bảy mươi hồi và một loại trên bảy mươi hồi. Loại bảy mươi hồi là loại phổ biến nhất do Kim Thánh Thán chỉnh lí lại, kết thúc bằng việc các anh hùng chia ngôi thứ bậc và giấc mộng kinh hoàng của Lư Tuấn Nghĩa. Loại trên bảy mươi hồi thường kết thúc bằng số phận bi thảm của 108 hảo hán Lương Sơn, mà phổ biến là bản 120 hồi. Ngoài ra còn có các bản 141 hồi, 100 hồi, 115 hồi, 126 hồi. Nói tóm lại, quá trình hình thành và tồn tại của "Thuỷ Hử truyện" đã chứng minh vị trí quan trọng của nó trong nền văn học vĩ đại Trung Quốc, bởi nó không chỉ có giá trị lịch sử thời đại mà còn mang đậm những đặc trưng giao thoa giữa hai yếu tố dân gian và bác học. Qua đó, tài năng văn chương nghệ thuật của tác giả cũng như của quảng đại quần chúng được thể hiện một cách sâu sắc và rõ rệt. 1.1.3 Chủ đề - tư tưởng của tác phẩm. Lịch sử đất nước Trung Hoa là lịch sử của các cuộc chiến tranh liên miên và bạo loạn dữ dội. Những năm cuối cùng của triều đại Mông - Nguyên khởi nghĩa nông dân liên tiếp bùng nổ. Phong trào vừa mang nội dung đấu tranh giai cấp, vừa mang nội dung yêu nước chống xâm lược đã phát triển ngày một sâu, rộng, thế như chẻ tre và cuối cùng đã lật đổ nền thống trị Nguyên - Mông. Hiện thực vĩ đại đó đã thôi thúc Thi Nại Am viết nên bộ tiểu thuyết "Thuỷ Hử truyện" bất hủ. Tuy tác phẩm không trực tiếp miêu tả một cách cụ thể về xã hội thời Tống Huy Tôn, song hoàn cảnh sống của mỗi nhân vật, những tai ương mà họ gặp phải đều phản ánh sự thối nát, loạn lạc của xã hội đương thời. Cảnh ngộ của những nhân vật ấy mang nhiều yếu tố ngẫu nhiên, song khái quát lại, đó là một tất yếu của xã đương thời mang đầy tính chân thực. Bằng cách dựng lại những câu chuyện phức tạp về cuộc đời của nhiều nhân vật như Lâm Xung, Tống Giang, Lỗ Trí Thâm...tác giả đã phản ánh một cách chân thực, sinh động quá trình phát sinh, phát triển và thất bại của cuộc khởi nghĩa nông dân trong thời đại phong kiến Trung Quốc, đồng thời tác giả cũng vạch rõ con đường phản kháng của họ là "Quan bức dân phản, bức thướng Lương Sơn". Đành rằng cuộc khởi nghĩa của 108 anh hùng Lương Sơn Bạc có thể không hoàn toàn phù hợp với cuộc khởi nghĩa của Tống Giang cuối thời Bắc Tống, nhưng không vì thế mà nó mất đi giá trị chân thực lịch sử. Lòng hào hiệp quên mình cứu người, tinh thần chiến đấu dũng cảm của anh em nghĩa sĩ Lương Sơn Bạc là một minh chứng cho tinh thần đấu tranh bền bỉ của bao thế hệ nông dân Trung Quốc. Số phận bi thảm của những người anh hùng cái thế ở phần cuối tác phẩm chính là bản án tố cáo mạnh mẽ tội ác của bọn phong kiến thống trị. Ngay từ đầu tác phẩm, triều đình Tống Huy Tôn hiện ra với toàn bộ sự xấu xa, sa đoạ của vua quan. Vua thì ham chơi, hưởng lạc, thông thạo mọi thú phong lưu, không hề chăm lo việc triều chính, bảo cảnh an dân, suốt ngày ham mê đá cầu và sưu tầm kì hoa dị thạch.Với một ông vua như vậy thì việc một tên du đang, đầu trộm, đuôi cướp như Cao Cầu được thăng quan, tiến chức đến hàng Thái uý là một điều đương nhiên. Những con sâu, con mọt, bọn thú hoang đội lốt người, mặc cẩm phục triều đình cũng từ đó mà ra. Bọn chúng mặc sức hoành hành, nhũng nhiễu nhân dân, khiến cho trăm họ lầm than, đói khổ, bị áp bức bất công nặng nề. Triều đình nhà Tống quả là một mái nhà "dột từ nóc dột xuống", "loạn tự thượng tác". Cái "loạn' đó đã khiến cho những bậc trung hiếu, tiết nghĩa như Vương Tiến, Lâm Xung, Tống Giang...phải lâm vào con đường cùng của mọi nỗi tù tội, tủi nhục, đau đớn.Bọn chúng thường xuyên cấu kết với nhau để ra sức đàn áp những người dân vô tội như ngang nhiên cướp vợ, giết người, cướp của, không giết được thì cũng dùng tiền dồn họ đến chỗ chết. Bộ mặt thú dữ của chúng xuất hiện mọi nơi, mọi lúc, không tha bất kì người nào từ dân đen đến hàng võ tướng trong triều. Như một tất yếu lịch sử, sự áp bức bóc lột ấy chính là nguyên nhân khiến các bậc anh hùng, hảo hán xuất hiệ vì đạo trời mà diệt quan tham, thực hiện chân lí "có áp bức, có đấu tranh". Những hảo hán trên con đường tìm đến Lương Sơn Bạc cũng là tìm đến những ước mơ, nguyện vọng của đông đảo quần chúng nhân dân muốn có một cuộc sống yên bình, tự do chọc trời, khuấy nước cho thoả chí anh hùng đã như những dòng thác lớn ồ ạt chảy về miền Thuỷ Bạc. Họ cùng nhau tụ họp dưới mái nhà Trung Nghĩa coi nhau như anh em, xưng danh đại ca, tiểu đệ hoà hợp để mưu việc lớn. Trung Hoa là mảnh đất ra đời của những tư tưởng triết học mang đậm hồn tính phương Đông, đặc biệt là Nho giáo của Khổng tử với học thuyết Tam cương, ngũ thường - rường cột của xã hội phong kiến, trong đó, trung hiếu, tiết nghĩa được đặt lên hàng đầu, là thước đo của người quân tử. Trong "Thuỷ Hử truyện", tư tưởng trung nghĩa không đến mức quá nặng nề như "Tam Quốc", tuy nhiên, tư tưởng ấy cũng in đậm ở nhiều khía cạnh và vẫn còn tồn tại nhiều mâu thuẫn nhất định. Xưa nay, trong giới danh sĩ Nho gia vẫn quan niệm một điều rằng đời bình thì hiện đời loạn thì ẩn để giữ trọn danh tiết. Phần đầu tác phẩm ta thấy, nhân vật Vương Tiến - đường đường là một giáo đầu dạy 80 vạn cấm binh nhưng bị tên Cao Cầu ức hiếp đã phải bỏ cả sự nghiệp để trốn chạy, từ đó mờ nhạt dần và mất bóng. Dụng ý tư tưởng của tác giả như cho độc giả thấy sự nhu nhược, hèn kém, không dám đấu tranh đòi quyền sống cho mình là không thể tồn tại. Ngược lại, những con người như Lâm xung, Dương Chí...đã hiện lên rạng ngời với tinh thần đấu tranh phản kháng mạnh mẽ, quyết liệt chống lại bọn quan quân. Nhưng đối với nhân vật Tống Giang - người lãnh tụ, đứng đầu cuộc khởi thì câu trung thần đã ăn sâu vào tâm tưởng Tống Giang khiến ông không còn nhận thức dược giá trị chân chính của cuộc khởi nghĩa dẫn đến thất bại. Đó chính là một hiện tượng phổ biến trong thời trung đại, những người nghĩa quân xông pha trận mạc, anh dũng có thừa nhưng thất bại vẫn hoà thất bại, đồng thời đó cũng là một tất yếu lịch sử, một giai đoạn tất phải trải qua của xã hội loài người. Tuy vậy, ở hồi 90, tác giả lại đưa ra nhân vật Hứa Quán Trung - một danh sĩ ở ẩn - xuất hiện trong vài trang giấy nhưng lại có tư tưởng luận đề sâu sắc. Tác giả đã công khai ca ngợi cuộc sống ẩn dật với tâm hồn thư thái, nó đối lập hẳn với những con người như Tống Giang suốt ngày canh cánh trong lòng tội bất trung, bất hiếu, phải xông pha trận mạc, đối mặt với cảnh thây chất thành núi, máu chảy thành sông. Điều ấy, đã nêu bật được tư tưởng, tinh thần của những con người quân chính trong xã hội rối loạn lúc đó. Họ không thể dứt khoát được ở ẩn hay tích cực nhập thế, trong lòng họ luôn ngự trị tấm lòng trung nghĩa với vua, với nước. Chỉ đến khi đạt được công trạng cũng là lúc họ nhận ra mặt trái, đen tối của xã hội mà mình nguyện đem hết sức mình ra phụng sự, tôn thờ. Đó là một xã hội đang suy tàn, đày đoạ con người, bây giờ xã hội ấy đã hết thời, hết vai trò và quá lạc hậu so với mặt bằng lịch sử. Tóm lại, chủ đề tư tưởng của bộ tiểu thuyết đồ sộ, vĩ đại "Thuỷ Hử truyện" đã được phản ánh một cách rõ ràng, sắc nét trong việc khắc hoạ số phận của những anh hùng trên con đường lên Lương Sơn Bạc. Mặc dù, chưa chỉ ra được nguyên nhân sâu xa của cuộc khởi nghĩa là chế độ bóc lột tô thuế, lao dịch, sự phân chia giai cấp nhưng Thi Nại Am đã phản ánh một cách trực tiếp và cụ thể nguyên nhân bạo động của cuộc khởi nghĩa là "quan bứ