Để thực hiện đường lối công nghiệp hóa – hiện đại hóa (CNH – HĐH) đất nước, duy trì nhịp độ tăng trưởng kinh tế bền vững và chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế theo hướng nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh, đòi hỏi phải có nguồn vốn lớn cho đầu tư phát triển. Vì vậy, việc xây dựng thị trường chứng khoán ở Việt Nam đã trở thành nhu cầu bức xúc và cấp thiết nhằm huy động các nguồn vốn trung, dài hạn ở trong và ngoài nước vào đầu tư phát triển kinh tế thông qua chứng khoán nợ và chứng khoán vốn.
Ngày 10/07/1998 Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Nghị định 48/1998/NĐ-CP về Chứng khoán và Thị trường chứng khoán cùng với Quyết định thành lập hai (02) Sở Giao dịch Chứng khoán (SGDCK) tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Ngày 20/07/2000, SGDCK Tp.HCM đã chính thức khai trương đi vào vận hành, và thực hiện phiên giao dịch đầu tiên vào ngày 28/07/2000 với 02 loại cổ phiếu niêm yết.
Cho đến nay, Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM đã đạt những thành quả rất đáng khích lệ. Tuy nhiên, trong thị trường tài chính kinh tế ngày một đa dạng và phức tạp như hiện nay, thì Sở giao dịch chứng khoán Tp.HCM nói riêng và thị trường chứng khoán Việt Nam nói chung cần có những nhận định và định hướng kịp thời để thích nghi và đáp ứng với những biến đổi chung của thị trường.
Kết cấu của đề tài:
Đề tài bao gồm các nội dung sau:
Lời mở đầu
Chương I: Tổng quan về Sở giao dịch chứng khoán Tp.HCM (HOSE)
Chương II: Thực trạng hiện nay của Sở giao dịch chứng khoán Tp.HCM (HOSE)
Chương III: Một số quy định về giám sát hoạt động giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán Tp. HCM
32 trang |
Chia sẻ: maiphuong | Lượt xem: 1897 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thuyết trình: Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Để thực hiện đường lối công nghiệp hóa – hiện đại hóa (CNH – HĐH) đất nước, duy trì nhịp độ tăng trưởng kinh tế bền vững và chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế theo hướng nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh, đòi hỏi phải có nguồn vốn lớn cho đầu tư phát triển. Vì vậy, việc xây dựng thị trường chứng khoán ở Việt Nam đã trở thành nhu cầu bức xúc và cấp thiết nhằm huy động các nguồn vốn trung, dài hạn ở trong và ngoài nước vào đầu tư phát triển kinh tế thông qua chứng khoán nợ và chứng khoán vốn.
Ngày 10/07/1998 Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Nghị định 48/1998/NĐ-CP về Chứng khoán và Thị trường chứng khoán cùng với Quyết định thành lập hai (02) Sở Giao dịch Chứng khoán (SGDCK) tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Ngày 20/07/2000, SGDCK Tp.HCM đã chính thức khai trương đi vào vận hành, và thực hiện phiên giao dịch đầu tiên vào ngày 28/07/2000 với 02 loại cổ phiếu niêm yết.
Cho đến nay, Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM đã đạt những thành quả rất đáng khích lệ. Tuy nhiên, trong thị trường tài chính kinh tế ngày một đa dạng và phức tạp như hiện nay, thì Sở giao dịch chứng khoán Tp.HCM nói riêng và thị trường chứng khoán Việt Nam nói chung cần có những nhận định và định hướng kịp thời để thích nghi và đáp ứng với những biến đổi chung của thị trường.
Kết cấu của đề tài:
Đề tài bao gồm các nội dung sau:
Lời mở đầu
Chương I: Tổng quan về Sở giao dịch chứng khoán Tp.HCM (HOSE)
Chương II: Thực trạng hiện nay của Sở giao dịch chứng khoán Tp.HCM (HOSE)
Chương III: Một số quy định về giám sát hoạt động giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán Tp. HCM
CHƯƠNG I
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ SỞ GIAO DỊCH CHỨNG
KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
1.GIỚI THIỆU VỀ SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN TP. HỒ CHÍ MINH
1.1 Lịch sử hình thành
Sở Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (SGDCK TP.HCM), tiền thân
là Trung tâm giao dịch Chứng khoán TP.Hồ Chí Minh, được chuyển đổi theo Quyết định 599/QĐ-TTg ngày 11/05/2007 của Thủ tướng Chính phủ.
Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh, đặt tại 45-47 Bến Chương
Dương, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh được chính thức khánh thành ngày 20 tháng 7 năm 2000, và các giao dịch bắt đầu từ ngày 28 tháng 7 năm 2000. Từ khi thành lập
đến ngày 7 tháng 8 năm 2007, nó mang tên Trung tâm giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSTC). Từ ngày 8 tháng 8 năm 2007, HOSTC mới được đổi tên thành Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE). Tổng giám đốc hiện nay của Sở là ông Trần Đắc Sinh.
Sở Giao dịch Chứng khoán TP.Hồ Chí Minh là pháp nhân thuộc sở hữu Nhà
nước, được tổ chức theo mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, hoạt
động theo Luật Chứng khoán, Luật Doanh nghiệp, Điều lệ của Sở Giao dịch chứng
khoán và các quy định khác của pháp luật có liên quan. - Tên gọi đầy đủ: Sở Giao
Dịch Chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh. - Tên giao dịch quốc tế: Hochiminh
Stock Exchange. - Tên viết tắt: HOSE. Tên website của sở này lại là HSX
(www.hsx.vn) ( H - Ho Chi Minh, S - Stock, X - do có cách phát âm giống từ Ex nên
được chọn làm từ viết tắt của Exchange).
Để thực hiện đường lối công nghiệp hóa – hiện đại hóa (CNH – HĐH) đất nước,duy trì nhịp độ tăng trưởng kinh tế bền vững và chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế theo hướng nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh, đòi hỏi phải có nguồn vốn lớn cho đầu tư phát triển.Vì vậy, việc xây dựng Sở giao dịch chứng khoán ở Việt Nam đã trở thành nhu cầu bức xúc và cấp thiết nhằm huy động các nguồn vốn trung, dài hạn ở trong và ngoài nước vào đầu tư phát triển kinh tế thông qua chứng khoán nợ và chứng khoán vốn.
Qua 7 năm với sự tăng trưởng của thị trường và hội nhập với thị trường chứng
khoán thế giới, Sở giao dịch chứng khoán Tp.HCM đã chính thức được Chính
phủ ký Quyết định số:599/QĐ-TTg ngày 11/05/2007 chuyển đổi thành Sở giao dịch Chứng khoán Tp.HCM. Ngày 08/08/2007, Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM đã
chính thức được khai trương và đi vào vận hành, và thực hiện phiên giao dịch đầu tiên
vào ngày 28/07/2000 với 02 loại cổ phiếu niêm yết là REE và SAM.
Ý nghĩa
Sự ra đời của Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM có ý nghĩa rất lớn trong việc
tạo ra một kênh huy động và luân chuyển vốn mới phục vụ công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, là sản phẩm của nền chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Đảng và nhà nước ta. Là đơn vị sự nghiệp có thu, có tư cách pháp nhân, có trụ sở, con dấu và tài khoản riêng, kinh phí hoạt động do ngân sách nhà nước cấp, Sở được Chính phủ giao một số chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn quản lý điều hành hệ thống giao dịch chứng khoán tập trung tại Việt Nam. Đó là: tổ chức, quản lý, điều hành việc mua bán chứng khoán; quản lý điều hành hệ thống giao dịch; thực hiện hoạt động quản lý niêm yết, công bố thông tin, giám sát giao dịch, hoạt động đăng ký, lưu ký và thanh toán bù trừ chứng khoán và một số hoạt động khác.
1.2 Khái niệm
Sở giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh là địa điểm mua bán có tổ chức các loại chứng khoán được niêm yết vào một thời điểm nhất định bởi các thành viên của Sở giao dịch chứng khoán trên cơ sở các nguyên tắc và luật lệ nhất định.
Là nơi tập trung các thành viên của Sở giao dịch chứng khoán, gặp gỡ nhau để mua bán các loại chứng khoán đã được niêm yết.
1.3 Quyền hạn
Ban hành các quy chế về niêm yết chứng khoán, giao dịch chứng khoán, công bố thông tin và thành viên giao dịch sau khi được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận.
Tổ chức và điều hành hoạt động giao dịch chứng khoán tại Sở giao dịch chứng khoán.
Tạm ngừng, đình chỉ hoặc hủy bỏ giao dịch chứng khoán theo Quy chế giaodịch chứng khoán của Sở giao dịch chứng khoán trong trường hợp cần thiết để bảo vệ nhà đầu tư.
Chấp thuận, hủy bỏ niêm yết chứng khoán và giám sát việc duy trì điều kiện niêm yết chứng khoán của các tổ chức niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán.
Chấp thuận, hủy bỏ tư cách thành viên giao dịch; giám sát hoạt động giao dịch
chứng khoán của các thành viên giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán.
Giám sát hoạt động công bố thông tin của các tổ chức niêm yết, thành viên giao
dịch tại Sở giao dịch chứng khoán.
Cung cấp thông tin thị trường và các thông tin liên quan đến chứng khoán niêm yết.
Thu phí theo quy định của Bộ Tài chính.
Làm trung gian hoà giải theo yêu cầu của thành viên giao dịch khi phát sinh tranh chấp liên quan đến hoạt động giao dịch chứng khoán.
1.4 Nghĩa vụ
Bảo đảm hoạt động giao dịch chứng khoán trên thị trường được tiến hành công khai,công bằng, trật tự và hiệu quả.
Thực hiện chế độ kế toán, kiểm toán, thống kê, nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.
Thực hiện công bố thông tin về giao dịch chứng khoán, thông tin về tổ chức niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán, thông tin về công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, quỹ đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán và thông tin giám sát hoạt động của thị trường chứng khoán.
Cung cấp thông tin và phối hợp với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong công tác điều tra và phòng, chống các hành vi vi phạm pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán.
Phối hợp thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức về chứng khoán và thị trường chứng khoán cho nhà đầu tư.
Bồi thường thiệt hại cho thành viên giao dịch trong trường hợp Sở giao dịch chứng khoán gây thiệt hại cho thành viên giao dịch, trừ trường hợp bất khả kháng.
2. CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN TP.HCM
2.1 Sơ đồ Bộ máy tổ chức:
2.2 Hội đồng quản trị:
Hội đồng quản trị gồm các thành viên sau:
Ông Nguyễn Đoan Hùng – Chủ tịch Hội đồng quản trị
Ông Trần Đắc Sinh – Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị
Ông Trương Hùng Long - Ủy viên Hội đồng quản trị
Ông Lê Hải Trà - Ủy viên thường trực Hội đồng quản trị
Ông Trần Tuấn Anh - Ủy viên Hội đồng quản trị
2.3 Ban Tổng Giám Đốc:
Ban Tổng Giám Đốc gồm các thành viên sau:
Ông Trần Đắc Sinh – Tổng Giám đốc
Bà Phan Thị Tường Tâm – Phó Tổng Giám đốc
Ông Nguyễn Mạnh Hùng – Phó Tổng Giám đốc
Ông Lê Nhị Năng – Phó Tổng Giám đốc
Ông Thái Đắc Liệt – Phó Tổng Giám đốc
2.4 Các phòng ban:
Phòng quản lý và thẩm định niêm yết
Phòng quản lý thành viên
Phòng giám sát giao dịch
Phòng thông tin thị trường
Phòng công nghệ thông tin
Phòng nghiên cứu và phát triển
Phòng tài chính – kế toán
Phòng nhân sự và đào tạo
Phòng hợp tác quốc tế
Phòng hành chính tổng hợp
Phòng tiếp thị và quan hệ công chúng
Phòng kiểm soát nội bộ
Phòng đấu giá cổ phần
3. NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG CỦA SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN TP.HCM
Sở giao dịch chứng khoán hoạt động theo 3 nguyên tắc cơ bản: nguyên tắc trung gian, nguyên tắc đấu giá và nguyên tắc công khai.
Nguyên tắc trung gian:
Mọi hoạt động giao dịch, mua bán chứng khoán trên thị truờng chứng khoán
đều đuợc thực hiện thông qua các trung gian, hay còn gọi là các nhà môi giới. Các nhà
môi giới thực hiện giao dịch theo lệnh của khách hàng và huởng hoa hồng. Ngoài ra,
nhà môi giới còn có thể cung cấp các dịch vụ khác như cung cấp thông tin và tư vấn
cho khách hàng trong việc đầu tư...
Theo nguyên tắc trung gian, các nhà đầu tư không thể trực tiếp thoả thuận với
nhau để mua bán chứng khoán. Họ đều phải thông qua các nhà môi giới của mình để
đặt lệnh. Các nhà môi giới sẽ nhập lệnh vào hệ thống để khớp lệnh.
Nguyên tắc đấu giá:
Giá chứng khoán được xác định thông qua việc đấu giá giữa các lệnh mua và
các lệnh bán. Tất cả các thành viên tham gia thị trường đều không thể can thiệp vào
việc xác định giá này. Có hai hình thức đấu giá là đấu giá trực tiếp và đấu giá tự động:
Đấu giá trực tiếp là việc các nhà môi giới gặp nhau trên sàn giao dịch và trực
tiếp đấu giá.
Đấu giá tự động là việc các lệnh giao dịch từ các nhà môi giới đuợc nhập vào hệ thống máy chủ của Sở giao dịch chứng khoán. Hệ thống máy chủ này sẽ xác định mức giá sao cho tại mức giá này, chứng khoán giao dịch với khối luợng cao nhất.
Nguyên tắc công khai:
Tất cả các hoạt động trên thị truờng chứng khoán đều phải đảm bảo tính công
khai. Sở giao dịch chứng khoán công bố các thông tin về giao dịch chứng khoán trên
thị trường. Các tổ chức niêm yết công bố công khai các thông tin tài chính định kỳ
hàng năm của công ty, các sự kiện bất thường xảy ra đối với công ty, nắm giữ cổ phiếu của giám đốc, người quản lý, cổ đông đa số. Các thông tin càng được công bố công khai minh bạch, thì càng thu hút đuợc nhà đầu tư tham gia vào thị trường chứng khoán.
Các nguyên tắc trên đây nhằm đảm bảo cho giá cả chứng khoán đuợc hình thành một cách thống nhất, công bằng cho tất cả các bên giao dịch. Do đó, ở hầu hết các nuớc trên thế giới hiện nay, mỗi nước chỉ có một Sở giao dịch chứng khoán duy nhất (tuy nhiên, người dân mọi miền đất nuớc đều có thể tiếp cận thị trường thông qua các phòng giao dịch của công ty chứng khoán mở tới các điểm dân cư).
Một số nước khác còn tồn tại vài Sở giao dịch chứng khoán do lịch sử để lại thì đều nối mạng với nhau hoặc giao dịch những chứng khoán riêng biệt.
4. HÀNG HÓA NIÊM YẾT TRÊN SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN
Hàng hóa niêm yết gồm: Cổ phiếu, Trái phiếu và chứng chỉ quỹ
Cổ phiếu: Là những giấy tờ có giá xác định số vốn đầu tư và nó xác nhận quyền sở hữu về tài sản và những điều kiện về thu nhập trong một khoảng thời gian nào đó và có khả năng chuyển nhượng. Có hai loại cổ phiếu là cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu đãi.
Điều kiện niêm yết cổ phiếu trên Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM
Là công ty cổ phần có vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký niêm yết từ 80 tỷ đồng Việt Nam trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán. Căn cứ vào tình hình phát triển thị trường, mức vốn có thể được Bộ Tài chính điều chỉnh tăng hoặc giảm trong phạm vi tối đa 30% sau khi xin ý kiến Thủ tướng Chính phủ.
Hoạt động kinh doanh hai năm liền trước năm đăng ký niêm yết phải có lãi và không có lỗ luỹ kế tính đến năm đăng ký niêm yết.
Không có các khoản nợ quá hạn chưa được dự phòng theo quy định của pháp luật; công khai mọi khoản nợ đối với công ty của thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Giám đốc.
Tối thiểu 20% cổ phiếu có quyền biểu quyết của công ty do ít nhất 100 cổ đông nắm giữ.
Cổ đông là thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc, Phó Giám đốc hoặc Phó Tổng Giám đốc và Kế toán trưởng của công ty phải cam kết nắm giữ 100% số cổ phiếu do mình sở hữu trong thời gian 6 tháng kể từ ngày niêm yết và 50% số cổ phiếu này trong thời gian 6 tháng tiếp theo, không tính số cổ phiếu thuộc sở hữu Nhà nước do các cá nhân trên đại diện nắm giữ.
Có hồ sơ đăng ký niêm yết cổ phiếu hợp lệ theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định này.
DANH SÁCH CÁC CỔ PHIẾU
Mã chứng khoán
Tên tổ chức niêm yết
Khối lượng niêm yết
Khối lượng lưu hành
Ngày niêm yết
AAM
CTCP Thủy sản Mekong
11.339.864
11.339.864
13/07/2009
ABT
CTCP Xuất nhập khẩu Thủy sản Bến Tre
11.339.635
11.339.635
12/06/2006
ACL
Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Thủy Sản Cửu Long An Giang
11.000.000
11.000.000
23/08/2007
AGD
Công ty cổ phần Gò Đàng
8.000.000
8.000.000
28/12/2009
AGF
CTCP Xuất nhập khẩu Thủy sản An Giang
12.859.288
12.859.288
26/04/2002
AGR
Công ty Cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam
120.000.000
120.000.000
02/12/2009
ALP
Công ty Cổ phần Alphanam
43.820.394
43.820.394
07/12/2007
ANV
Công ty Cổ phần Nam Việt
66.000.000
65.605.250
28/11/2007
APC
CTCP chiếu xạ An Phú
11.448.000
11.448.000
22/01/2010
ASM
Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Sao Mai tỉnh An Giang
9.912.600
9.912.600
24/12/2009
ASP
CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ AN PHA
22.829.996
22.829.996
01/02/2008
ATA
Công ty Cổ phần NTACO
10.000.000
10.000.000
26/08/2009
BAS
Công ty Cổ phần BASA
9.600.000
9.600.000
14/10/2008
BBC
CÔNG TY CỔ PHẦN BIBICA
15.420.782
15.371.192
17/12/2001
BCE
CTCP Xây dựng và giao thông Bình Dương
20.000.000
20.000.000
15/06/2010
BCI
CTCP Đầu tư Xây dựng Bình Chánh
54.200.000
54.200.000
25/12/2008
BHS
Công ty Cổ phần Đường Biên Hòa
18.531.620
18.531.620
21/11/2006
BMC
CÔNG TY CỔ PHẦN KHOÁNG SẢN BÌNH ĐỊNH
8.261.820
8.261.820
12/12/2006
BMI
TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO MINH
75.500.000
75.500.000
11/04/2008
BMP
Công ty Cổ phần Nhựa Bình Minh
34.126.112
34.769.191
12/06/2006
Trái phiếu: là giấy tờ có giá xác định số vốn đầu tư và xác nhận quyền đòi nợ
bao gồm những điều kiện và thu nhập trong một khoảng thời gian nào đó và có khả
năng chuyển nhượng.
Điều kiện niêm yết trái phiếu trên Sở giao dịch chứng khoán:
Là công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp nhà nước có vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký niêm yết từ 80 tỷ đồng Việt Nam trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán.
Hoạt động kinh doanh của hai năm liền trước năm đăng ký niêm yết phải có lãi, không có các khoản nợ phải trả quá hạn trên một năm và hoàn thành các nghĩa vụ tài chính với Nhà nước.
Có ít nhất 100 người sở hữu trái phiếu cùng một đợt phát hành.
Có hồ sơ đăng ký niêm yết trái phiếu hợp lệ theo quy định tại khoản 3 Điều 10 Nghị định này.
DANH SÁCH CÁC TRÁI PHIẾU
Mã CK
Tổ chức phát hành
KL Niêm yết
Mệnh giá (VNĐ)
Lãi xuất (%)
Kỳ hạn (năm)
Ngày Giao dịch đầu tiên
BID10107
NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
30.000.000
100.000
8,15
5
21/12/2007
BID10206
NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
4.500.540
100.000
9,5
5
16/04/2007
BID10306
NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
6.955.210
100.000
10,1
15
16/04/2007
BID10406
NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
3.500.620
100.000
10,45
20
16/04/2007
BID1_106
NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
11.886.310
100.000
9,8
10
22/06/2006
BID1_206
NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
10.160.140
100.000
10,2
15
22/06/2006
HCMA0106
QUỸ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TP.HCM
2.400.000
100.000
9,05
15
15/06/2006
HCMA0107
QUỸ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TP.HCM
2.220.000
100.000
8,8
10
17/12/2007
HCMA0204
QUỸ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TP.HCM
4.000.000
100.000
9
10
01/11/2004
HCMA0205
QUỸ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TP.HCM
510.000
100.000
9,4
15
11/08/2005
HCMA0206
QUỸ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TP.HCM
1.350.000
100.000
9,55
15
30/06/2006
HCMA0207
QUỸ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TP.HCM
2.000.000
100.000
8,8
10
17/12/2007
HCMA0305
QUỸ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TP.HCM
120.000
100.000
9,45
15
14/09/2005
HCMA0306
QUỸ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TP.HCM
4.250.000
100.000
9,05
5
06/07/2006
HCMA0307
QUỸ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TP.HCM
280.000
100.000
9
15
17/12/2007
HCMA0406
QUỸ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TP.HCM
2.000.000
100.000
9,55
15
01/08/2006
HCMA0407
QUỸ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TP.HCM
4.660.000
100.000
8,5
5
21/01/2008
HCMA0505
QUỸ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TP.HCM
5.170.000
100.000
9,55
15
29/09/2005
HCMA0506
QUỸ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TP.HCM
2.450.000
100.000
9,25
10
25/08/2006
HCMA0605
QUỸ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TP.HCM
500.000
100.000
9,05
5
29/09/2005
Chứng chỉ quỹ đầu tư: là chứng khoán xác nhận quyền sở hữu của nhà đầu tư
đối với 1 phần vốn góp của quỹ đại chúng. Quỹ đại chúng: Quỹ mở (quỹ mua lại chứng chỉ do quỹ phát hành) và quỹ đóng (quỹ không mua lại các chứng chỉ quỹ).
Quyền của nhà đầu tư tham gia quỹ: hưởng lợi từ hoạt động của quỹ hoặc từ tài sản được chia tương ứng với tỷ lệ góp vốn. Yêu cầu công ty quản lý quỹ hoặc ngân hàng giám sát mua lại chứng chỉ quỹ mở. Tham dự quyết định tại đại hội nhà đầu tư. Chuyển nhượng chứng chỉ quỹ.
Điều kiện niêm yết chứng chỉ quỹ trên Sở giao dịch chứng khoán:
Là quỹ đóng có tổng giá trị chứng chỉ quỹ (theo mệnh giá) phát hành > 50 tỷ đồng Việt Nam hoặc công ty đầu tư chứng khoán có vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký niêm yết > 50 tỷ đồng Việt Nam tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán.
Sáng lập viên và thành viên Ban đại diện quỹ đầu tư chứng khoán hoặc thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Giám đốc ..phải cam kết nắm giữ 100% số chứng chỉ quỹ hoặc cổ phiếu do mình sở hữu trong thời gian 6 tháng kể từ ngày niêm yết và 50% số chứng chỉ quỹ hoặc cổ phiếu này trong thời gian 6 tháng tiếp theo.
Có ít nhất 100 người sở hữu chứng chỉ quỹ của quỹ đại chúng hoặc ít nhất 100 cổ đông nắm giữ cổ phiếu của công ty đầu tư chứng khoán đại chúng.
Có hồ sơ đăng ký niêm yết chứng chỉ quỹ đại chúng hoặc cổ phiếu của công ty đầu tư chứng khoán đại chúng hợp lệ theo quy định tại khoản 4 Điều 10 Nghị định này.
DANH SÁCH CÁC CHỨNG CHỈ QUỸ
Mã quỹ
Tên quỹ đầu tư
Tên công ty quản lý quỹ
KL niêm yết
Ngày niêm yết
MAFPF1
QUỸ ĐẦU TƯ TĂNG TRƯỞNG MANULIFE
Công ty TNHH Quản lý Quỹ Đầu tư Manulife chứng khoán Việt Nam
21.409.530
20/12/2007
PRUBF1
QUỸ ĐẦU TƯ CÂN BẰNG PRUDENTIAL
Công ty TNHH Quản lý Quỹ Đầu tư Chứng khoán Prudential Việt Nam
50.000.000
22/11/2006
VFMVF1
Quỹ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM - VF1
Công ty Liên doanh Quản lý Quỹ Đầu tư Chứng khoán Việt Nam
100.000.000
22/09/2004
VFMVF4
QUỸ ĐẦU TƯ DOANH NGHIỆP HÀNG ĐẦU VIỆT NAM
Công ty Liên doanh Quản lý Quỹ Đầu tư Chứng khoán Việt Nam
80.646.000
03/06/2008
VFMV