Đề tài Tiềm năng phát triển du lịch khu vực miền núi và trung du Thanh Hoá

Ngày nay du lịch đang thực sự trở thành một ngành dịch vụ có sự ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống của con người. Bên cạnh đó, du lịch không ngừng mở rộng mối quan hệ giao tiếp giữa nhân dân các nước, giữa các dân tộc, các khu vực, các vùng khác nhau. Du lịch còn là bức thông điệp của hòa bình. Du lịch ở Việt Nam nói chung và du lịch ở Thanh Hóa nói riêng đã và đang có nhiều khởi sắc. Với diện tích rộng chiếm trên 70% diện tích toàn tỉnh, miền núi và trung du Thanh Hóa có nhiều ưu thế về cảnh quan thiên nhiên, và là nơi sinh sống của đồng bào dân tộc thiểu số Dao, Thái, Mường, Mông đời sống văn hoá tinh thần phong phú, các lễ hội truyền thống đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc đến nay vẫn được bảo tồn. Tuy nhiên hiện nay các nguồn tài nguyên du lịch chưa được khai thác hợp lý, nhiều tiềm năng đang có nguy cơ bị mai một. Bản thân sinh ra và lớn lên từ những bản làng trên vùng đất xứ Thanh, nhận thức đúng đắn về những thế mạnh du lịch của địa phương. Với những lý do trên các tác giả đã quyết định chọn đề tài “Tiềm năng phát triển du lịch khu vực miền núi và trung du Thanh Hoá” – Qua đề tài các tác giả mong muốn góp một phần công sức nhỏ bé của mình vào quá trrình phát triển kinh tế chung của quê hương.

doc28 trang | Chia sẻ: maiphuong | Lượt xem: 1808 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tiềm năng phát triển du lịch khu vực miền núi và trung du Thanh Hoá, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC Trang PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài …………………………………………………… 2. Mục đích, nhiệm vụ, giới hạn của đề tài …………………………… 3. Phương pháp nghiên cứu …………………………………………… 4. Cấu trúc đề tài ……………………………………………………… PHẦN NỘI DUNG …………………………………………………………… Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH VÀ TÀI NGUYÊN DU LỊCH 1. Khái niệm du lịch …………………………………………………… 2. Chức năng của du lịch ………………………………………………. 3. Tài nguyên du lịch …………………………………………………… 3.1. Thế nào là tài nguyên du lịch ……………………………………… 3.2. Phân loại tài nguyên du lịch ………………………………………. 3. Các điều kiện ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển du lịch. Chương 2. TIỀM NĂNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH KHU VỰC MIỀN NÚI VÀ TRUNG DU THANH HOÁ A. TIỀM NĂNG DU LỊCH MIỀN NÚI VÀ TRUNG DU THANH HÓA. 1. Vị trí địa lý ……………………………………………………………. 1.1. Khái quát ……………………………………………………………. 1.2. Vị trí địa lý của khu vực miền núi và trung du Thanh Hóa với tổ chức hoạt động du lịch ……………………………………………………………… 2. Tài nguyên du lịch khu vực miền núi và trung du Thanh Hóa …….. 2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên ………………………………………. 2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn ……………………………………… 3. Các điều kiện kinh tế - xã hội ……………………………………….. 3.1. Giao thông vận tải: ………………………………………………… 3.2. Thông tin liên lạc và bưu chính viễn thông: ………………………. 3.3. Lưới điện: …………………………………………………………… B. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH MIỀN NÚI VÀ TRUNG DU THANH HÓA 1. Định hướng phát triển các loại hình và sản phẩm du lịch khu vực miền núi và trung du Thanh Hoá …………………………………………………….. 2. Định hướng xây dựng các tuyến du lịch khu vực miền núi và trung du Thanh Hóa ……………………………………………………………………… 2.1. Khái niệm điểm, tuyến du lịch ……………………………………… 2.2. Định hướng xây dựng các tuyến du lịch khu vực miền núi và trung du Thanh Hóa …………………………………………………………………….. 2.2. Các tuyến ngoại tỉnh ……………………………………………….. 3. Những định hướng phát triển du lịch tiềm năng khu vực miền núi và trung du trong chiến lược phát triển ngành du lịch của tỉnh Thanh Hóa KẾT LUẬN ……………………………………………………………………. PHỤ LỤC ……………………………………………………………………… LỜI CẢM ƠN Em xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc của mình tới … Hà Nội, Ngày 20 tháng 03 năm 2009. Sinh viên: PH ẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài. Ngày nay du lịch đang thực sự trở thành một ngành dịch vụ có sự ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống của con người. Bên cạnh đó, du lịch không ngừng mở rộng mối quan hệ giao tiếp giữa nhân dân các nước, giữa các dân tộc, các khu vực, các vùng khác nhau. Du lịch còn là bức thông điệp của hòa bình. Du lịch ở Việt Nam nói chung và du lịch ở Thanh Hóa nói riêng đã và đang có nhiều khởi sắc. Với diện tích rộng chiếm trên 70% diện tích toàn tỉnh, miền núi và trung du Thanh Hóa có nhiều ưu thế về cảnh quan thiên nhiên, và là nơi sinh sống của đồng bào dân tộc thiểu số Dao, Thái, Mường, Mông…đời sống văn hoá tinh thần phong phú, các lễ hội truyền thống đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc đến nay vẫn được bảo tồn. Tuy nhiên hiện nay các nguồn tài nguyên du lịch chưa được khai thác hợp lý, nhiều tiềm năng đang có nguy cơ bị mai một. Bản thân sinh ra và lớn lên từ những bản làng trên vùng đất xứ Thanh, nhận thức đúng đắn về những thế mạnh du lịch của địa phương. Với những lý do trên các tác giả đã quyết định chọn đề tài “Tiềm năng phát triển du lịch khu vực miền núi và trung du Thanh Hoá” – Qua đề tài các tác giả mong muốn góp một phần công sức nhỏ bé của mình vào quá trrình phát triển kinh tế chung của quê hương. 2. Mục đích, nhiệm vụ, giới hạn của đề tài. 2.1.Mục đích. Bước đầu tìm hiểu làm quen với phương pháp tiếp cận khoa học, vận dụng kiến thức đã học và một số phương pháp nghiên cứu khoa học địa lý KT-XH nhằm tìm hiểu tiềm năng phát triển du lịch miền núi và trung du Thanh Hóa. Qua đó các tác giả hiểu rõ hơn về các kiến thức mới trong địa lý KT-XH, du lịch và tài nguyên du lịch. Đồng thời đưa ra các định hướng khai thác các điểm du lịch tiềm năng của khu vực miền núi Thanh Hóa. 2.2. Nhiệm vụ. Vận dụng những quan điểm địa lý cơ bản và nắm được phương pháp nghiên cứu khoa học của lãnh thổ, địa phương cụ thể. Đề tài thực hiện nhằm đưa ra được: - Tiềm năng, lợi thế của khu vực miền núi và trung du Thanh Hóa đối với sự phát triển du lịch. - Nêu định hướng khai thác các loại hình du lịch, các điểm và tuyến du lịch. 2.3. Giới hạn của đề tài. - Về phạm vi lãnh thổ: đề tài gắn liền với lãnh thổ của các huyện thuộc khu vực miền núi và trung du phía tây Thanh Hóa gồm 11 huyện ( huyện Thạch Thành, Cẩm Thủy, Ngọc Lặc, Thường Xuân, Như Xuân, Như Thanh, Lang Chánh, Bá Thước, Quan Hóa, Quan Sơn, Mường Lát và huyện Thọ Xuân) với các nguồn tài nguyên du lịch đa dạng, phong phú. - Về nội dung: đề tài chỉ đi sâu phân tích tiềm năng của các nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên, các giá trị văn hóa dân tộc. Qua đó nêu lên định hướng khai thác, xây dựng và phát triển du lịch, tạo đà thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực miền núi phía tây Thanh Hóa. 3. Phương pháp nghiên cứu. Trên cơ sở những tài nguyên có liên quan để tổng hợp, phân tích, xử lí từ đó rút ra những kêt luận hợp lí, xác đáng để đánh giá đối tượng. - Phương pháp thu thập và tổng hợp tài liệu: Đây là phương pháp truyền thống được sử dụng trong các nghiên cứu nói chung và nghiên cứu địa lý kinh tế xã hội nói riêng. Các nguồn tài liệu được thu thập rất đa dạng, phong phú và được tổng hợp, xử lí các thông tin liên quan đến đề tài. - Phương pháp bản đồ, biểu đồ: Là phương pháp đặc thù để nghiên cứu khoa học địa lý. Với phương pháp này sẽ làm cho các ứng dụng khoa học, các kết quả nghiên cứu được trực quan cụ thể và có tính thuyết phục hơn - Phương pháp so sánh: Được sử dụng trong qua trình nghiên cứu phân tích, tổng hợp để nhận xét đánh giá các nguồn tài nguyên du lịch cũng như hiệu quả hoạt động kinh doanh du lịch của lãnh thổ so với phạm vi đất nước, khu vực. - Phương pháp dự báo: Đề tài căn cứ vào những lợi thế về các nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên, tài nguyên du lịch nhân văn, các giá trị và không gian văn hóa truyền thống của cộng động các dân tộc thiểu số...định hướng, chiến lược phát triển du lịch của địa phương. Qua đó đề tài đưa ra một số định hướng phát triển du lịch của khu vực miền núi đầy tiềm năng và triển vọng. 4. Cấu trúc bài tập Ngoài phần mở bài, phần kết luận, báo cáo gồm có hai chương. Chương I. Cơ sở lý luận về du lịch và tài nguyên du lịch Chương II. Tiềm năng và định hướng phát triển du lịch khu vực miền núi và trung du Thanh Hóa. PHẦN NỘI DUNG Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH VÀ TÀI NGUYÊN DU LỊCH 1. Khái niệm du lịch. Thuật ngữ “du lịch” ngày nay trở nên rất thông dụng. Thuật ngữ này được bắt nguồn từ tiếng Pháp “Tour”: Đi vòng quanh, cuộc dạo chơi. “Touriste”: Người đi dạo chơi. Theo II.Piroginic (1985), khái niệm du lịch có thể được xác định như sau: “Du lịch là một dạng hoạt động của dân cư trong thời gian rỗi, liên quan đến sự di chuyển và lưu lại tạm thời bên ngoài nơi cư trú thường xuyên nằm nghỉ ngơi, chữa bệnh, phát triển thể chất và tinh thần, nâng cao trình độ nhận thức văn hóa hoặc kèm theo việc tiêu thụ những giá trị tự nhiên, kinh tế và văn hóa” Cùng với sự phát triển du lịch, khái niệm du lịch đã có những đổi thay phù hợp hơn: Du lịch là tổng thể những hiện tượng và những mối quan hệ phát sinh từ sự tác động qua lại lẫn nhau giữa khách du lịch, những nhà kinh doanh du lịch, chính quyền sở tại và cộng đồng dân cư địa phương trong quá trình thu hút và lưu trữ khách du lịch. Như vậy, để phát triển để phát triển du lịch cần chú trọng cả đối tượng du lịch và chủ thể du lịch. 2. Chức năng của du lịch. - Chức năng xã hội: Thể hiện ở vai trò của nó trong việc giữ gìn phục hồi sức khỏe và tăng cường sức sống cho nhân dân. Chừng mực nào đó, du lịch có tác dụng hạn chế bệnh tật, kéo dài tuổi thọ và khả năng lao động của con người. - Chức năng kinh tế: Thể hiện ở một mặt nào nó góp phần hồi phục sức khỏe như khả năng lao động, mặt khác nó đảm bảo tái sản xuất mở rộng lực lượng lao động với hiệu quả kinh tế rõ rệt. - Chức năng sinh thái: Thể hiện trong việc tạo nên môi trường sống ổn định về mặt sinh thái. - Chức năng chính trị: Thể hiện rõ rệt ở vai trò to lớn của nó như một nhân tố củng cố hòa bình, đẩy mạnh các mối giao lưu quốc tế mở rộng sự hiểu biết giữa các dân tộc. Du lịch và quốc tế làm cho con người sống ở các khu vực khác nhau hiểu biết và xích lại gần nhau. 3. Tài nguyên du lịch. 3.1. Thế nào là tài nguyên du lịch. Tài nguyên du lịch bao gồm các thành phần và những kết hợp khác nhau của cảnh quan tự nhiên cùng cảnh quan nhân văn (văn hóa) có thể được sử dụng cho dịch vụ du lịch và thỏa mãn nhu cầu về chữa bệnh nghỉ ngơi, tham gia hay du lịch. Về thực chất, tài nguyên du lịch là các điều kiện tự nhiên, các đối tượng văn hóa lịch sử đã bị biến đổi ở mức độ nhất định đưới ảnh hưởng của nhu cầu xã hội và khả năng sử dụng trực tiếp vào mục đích du lịch. Xét về cơ cấu tài nguyên du lịch, có thể phân làm 2 bộ phận hợp thành: tự nhiên và nhân tạo (tài nguyên tự nhiên và những tài nguyên văn hóa – lịch sử của hoạt động du lịch). Có thể xác định tài nguyên du lịch như sau: Tài nguyên du lịch là tổng thể tự nhiên và văn hóa du lịch cùng các thành phần của chúng góp phần khôi phục, phát triển thể lực và trí lực của con người, khả năng lao động và sức khỏe của họ, nững tài nguyên này được sử dụng cho nhu cầu trực tiếp và gián tiếp cho việc sản xuất dịch vụ du lịch. 3.2. Phân loại tài nguyên du lịch. Tài nguyên du lịch được phân thành hai loại gồm: tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn 3.2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên: Tài nguyên du lịch tự nhiên là tổng thể tự nhiên trên một tổng thể tự nhiên ở một trình độ nghiên cứu và phát triển nhất định của ngành du lịch gồm: địa hình, khí hậu, tài nguyên nước, tài nguyên sinh vật. - Địa hình: Được xem là nhân tố quan trọng đối với hoạt động du lịch và giải trí. Đặc điểm hình thái địa hình và các dạng đặc biệt của địa hình có sức hấp dẫn đối với các hoạt động khai thác du lịch. - Khí hậu: Là phần quan trọng đối với môi trường tự nhiên, ảnh hưởng đến môi trường du lịch. Nó thu hút người tham gia tổ chức và du lịch qua khí hậu sinh học. - Nước: Nhằm mục đích du lịch, nước được sử dụng tùy theo nhu cầu cá nhân, theo độ tuổi và nhu cầu quốc gia. Nhìn chung giới hạn nhiệt độ lớp nước trên mặt tối thiểu có thể chấp nhận được là 180C và đối với trẻ em là trên 200C. - Sinh vật: Việc tham quan thế giới động thực vật sống động hài hòa trong thiên nhiên làm cho con người thêm yêu cuộc sống. Tùy mục đích khác nhau có chỉ tiêu sinh vật khác nhau. - Di sản thiên nhiên: Theo UNESCO đó là các công trình thiên nhiên hợp thành bởi các thành tạo vật lý, sinh học hoặc những nhóm thành hệ có một giá trị toàn cầu đặc biệt về mặt thẩm mỹ và khí hậu, các thành hệ địa chất, địa văn và các miên được phân định ranh giới rõ ràng. Một di sản thiên nhiên được ghi vào danh sách di sản thế giới sẽ là nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên vô giá. Đó thường là những điểm có sức thu hút khách lớn nhất trên lãnh thổ và có ý nghĩa toàn cầu. 2.1. Tài nguyên du lịch nhân văn: Tài nguyên du lịch nhân văn là các đối tượng, hiện tượng do con người tạo ra được sử dụng dưới hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp phục vụ các hoạt động du lịch. Tài nguyên du lịch nhân văn rất đa dạng và phong phú, nhưng quan trọng nhất là các di sản văn hóa thế giới, các di tích lịch sử, các lễ hội, làng nghề. - Di tích lịch sử văn hóa cách mạng: Gắn liền với môi trường xung quanh, bảo đảm sự có mặt sinh động của quá khứ qua các thời đại, các di tích văn hóa lịch sử cách mạng đã minh chứng cho những sáng tạo to lớn về mặt văn hóa tôn giáo và xã hội của mỗi dân tộc. - Lễ hội: Lễ và hội là hai yếu tố gắn bó chặt chẽ với nhau, hòa quện vào nhau và không thể tách rời riêng rẽ chúng ra được. Lễ hội có sức hấp dẫn lôi cuốn các tầng lớp trong xã hội, nó đã trở thành một nhu cầu, một khát vọng của nhân dân trong nhiều thế kỷ, là dịp cho người hành hương về với cội nguồn bản thể của mình. Lễ hội diễn ra trong thời gian ngắn, quy mô lớn nhỏ khác nhau. - Làng nghề là kết quả của một quá trình lâu dài hình thành sự phân công lao động trong xã hội về mặt lãnh thổ, trải qua hàng trăm năm hình thành, tồn tại và phát triển. Các làng nghề truyền thống là nơi tạo ra sản phẩm thủ công, mỹ nghệ độc đáo mang tính chất dân tộc cao và có sức hấp dẫn đối với du khách. - Các đối tượng gắn liền với dân tộc học đó là những điều kiện sinh sống, những đặc điểm về văn hóa, phong tục, tập quán, hoạt động sản xuất mang những sắc thái riêng của mình và có địa bàn cư trú nhất định. 3. Các điều kiện ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển du lịch. Theo tài liệu sách “Địa lý du lịch”, Nhà xuất bản TP. Hồ Chí Minh năm 1999, thì có 8 điều kiện chính ảnh hưởng đến sư hình thành và phát triển du lịch là: Dân cư và lao động, sự phát triển của nền sản xuất xã hội và các ngành kinh tế, nhu cầu nghỉ ngơi du lịch, cách mạng khoa học kỹ thuật, đô thị hóa, điều kiện sống, thời gian rỗi, các nhân tố chính trị. Chương 2. TIỀM NĂNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH KHU VỰC MIỀN NÚI VÀ TRUNG DU THANH HOÁ A. TIỀM NĂNG DU LỊCH KHU VỰC MIỀN NÚI VÀ TRUNG DU THANH HÓA 1. Vị trí địa lý. 1.1. Khái quát. Thanh Hóa là một tỉnh cực Bắc của Bắc Trung Bộ, có tọa độ địa lý từ 19o18’ đến 20o40’ vĩ độ Bắc và từ 104o22’ đến 106o04’ kinh độ Đông. Phía Bắc giáp 3 tỉnh Ninh Bình, Hòa Bình, Sơn La. Phía Nam giáp với Nghệ An. Phía Tây giáp Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào trên địa phận bao gồm các núi cao trên 1000m rất hiểm trở. Phía Đông Thanh Hóa mở rộng ra gần vịnh Bắc Bộ, nằm trên bờ biển Đông, thông ra Thái Bình Dương. Vì vậy, Thanh Hóa là cửa ngõ nối liền Bắc Bộ với Trung Bộ và nước bạn Lào. Trên địa phận Thanh Hóa có đường sắt và đường quốc lộ 1A chạy xuyên Việt chạy qua vùng đồng bằng trung du và ven biển. Đường Hồ Chí Minh lịch sử chạy xuyên suốt trung du và miền núi của tỉnh. Đường 217 nối Thanh Hóa với nước bạn Lào. Vị trí địa lý và khả năng giao thông của tỉnh tạo điều kiện thuận lợi giao lưu với các tỉnh, thành phố trong cả nước trong khu vực và các nước trên thế giới. 1.2. Vị trí địa lý của khu vực miền núi và trung du Thanh Hóa với tổ chức hoạt động du lịch. Miền núi và trung du Thanh Hóa gồm 11 huyện nằm ở phía Tây của tỉnh, có diện tích tự nhiên là 8079,4 km2 (chiếm 72,3% diện tích tự nhiên toàn tỉnh). Phía Bắc giáp các tỉnh Hòa Bình, Sơn La và Ninh Bình. Phía Nam giáp tây Nghệ An. Phía Đông giáp miền đồng bằng Thanh Hóa, phía Tây giáp tỉnh Hủa Phăn (nước CHDCND Lào). Địa hình chủ yếu là núi, trung du gắn liền với hệ núi cao Tây Bắc, và hệ núi Trường Sơn ở phía nam có độ cao trung bình từ 600 -700m. Khu vực này vẫn còn lưu giữ được các hệ sinh thái rừng nguyên sinh gắn liền với cảnh quan hệ sinh thái núi đá vôi, là cơ sở hình thành và phát triển các loại hình du lịch sinh thái, du lịch mạo hiểm. Tuyến đường 15A nối liền khu vực với các tỉnh phía bắc và phía nam, đường 217 sang tỉnh Hủa Phăn, các tuyến đường ngang nối với thành phố Thanh Hóa và các huyện đồng bằng như quốc lộ 47, quốc lộ 45…Đặc biệt là tuyến đường Hồ Chí Minh huyền thoại như là xương sống, là mối giao lưu gữa các huyện trong khu vực cũng như giữa khu vực với các tỉnh phía bắc và các tỉnh phía nam. Với vị trí địa lý và khă năng giao thông đã tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy việc giao lưu với các vùng khác trong tỉnh các tỉnh trong nước và giao lưu quốc tế. 2. Tài nguyên du lịch khu vực miền núi và trung du Thanh Hóa. 2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên. Miền núi và trung du Thanh Hóa với tổng diện tích tự nhiên là 8079,4 km2, dân số 608,9 nghìn người (1999), chủ yếu là các hệ sinh thái núi đá vôi, hang động, hệ sinh thái rừng nguyên sinh. Đây là điều kiện hình thành và phát triển các loại hình du lịch khác nhau. 2.1.1. Cảnh quan núi và hang động. Miền núi và trung du Thanh Hóa có hệ thống núi đá vôi đồ sộ hệ thống núi đá vôi Pu Luông (Quan Hóa, Bá Thước), Hải Vân (Như Thanh), các dãy núi đá vôi kéo dài ở cac huyện Ngọc Lặc, Cẩm Thủy, Thường Xuân…và các hang động đá vôi kỳ thú với những địa danh nổi tiếng như: hang Ngọc, hang Lò Cao (Như Thanh), hang cá thần Cẩm Lương - Cẩm Thủy. Với sự tưởng tượng của con người cộng với sự bài trí tuyệt vời của tự nhiên các núi non, hang động của miền núi và trung du Thanh Hóa cứ sừng sững hiện diện như món quà tuyệt diệu mà thiên nhiên đã ban tặng cho con người nơi đây. 1.2. Cảnh quan rừng nguyên sinh. Thanh Hóa có 2/3 diện tích tự nhiên là rừng và đất rừng lại nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa, phân hóa thành mùa khô và mùa mưa (trùng với mùa đông và mùa hè ở miền Bắc Việt Nam). Lượng mưa trung bình năm rất lớn từ 1600 – 1800 mm, mùa mưa kéo dài từ 6 đến 8 tháng chiếm trên 70% lượng mưa cả năm. Những điều kiện về mặt khí hậu đã tạo nên sự phong phú và đa dạng của các kiểu rừng và sản phẩm của rừng. Các hệ sinh thái rừng chủ yếu của khu vực gồm: Rừng rậm thường xanh nhiệt đới mưa mùa cây lá rộng với mùa đông hơi khô và hơi lạnh trên các loại đất khác nhau (trừ đất do đá vôi phong hóa). Cấu trúc rừng điển hình gồm 5 tầng, trong đó có 3 tầng cây gỗ (tầng nhô, tầng ưu thế sinh thái và tầng cây gỗ nhỏ), tầng cây bụi và tầng cỏ cùng với nhiều dây leo gỗ và cây bì sinh. Rừng rậm thường xanh nhiệt đới mưa mùa cây lá rộng với mùa đông hơi khô và hơi lạnh trên núi đá vôi. Ở đây cây sống hàng trăm năm.cũng chui cao 20-30m. Rừng có kết cấu đơn giản, độ một - hai tầng cây gỗ, tán cây không liên tục cây cao chừng 15- 20m. Đặc trưng cho rừng đá vôi là các laọi nghiến (Pentace tonlinesis), trai (Garcinia, Fragraoidest)…trong rừung núi đá vôi cũng có nhiều tầm gửi, phong lan. Kiểu rừng này phân bố chủ yếu ở Quan Hóa, Lang Chánh, Bá Thước, Cẩm Thủy Rừng rậm nửa rụng lá nhiệt đới mưa mùa ẩm với mùa đông hơi khô và hơi lạnh trên các loại đất do các loại đá mẹ khác nhau (trừ đá vôi) phong hóa ra. Ở một vài vùng phía Tây hay Tây Nam, nơi có một mùa khô dài và khắc nghiệt hơn có gặp một quần xã rừng nửa rụng lá đặc biệt, quần xã săng lẻ (còn gọi là bằng lăng) xen lẫn với săng lẻ có vài loài cây gỗ thường xanh như Lim, Xến, Chò, Chỉ… * Vườn quốc gia Bến En thuộc địa phận xã Hải Vân huyện Như Xuân với hệ sinh thái rừng núi, đất nhiệt đới ẩm với kiểu rừng rụng thường xanh và nửa lá rụng. Với khu hệ thực vật với 426 loài; 125 bộ. Trong đó gỗ quý như Lát hoa, Lim xanh, Chò Chỉ, Trai Lý, Vù Hương, Măng Sẻ, Dổi còn tồn tại rất nhiều. Bến En có ý nghĩ bảo tồn nguồn gen là một mô hình có giá trị nghiên cứu khoa học tham quan du lịch và giáo dục vì cấu trúc của rừng ít bị thay đổi. Ngoài ra còn có các loại cây: - Cây cho nguyên liệu làm đồ mĩ nghệ: Song, Mây… - Cây cho dầu thơm, dầu ăn: Sến Trầu, Dọc Màng Tang, Hương Bài.. - Cây thuốc có trên 300 loài. - Các loài họ đặc biệt là Phong Lan. Bến En là nơi có nhiều kiểu rừng che kín khác nhau. Đất tốt, độ ẩm cao che phủ nhiều là điều kiện tốt về thức ăn và nơi ẩn náu của nhiều nhóm động vật móng guốc, gặm nhấm, động vật ăn sâu bọ, thú ăn thịt và các loài thú quý hiếm như voi, bò tót… Riêng thủy vực hồ Bến En sau hơn 10 năm chứa nước có nguồn phù du sinh vật làm thức ăn cho các loài cá phát triển. Qua số liệu điều tra, khảo sát cho thấy các loài động vật ở Bến En có 37 bộ, 96 họ, 216 giống và 309 loài. Bến En có hồ nước rộng gần 400ha. Trên hồ có 24 đảo lớn nhỏ và nhiều bán đảo. Với các đảo rừng xen lẫn những mỏn đá với nhiều hình thù kỳ vĩ tạo nên bức tranh thiên nhiên sơn thủy hữu tình rất ngoạn mục, cho ta cảm giác như 1 vịnh Hạ Long thu nhỏ. Với các đảo, rừng cây, chim thú, hoa là nhiều màu sắc sinh động. * Khu bảo tồn thiên nhiên Pu Luông được thành lập năm 1999 với tổng diện tích là 17.662 ha trên địa phận của 2 huyện Quan Hoá và Bá Thước của tỉnh Thanh Hóa. Rừng nguyên sinh tại khu BTTN Pù Luông là loại rừng kín nhiệt đới thường xanh theo mùa gồm 5 loại kiểu phụ rừng chính: Rừng lá rộng đất thấp trên núi đá vôi (60-700 m); Rừng lá rộng đất thấp trên các phiến thạch, sa thạch và đất sét (60-1.000 m); Rừng lá rộng chân núi đá vôi
Tài liệu liên quan