Thành phố Long Xuyên có nhiều Trung tâm dạy ngoại ngữ như Trung tâm Ngoại Ngữ của Trường Đại học An Giang, của Trung tâm Giáo dục Thường Xuyên, của Trường Lê Quí Đôn Những trung tâm này ngày càng có nhiều học viên đăng ký học, điều đó chứng tỏ mọi người đã có ý thức học ngoại ngữ. Học ngoại ngữ có nhiều mục đích, phục vụ cho học tập, công việc, du học. Ngoại ngữ là yêu cầu đầu tiên đối với những người có mong muốn du học.
74 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1515 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tiềm năng thị trường cho vay du học đối với học sinh trường trung học phổ thông chuyên Thoại Ngọc Hầu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
HUỲNH THỊ THUỶ TIÊN
TIỀM NĂNG THỊ TRƯỜNG CHO VAY DU HỌC ĐỐI VỚI HỌC SINH TRƯỜNG THPT CHUYÊN
THOẠI NGỌC HẦU
Chuyên ngành : Tài Chính Doanh Nghiệp
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Long Xuyên, tháng 06 năm 2008
TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
TIỀM NĂNG THỊ TRƯỜNG CHO VAY DU HỌC ĐỐI VỚI HỌC SINH TRƯỜNG THPT CHUYÊN
THOẠI NGỌC HẦU
Chuyên ngành: Tài Chính Doanh Nghiệp
Sinh viên thực hiện: HUỲNH THỊ THUỶ TIÊN
Lớp: DH5TC Mã số SV: DTC041758
Người hướng dẫn: Th.S VÕ MINH SANG
Long Xuyên, tháng 06 năm 2008
CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
Người hướng dẫn: Th.S VÕ MINH SANG
Người chấm, nhận xét 1:………………………………….
Người chấm, nhận xét 2:………………………………….
Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm bảo vệ luận văn
Khoa Kinh Tế - Quản Trị Kinh Doanh ngày 27 tháng 06 năm 2008
NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
TP. Long Xuyên, ngày … tháng … năm 2008
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
TP. Long Xuyên, ngày … tháng … năm 2008
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN 1
TP. Long Xuyên, ngày … tháng … năm 2008
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN 2
TP. Long Xuyên, ngày … tháng … năm 2008
Lời cảm ơn
Từ khi bắt đầu năm thứ nhất tôi đã quyết tâm làm khóa luận tốt nghiệp nên trong quá trình học tập có sự cố gắng rất nhiều. Năm cuối, nhờ sự giúp đỡ của giáo viên nên đã chọn được đề tài phù hợp. Trong quá trình nghiên cứu, tôi gặp rất nhiều khó khăn tưởng chừng khó có thể vượt qua được. Nhưng với sự hỗ trợ nhiệt tình của giáo viên hướng dẫn, bạn bè và cơ quan thực tập, cuối cùng tôi có thể hoàn thành đề tài tốt nghiệp.
Tôi xin bày tỏ lòng cám ơn chân thành đến thầy Võ Minh Sang đã hướng dẫn, góp ý cho nội dung, hình thức của đề tài. Và cũng xin gửi lời cám ơn đến những người bạn đã ủng hộ, giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
Tôi cũng trân trọng cám ơn Ông Vũ Xuân Thủy – Giám đốc Chi nhánh An giang của Ngân hàng TMCP Sài Gòn – và Ông Nguyễn Chí Sơn – Tổ trưởng Phòng Tín Dụng và Bảo Lãnh – cùng toàn thể nhân viên của Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh An Giang đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thực hiện đề tài này.
Cuối cùng tôi xin chúc tất cả thầy cô, bạn bè, nhân viên Ngân hàng dồi dào sức khỏe và đạt nhiều thành công trong cuộc sống.
Sinh viên
Huỳnh Thị Thủy Tiên
TÓM TẮT
Thành phố Long Xuyên có nhiều Trung tâm dạy ngoại ngữ như Trung tâm Ngoại Ngữ của Trường Đại học An Giang, của Trung tâm Giáo dục Thường Xuyên, của Trường Lê Quí Đôn… Những trung tâm này ngày càng có nhiều học viên đăng ký học, điều đó chứng tỏ mọi người đã có ý thức học ngoại ngữ. Học ngoại ngữ có nhiều mục đích, phục vụ cho học tập, công việc, du học. Ngoại ngữ là yêu cầu đầu tiên đối với những người có mong muốn du học. Hằng năm, tỉnh An Giang có nhiều người đi du học, có người đi bằng học bổng, có người tự túc. Nhưng dù du học bằng cách nào thì cũng thể hiện khát khao của người muốn được tiếp cận kiến thức, thành tựu tiên tiến của nước ngoài. Để giúp đỡ cho những người có mong muốn du học nhưng không đủ điều kiện về tài chính, ngân hàng đã đưa ra sản phẩm cho vay du học để tạo điều kiện cho những người này có thể thực hiện được ước mơ.
Mục tiêu của đề tài là xác định nhu cầu của học sinh và phụ huynh học sinh Trường THPT Chuyên Thoại Ngọc Hầu về vay du học, tìm hiểu nguyên nhân học sinh và phụ huynh học sinh không thích sử dụng sản phẩm vay du học. Đề tài được thực hiện dựa trên cơ sở lý thuyết là nhu cầu khách hàng. Mô hình nghiên cứu gồm nhu cầu khách hàng trọng tâm, qui mô khách hàng trọng tâm và các yếu tố tác động mức cầu. Phương pháp nghiên cứu là phương pháp phỏng vấn trực tiếp bằng bảng câu hỏi và thu thập một số dữ liệu thứ cấp khác. Địa điểm nghiên cứu là Trường THPT Chuyên Thoại Ngọc Hầu.
Sau quá trình nghiên cứu, xác định được có 15 phụ huynh muốn vay du học. Con số này còn thấp vì vay du học vẫn chưa tiếp cận được nhiều khách hàng và những đặc điểm của vay du học còn gây khó khăn cho khách hàng.
Tóm lại, học sinh và phụ huynh học sinh có nhu cầu về vay du học, nhưng số người thực sự có thể vay chưa nhiều vì những lý do khác nhau. Điều này rất hữu ích cho ngân hàng trong việc nghiên cứu để ngày càng hoàn thiện sản phẩm vay du học và đưa đến những khách hàng có nhu cầu.
MỤC LỤC
Chương 1
TỔNG QUAN
DANH MỤC BIỂU BẢNG
eeëff
Bảng 4.1: Dữ liệu thứ cấp cần thu thập 14
Bảng 4.2: Dữ liệu sơ cấp cần thu thập 14
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
eeëff
Sơ đồ 3.1: Sơ đồ biểu hiện tính khả thi của một sản phẩm 6
Sơ đồ 3.2: Sơ đồ biểu hiện nhu cầu khách hàng 10
Sơ đồ 4.1: Cơ cấu tổ chức của Trường THPT Chuyên Thoại Ngọc Hầu 18
Biểu đồ 5.1: Tỷ lệ nam và nữ trong 150 mẫu 19
Biểu đồ 5.4: Tỷ lệ học sinh có điểm trung bình học tập từ 6.5 đến dưới 9.0 22
Biểu đồ 5.5: Tỷ lệ học sinh có điểm trung bình Anh Văn từ 6.5 trở lên 22
Biểu đồ 5.6: Tỷ lệ học sinh đi học thêm Anh Văn 23
Biểu đồ 5.7:Tỷ lệ địa điểm học sinh chọn đi học Anh Văn 23
Biểu đồ 5.9: Tỷ lệ hộ gia đình có thu nhập từ 5.000.000 đ trở lên 24
Biểu đồ 5.10: Tỷ lệ nam và nữ trong 150 mẫu 26
Biểu đồ 5.11: Tỷ lệ hộ gia đình có thu nhập từ 5.000.000 đ trở lên 27
Biểu đồ 5.12: Tỷ lệ nguồn thông tin học sinh chọn để tham khảo thông tin du học 27
Biểu đồ 5.13 : Tỷ lệ khách hàng muốn vay du học 32
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
eeëff
CMND : Chứng minh nhân dân
DTB : Điểm trung bình
RV MEKONG : Resource Venture Mekong
THPT : Trung học phổ thông
TN : Thu nhập
TMCP : Thương mại cổ phần
TP : Thành phố
TP. LX : Thành phố Long Xuyên
USD : The United States of Dollar
VND : Viet Nam Dong
Chương 1
TỔNG QUAN
1.1 Cơ sở hình thành đề tài
Hiện nay, tại Việt Nam, việc du học từ bậc phổ thông trung học đến đại học, sau đại học ở thủ đô Hà Nội hay các thành phố lớn như Hồ Chí Minh…đã không còn quá xa lạ hoặc hiếm hoi. Có trường hợp do nhận được học bổng, cũng có trường hợp du học tự túc. Khi du học, học sinh sinh viên đều có chung mong muốn là tiếp cận với nền giáo dục tiên tiến, hiệu quả từ các nước phát triển, để trang bị hành tranh kiến thức bổ ích cho công việc tương lai. Những học sinh sinh viên đó thật may mắn. Bên cạnh những người may mắn cũng có những người kém may mắn hơn. Họ vì nhiều lý do khác nhau mà không thực hiện được ước mơ của mình, trong đó có một lý do nổi bật là điều kiện về tài chính. Đó là lý do mà các ngân hàng thương mại cho ra đời sản phẩm cho vay du học, nhằm giúp những gia đình điều kiện kinh tế khá giả có mong muốn cho con em du học nhưng muốn được hỗ trợ tài chính toàn bộ hoặc một phần. Lợi ích của sản phẩm cho vay du học không chỉ giúp cho bản thân học sinh sinh viên có một cơ hội phát triển, còn gián tiếp giúp cho sự phát triển kinh tế của quốc gia qua việc các du học sinh trở về nước ứng dụng những kiến thức tiếp thu được ở nước ngoài vào công việc.
Tại thành phố Long Xuyên, có tổng cộng sáu trường trường phổ thông trung học và một trường đại học. Tuy nhiên, tỷ lệ học sinh sinh viên du học bậc đại học, sau đại học rất thấp. Với thời đại của Internet, việc tiếp cận với những thông tin du học tương đối dễ dàng. Nhưng việc du học bằng học bổng hay tự túc đã hiếm, mà vay đi du học lại càng hiếm hoi hơn nữa. Một số gia đình muốn cho con em du học nhưng lại ngại chuyện tiền bạc, thủ tục, giấy tờ…nên lại thôi mà chấp nhận chọn một trường trong nước với lý do an toàn và rẻ hơn. Vì vậy, mặc dù một số ngân hàng tại địa bàn thành phố Long Xuyên đã có sản phẩm cho vay du học nhưng vẫn ì ạch nằm trên bàn giấy, chưa thể đưa đến tận tay những người có nhu cầu thực sự. Tại sao lại như vậy? Có phải do nhu cầu chưa đủ lớn hay việc giới thiệu sản phẩm của ngân hàng không được tốt, hay do tâm lý ngại việc vay nợ…
Từ sự đánh giá chủ quan của bản thân, tôi đưa ra quyết định chọn đề tài nghiên cứu “Tiềm năng thị trường cho vay du học đối với học sinh trường THPT Chuyên Thoại Ngọc Hầu” với mong muốn tìm hiểm kỹ hơn liệu có nhu cầu vay du học hay không? Nếu có thì độ lớn của thị trường khoảng bao nhiêu? Kết quả nghiên cứu có thể phần nào giúp ngân hàng có chiến lược tốt hơn đối với sản phẩm cho vay du học. Điều đó không chỉ giúp ngân hàng có thể đa dạng hoá sản phẩm, mà còn có thể giúp cho những người có mong muốn tiếp cận với nền giáo dục tại những trường đại học danh tiếng nước ngoài có cơ hội du học, mà không quá bận tâm về vấn đề tài chính.
1.2 Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu
Nhu cầu vay đi du học của học sinh và phụ huynh học sinh Trường THPT Thoại Ngọc Hầu niên học 2007-2008 có hay không? Nếu có thì mức cầu khoảng bao nhiêu?
Tại sao những học sinh và phụ huynh học sinh này lại không mặn mà trong việc sử dụng sản phẩm cho vay du học của ngân hàng?
1.2.2 Phạm vi và phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu này được tiến hành qua hai bước là nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức. Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện thông qua phương pháp định tính, sử dụng kỹ thuật thảo luận tay đôi với học sinh nhằm thiết kế và hiệu chỉnh bảng câu hỏi cho nghiên cứu chính thức.
Nghiên cứu chính thức là nghiên cứu định lượng. Trên cơ sở nghiên cứu sơ bộ, bảng câu hỏi được hoàn chỉnh và tiến hành thu thập dữ liệu bằng phát phiếu phỏng vấn cho học sinh và phỏng vấn trực tiếp một số học sinh và phụ huynh học sinh. Đối tượng là học sinh trường THPT Chuyên Thoại Ngọc Hầu niên học 2007-2008. Các dữ liệu được xử lý và phân tích bằng phần mềm SPSS 13.0.
1.3. Ý nghĩa đề tài
Kết quả nghiên cứu đề tài “Tiềm năng thị trường cho vay du học đối với học sinh trường THPT Chuyên Thoại Ngọc Hầu” giúp cho các Ngân hàng xem xét lại nhu cầu của khách hàng tại Trường THPT Chuyên Thoại Ngọc Hầu. Nhu cầu có đủ lớn để các Ngân hàng phát triển sản phẩm tại đây, nhằm có chiến lược và bước đi phù hợp tình hình hiện tại.
Ngoài ra, còn giúp cho công ty tư vấn du học có sự đánh giá đúng đắn về đối tượng khách hàng tiềm năng, để có cách tiếp cận và phương pháp tư vấn phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng và khả năng của khách hàng. Và giúp cho Ban giám hiệu và các thấy cô trường phổ thông hiểu rõ thêm về các nhu cầu của học sinh, trên cơ sở đó có những lời khuyên, tư vấn phù hợp.
1.4 Nội dung của khoá luận
Kết cấu khoá luận gồm 5 chương:
Chương 1: Giới thiệu về vấn đề cần nghiên cứu, mục tiêu và phạm vi nghiên cứu, ý nghĩa của đề tài.
Chương 2: Trình bày hiện trạng của sản phẩm cho vay du học của ngân hàng tại thành phố Long Xuyên: (1) Giới thiệu sản phẩm cho vay du học; (2) Sự triển khai sản phẩm cho vay du học của ngân hàng tại thành phố Long Xuyên.
Chương 3: Trình bày cơ sở lý thuyết liên quan đến vấn đề nghiên cứu
Chương 4: Phương pháp nghiên cứu .
Chương 5: Kết quả nghiên cứu.
Chương 6: Tóm tắt, kết luận và nêu ra các vấn đề còn hạn chế.
Chương 2
HIỆN TRẠNG SẢN PHẨM CHO VAY DU HỌC
TẠI THÀNH PHỐ LONG XUYÊN
Trong chương này giới thiệu về sản phẩm cho vay du học của ngân hàng, những đặc tính của sản phẩm nhằm giúp cho người đọc có những hiểu biết cơ bản. Và tình hình sử dụng sản phẩm của khách hàng tại địa bàn thành phố Long Xuyên.
2.1 Giới thiệu sản phẩm cho vay du học
Dưới đây là đặc điểm sản phẩm cho vay du học được tổng hợp từ các sản phẩm cho vay du học trên thị trường. Cho vay du học là hình thức cho vay phục vụ đời sống, nhằm đáp ứng nhu cầu cho chính khách hàng hoặc cho người thân của khách hàng đi du học ở nước ngoài hoặc du học trong nước.
Đối tượng khách hàng
- Trường hợp đi du học nước ngoài: Khách hàng là người thân của du học sinh.
- Trường hợp đi du học theo hình thức tại chỗ: Khách hàng là du học sinh hoặc người thân của du học sinh .
Ðiều kiện vay
Có thu nhập ổn định, đảm bảo khả năng trả nợ cho ngân hàng.
Có giấy tờ chứng minh các khoản phải thanh toán cho các cơ sở đào tạo, chi phí khác trong suốt quá trình du học.
Có tài sản thế chấp đảm bảo khoản vay thuộc sở hữu của chính người đi vay hoặc được bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba.
Cá nhân vay đi du học nước ngoài phải có người chịu trách nhiệm trả nợ thay tại Việt Nam.
Lãi suất: thay đổi linh hoạt theo từng thời kỳ.
Mức vay: theo nhu cầu sử dụng thực tế và khả năng trả nợ của khách hàng (mức vay so với giá trị tài sản đảm bảo thực hiện theo Quy định về bảo đảm tiền vay). Tối đa bằng 100% học phí và chi phí sinh hoạt.
Thời hạn vay: tuỳ theo từng ngân hàng mà thời hạn vay dao động từ 3 năm đến 10 năm.
Phương thức vay: từng lần.
Phương thức trả tiền vay:
Trả gốc: theo thỏa thuận giữa ngân hàng và khách hàng phù hợp với điều kiện trả nợ và quy định của ngân hàng.
Trả lãi: hàng tháng hoặc hàng quý.
Loại tiền vay
Khách hàng vay bằng đồng Việt Nam hoặc ngoại tệ.
Khách hàng vay bằng đồng tiền nào thì trả nợ bằng đồng tiền đó hoặc bằng VNĐ quy đổi theo giá bán của Ngân hàng tại thời điểm trả nợ.
Điều kiện giải ngân
Ngân hàng sẽ chuyển tiền học phí, chi phí ăn ở đến nơi tiếp nhận du học và thanh toán các khoản chi phí khác.
Mỗi lần giải ngân phải có thông báo (chứng từ) của nơi tiếp nhận du học.
Tổng số tiền các lần giải ngân tối đa bằng số tiền đã ký kết trong hợp đồng tín dụng
Hồ sơ vay vốn
Hồ sơ do khách hàng lập và cung cấp:
Giấy đề nghị vay vốn.
Bản sao giấy CMND, hộ khẩu của khách hàng vay vốn.
Giấy báo nhập học hoặc hồ sơ chứng minh việc đi du học ở nước ngoài.
Thông báo học phí, chi phí ăn ở…vv.
Passport, Visa, hộ khẩu (bản sao) của người đi du học.
Phương án, chứng từ chứng minh khả năng trả nợ.
Cam kết của người đại diện đứng tên vay và trả nợ thay.
Hồ sơ về tài sản đảm bảo.
Hồ sơ do Ngân hàng và khách hàng cùng lập:
Hợp đồng tín dụng.
Giấy nhận nợ.
Hợp đồng đảm bảo tiền vay.
Hồ sơ đăng ký giao dịch đảm bảo.
Biên bản xác định giá trị tài sản đảm bảo (nếu có).
Biên bản kiểm tra sau khi cho vay.
Thời gian giải quyết hồ sơ vay
Tuỳ theo từng ngân hàng, nhưng tối đa 7 ngày làm việc.
2.2 Thực trạng của sản phẩm cho vay du học tại thành phố Long Xuyên
Trên địa bàn thành phố Long Xuyên có khoảng 24 Ngân hàng và Phòng giao dịch đang hoạt động. Một số ngân hàng khi quảng cáo sản phẩm có giới thiệu sản phẩm cho vay du học, nhưng khi khách hàng đến liên hệ thì được trả lời là hiện tại ngân hàng chưa triển khai sản phẩm đó tại thành phố Long Xuyên. Nên nhìn chung chỉ có ba ngân hàng là Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín, Ngân hàng Á Châu và Ngân hàng Quốc Tế là triển khai dòng sản phẩm cho vay du học khá mạnh. Ngân hàng Á Châu được biết đến là ngân hàng triển khai dòng sản phẩm cho vay du học đầu tiên, nên kinh nghiệm trong lĩnh vực này khá phong phú và giành được sự tín nhiệm khá cao trong lòng người tiêu dùng. Còn Ngân hàng Quốc Tế được biết đến muộn hơn nhờ sự liên kết với công ty tư vấn du học RV Mekong. Đây là công ty tư vấn du học có quy mô tương đối và sự chuyên nghiêp trong lĩnh vực khá mới mẻ này tại thành phố Long Xuyên. Công ty này ngoài lĩnh vực chuyên môn là tư vấn và làm hồ sơ du học, công ty còn mở những lớp dạy Anh văn dành cho nhiều đối tượng, đặc biệt có lớp luyện thi chứng chỉ IELTS dành cho những người có mong muốn du học. Ngoài ra, Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín được đánh giá là có chính sách cho vay khá thông thoáng nên giành được sự ưu ái từ phía khách hàng.
Mặc dù mang tiếng cho vay du học, nhưng thực sự những người đến liên hệ với ngân hàng chỉ sử dụng dịch vụ hỗ trợ là cho vay chứng minh tài chính, mở sổ tiết kiệm/tài khoản và xác nhận số dư sổ tiết kiệm/tài khoản, dịch vụ chuyển tiền thanh toán chi phí du học…Số người đến ngân hàng để vay cho nhu cầu thanh toán chi phí du học là rất ít.
Nhìn chung, sản phẩm cho vay du học không phải là mới, nhưng để triển khai sản phẩm một cách có hiệu quả, đưa sản phẩm đến tận tay những người có nhu cầu thì điều đó quả thực khá khó khăn và vẫn còn một chặng đường dài phía trước.
2.3 Tóm tắt
Sản phẩm cho vay du học có nhiều đặc điểm mà khách hàng cần phải lưu ý khi sử dụng sản phẩm như lãi suất, thời hạn vay, điều kiện vay, điều kiện giải ngân…Khi tiếp xúc với nhân viên ngân hàng nên yêu cầu họ cung cấp thông tin về sản phẩm trên giấy tờ. Vì có nhiều khoản mục trong quá trình tư vấn nhân viên ngân hàng có thể quên, hoặc bản thân khách hàng ko thể nhớ hết, dẫn đến thông tin mù mờ, nhớ không chính xác.
Trên địa bàn thành phố Long Xuyên có 03 Ngân hàng được nhiều khách hàng biết đến là có triển khai sản phẩm cho vay du học gồm Ngân hàng Á Châu, Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín, Ngân hàng Quốc Tế. Tuy nhiên, khách hàng thực sự sử dụng sản phẩm chính thức của Ngân hàng thì không có, mà chủ yếu sử dụng dịch vụ đi kèm như chuyển tiền, chứng minh tài chính…Cho nên hiện tại mặc dù cho vay du học được quảng cáo kèm theo những chương trình sản phẩm của Ngân hàng nhưng khách hàng không hề sử dụng. Đó là điều hết sức nghịch lý.
Chương 3
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
Chương 3 sẽ giới thiệu cơ sở lý thuyết đề tài về nhu cầu đối với sản phẩm, sự khả thi sản phẩm khi mới ra thị trường và giới thiệu mô hình nghiên cứu sử dụng cho sản phẩm, các nhân tố ảnh hưởng đến sức mua của khách hàng.
3.1 Nghiên cứu khả thi của sản phẩm
Ý tưởng chỉ mới thai nghén một sản phẩm. Cuộc sống của sản phẩm còn phụ thuộc nhiều yếu tố khác: thị trường (khách hàng), năng lực doanh nghiệp, công nghệ. Do đó, cần nghiên cứu sự khả thi của sản phẩm.
Sơ đồ 3.1: Sơ đồ biểu hiện tính khả thi của một sản phẩm
Khả thi về nhu cầu
Khả thi về kinh tế
Khả thi về kỹ thuật công nghệ
Khả thi sản phẩm
mới ra thị trường
Phân tích thị trường
Đánh giá khả năng chấp nhận, khả năng đáp ứng nhu cầu khách hàng, qui mô thị trường để trả lời câu hỏi: thị trường tiềm năng có đủ điều kiện để tiếp tục đầu tư phát triển sản phẩm này không.
Phân tích kinh tế
Xác định các chi phí thiết kế, sản xuất để tính giá thành; xác định khả năng tiêu thụ và đặc tính của thị trường; hoạch định chính sách giá bán tương ứng. Các kỹ thuật định lượng trong dự án đầu tư như phân tích lợi ích/chi phí, hiện giá (NPV), suất thu nhập nội tại (IRR) được sử dụng. Trong đó, phân tích rủi ro rất được quan tâm.
Phân tích kỹ thuật
Để trả lời câu hỏi: công nghệ nào được dùng cho sản xuất? Nguồn lực kỹ thuật và năng lực quản lý của doanh nghiệp có đáp ứng được không? Các rủi ro công nghệ nào có thể xảy ra? Sản phẩm có làm tăng lợi thế cạnh tranh, có phù hợp với năng lực cốt lõi của doanh nghiệp?
Đặc tính kỹ thuật của một sản phẩm được thể hiện thông qua tính chất cơ – lý – hoá của sản phẩm, hình dáng, kích thước, công dụng của sản phẩm, mẫu mã – bao bì. Ở đây, sản phẩm cho vay du học là một dịch vụ, đây là sản phẩm vô hình, nhân tố con người đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, cụ thể là cán bộ tín dụng. Sau đây là quy trình cho vay đối với sản phẩm cho vay du học:
Quy trình cho vay du học
Tiếp nhận hồ sơ vay vốn, kiểm tra tính hợp pháp của hồ sơ vay vay vốn
Thẩm định thực tế:
Thông tin liên quan đến khách hàng
Đánh giá phương án vay vốn
Đánh giá tài sản
Kiểm tra xác minh thông tin
đồng ý vay
Lập hồ sơ vay vốn
Lãnh đạo xét duyệt cho vay
Thông báo đến khách hàng
từ chối cho vay
Lập hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm và hoàn tất thủ tục bảo đảm tiền vay
Giải ngân
Theo dõi, kiểm tra, giám sát vốn vay
Thu nợ, thu lãi, phí và xử lý phát sinh
Thanh lý hợp đồng tín dụng
Hướng dẫn khách hàng về thủ tục, điều kiện vay vốn
Lập tờ trình thẩm định khách hàng
đồng ý cho vay
từ chối cho vay
đồng ý cho vay, trình lãnh đạo xem xét
Hướng dẫn khách hàng về thủ tục và điều kiện vay vốn
Khách hàng liên hệ nhân viên tín dụng để được tư vấn về thời hạn vay, các phí liên quan, mức cho vay, tài sản đảm bảo mà ngân hàng có thể nhận, đồng tiền cho vay. Nếu khách hàng có nhu cầu vay thì lập hồ sơ đề nghị vay vốn gồm:
Giấy đề nghị vay vốn (theo mẫu của ngân hàng).
Bản sao giấy CMND, hộ khẩu của khách hàng vay vốn.
Giấy báo nhập học hoặc hồ sơ chứng minh việc đi du học ở nước ngoài.
Thông báo học phí, chi phí ăn ở…
Passport, Visa, hộ khẩu (bản sao) của người đi du học.
Phương án, chứng từ chứng minh khả năng trả nợ: xác nhận thu nhập của cơ quan, hợp đồng lao động, giấy phép kinh doanh, hợp đồng cho thuê nhà….
Cam kết của người đại diện đứng tên vay và trả nợ thay.
Hồ sơ về tài sản đảm bảo.
Nhân viên tín dụng tiếp nhận hồ sơ vay vốn và thực hiện kiểm tra tính hợp