ĐMTN được dùng để đo lường mức độ rủi ro gắn liền với một khoảng đầu tư nào đó. ĐMTN là việc đánh giá về khả năng của một đơn vị phát hành trong việc thực hiện thanh toán đúng hạn một nghĩa vụ tài chính.
Nghĩa vụ tài chính gồm trái phiếu, thương phiếu, cổ phiếu, các khoảng nợ và các khoảng tiền vay ngân hang.
Có nhiều loại ĐMTN khác nhau. ĐMTN đợt phát hành trái phiếu và ĐMTNcủa đơn vị phát hành. Thông thường, người ta quan tâm nhiều đến đợt phát hành vì nó không chỉ tính tới độ tín nhiệm của đơn vị phát hành mà còn tính tới độ tín nhiệm của những tài sản thế chấp.
Ngoài ra còn có ĐMTNtrong nước hay toàn cầu. Các tổ chức ĐMTNtrong nước sẽ ĐMTNcác DNtrong nước. Trong khi đó, các tổ chức ĐMTNquốc tế sẽ định mức những đơn vị phát hành trên toàn cầu phục vụ cho các nhà đầu tư lớn.
17 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1229 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Tiềm năng và vai trò của định mức tín nhiệm đối với ngân hàng thương mại Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I/ KHÁI QUÁT VỀ ĐỊNH MỨC TÍN NHIỆM
1/ Một số khái niệm
1.1/ Định mức tín nhiệm (ĐMTN)
ĐMTN được dùng để đo lường mức độ rủi ro gắn liền với một khoảng đầu tư nào đó. ĐMTN là việc đánh giá về khả năng của một đơn vị phát hành trong việc thực hiện thanh toán đúng hạn một nghĩa vụ tài chính.
Nghĩa vụ tài chính gồm trái phiếu, thương phiếu, cổ phiếu, các khoảng nợ và các khoảng tiền vay ngân hang.
Có nhiều loại ĐMTN khác nhau. ĐMTN đợt phát hành trái phiếu và ĐMTNcủa đơn vị phát hành. Thông thường, người ta quan tâm nhiều đến đợt phát hành vì nó không chỉ tính tới độ tín nhiệm của đơn vị phát hành mà còn tính tới độ tín nhiệm của những tài sản thế chấp.
Ngoài ra còn có ĐMTNtrong nước hay toàn cầu. Các tổ chức ĐMTNtrong nước sẽ ĐMTNcác DNtrong nước. Trong khi đó, các tổ chức ĐMTNquốc tế sẽ định mức những đơn vị phát hành trên toàn cầu phục vụ cho các nhà đầu tư lớn.
1.2/ Tín nhiệm DN
Tín nhiệm DNlà ý kiến về khả năng của DNtrong việc thực hiện các nghĩa vụ tài chính được đưa ra bởi một tổ chức d. Ý kiến này tập trung vào việc đánh giá khả năng và mong muốn của DNtrong việc thực hiện cam kết tài chính khi chúng tới hạn. Ý kiến này không nhằm cung cấp đảm bảo khả năng trả nợ của DNđược xếp hạng với bất cứ một nghĩa vụ tài chính cụ thể nào. Tín nhiệm DNcó thể tăng hoặc giảm theo khả năng mà DNcó đáp ứng được nghĩa vụ tài chính của mình hay không.
2/ Công ty ĐMTN (CRA)
2.1/ Khái niệm
Công ty ĐMTNhay một tổ chức ĐMTN(còn được gọi là CRA) là công ty chuyên cung cấp quan điểm của họ về độ tín thác của một DNtrong nghĩa vụ thanh toán tài chính.
CRA là một tổ chức đánh giá trung gian, độc lập nhằm xem xét, phân tích và đưa ra mức định hạng tín nhiệm đối với cácư công ty đang tìm kiếm nguồn vốn đầu tư. Nó cung cấp ý kiến về mức độ tin cậy của một thể nhân cũng như khả năng hoàn thành những nghĩa vụ tài chính của thể nhân đó.
Sản phẩm của CRA là việc cung cấp cho thị trường một hệ thống xếp hạng các công cụ tài chính, đặc biệt là các chứng khoán nợ,… Giúp các nhà đầu tư có cơ sở để tham khảo và so sánh trước khi đưa ra quyết định nên đầu tư vào những công cụ nào.
Ngoài ra còn có những dịch vụ khác của CRA như đánh giá các tổ chức tài chính, bảo hiểm, tính toán mức rủi ro tín dụng một khoảng cho vay của NH, đánh giá xếp hạng quản trị DN , cung cấp thông tin tài chính,...
CRA là một định chế tài chính cao cấp nhất của thị trường tài chính. Vì thế, hoạt động của CRA đòi hỏi tính độc lập, tính tin cậy và chuyên nghiệp rất cao. Có như vậy mới có thể hướng dẫn đầu tư đồng thời tạo sự tin tưởng cho các nhà đầu tư.
2.2/ Sự khác biệt giữa một CRA và một số tổ chức khác như tư vấn tài chính, dịch vụ thông tin, các công ty kiểm tóan, ISO,…
Thực chất, chức năng của các loại hình dịch vụ này là như nhau vì chúng đều nhằm hướng đến việc phân tích, đánh giá để đưa ra các thôngtin tư vấn kịp thời cho các DN .
Tuy nhiên, khi tiến hành đánh giá một DN , ngoài việc phân tích theo góc độ tài chính như các tổ chức khác, CRA còn quan tâm đến các chỉ tiêu phi tài chính. Các chỉ tiêu đó là năng lực cạnh tranh của DN , triển vọng phát triển của sản phẩm, xu hướng thị trường, ý kiến và phản ứng của người tiêu dung về các sản phẩm và dịch vụ của DN ,…
Kết quả đánh giá sẽ là sự kết hợp giữa kết quả phân tích các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính có tính khác biệt về nghành và qui mô.
2.3/ Các mô hình của CRA
Trên thế giới, hiện có ba loại hình CRA:
● Thứ nhất: Mô hình CRA 100% vốn nước ngoài.
Đây là loại hình do các CRA nước ngoài thành lập và hoạt động dưới dạng mở chi nhánh tại nước sở tại hoặc đăng ký thành lập công ty. Mô hình này thường chỉ có một pháp nhân đứng ra thành lập hoặc có hai pháp nhân nước ngoài.
Để mô hình này có thể đi vào hoạt động đòi hỏi phải có một thị trường trái phiếu phát triển nhất định và có sự đầu tư lớn từ trong nước cũng như quốc tế.
● Thứ hai: Mô hình công ty liên doanh với nhà đầu tư nươc ngoài
Mô hình này do các CRA nội địa và CRA nước ngoài cùng thiết lập liên doanh để khai thác một số dịch vụ của ĐMTN. Để xây dựng mô hình thì đối tác trong nước phải là một tổ chức tài chính hoặc một DNđã rất am hiểu về hoạt động của CRA mới phát huy được vai trò của nó và tránh không bị đối tác nước ngoài chi phối.
● Thứ ba: Mô hình công ty cổ phần có sự tham gia của các cổ đông chiến lược nước ngoài.
Với mô hình loại này thì CRA đóng vai trò là một công ty cổ phần, trong đó ngoài các cổ đông trong nước còn có sự tham gia của các cổ đông chiến lược nước ngoài. Họ là những nhà đầu tư lớn, có vai trò đặc biệt quan trong trong việc chuyển giao công nghệ, đào tạo nhân sự và cử người điều hành DN . Trong mô hình này không có sự phân biệt đối xử giữa cổ đông trong nước và nước ngoài về tỷ lệ sở hữu. Nguyên tắc phan bổ tỷ lệ sở hữu là tùy thuộc vào vai trò của từng nhà đầu tư trong việc hình thành sự ra đời và hoạt động của CRA.
3/ Các hình thức của ĐMTN
Kinh doanh thông tin tín nhiệm từ lâu đã không còn xa lạ trên thế giới. Hoạt động của các tổ chức ĐMTN rất đa dạng với nhiều hình thức và dịch vụ khác nhau.
3.1/ Cung cấp thông tin tín nhiệm DN
● Thông tin tín nhiệm DN :
Thông tin tín nhiệm là những thông tin ngắn gọn, chính xác được kiểm chứng bởi một tổ chức ĐMTNcó uy tín. Thông tin tín nhiệm nhằm đánh giá khả năng thanh toán, mức độ tín nhiệm của một cá nhân, một DN , một nghành hoặc một quốc gia. Thông tin tín nhiệm DNgiúp các nhà quản lý ra quyết định nhanh hơn và chính xác hơn nhằm hạn chế rủi ro trong kinh doanh.
● Cung cấp thông tin tín nhiệm DN :
Đây là một dịch vụ mà các CRA có nghĩa vụ sẽ thường xuyên ĐMTN các công ty có yêu cầu được định mức xếp hạng nhằm phục vụ cho nhà đầu tư của công ty. Trong suốt thời gian hiệu lực của hợp đồng, CRA sẽ luôn cập nhật thông tin, theo sát các công ty và nghành những sự kiện có ý nghĩa hoặc những sự phát triển có ảnh hưởng tới kết quả định mức nhằm đảm bảo quá trình ĐMTN một cách chính xác. Ít nhất một năm một lần, CRA sẽ đánh giá lại mỗi công ty. Bất cứ lúc nào trong suốt quá trình giám sát, CRA cũng có thể ban hành hai loại công bố:
Cảnh bảo tín nhiệm:
Là lời cảnh báo cho công chúng rằng, đã xảy ra một sự kiện gì đó hoặc là về điều kiện kinh doanh hoặc là một sự kiện trong công ty mà có thể ảnh hưởng đến ĐMTN. Cảnh báo tín nhiệm có nghĩa là CRA sẽ đánh giá các sự kiện và các sự kiện này có thể được cho rằng “tích cực”, “tiêu cực”, hoặc “đang phát triển” phụ thuộc vào các tình huống cụ thể. ĐMTN hiện thời vẫn còn hiệu lực cho đến khi CRA hoàn thành đánh giá đầy đủ.
Cập nhật tín nhiệm:
Là việc xem xét lại ĐMTN đã ban hành trước đó. Bản mới được công bố sau khi CRA đánh giá được ảnh hưởng của một sự kiện có ý nghĩa và nó bao gồm những thông tin bổ sung cho ĐMTN đã công bố trước đó. Cập nhật ĐMTN và công bố ĐMTN sẽ “thăng hạng”, “xuống hạng” hoặc bị hủy bỏ.
3.2/ Đánh giá tín nhiệm và xếp hạng DN
Đây là một trong những dịch vụ chính của loại hình kinh doanh tín nhiệm DN . Đánh giá tín nhiệm là một dịch vụ rất phổ biến trên thế giới. Ở hầu hết các nước phát triển và nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á đã có các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực này. Đây là một dịch vụ hết sức cần thiết đối với nền kinh tế thị trường, đặc biệt là đối với các NH.
Đánh giá tín nhiệm hay xếp hạng tín nhiệm DNlà việc đánh giá khả năng đáp ứng các nghĩa vụ nợ của một công ty, hay đánh giá mức độ rủi ro gắn liền với các loại đầu tư khác nhau. Các loại đầu tư này có thể dưới dạng các công cụ cho vay như vay và gửi tiền tại NH, hay có thể dưới dạng các chứng khoán như trái phiếu, cổ phiếu, thương phiếu…
Xếp hạng DNlà một phần của quá trình cung cấp thông tin tín nhiệm DNthôngqua các khâu thu thập, sàng lọc, chia nhóm, phân tích, đánh giá, so sánh và cho điểm các thôngtin tín nhiệm để xếp hạng các DNtheo các cấp độ khác nhau. Mục đích của việc xếp hạng DNlà đưa ra ý kiến về khả năng thực hiện một nghĩa vụ tài chính của DNví các DNthường sử dụng vốn kinh doanh từ nhiều nguồn khác nhau, từ các nhà đầu tư, các NHhay từ nguồn vốn của các nhà cung cấp. Vì vậy mà nó rất cần thiết cho nền kinh tế, đặc biệt là đối với hoạt động của NH.
Khi tham gia đánh giá tín nhiệm, DNsẽ được nhận những thông tin đánh giá độc lập, khách quan về tình hình tài chính, khả năng thanh toán nợ. Mặt khác, các DNcòn nhận được dich vụ tư vấn tài chính, quản lý, quan hệ công chúng (PR),…Tuy nhiên, để có thể đánh giá tín nhiệm của một DN , các CRA phải dựa trên hai chỉ tiêu là tài chính và phi tài chính. Có hơn 100 chỉ tiêu tính điểm và các phương pháp kiểm tra chéo phức tạp để có thể đưa tới việc xếp hạng từ AAA, AA, BB,… cho mức độ tín nhiệm của DN .
Chỉ tiêu tài chính bao gồm các con số về vốn, vòng vay, khả năng thanh toán, tín dụng, thua lỗ, các chỉ số tài chính,…
Các chỉ tiêu phi tài chính bao gồm những thôngtin liên quan tới giám đốc, ISO, thương hiệu hoặc nhân sự, những tai tiếng, uy tín trên thương trường,…
Những chỉ tiêu tài chính sẽ được lượng hóa, những chỉ tiêu phi tài chính sẽ qua sự đánh giá của các chuyên gia trong ngành. Và nhiệm vụ của các DNlà phải có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, chính xác những tài liệu, thong tin về tình hình tài chính và phi tài chính trong phạm vi của mình theo yêu cầu của các tổ chức đánh giá. Ngoài ra còn phải tạo điều kiện cho cán bộ đánh giá trong quá trình kiểm tra, thẩm định lại các thông tin một cách chính xác.
4. Tiêu chuẩn của một tổ chức ĐMTN
Các tiêu chí tối thiểu của một CRA cần phải đạt được gồm: Khách quan, độc lập, minh bạch, công khai và chuyên nghiệp. Những tiêu chuẩn này do NHThanh toán quốc tế đề ra và đã được các nhà đầu tư trên thế giới thừa nhận.
Điều cần lưu ý ở đây là, tuy nhiệm vụ chính của các CRA là đánh giá mức độ tín nhiệm của các DN , nhưng khách hàng chủ chốt của các CRA là các nhà đầu tư chứ không pahỉ các DNhay các nhà phát hành mặc dù họ là người trả phí dịch vụ ĐMTN. Vì vậy mà yêu cầu đối với tổ chức này là khá khắt khe.
Đó phải là một tổ chức hoạt động với tư cách độc lập. Độc lập là mình không chịu sức ép của bất cứ quyền lực nào, không chịu sự chi phối trong các qui định được đưa ra bởi bất cứ một cơ quan nào, không xung đột hay có mối quan hệ lợi ích với các tổ chức được ĐMTN. Có như vậy các đánh giá tín nhiệm mới mang tính khách quan và đáng tin cậy. Đó cũng là nhu cầu tồn tại của bản thân các CRA.
Trong điều kiện hiện nay, con người là vấn đề quan trọng hàng đầu. Các CRA phải có một đội ngũ chuyên gia thực sự giỏi cùng với việc xây dựng một qui trình đánh giá khoa học, khách quan và chính xác, phù hợp với từng điều kiện của mỗi nền kinh tế. Kết quả xếp hạng phải được thực hiện bởi một đội ngũ chuyên gia về các lĩnh vự tài chính và phi tài chính. Từ việc thu thập thông tin đến việc kiểm tra, thẩm định phải được tiến hành một cách đầy đủ, chính xác và được đánh giá theo đúng tiêu chuẩn quốc tế. Cuối cùng các chuyên gia đầu ngành sẽ họp và đưa ra kết quả cuối cùng, đó là sự tổng hợp của tất cả các bước trên.
Một điều kiện cũng rất quan trọng đối với một CRA là công tác quảng bá ra công chúng. Một tổ chức muốn đánh giá DNvà muốn khẳng định mình thì trước hết phải tạo dựng được vị thế và uy tín trong cộng đồng DN .
Tóm lại, điều kiện để một tổ chức định mức tín nhiệm hoạt động thành công là được tin cậy, độc lập, không thiên vị, có năng lực về kỹ thuật - nhân lực, đầy đủ về cả số lượng lẫn chất lượng, tiếp cận được với những thông tin đáng tin cậy về tổ chức được định mức và tạo dựng được hình ảnh của mình trong cộng đồng DN .
II/ TIỀM NĂNG VÀ VAI TRÒ CỦA ĐMTN DOANH NGHIỆP
1/ Tổng quan về hoạt động của NHTM Việt Nam
Qua gần 15 năm hình thành và chuyển đổi từ tập trung bao cấp sang kinh doanh thị trường, hệ thống NHTM Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ và có nhiều đóng góp to lớn cho sự phát triển của nền kinh tế. Mặc dú đã có nhiều cố gắng trong việc đổi mới nhưng cho đến nay, thực trạng về hoạt động của hệ thống NHTM Việt Nam vẫn còn có rất nhiều bất cập và hạn chế, gây khó khăn cho việc phát triển của hệ thống NHTM nói riêng và của cả nền kinh tế nói chung.
1.1/ Về khả năng huy động vốn
Trong vài năm trở lại đây, cùng với sự tăng trưởng nhanh của nền kinh tế, nhu cầu về vốn của nền kinh tế luôn ở mức cao đã buộc các NHTM phải tăng cường huy động vốn và tăng khối lượng tín dụng cho các DN . Tuy nhiên, sự có mặt của các ngân hang nước ngoài với khả năng tài chính dồi dào, loại hình dịch vụ ngân hang đa dạng, nhất là các dịch vụ NHhiện đại dựa trên công nghệ cao đã buộc các NHTM Việt Nam phải quan tâm đầu tư hiện đại hóa nghiệp vụ NH, hệ thống hạ tầng kỹ thuật để cung cấp các dịch vụ NHhiện đại, tiện ích hơn. Nhưng quan trọng nhất vẫn là phải tăng cường nguồn vốn tự có của chính bản thâm NHmới có thể đáp ứng các nhu cầu về đầu tư và mở rộng cho vay. Vì vậy, trước khi đề cập đến khả năng huy động vốn, chúng ta cần quan tâm đến tình hình vốn điều lệ và vốn tự có của các NHTM Việt Nam vì nó có ý nghĩa rất quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của NH– là loai hình DNkinh doanh tiền tệ nhằm thu hút vốn của các DNvà dân cư.
1.1.1/ Vốn điều lệ và vốn tự có
1.1.2/ Tình hình huy động vốn
1.2/ Về hoạt động cho vay
Để có thể cung cấp đủ vốn cho nền kinh tế, hoạt động cho vay trong các NHTM luôn đóng một vai trò rất quan trọng. Trong những năm qua, thị phần cho vay của các NHTM không ngừng tăng lên và đang ngày càng được mở rộng. Mục đích là nhằm phục vụ cho nhiều thành phần kinh tế trong nhiều lĩnh vực khác nhau chứ không tập trung cho vay vào các thành phần kinh tế nhà nước như trước đây. Đó là một dấu hiệu tốt của nền kinh tế và cũng giúp cho hoạt động của NHTM có nhiều đổi mới tốt hơn.
Bảng : Dư nợ cho vay của hệ thống NHTM Việt Nam
ĐVT: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
2000
2001
2002
Cho vay
Tỷ lệ
(%)
Cho vay
Tỷ lệ
(%)
Cho vay
Tỷ lệ
(%)
NHTM VN
NH Cổ phần
NH Nước ngoài
123.840
18.920
29.240
72
11
17
156.950
27.950
30.100
73
13
14
206.535
40.745
33.720
73,5
14,5
12
Tổng cộng
172.000
100
215.000
100
281.000
100
Nguồn: NHnhà nước
Như vậy, với gần 75% thị phần cho vay là của hệ thống NHTM Việt Nam đã cho ta thấy, NHTM Việt Nam đang giữ vai trò chủ đạo trong việc cung ứng vốn cho nền kinh tế. Thế nhưng, trong hoạt động tín dụng của ngân hang nói chung và tình hình cho vay nói riêng, không phải bao giờ tín dụng cũng mang lại kết quả tốt. Quan trọng nhất là phải cho vay một cách có hiệu quả các chương trình, dự án với một mức độ rủi ro thấp nhất. Do đó, để đảm bảo ngân hang hoạt động có hiệu quả thì các NHphải cho vay với doanh số lớn và đặc biệt là phải an toàn. Có như vậy mới có thể đạt được lợi nhuận cao nhất và tránh không để cho nguồn vốn huy động được bị sử dụng một cách lãng phí.
1.3/ Về khả năng thu hồi nợ
Bảng : Tỷ lệ Nợ quá hạn/ Tổng dư nợ của hệ thống NHTM Việt Nam
ĐVT: %
Chỉ tiêu
1998
1999
2000
T8/2001
Cả hệ thống NH
12
12,1
9,7
9,4
NHTM Nhà nước
11
10,8
10
5,5
Nguồn: IMF, Vietnam: Statistical Appendix and Background Notes, IMF Staff Courtry Report _ 10/5/2002, trang 75
Nợ quá hạn / Tổng dư nợ là chỉ số thể hiện tỷ lệ an toàn của một NH. Chỉ số này để đo lường chất lượng nghiệp vụ NH. Những NHcó chỉ số này thấp cũng có nghĩa là chất lượng tín dụng của NHnày cao. Theo qui định, nó phải đạt từ 5% trở xuống. Nhưng qua bảng số liệu ta có thể thấy, mặc dù tỷ lệ này đang dần được cải thiện, song nó vẫn đang ở mức khá cao. Trong khi đó, tỷ lệ này qua các năm ở các khối NHnước ngoài là khá thấp. Xét trên cả hệ thống NHcao nhất là vào năm 1999 với 12,1%, thấp nhất vào tháng 8/2001 với 9,4%.
Từ năm 1998 đến 1999, do tình hình hoạt động không tốt nên đã làm tỷ lệ này tăng từ 12% lên 12,1%. Trong những năm sau đó, tỷ lệ này đã được giảm dần, từ 12,1% chỉ còn 9,7% và đến tháng 8 /2001 chỉ còn 9,4%. Nhưng nhìn chung, tỷ lệ này giảm không nhiều, từ năm 1999 đến tháng 8/2001 chỉ giảm có 2,7%. Tuy nhiên, đây cũng là một dấu hiệu tốt của hệ thống NH.
Riêng đối với các NHTM Việt Nam trong giai đoạn này, ta có thể thấy rõ chênh lệch về tỷ lệ Nợ quá hạn / Tổng dư nợ từ năm 1998 là 11% đến tháng 8/2001 chỉ còn là 5,5%, tức là số nợ quá hạn đã giảm được đến 50%, nhưng vẫn còn lớn hơn rất nhiều so với tỷ lệ an toàn là 5%.
Một trong những nguyên nhân chính gây ra sự kém hiệu quả của hoạt động NHTM Việt Nam chính là quyền tự chủ của các NHchưa được tôn trọng. Việc cho vay của các NHnày chịu ảnh hưởng của những yếu tố kinh tế, đặc biệt là các khoảng cho vay đối với các DNnhà nước (DNNN). Chẳng hạn như cho phép cung ứng các khoản vay mà không phải thế chấp các tài sản cũng như gia hạn thêm đối với một số khoản nợ, chuyển các khoản nợ NHthành vốn ngân sách cấp. Tình hình trên là một trong những tồn tại còn hạn chế của hệ thống NHTM Việt Nam.
Bảng : Dư nợ cho vay của 4 NHTM Việt Nam với các DNNN
ĐVT: Tỷ đồng
DNNN (Theo các ngành sản xuất)
Tổng dư nợ NH
Mía đường
Sắt thép
Phân bón
Xi măng
Giấy
3.881
896
858
2.900
746
TỔNG CỘNG
Nguồn: Tạp chí NH, số 9/2004 – trang 14
Từ bảng số liệu cho thấy, số dư nợ mà các NHTM dành cho các DNNN là rất lớn. Lớn nhất là ngành mía đường với 3.881 tỷ đồng; hai ngành sắt thép và phân bón gần như tương đương nhau với 896 và 858 tỷ đồng. Thấp nhất là ngành công nghiệp giấy với 746 tỷ. Dù được cho vay với số dư nợ lớn như vậy nhưng hoạt động ở các DNNN là khá yếu kém. Thực tế trong thời gian qua, các DNNN trên hoạt động hầu như không có lãi. Tình hình này đã đặt các NHTM Việt Nam trong tình trạng rủi ro rất lớn. Chính điều đó là nguyên nhân khiến cho tiềm lực tài chính của các NHTM tăng rất chậm, nguồn tài chính để tái đầu tư bị suy kiệt theo chu kỳ xử lý nợ.
Ngoài ra, hoạt động cho vay của các NHTM Việt Nam hiện nay vẫn chủ yếu dựa vào các tài sản dùng làm đảm bảo, thế chấp. Khi rủi ro xảy ra, việc xử lý hoặc phát mãi những tài sản này là rất phức tạp. Về mặt pháp lý phải qua nhiều khâu, gây mất nhiều thời gian và chi phí. Nhưng quan trọng nhất vẫn là khâu xem xét, thẩm định dự án. Khâu này cần đòi hỏi trình độ và tính chuyên nghiệp của bản thân NHtrong việc quản lý rủi ro. Mặc dù là khâu quan trọng và quyết định nhất, nhưng cho đến nay, hoạt động của các bộ phận quản lý rủi ro, thẩm định dự án trong hệ thống các NHTM Việt Nam vẫn còn rất yếu kém. Trình độ nghiệp vụ, chuyên môn vẫn còn có sự chênh lệch rất lớn so với các nước trong khu vực và quốc tế. Trong khi đó, những khoảng cho vay lại thu hồi không đủ dẫn đến tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn vẫn còn rất cao trong các NH. Đó là một sự lãng phí rất lớn, vừa là một gánh nặng không chỉ đối với hệ thống NHmà đối với cả nền kinh tế Việt Nam nói chung.
Ngoài ra, sự yếu kém còn được biểu hiện cụ thể trong các kế hoạch hoạt động kinh doanh của các NHTM. Ở Việt Nam cho đến nay, các NHTM phần lớn vẫn thường tập trung vào các chỉ tiêu số lượng mà chưa thực sự quan tâm đến chỉ tiêu chất lượng. Thậm chí, các chỉ tiêu số lượng và chất lượng còn chưa phù hợp theo chuẩn quốc tế. Một điểm hạn chế rất lớn trong hệ thống NHTM Việt Nam đó là sự thiếu minh bạch trong hoạt động tài chính của các NH. Điều đó gây khó khăn không nhỏ trong việc xác minh chắc chắn điều kiện và tình trạng thật sự của chất lượng tín dụng NH. Hậu quả là lợi nhuận báo cáo của các NHdường như bị thổi phồng nhưng không thể xác định chắc chắn là đến mức nào.
2/ Vai trò của ĐMTN đối với hoạt động của hệ thống NHTM Việt nam
2.1/ Sự cần thiết:
Hiểu biết và quản lý rủi ro là chìa khóa để dẫn đến thành công của NH. Đối với một khoảng lợi tức tiềm năng đều có sự rủi ro tương ứng. Cho đến nay, rủi ro tín dụng là rủi ro chính yếu nhất, nó chiếm đến 80% tổng rủi ro mà NHphải gánh chịu. Lịch sử đã cho thấy nhiều NHthất bại vì không hiểu chính chắn về khách hàng của mình. Vì vậy, việc phân tích hoạt động kinh doanh và đánh giá, xếp loại DNđược coi là yếu tố quan trọng hàng đầu của các NHTM Việt Nam hiện nay.
Ở các nước trên thế giới, một trong những kỹ thuật quản lý rủi ro tín dụng của NHlà phương thức sử dụng kỹ thuật phân tích để xét duyệt khả năng và mặt uy tín về mặt tín dụng của khách hàng một cách thường xuyên. Nếu khách hàng được sự tín nhiệm tín dụng cao thì được vay nhiều hơn. Đó là tiến trình xét duyệt tín dụng. Các NHsẽ đưa ra các chỉ tiêu và kèm theo các thang điểm cơ bản để đánh giá, xếp loại tín dụng theo A, B, C,… Các thông tin tín dụng của NHTW đ