Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản Việt Nam bắt nguồn từ học thuyết của C.Mác và trực tiếp từ học thuyết về xây dựng Đảng kiểu mới của Lênin. Đọc chủ nghĩa Mác – Lênin, Người thấy được vai trò của Đảng Cộng Sản - đội quân tiên phong của giai cấp công nhân trong công cuộc giải phóng đất nước, giải phóng giai cấp ở Việt Nam cũng như trên thế giới.
Khi nghiên cứu về sự ra đời của Đảng Cộng Sản, C.Mác và V.I.Lênin chủ yếu nghiên cứu ở các nước phương Tây, nơi có nền công nghiệp phát triển. Qua nghiên cứu tình hình thực tiễn ở châu Âu và nước Nga, Lênin đã rút ra luận điểm: “Đảng Cộng Sản là sự kết hợp chủ nghĩa Mác với phong trào công nhân”. Chủ nghĩa Mác là học thuyết xã hội khoa học, mang lí tưởng về một xã hội nhân đạo thực sự. Ở đó mọi quyền lực thuộc về nhân dân, nhân dân lao động làm chủ xã hội, xoá bỏ tư hữu và thiết lập công hữu về tư liệu sản xuất, con người đối xử nhân ái, tình nghĩa, giúp đỡ lẫn nhau Trong khi đó phong trào công nhân ở phương Tây là một phong trào mạnh mẽ, giai cấp công nhân đông đảo về lực lượng, cao về trình độ, được rèn luyện, thử thách trong nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, có ý thức tổ chức kỉ luật, tinh thần tự giác cao, dám nghĩ, dám làm, có khả năng gánh vác sứ mệnh lịch sử là giải phóng giai cấp và giải phóng xã hội. Do vậy ở các nước phương Tây, nơi không bị bất cứ thế lực nào đô hộ, giai cấp công nhân có nhiệm vụ lãnh đạo giai cấp vô sản và quần chúng nhân dân lao động làm cách mạng nhằm lật đỏ chế độ tư bản và tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản, đây là một cuộc cách mạng giải phóng giai cấp.
7 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 2698 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Tiền đề ra đời của đảng cộng sản 9đ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trong các tác phẩm của mình, Mác đã chỉ rõ được vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân trong cuộc cách mạng giải phóng giai cấp, giải phóng con người. Và để hoàn thành được nhiệm vụ này, giai cấp công nhân cần phải thành lập cho mình một chính Đảng, đó là Đảng Cộng Sản - đội quân tiên phong của giai cấp công nhân. Mác cũng nêu rõ, phải tích cực chuẩn bị những điều kiện cụ thể, sẵn sàng cho sự ra đời của Đảng Cộng Sản. Nhận thức rõ được điều này, trong quá trình hoạt động của mình Nguyễn Ái Quốc đã tích cự chuẩn bị những tiền đề về chính trị, tư tưởng, tổ chức, đồng thời kết hợp với yếu tố thời đại để dẫn đến sự ra đời của Đảng Cộng Sản Việt Nam vào ngày 3/2/1930. Những tiền đề đó là:
1) Chủ nghĩa Mác – Lênin:
Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản Việt Nam bắt nguồn từ học thuyết của C.Mác và trực tiếp từ học thuyết về xây dựng Đảng kiểu mới của Lênin. Đọc chủ nghĩa Mác – Lênin, Người thấy được vai trò của Đảng Cộng Sản - đội quân tiên phong của giai cấp công nhân trong công cuộc giải phóng đất nước, giải phóng giai cấp ở Việt Nam cũng như trên thế giới.
Khi nghiên cứu về sự ra đời của Đảng Cộng Sản, C.Mác và V.I.Lênin chủ yếu nghiên cứu ở các nước phương Tây, nơi có nền công nghiệp phát triển. Qua nghiên cứu tình hình thực tiễn ở châu Âu và nước Nga, Lênin đã rút ra luận điểm: “Đảng Cộng Sản là sự kết hợp chủ nghĩa Mác với phong trào công nhân”. Chủ nghĩa Mác là học thuyết xã hội khoa học, mang lí tưởng về một xã hội nhân đạo thực sự. Ở đó mọi quyền lực thuộc về nhân dân, nhân dân lao động làm chủ xã hội, xoá bỏ tư hữu và thiết lập công hữu về tư liệu sản xuất, con người đối xử nhân ái, tình nghĩa, giúp đỡ lẫn nhau…Trong khi đó phong trào công nhân ở phương Tây là một phong trào mạnh mẽ, giai cấp công nhân đông đảo về lực lượng, cao về trình độ, được rèn luyện, thử thách trong nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, có ý thức tổ chức kỉ luật, tinh thần tự giác cao, dám nghĩ, dám làm, có khả năng gánh vác sứ mệnh lịch sử là giải phóng giai cấp và giải phóng xã hội. Do vậy ở các nước phương Tây, nơi không bị bất cứ thế lực nào đô hộ, giai cấp công nhân có nhiệm vụ lãnh đạo giai cấp vô sản và quần chúng nhân dân lao động làm cách mạng nhằm lật đỏ chế độ tư bản và tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản, đây là một cuộc cách mạng giải phóng giai cấp.
Khi nghiên cứu chủ nghĩa Mác- Lênin, Hồ Chí Minh không rập khuôn, máy móc mà luôn có những sáng tạo mới, phù hợp với tình hình thực tế của Việt Nam. Khác với các nước phương Tây, Việt Nam là một nước lạc hậu với những tàn tích phong kiến còn nặng nề lại bị thực dân Pháp đô hộ, do vậy nếu chỉ làm cuộc cách mạng giải phóng giai cấp là chưa đủ mà trước hết phải làm cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. Thực chất cuộc cách mạng này bao gồm hai cuộc cách mạng: cách mạng giải phóng dân tộc làm nhiệm vụ phản đế để giành lại độc lập cho dân tộc và cách mạng dân chủ làm nhiệm vụ phản phong, đem lại ruộng đất cho dân cày, dân chủ cho nhân dân. Xuât phát từ thực tiễn này, cách mạng Việt Nam cần có một lực lượng lãnh đạo mới, lực lượng này phải đáp ứng được các yêu cầu cơ bản sau: có khả năng đề ra được đường lối và phương pháp cách mạng đúng đắn; có khả năng quy tụ và tập hợp lực lượng toàn dân tộc, củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, tạo ra sức mạnh vô cùng to lớn - sức mạnh của cả dân tộc. Bởi các tổ chức Đảng trước đây chỉ vận động một bộ phận dân cư, như Đảng Xã Hội chỉ vận động tầng lớp tiểu thương, Đảng Dân Chủ chỉ vận động tầng lớp trí thức…do vậy đều dẫn đến thất bại vì không biết phát huy sức mạnh của toàn dân tộc. Yêu cầu thứ ba là phải có khả năng gắn cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới, tranh thủ được sự viện trợ, giúp đỡ từ bạn bè quốc tế. Đồng thời Đảng này phải được vũ trang bằng lí luận khoa học của chủ nghĩa Mác – Lênin, công khai lập trường tư tưởng là đứng về phía nhân dân lao động, chống lại bọn áp bức bóc lột. Đảng phải được xây đựng và hoạt động theo những nguyên tắc về Đảng kiểu mới của giai cấp công nhân, bao gồm các nguyên tắc: tập trung dân chủ; tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách; kỷ luật nghiêm minh và tự giác; tự phê bình và phê bình; đoàn kết thống nhất trong Đảng.
2) Phong tào công nhân và phong trào yêu nước
Nếu Đảng Cộng Sản ở các nước phương Tây ra đời là sự kết hợp của chủ nghĩa Mác và phong trào công nhân thì Đảng Cộng Sản ở Việt Nam ra đời là sự kết hợp của ba yếu tố: chủ nghĩa Mác – Lênin, phong trào công nhân và phong trào yêu nước.
Trong thời kì này, đã diễn ra một số cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân Việt Nam: Năm 1919, công nhân ở nhiều nơi đã đấu tranh đòi tăng lương, giảm giờ làm, nhưng vẫn còn mang tính lẻ tẻ, thiếu tổ chức và liên kết (25 vụ đấu tranh), năm 1920 công nhân Sài Gòn - Chợ Lớn đã thành lập Công hội đỏ (bí mật) do Tôn Đức Thắng đứng đầu. Năm 1922 công nhân viên chức ở các sở công thương tư nhân Bắc kỳ đòi trả lương ngày chủ nhật, thợ nhuộm ở Chợ Lớn bãi công… Tuy trong thời kỳ này ở Việt Nam đã có một số cuộc đấu tranh nhưng nhìn chung phong trào công nhân ở Việt Nam còn non yếu về trình độ đấu tranh, giai cấp công nhân mới hình thành còn mỏng về số lượng, chưa nhiều kinh nghiệm, chưa được rèn luyện thử thách trong các cuộc chiến đấu, lại xuất thân từ nông dân nên còn mang nhiều đặc điểm tiểu nông, đây chính là những điểm yếu của giai cấp công nhân ở Việt Nam. Tuy nhiên, bên cạnh những điểm yếu đó, giai cấp công nhân là giai cấp tiên tiến nhất trong sức sản xuất, có tổ chức, có kỉ luật, nhạy bén với cái mới. Do vậy Hồ Chí Minh vẫn khẳng định: “Giai cấp công nhân là giai cấp giữ vai trò lãnh đạo cách mạng Việt Nam”.
Bên cạnh phong trào công nhân thì phong trào yêu nước là một đặc điểm khác biệt của tình hình Việt Nam so với các nước phương Tây. Trong khoảng thời gian cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, ở Việt Nam phong trào yêu nước diễn ra mạnh mẽ, tiêu biểu như phong trào Cần Vương do vua Hàm Nghi phát động, khởi nghĩa nông dân Yên Thế do Hoàng Hoa Thám lãnh đạo, phong trào Đông Du của Phan Bội Châu, phong trào Duy Tân của Phan Chu Trinh…. Phong trào yêu nước có những điểm mạnh là đông đảo về lực lượng, lôi cuốn được mọi tầng lớp nhân dân tham gia đấu tranh, phong trào nổ ra khắp cả nước khiến bọn thực dân, phong kiến vô cùng lo sợ. Đồng thời với kinh nghiệm chiến đấu được đúc kết từ ngàn đời càng làm cho phong trào có một sức mạnh to lớn, phát huy được sức mạnh của toàn dân tộc. Tuy nhiên do thiếu người lãnh đạo sáng suốt và đường lối, chủ trương đúng đắn nên phong trào này diễn ra chưa đồng bộ, các lực lượng không liên kết được với nhau, đây chính là nguyên nhân khiến cho phong trào này chưa thể thành công được.
Từ thực tiễn trên, Hồ Chí Minh đã đưa ra luận điểm về xây dựng Đảng: “Chủ nghĩa Mác – Lênin kết hợp với phong trào công nhân và phong trào yêu nước sẽ dẫn đến sự ra đời của Đảng Cộng Sản ở Việt Nam”. Từ đó người tìm cách kết hợp phong trào công nhân và phong trào yêu nước. Bởi nếu phong trào công nhân không gắn bó với phong trào yêu nước thì không đủ lực lượng để mở rộng cuộc đấu tranh và đưa nó đến thắng lợi. Ngược lại, phong trào yêu nước không được dẫn dắt bởi giai cấp công nhân với đội tiên phong là Đảng Cộng Sản thì sẽ không có đường lối, chính sách phù hợp nên cũng không thể thắng lợi được. Do vậy kết hợp phong trào công nhân và phong trào yêu nước sẽ tạo ra sức mạnh tổng hợp, đưa cách mạng đi đến thắng lợi cuối cùng.
3)Những hoạt động thực tiễn chuẩn bị mọi điều kiện cần thiết tiến tới thành lập Đảng:
Trong quá trình hoạt động của mình, Hồ Chí Minh đã nhận thức được tầm quan trọng và vai trò của một chính đảng cách mạng. Do vậy, trong hoạt động thực tiễn của mình, Người luôn chú trọng đến việc chuẩn bị về chính trị, tư tưởng, tổ chức để tiến tới thành lập một chính Đảng cách mạng ở Việt Nam.
Năm 1921, Hội liên hiệp thuộc địa được thành lập. Bốn năm sau, năm 1925 Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức Á Đông được thành lập. Các hội này được thành lập nhằm mục đích liên kết các dân tộc thuộc địa lại, đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc trên phạm vi quốc tế, có như vậy mới có thể giành thắng lợi được.
Năm 1925, Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. Thông qua tổ chức này Người đã đào tạo, bồi dưỡng lớp cán bộ đầu tiên theo chủ nghĩa Mác – Lênin và đường lối cách mạng mới, mở các lớp huấn luyện ở Quảng Châu từ năm 1925 đến năm 1927. Sau đó phần lớn họ trở về hoạt động cách mạng trong nước, một số ít được gửi đi học tại Trường Quân sự Hoàng Phố ở Quảng Châu và trường đại học Phương Đông của Quốc tế Cộng Sản tại Matxcơva, sau đó sẽ trở lại quê nhà tham gia phong trào cách mạng của giai cấp công nhân và các tầng lớp nhân dân khác, làm cho phong trào từ tự phát trở thành tự giác. Đây chính là bước chuẩn bị quan trọng về cả ba mặt chính trị, tư tưởng, tổ chức, sẵn sàng cho sự ra đời của Đảng Cộng Sản Việt Nam.
Sự phát triển mạnh mẽ của phong trào công nhân và phong trào yêu nước đã dẫn tới việc hình thành ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam từ giữa năm 1929 đến đầu năm 1930. Trước tình hình đó, Nguyễn Ái Quốc đã triệu tập đại biểu và chủ trì hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản, thành lập ra Đảng Cộng Sản Việt Nam vào ngày 3-2-1930.
Như vậy, Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời đáp ứng được đòi hỏi bức thiết của thực tiễn cách mạng Việt Nam, là sự kết hợp của Chủ nghĩa Mác – Lênin, phong trào công nhân và phong trào yêu nước. Đây chính là sự sáng tạo lí luận của Hồ Chí Minh sau khi nghiên cứu chủ nghĩa Mác – Lênin, đã đưa ra những luận điểm mới, phù hợp với tình hình thực tiễn của Việt Nam. Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời đánh dấu bước ngoặt của cách mạng Việt Nam, từ đây phong trào đấu tranh đã có đường lối, chủ trương đúng đắn, có lực lượng lãnh đạo sáng suốt, từ đó dẫn đến những thành công liên tiếp của cách mạng Việt Nam, tiến tới thắng lợi trong công cuộc giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp.
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO
“Tư tưởng Hồ Chí Minh - một số vấn đề nhận thức cơ bản”, Nguyễn Mạnh Tường, NXB CTQG, 2009.
“Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh”, Bộ Giáo Dục Và Đào Tạo, NXB CTQG, 2009.
“Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh”, Hội đồng TW chỉ đạo biên soạn, NXB CTQG, 2003.
“Những bài giảng về môn tư tưởng Hồ Chí Minh”, Nguyễn Khánh Bật, NXB CTQG, 1998.
“Về những nội dung cốt lõi trong tư tưởng Hồ Chí Minh”, Nguyễn Mạnh Tường, Tạp chí triết học, 5/2005.
“Hồ Chí Minh toàn tập”, tập 1 và 2.