Khái niệm xã hội hoá ngày nay được sử dụng với hai nội dung. Thứ nhất, đây là thuật ngữ để chỉ sự tăng c¬ường chú ý quan tâm của xã hội về mặt vật chất và tinh thần đến vấn đề và sự kiện cụ thể nào đó của xã hội mà trước đây chỉ có một bộ phận của xã hội có trách nhiệm quan tâm. Thứ hai, thuật ngữ "Xã hội hoá" được sử dụng trong xã hội học để chỉ quá trình chuyển biến từ chỉnh thể sinh vật với các tiền đề tự nhiên đến một chỉnh thể đại diện của xã hội loài người. Đây chính là quá trình xã hội hoá cá nhân.
Các nhà xã hội học từ trước đến nay khi bàn về khái niệm này đã đ¬ưa ra khá nhiều nhữngđịnh nghĩa khác nhưau.
Theo Neil Smelser (nhà xã hội học người Mĩ) cho rằng: "Xã hội hoá là một quá trình mà trong đó cá nhân học cách thức hành động tương ứng với vai trò của mình". Trong định nghĩa này, vai trò của cá nhân trong quá trình xã hội hoá chỉ giới hạn trong việc tiếp nhận các kinh nghiệm, giá trị, chuẩn mực.
Hay một nhà xã hội học khác người Mĩ - Pichter, lại xem: "Xã hội hoá là một quá trình tư¬ơng tác giữa người này và người khác, kết quả là một sự chấp nhưận những khuôn mẫu hành động và thích nghi với những khuôn mẫu hành động đó". Như¬ vậy, Fichter đã chú ý nhiều hơn tới tính tích cực của cá nhân trong quá trình xã hội hoá.
15 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1887 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Tiền đề tự nhiên và tiền đề xã hội tác động tới quá trình xã hội hoá, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiền đề tự nhiên và tiền đề xã hội tác động tới quá trình xã hội hoá
PHẦN 1:
VÀI NÉT CƠ BẢN VỀ XÃ HỘI HOÁ
1. Định nghĩa xã hội hoá
Khái niệm xã hội hoá ngày nay được sử dụng với hai nội dung. Thứ nhất, đây là thuật ngữ để chỉ sự tăng cường chú ý quan tâm của xã hội về mặt vật chất và tinh thần đến vấn đề và sự kiện cụ thể nào đó của xã hội mà trước đây chỉ có một bộ phận của xã hội có trách nhiệm quan tâm. Thứ hai, thuật ngữ "Xã hội hoá" được sử dụng trong xã hội học để chỉ quá trình chuyển biến từ chỉnh thể sinh vật với các tiền đề tự nhiên đến một chỉnh thể đại diện của xã hội loài người. Đây chính là quá trình xã hội hoá cá nhân.
Các nhà xã hội học từ trước đến nay khi bàn về khái niệm này đã đưa ra khá nhiều nhữngđịnh nghĩa khác nhưau.
Theo Neil Smelser (nhà xã hội học người Mĩ) cho rằng: "Xã hội hoá là một quá trình mà trong đó cá nhân học cách thức hành động tương ứng với vai trò của mình". Trong định nghĩa này, vai trò của cá nhân trong quá trình xã hội hoá chỉ giới hạn trong việc tiếp nhận các kinh nghiệm, giá trị, chuẩn mực.
Hay một nhà xã hội học khác người Mĩ - Pichter, lại xem: "Xã hội hoá là một quá trình tương tác giữa người này và người khác, kết quả là một sự chấp nhưận những khuôn mẫu hành động và thích nghi với những khuôn mẫu hành động đó". Như vậy, Fichter đã chú ý nhiều hơn tới tính tích cực của cá nhân trong quá trình xã hội hoá.
Định nghĩa về khái niệm này của nhà khoa học người Nga G.Andreeva đã phát triển thêm một bước nữa và ngày nay được nhiều nhà khoa học công nhận, do đã nêu được tính hai mặt của quá trình xã hội hoá. Theo đó, "Xã hội hoá là quá trình hai mặt: một mặt cá nhưân tiếp nhận kinh nghiệm xã hội bằng cách thâm nhập vào môi trường xã hội, vào hệ thống các quan hệ xã hội; mặt khác cá nhân tái sản xuất một cách chủ động hệ thống các môtip quan hệ xã hội thông qua chính việc họ tham gia vào các hoạt động và thâm nhập vào các mối quan hệ xã hội".
Mặc dầu có nhưiều quan điểm như vậy, nhưng nhìn chung các nhà xã hội học đều gặp nhau ở một điểm: Quá trình xã hội hoá là một quá trình, tức là xã hội hoá có bắt đầu, có diễn biến và có kết thúc.
Tóm lại, có thể đưa đến một định nghĩa chung về khái niệm xã hội hoá như sau: "Xã hội hoá trước hết là quá trình tương tác giữa cá nhân và xã hội, qua đó cá nhân học hỏi, lĩnh hội, tiếp nhận nền văn hoá của xã hội như khuôn mẫu, tác phong xã hội, chuẩn mực, giá trị văn hoá xã hội để phù hợp với vai trò xã hội của mình, hoà nhập và xã hội".
Nói về vấn đề này, nhà xã hội học người Anh Berger ( 1966) đã nói: "Xã hội thâm nhập chúng ta cũng mạnh mẽ như vây bọc chúng ta. Chúng ta phụ thuộc vào xã hội chủ yếu qua sự đồng cảm chứ không phải bị chinh phục. Chúng ta bị mê hoặc bởi bản chất xã hội của riêng chúng ta. Những bức tường xã hội, có sẵn từ trước khi chúng ta ra đời, đã vây bọc chúng ta, nhưng cũng được chính chúng ta xây dựng nên. Chúng ta đã bị giam cầm với chính sự hợp tác của chúng ta". Theo Berger, chúng ta có vai trò với xã hội quanh ta là xây dựng xã hội và tuân thủ những quy định của xã hội. Từ đó cho ta thấy bản chất vừa là tuân thủ, vừa là sáng tạo của con người trong xã hội.
2. Các môi trường xã hội hoá
2.1. Môi trường xã hội hoá là gì?
Môi trường xã hội hoá chính là nơi cá nhân có thể thực hiện thuận lợi các tương tác xã hội của mình nhằm mục đích thu nhận và tái tạo kinh nghiệm xã hội. Dù mỗi cá nhân có bản chất xã hội và tiền đề tự nhiên phù hợp, nếu không tồn tại ngoài môi trường thích hợp cho mình thì con người không thể trở thành một nhân cách hoàn thiện. Do đó có thể hiểu, môi trường xã hội hoá chính là "vườn ươm" nhân cách; là nơi mỗi cá nhân tự lựa chọn một con đường thích hợp cho riêng mình để phát triển nhân cách một cách hoàn hảo nhất.
2.2. Các môi trường xã hội hoá
Môi trường xã hội hoá có thể chia thành môi trường chính thức và môi trường không chính thức. Tuy nhiên, trong tiểu luận này, chúng tôi sử dụng một cách phân loại phổ biến hơn, được dùng trong cuốn Xã hội học đại cương (Phạm Tất Dong). Theo đó, có 4 môi trường xã hội hoá là:
Gia đình
Trường học và các tổ chức trước tuổi đi học
Các nhóm thành viên
Thông tin đại chúng
2.2.1. Môi trường gia đình
Gia đình với tư cách là một môi trường xã hội hoá có thể được phân rõ thành hai loại. Một là, gia đình nơi đứa trẻ được sinh ra và lớn lên. Hai là, gia đình riêng của chính cá nhân đó sau khi kết hôn.
Gia đình là môi trường xã hội hoá quan trọng chính yếu bởi vì quá trình xã hội hoá trong nhưững năm đầu tiên của cuộc đời ảnh hưởng rất lớn tới thái độ và hành vi khi đã lớn. Cá nhân sinh ra và lớn lên trong gia đình. Gia đình cũng là nhóm người đầu tiên mà mỗi cá nhân phải phụ thuộc vào. Mỗi gia đình có tiểu văn hoá riêng, với những giá trị, chuẩn mực đặc trưng. Thông qua giáo dục không chính thức, cá nhân dần tiếp nhận được những đặc điểm của tiểu văn hoá này. Xã hội hoá thông qua tình cảm và bằng tình cảm là đặc trưng riêng của gia đình. Điều này góp phần giải thích một thực tế là các loại gia đìnhư khác nhưu sẽ hình thành nên những nhân cách khác nhau ở nhưững đứa trẻ. Việc xã hội hoá trong gia đình không chỉ thực hiện qua những lời răn dạy chỉ bảo mà còn qua chính những hành vi của những người lớn tuổi trong gia đình như bố mẹ, ông bà, anh chị .... Chính vì thế, người ta vẫn thường có câu: "Sóng trước đổ đâu, sóng sau đổ đó".
Ví dụ về vấn đề này là rất nhiều. Trong một gia đình buôn bán, nơi cha mẹ làm giàu nhờ những cơ may thời cuộc, họ coi đồng tiền là quan trọng nhất và coi nhẹ vấn đề giáo dục, học tập. Một yếu tố dẫn dễ dẫn đến là đứa con trong gia đình cũng không coi trọng việc học hành, tính cách thực dụng. Cũng như một đứa trẻ sinh ra trong một gia đình hạnh phúc đầy đủ cả bố lẫn mẹ thì dễ đi theo chiều hướng thiện, trong khi đứa trẻ có hoàn cảnh gia đình đặc biệt ( bố mẹ li hôn, bố mẹ phạm tội ... ) thì có xu hướng phát triển theo hướng tiêu cực. Tuy nhiên, để giải thích sâu hơn vấn đề này, chúng ta còn cần phải tính đến rất nhiều yếu tố khác mà phần sau của tiểu luận này sẽ đề cập đến.
Trong cuộc sống vợ chồng, gia đình mới do chính cá nhân tạo lập nên cũng tác động không nhỏ đến quá trình xã hội hoá của mỗi người. Vì trước khi kết hôn, hai người tiếp nhận những tiểu văn hoá khác nhau, thậm chí xung khắc nhau. Sau khi kết hôn, để gia đình hạnh phúc, buộc hai người phải có sự thích ứng về nhiều mặt, trong đó có các giá trị, chuẩn mực của nhau. Từ đó, cá nhân hình thành những thái độ và mô hình hành vi mới trong cư xử. Nghĩa là phải tiếp tục quá trình xã hội hoá của hai vợ chồng. Xã hội hoá ở đây theo khuynh hướng thích nghi.
2.2.2. Môi trường xã hội hoá trường học và các tổ chức trước tuổi đi học
Trường học và các tổ chức trước khi đi học là một môi trường xã hội hoá rất quan trọng của mỗi đứa trẻ. Đây là nơi đứa trẻ thực hiện hoạt động vui chơi và học tập đầu tiên của mình. Thông qua nhưững hoạt động này, trẻ em thu nhận đượcnhững kiến thức về tự nhưiên và xã hội cũng như những kĩ năng khác. Đặc biệt, chúng còn học được cách thức giao tiếp và dần hình thành những mối quan hệ xã hội bên ngoài gia đình. Đứa trẻ sẽ dần học cách thích nghi với những đời sống xã hội ngày càng phức tạp, từ đó hình thành những hành vi đúng và điều chỉnh những hành vi sai. Quá trình xã hội hoá trong môi trường này mang tính chính thức khá rõ rệt.
Để minh chứng cho vai trò quan trọng của môi trường xã hội hoá này, chúng ta có thể đưa ra rất nhiều ví dụ. Như việc một đứa bé được nuông chiều ở nhà, luôn hiếu thắng và muốn mọi người xung quanh theo ý mình; tại trường học, nó tranh giành đồ chơi với bạn. Khi đó cô giáo sẽ nhắc nhở hay trách phạt nó nếu cần. Dần dần nó sẽ hiểu rằng điều đó là sai và điều chỉnh hành vi của mình. Như vậy, vai trò của giáo viên trong môi trường này là rất quan trọng.
2.2.3. Môi trường xã hội hoá của các nhóm thành viên
Đây là môi trường xã hội hoá quan trọng thứ hai sau gia đình, bởi cá nhân ở đây thực hiện các vai trò khác nhau ở những thời gian và địa điểm khác nhau. Mỗi cá nhân đều thuộc về các nhóm nhất định nào đó. Tại các nhóm, cá nhân thành viên thu nhận không chỉ kinh nghiệm xã hội mà còn cả nhưững tri thức xã hội khác mà các môi trường xã hội hoá khác không có. Các nhóm này có vai trò quan trọng bởi cá nhân thu nhận kinh nghiệm bằng cả con đường chính thức và không chính thức; trong đó đặc biệt là vai trò của kênh giao tiếp cá nhân.
Có thể lấy ví dụ về một nhưóm quy ước như một nhóm bạn bè với nhưau. Trong một nhóm như vậy, kiến thức, kinh nghiệm, giá trị, chuẩn mực ... cá nhân thu được là rất đa dạng. Hiện nay, vấn đề mà nhiều bậc cha mẹ lo lắng là con cái chơi với nhóm bạn xấu, cho rằng sẽ làm hư con mình. Thực tế, một trong những nguyên nhân lớn khiến nhiều thanh thiếu niên nghiện hút hiện nay là do sự lôi kéo, rủ rê của ban bè xấu. Đây có thể được coi như một ví dụ điển hình chứng minh cho tầm quan trọng của môi trường này. Có những đứa trẻ sinh ra trong một gia đình trí thức, được dạy dỗ tốt ở gia đình và nhà trường, song lại phạm tội do ảnh hưởng của nhóm bạn xấu mà nó có quan hệ.
2.2.4. Thông tin đại chúng
Vai trò của thông tin đại chúng trong quá trình xã hội hoá ngày càng quan trọng trong xã hội hiện đại, mà theo nhiều tác giả là xã hội thông tin. Trong rất nhiều chức năng của mình, chức năng lớn nhất của thông tin đại chúng là thông tin, từ đó cá nhưân thu nhận những giá trị, chuẩn mực trong xã hội; cũng như hình thành thái độ quan điểm với vấn đề nào đó.
Trong lĩnh vực xã hội hoá, thông tin đại chúng có tính hai mặt. Một mặt, nó tăng cường ý nghĩa của các giá trị, các chuẩn mực văn hoá cũng như các tri thức khoa học đa dạng và bổ ích thông qua các chương trình giáo dục, qua các nội dung được truyền đi. Mặt khác, các phương tiện này có thể làm méo mó, lệch lạc việc tiếp nhận các giá trị thông tin qua các chương trình không lành mạnh do tính thương mại hoá hoặc thiếu thận trọng của các nhà truyền thông.
Để làm rõ vấn đề này, đã có rất nhiều những nghiên cứu xã hội học về tác động của truyền thông đại chúng tới việc hình thành nhân cách, tính cách ... con người. Chẳng hạn như nghiên cứu của Lee Han Woo (TS. Viện Nghiên cứu Đông Á, Đại học Sogang) đã chỉ ra: Do hiệu ứng phim Hàn Quốc, "các cô gái trẻ Việt Nam giờ đây rất thích trang điểm giống diễn viên Kim Nam-Joo, hay có những chiếc cặp tóc giống Kim Hee-Sun (Cho-Sun Daily, 27 tháng 8 năm 2001). Họ thích những kiểu thời trang mới nhất như tóc ép hay tóc nhuộm đỏ vàng và nâu. Gần đây, họ dùng son phấn với nhiều màu sắc hơn. Họ dùng son môi đậm màu hoặc dùng phấn sáng trên má như những diễn viên Hàn Quốc mà họ thấy trên truyền hình". Nổi bật hơn là vấn đề mà truyền thông đặc biệt quan tâm là ảnh hưởng của bạo lực trên truyền hình tới trẻ em. Trong tiểu luận này, chúng tôi không đề cập sâu về vấn đề này.
Với 4 môi trường xã hội hoá như trên, có thể nói cá nhân thực hiện quá trình xã hội hoá ở mọi nơi. Mỗi yếu tố đó đều đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành nhân cách của cá nhân. Cá nhân phải tự hoà mình vào từng môi trường để hoàn thiện nhân cách của mình.
3. Các quá trình xã hội hoá
Tìm hiểu về vấn đề này, có rất nhiều ý kiến khác nhau. Trước hết, về vấn đề quá trình xã hội hoá bắt đầu và kết thúc khi nào. Có những tác giả cho rằng quá trình này bắt đầu khi cá nhân mới sinh ra cho đến khi qua đời; nhưng cũng có một số ý kiến lại cho rằng quá trình này bắt đầu từ khi đứa trẻ còn trong bụng mẹ cho đến cả sau khi qua đời.
Sự phân loại quá trình xã hội hoá hiện nay cũng cha có một ý kiến thống nhất. Ví dụ như ở Mead, cho rằng quá trình xã hội hoá phải trải qua 3 giai đoạn là bắt chước, đóng vai và trò chơi. Andreeva lại phân chia thànhư giai đoạn trước lao động, giai đoạn lao động và giai đoạn sau lao động. Mỗi lí thuyết đó đều có những điểm đúng và nhưững điểm chưa hoàn thiện.
Tuy nhiên, nhưìn chung có thể nhìn nhận là sự hình thành nhân cách là một quá trình phức tạp, gai góc, đôi khi rất logic, nó phát triển theo đường xoắn ốc, nghĩa là quá trình ấy tự chuẩn bị những điều kiện cho sự phát triển về sau của họ và tổ chức vài kiểu nguyên nhân của sự tự thân vận động. Trong tiểu luận này, chúng tôi không đề cập sâu đến vấn đề này.
PHẦN II:
TIỀN ĐỀ TỰ NHIÊN VÀ TIỀN ĐỀ XÃ HỘI TÁC ĐỘNG TỚI
QUÁ TRÌNH XÃ HỘI HOÁ
Tìm hiểu vấn đề này, trước hết chúng tôi đưa ra những câu hỏi như sau:
Tiền đề tự nhiên có tác động tới quá trình xã hội hoá hay không?
Tiền đề xã hội có tác động tới quá trình xã hội hoá hay không?
Nếu có, chúng tác động như thế nào và với mức độ ra sao?
Nhìn chung, nhận định về vấn đề này, hầu hết các nhà khoa học đều cho rằng tiền đề tự nhiên hầu như không có vai trò trong quá trình xã hội hoá hay hình thành nhân cách nói chung của con người. Tuy nhiên, không phải không có những quan điểm khác, hay thậm chí có phần nào đó đối lập với quan điểm đó. Trong tiểu luận này, chúng tôi sẽ đưa ra những quan điểm khác nhau đó để tìm hiểu và xem xét.
Để có thể đưa ra nhận định xem quan điểm nào đúng hay sai cần những cuộc nghiên cứu khoa học thực sự về vấn đề này. Và đề tài về các cặp song sinh cùng trứng được coi là lí tưởng đề xem xét về tác động của tiền đề tự nhiên và tiền đề xã hội đối với quá trình xã hội hoá . Bởi vì các cặp song sinh cùng trứng là giống nhau toàn bộ về kiểu gen, nên về tiền đề tự nhiên có thể nói họ hoàn toàn giống nhau. Nếu trong quá trình xã hội hoá họ có sự khác biệt thì đó phải là do các tiền đề xã hội gây ra, tức là do kết quả của nền giáo dục, quan hệ gia đình và hoàn cảnh xã hội khác nhưau.
Xem xét những nhân tố thuộc về môi trường tác động tới quá trình xã hội hoá, Newman đưa ra ba nhân tố là môi trường giáo dục, môi trường xã hội và môi trường tự nhiên. Bằng việc nghiên cứu 50 cặp song sinh cùng trứng được nuôi dưỡng cùng nhau và 20 cặp được nuôi dưỡng tách biệt, Newman chỉ ra rằng bất cứ khi nào hoàn cảnh giáo dục có sự khác biệt đáng kể thì ai tiếp cận với nền giáo dục cao hơn thì sẽ có một năng lực, kết quả học tập cao hơn một cách đáng kể. Những nơi không có sự khác biệt trong giáo dục hay sự khác biệt là rất ít thì kết quả của những cặp song sinh này gần như có khuynh hướng giống nhau, như những cặp song sinh cùng trứng được nuôi cùng nhau. Xem xét sự khác biệt về mặt trí tuệ, các cặp song sinh cùng trứng được nuôi dưỡng cùng nhau có độ chênh lệch trong chỉ số IQ là 5.3, trong khi con số này ở những cặp được nuôi dưỡng tách biệt là 8.3, chênh tới 3 điểm. Sự chênh lệch này dược tính toán cho các trường hợp có sự khác biệt lớn về giáo dục. Ví dụ như trường hợp của cặp song sinh Glady và Helen, Glady học hết cấp 3 trong khi Helen tiếp tục học lên đại học và thành giáo viên. Trong 13 năm học, Helen luôn có kết quả học tập cao hơn. Trong trắc nghiệm thì chỉ số IQ của Helen đạt 116 điểm ( mức cao), trong khi Glady đạt 92 điểm (mức thấp). Trong trường hợp này, sự thiếu hụt lớn trong giáo dục đã ngăn cản khả năng phát triển trí óc, điều mà cô đã có gen di truyền và được phát triển rất tốt ở người chị gái song sinh. Kết quả này cũng khá trùng hợp với nhiều cặp song sinh cùng trứng có điều kiện môi trường giáo dục khác nhau.
Cũng như vậy với môi trường xã hội khác nhau, các cặp song sinh cùng trứng cũng có xu hướng phát triển khác nhau về nhân cách, thể hiện rõ nét nhất trong tính cách. Một trong các ví dụ đó là cặp song sinh Glady và Helen, Helen là giáo viên và Glady là công nhân. Helen hàng ngày tiếp xúc với môi trường giáo dục, hình thành tính cách dịu dàng, nhẹ nhàng, đầy sức hấp dẫn trong khi đó, Glady hàng ngày làm những công việc nặng nhọc, sống trong môi trường toàn máy móc nên cô trở thành người khô khan, không có sức lôi cuốn người khác. Một ví dụ khác, cặp song sinh James và Reece cũng có sự khác biệt rõ nét về tính cách. James là một kĩ sư, đang sống tại thành phố với công việc ổn định và địa vị cao trong xã hội, James là người đứng đắn và được người khác kính trọng, còn Reece không có việc làm ổn định, lại sống ở vùng miền núi nên Reece đã vài lần bị bắt vì hành động bất hợp pháp . Hơn nữa, Reece còn là người rất cục cằn. Như vậy, mặc dầu về tiền đề tự nhiên của hai người là hoàn toàn như nhau bởi kiểu gen hoàn toàn trùng khớp, nhưng chính môi trường xã hội đã tạo ra họ là hai người hoàn toàn khác nhau về mặt nhân cách.
Một nhân tố khác thuộc về môi trường là môi trường tự nhiên, địa lí tác động tới các cặp song sinh cùng trứng. Khác biệt về khí hậu, nơi ở, thức ăn, hoạt động thể chất, vệ sinh và bệnh tật cũng ảnh hưởng và tạo ra sự khác biệt giữa những cặp song sinhư cùng trứng. Sự khác biệt về nghề nghiệp, điều kiện sống tạo ra sự khác biệt về cơ thể, tình trạng sức khoẻ mặc dầu họ có cùng gen di truyền. Ví dụ như cặp song sinh Mabel và Mary. Mabel là nông dân nên cơ thể khoẻ mạnh, cơ bắp rắn chắc, nặng khoảng 70kg; trong khi Mary là giáo viên dạy nhạc nên cơ bắp mềm, thân hình mảnh mai, nặng 60kg.
Như vậy, có thể thấy khi nghiên cứu những cặp song sinh cùng trứng này, sự khác biệt duy nhất giữa họ đó là yếu tố môi trường tác động vào cuộc sống của họ. Sự khác nhau trong các môi trường: giáo dục, tự nhiên, xã hội dẫn đến sự khác biệt về mặt trí tuệ, thể chất và tính cách nhưng sự khác biệt về mặt nhân cách thể hiện rõ nét nhất.
Song sự khác biệt này không phải lúc nào cũng được thể hiện rõ, tức là không đúng hoàn toàn với tất cả các trường hợp. Do vậy, nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng mối quan hệ giữa gen di truyền và di truyền là hết sức phức tạp.
Một vấn đề đặt ra ở đây là sự xuất hiện của những quan niệm có phần khác biệt hay thậm chí đối lập với kết luận của nghiên cứu trên. Chính trong nghiên cứu trên cũng chỉ ra rằng những con người có tiền đề tự nhiên giống nhau thì quá trình xã hội hoá để trở thành con người xã hội cũng không phải là giống nhau, và cũng không đơn giản. Đó là một quá trình diễn ra khá phức tạp, họ thậm chí có thể có những tiền đề tự nhiên và tiền đề xã hội giống nhau thì con người xã hội mà họ đạt được cũng không phải là đồng nhất.
Theo nghiên cứu của nhà di truyền học Xô Viết V.Efroimson về tình trạng phạm trọng tội của những cặp song sinh thì tỉ lệ những cặp song sinh cùng trứng cùng phạm tội là 63%, trong khi tỉ lệ này ở những cặp song sinh khác trứng là 25%. Nếu hiểu theo nghiên cứu này thì rõ ràng các tiền đề tự nhiên cũng có tác động tới quá trình xã hội hoá, và nếu số liệu này có thể tin tưởng được câu hỏi được đặt ra là tiền đề tự nhiên tác động tới quá trình xã hội hoá như thế nào?
Một số lí thuyết về ảnh hưởng của tiền đề tự nhiên tới sự hình thành con người xã hội đã được đề cập đến. Một trong các lí thuyết đó là lý thuyết về cơ thể học. Thế kỉ XIX, Casave Lombroso đã chỉ nhận định rằng hình thể con người và tính cách của họ có mối quan hệ với nhau. Đầu thế kỉ XX, William Seldon cho rằng: Người lực lưỡng dễ phạm tội, người béo tròn ít hành vi tội phạm, và người yếu ít gần với xu hướng phạm tội.
Một lí thuyết khác đề cập đến tác động của tiền đề tự nhiên tới việc hình thành con người xã hội là lý thuyết nhiễm sắc thể. Theo đó, nhưững người mang nhiễm sắc thể không bình thường (XYY hay XXY) dễ phát sinh hành vi tội phạm. Mặc dù lí thuyết này có nhiều điểm rất đáng lưu ý bởi sự chứng minh về mặt y học, tuy nhiên vẫn chưa đủ chứng cứ thuyết phục. Ngoài ra, tỷ lệ những người có sự dị biệt về nhiễm sắc thể như vậy là không nhiều, chỉ mang tính cá biệt. Bên cạnh đó, chúng ta thấy có tồn tại lí thuyết phân tâm học. Theo lí thuyết này, cấu trúc nhân cách của con người có ba bộ phận: cái ấy, cái siêu tôi và cái tôi. Khi con người không chế ngự được bản năng thì phạm tội.
Một lí thuyết rất đáng đượcchú ý khác là lí thuyết về di truyền của các nhà di truyền học Nga:
Gen Protein(enzyme) tính cách
Môi trường xung quanh
Lí thuyết này có sự trung hoà giữa tiền đề tự nhiên và tiền đề xã hội khi tác động tới quá trình xã hội hoá. Song xét cho cùng, sự phân loại giữa tiền đề tự nhưiên và tiền đề xã hội cũng gặp khó khăn hơn việc phân loại giữa yếu tố sinh học và yếu tố xã hội. Nếu coi tiền đề tự nhiên là tính di truyền thì đặc tính sinh học của con người là sự kết hợp giữa yếu tố di truyền và môi trường