Một dự án đầu tư có thể gặp rất nhiều rủi ro khác nhau. Việc thực hiện dự án có thể gặp rất nhều vấn đề như:
- Thời gian thực hiện dự án lâu hơn dự kiến(do chậm giải phóng mặt bằng, do không huy động đủ vốn, do mua thiết bị không đúng chủng loại, tiến độ đấu thầu bị kéo dài.)
- Xảy ra khó khăn không lường trước(vd: dịch SARS bùng nổ làm lượng khách du lịch đến Việt Nam giảm đáng kể )
- Xảy ra các sự kiện bất ngờ (vd:Một trận hỏa hoạn đã xảy ra và làm cháy một thiết bị khó kiếm. Do đó tất cả các hoạt động của dự án liên quan đến thiết bị này đều phải hủy bỏ)
- Xảy ra những biến động ngắn hạn và áp lực cạnh tranh sẽ gây sáo trộn hoạt động chung (vd: Dự án sản xuất quần áo thời trang đang chuẩn bị tung ra một mẫu quần áo mới cho giới thanh thiếu niên. Đột nhiên có một ngôi sao bóng đá đến du lịch tại Việt Nam và vì thế làm cho nổi lên phong trào mặc quần áo có in hình ngôi sao này. Điều này làm ảnh hưởng đến kế hoạch giới thiệu sản phẩm của dự án)
Vì vậy mà ta cần có nhiều biện pháp để lựa chọn dự án trong rủi ro. Trong thực tế giá trị kỳ vọng không phải là phương pháp duy nhất được sử dụng để đưa ra quyết định đầu tư trong điều kiện rủi ro. Các nhà đầu tư còn có thể dựa trên nhiều tiêu thức khác nhau để căn cứ lựa chọn phương án đầu tư.
8 trang |
Chia sẻ: maiphuong | Lượt xem: 2053 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Tiêu chí lựa chọn dự án trong rủi ro và quy trình quản trị rủi ro 4 bước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN
KHOA KINH TẾ - KẾ TOÁN
ĐỀ TÀI:
Lựa chọn dự án trong rủi ro theo tiêu chí gì? Quy trình quản trị rủi ro 4 bước. Phân tích bằng ví dụ minh họa
Giáo viên :
Đào Quyết Thắng
Nhóm thực hiện:
Nhóm 5
Lớp
Kinh Tế- Kế Hoạch-Đầu Tư K31
Quy Nhơn, tháng 10 năm 2011
I- Tiêu chí lựa chọn dự án trong rủi ro
Một dự án đầu tư có thể gặp rất nhiều rủi ro khác nhau. Việc thực hiện dự án có thể gặp rất nhều vấn đề như:
Thời gian thực hiện dự án lâu hơn dự kiến(do chậm giải phóng mặt bằng, do không huy động đủ vốn, do mua thiết bị không đúng chủng loại, tiến độ đấu thầu bị kéo dài...)
Xảy ra khó khăn không lường trước(vd: dịch SARS bùng nổ làm lượng khách du lịch đến Việt Nam giảm đáng kể )
Xảy ra các sự kiện bất ngờ (vd:Một trận hỏa hoạn đã xảy ra và làm cháy một thiết bị khó kiếm. Do đó tất cả các hoạt động của dự án liên quan đến thiết bị này đều phải hủy bỏ)
Xảy ra những biến động ngắn hạn và áp lực cạnh tranh sẽ gây sáo trộn hoạt động chung (vd: Dự án sản xuất quần áo thời trang đang chuẩn bị tung ra một mẫu quần áo mới cho giới thanh thiếu niên. Đột nhiên có một ngôi sao bóng đá đến du lịch tại Việt Nam và vì thế làm cho nổi lên phong trào mặc quần áo có in hình ngôi sao này. Điều này làm ảnh hưởng đến kế hoạch giới thiệu sản phẩm của dự án)
Vì vậy mà ta cần có nhiều biện pháp để lựa chọn dự án trong rủi ro. Trong thực tế giá trị kỳ vọng không phải là phương pháp duy nhất được sử dụng để đưa ra quyết định đầu tư trong điều kiện rủi ro. Các nhà đầu tư còn có thể dựa trên nhiều tiêu thức khác nhau để căn cứ lựa chọn phương án đầu tư.
(Dựa vào mục tiêu của nhà đầu tư:
Nếu dự án có tính chất an sinh xã hội thì căn cứ vào tính chất của rủi ro mà nhà đầu tư quyết định có nên thực hiện hay không
Ví dụ:
Nhà nước muốn đầu tư để xây dựng bệnh viện cho khu vực vùng sâu vùng xa, nhưng theo dự kiến là sẽ thu hồi vốn trong 10 năm nhưng do người dân khu vực này quá nghèo làm cho khả năng thu hồi vốn kéo dài .... nhưng với mục đích an sinh xã hội thì nhà đầu tư vẫn làm.
( Ngoài ra, nó còn phụ thuộc vào mức độ cân nhắc rủi ro của dự án.
Ví dụ:
Khi đầu tư vào sản phẩm A nhưng nguồn nguyên liêu cho việc sản xuất sản phẩm A không được dồi dào, nguồn cung cấp không được đầy đủ nhưng đối với sản phẩm B thì lại rất thuận lợi cho việc thu mua nguyên vật liệu. Vì vậy để san sẻ bớt gánh nặng về rủi ro nhà đầu tư sẽ quyết định đầu tư vào sản phẩm B
( Như vậy ta có các tiêu chuẩn chính để đưa ra các quyết định đầu tư ( lựa chọn dự án trong rủi ro ) như sau:
Maximax ( Tối đa hóa tối đa )
Maximin ( Tối đa hóa tối thiểu )
Maximum (Tối đa hóa khả năng lớn)
Maximax regret (Tối thiểu hóa thua thiệt)
Xét ví dụ như sau:
Một doanh nghiệp đang cân nhắc phương án trang bị dây chuyền công nghệ, có 3 phương án:
Phương án A1: Không tự động hóa.
Phương án A2: Tự động hóa 1 phần.
Phương án A3: Tự động hóa toàn phần.
Lợi nhuận của từng phương án phụ thuộc vào trạng thái nhu cầu của thị trường là thấp, trung bình hay cao. Và được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 1:
Xác suất mức tự động hóa
Trạng thái – Mức độ về nhu cầu
A1: Không tự động hóa
0
10
40
A2: Tự động hóa 1 phần
- 20
60
100
A3: Tự động hóa toàn phần
- 90
80
240
Bảng 2:
Xác suất mức tự động hóa
Trạng thái – Mức độ về nhu cầu
A1: Không tự động hóa
0
70
200
A2: Tự động hóa 1 phần
20
20
140
A3: Tự động hóa toàn phần
90
0
0
- Maximax - (Tối đa hóa tối đa ): Thường được sử dụng trong trường hợp nhà đầu tư là người ưa thích sự mạo hiểm, khi sử dụng tiêu chuẩn này thì nhà đầu tư chỉ nhìn vào những kết quả tốt nhất của các phương án và từ dó họ sẽ đưa ra quyết định là chọn
Tiêu thức này được áp dụng đối với nhà đầu tư chấp nhận rủi ro với bất kì giá nào để đạt được lợi nhuận lớn nhất.
Từ ví dụ trên ta có:
Max(A1) = 40
Max Max(A2) = 100 = 240
Max(A3) = 240
( chọn A3
- Maximin - (Tối đa hóa tối thiểu): Trong trường hợp này nhà đầu tư chỉ căn cứ vào các kết quả tồi của các phương án và từ đó chọn phương án nào mà có kết quả ít tồi nhất. trường hợp này rất cần đến sự thận trọng và phải né tránh mọi tai họa có thể xảy ra. Nhà đầu tư phải lường trước được mọi khả năng tồi tệ nhất.
Tiêu thức này được áp dụng đối với nhà đầu tư thận trọng.
Từ ví dụ trên ta có:
Min(A1) = 0
Max Min(A2) = - 20 = 0
Min(A3) = - 90
( chọn A1
- Maximum - (Tối đa hóa khả năng lớn): Đây là trường hợp nhà đầu tư dự đoán khả năng nào xảy ra nhiều nhất và quyết định chọn phương án nào mà nó đem lại kết quả tốt nhất khi mà khả năng đó xảy ra.
Từ ví dụ trên ta có:
Bước 1: xác định likelihood
= 0.4
Max = 0.5 = 0.5
= 0.1
( chọn
Bước 2:
(A1) = 10
Max (A2) = 60 =80 ( chọn A3
(A3) = 80
- Maximax regret - (Tối thiểu hóa thua thiệt): Đây là trường hợp mà nhà đầu tư muốn chọn một phương án mà khi thua thiệt xảy ra nó ít mang lại rủi ro nhất nó được xác định theo chi phí cơ hội mà nhà đầu tư đã bỏ ra.
Từ ví dụ trên ta có:
Max( OLA1) = 200
Min Max( OLA2) = 140 = 90 ( chọn A3
Max(OLA3) = 90
II- Quy trình quản trị rủi ro 4 bước
Quy trình quản trị rủi ro 4 bước bao gồm :
Bước 1 : Nhận diện rủi ro
Nhận diện rủi ro là việc xác định các đe dọa hoặc các cơ hội có thể xảy ra trong suốt thời gian hoạt động của dự án đi kèm với sự bất định của chúng
Có thể nhận diện rủi ro bằng nhiều cách khác nhau nhưng những cách nào có thể xác định nhanh và hiệu quả thì cần sử dụng
Công việc đầu tiên cần tính đến khi nhận diện rủi ro là xác định các lĩnh vực của dự án có thể xảy ra rủi ro
Phạm vi
Các công việc (nhiệm vụ) của dự án
Sử dụng cơ cấu phân tách công việc (WBS)
Thời gian
Thời gian của dự án và khoảng thời gian của từng công việc
Tổ chức:
Khả năng quan hệ với tổ chức của các bên liên quan
Các nguồn lực
Chất lượng, số lượng và mức độ sẵn có của các nguồn lực
Các kỹ năng của người lao động
Chi phí
Chi phí cho duy tu, bảo dưỡng, bảo hành, lạm phát…
Kỳ vọng của khách hàng
Nhu cầu và mong muốn của khách hàng
Số lượng, công dụng sản phẩm, kích cỡ sản phẩm
Việc nhận diện rủi ro có nhiều người tham gia và vì vậy các kỹ thuật phân tích nhóm cần được sử dụng:
kĩ thuật tập kích não
kĩ thuật Delphi
kĩ thuật nhóm định danh
lược đò Ishikawa
phỏng vấn chuyên gia
Bước 2 : Định lượng rủi ro
Là quá trình đánh giá rủi ro như những đe dọa và cơ hội tiềm năng. Chúng thường quan tâm đến 2 tiêu chí đặc trưng là xác suất xảy ra rủi ro và tác động của rủi ro.
Xác suất rủi ro
Cho chúng ta biết rủi ro có xảy ra hay không ?
Tác động rủi ro
Khi xảy ra có lớn hay không ? Lớn bao nhiêu ? Tác động tích cực hay tiêu cực ? Và đưa ra các quyết định phù hợp
Bước 3 : Xử lý rủi ro
Xử lý rủi ro là quá trình làm một việc gì đó với rủi ro.
Việc xử lý rủi ro bao gồm:
Bỏ qua rủi ro, đẻ mặc rủi ro xảy ra
Theo dõi từng loại rủi ro trong quá trình dự án hoạt động
Làm gì đó trước khi rủi ro xảy ra
Bước 4 : Kiểm soát rủi ro
Là quá trình kiểm soát các rủi ro.
- Theo dõi các rủi ro đã xảy ra, có thể mới xảy ra, có thể sẽ xảy ra
- Cố gắng làm thay đổi xác suất và tác động của các rủi ro này
- Xây dựng một hệ thống báo cáo các rủi ro đã gặp phải.
III- Ví dụ minh họa
Ví dụ minh họa quản lý rủi ro và cho dự án tuyến đường sắt đô thị thí điểm TP. Hà Nội
Bước 1: Nhận dạng rủi ro.
Dự án có thể có một số dạng rủi ro sau :
- rủi ro vượt quá vốn đầu tư cho phép
- rủi ro chậm trễ tiến độ công việc
- các rủi ro về môi trường
- rủi ro về các vụ sập lở hầm tai tiếng lớn, và các thảm họa khác (khả năng xảy ra các tai nạn quy mô lớn trong quá tŕnh làm hầm)
- rủi ro về thiệt hại đối với một loạt các bên thứ ba về người và tài sản trong các khu đô thị (một mối lo ngại đặc biệt với các ṭa nhà được phân loại di sản)
- rủi ro của việc công chúng phản đối, gây bởi các vấn đề xuất phát từ các dự án hầm
Bước 2: Ước tính, định lượng rủi ro.
Ta gọi xác suất xảy ra w và lượng thiệt hại D. Về đánh giá định lượng, tích số của hai yếu tố này sẽ cho ta rủi ro: R = w x D. Một rủi ro ban đầu có thể được giảm đi bằng cách làm giảm xác suất xảy ra và giảm tác động của nó.
Bước 3: Xử lý rủi ro.
Một số biện pháp phòng ngừa các dạng rủi ro của dự án trên như sau :
- rủi ro vượt quá vốn đầu tư cho phép : ta tiến hành kiểm tra hợp đồng giá ( một giá hoặc điều kiện phát sinh tăng giá ) để tìm ra nguyên nhân làm vượt tổng mức vốn đầu tư, nếu xét thấy cần thiết có thể bổ sung vốn hoặc loại bỏ yếu tố làm phát sinh giá đó.
- rủi ro chậm trễ tiến độ công việc : ta tiến hành đấu thấu, chọn thầu, hoặc bảo lãnh thực hiện hợp đồng. Nghĩa là có thể lựa chọn được nhà thầu đủ năng lực và đảm bảo tiến độ thi công của công trình diễn ra đúng theo như đã cam kết.
- các rủi ro về môi trường, rủi ro về các vụ sập lở hầm tai tiếng lớn, và các thảm họa khác (khả năng xảy ra các tai nạn quy mô lớn trong quá tŕnh làm hầm), rủi ro về thiệt hại đối với một loạt các bên thứ ba về người và tài sản trong các khu đô thị (một mối lo ngại đặc biệt với các ṭa nhà được phân loại di sản), rủi ro của việc công chúng phản đối, gây bởi các vấn đề xuất phát từ các dự án hầm : ta có thể dùng biện pháp mua bảo hiểm đầu tư, bảo hiểm xây dựng hoặc bảo hiểm tài sản và kinh doanh. Với các biện pháp trên ta có thể dùng bảo hiểm để đền bù thiệt hại do dự án gây ra khi tiến hành thi công công trình…
Bước 4: Kiểm soát rủi ro.
Cần có một sự nghiên cứu xem xét toàn diện thấu đáo và mang tính liên ngành nhằm nhận được các phương án thi công hầm cơ giới TBM hấp dẫn và hiệu quả, nhằm mục tiêu tiết kiệm cả về thời gian và chi phí.
Các bên liên quan phải có hiểu biết về các cách tiếp cận đúng đắn để ứng dụng hiệu quả công nghệ làm hầm cơ giới cho dự án hầm này.
Phương án TBM phải chứng tỏ được là khả thi cả dưới góc độ vận hành lẫn kỹ thuật, chấp nhận được về mặt môi trường và đáng giá để đầu tư.