Đề tài Tiểu thuyết Nổi buồn chiến tranh của Bảo Ninh

Theo “Từ điển văn học” (Bộ mới), Đỗ Đức Hiểu, Nguyễn Huệ Chi, Phùng Văn Tửu, Trần Hữu Tá (chủ biên): Kết cấu là thuật ngữ chỉ sự sắp xếp phân bố các thành phần hình thức nghệ thuật – tức là sự cấu tạo tác phẩm, tùy theo nội dung và thể tài. Một tác phẩm có kết cấu tốt sẽ tạo nên tính toàn vẹn của tác phẩm văn học như là một hiện tượng thẩm mỹ. Tiểu thuyết Việt Nam đương đại thường đa dạng và linh hoạt về kết cấu nghệ thuật, trong đó đáng chú ý là kiểu kết cấu mở, mở đầu và kết thúc có vai trò rất vai trọng. Kết cấu theo kiểu kết thúc mở là biểu hiện của tư duy văn học hiện đại vì cuộc sống biến đổi hông ngừng. Nét mới trong kết cấu nghệ thuật là kết cấu theo dòng ý thức. Kết cấu này khác với kiểu kết cấu theo chủ đề trong tiểu thuyết truyền thống thường hoàn chỉnh với các tình tiết diễn biến logic, các nhân vật tương đối có tính cách vào bao giờ cũng có chủ đề nhất định. Tiểu thuyết “Nổi buồn chiến tranh” của Bảo Ninh được kết cấu theo dòng ý thức nên thú vị, hấp dẫn mặc dù không có cốt truyện rõ rệt. Vậy biểu hiện của kết cấu này như thế nào trong tác phẩm ?. Tác phẩm được dệt nên bằng hàng loạt những giấc mơ, ký ức đứt nối, hỗn loạn nhưng lại thống nhất trong một dòng chảy: Dòng ý thức của nhân vật Kiên. Hiện thực chiến tranh qua dòng ý thức của nhân vật, hiện lên đầy vẻ tử khí: “Kiên lặng đi nhớ lại Đêm nay hồn ai gọi hồn ai. Tiếng hú cất lên từ đâu đó trong rừng thẳm, âm u truyền dọc theo những gờ núi lạnh lẽo của truông Gọi Hồn. Cô đơn. Lạc lõng”. Chiến tranh hiện lên với những gam màu chói, gắt: Lửa, máu, tiếng gầm rú của xe tăng, của đại liên khạc đạn. Thích hợp với những giấc mơ, hồi ức dữ dội ấy là bóng đêm, không gian màu xám, cảnh tượng nhòe mờ hư ảo, những tiếng gọi hồn. Có hai tiếng gọi trong ký ức của Kiên: tiếng gọi âm u của những âm hồn, của cái chết, của lửa đạn và tiếng gọi tha thiết của tình yêu. Hai tiếng gọi ấy đẩy Kiên vào một đời sống mộng du, trầm uất, khó lòng hòa nhập với đời sống hậu chiến.

doc8 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 4692 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Tiểu thuyết Nổi buồn chiến tranh của Bảo Ninh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
3. Kết cấu của tác phẩm. Theo “Từ điển văn học” (Bộ mới), Đỗ Đức Hiểu, Nguyễn Huệ Chi, Phùng Văn Tửu, Trần Hữu Tá (chủ biên): Kết cấu là thuật ngữ chỉ sự sắp xếp phân bố các thành phần hình thức nghệ thuật – tức là sự cấu tạo tác phẩm, tùy theo nội dung và thể tài. Một tác phẩm có kết cấu tốt sẽ tạo nên tính toàn vẹn của tác phẩm văn học như là một hiện tượng thẩm mỹ. Tiểu thuyết Việt Nam đương đại thường đa dạng và linh hoạt về kết cấu nghệ thuật, trong đó đáng chú ý là kiểu kết cấu mở, mở đầu và kết thúc có vai trò rất vai trọng. Kết cấu theo kiểu kết thúc mở là biểu hiện của tư duy văn học hiện đại vì cuộc sống biến đổi hông ngừng. Nét mới trong kết cấu nghệ thuật là kết cấu theo dòng ý thức. Kết cấu này khác với kiểu kết cấu theo chủ đề trong tiểu thuyết truyền thống thường hoàn chỉnh với các tình tiết diễn biến logic, các nhân vật tương đối có tính cách vào bao giờ cũng có chủ đề nhất định. Tiểu thuyết “Nổi buồn chiến tranh” của Bảo Ninh được kết cấu theo dòng ý thức nên thú vị, hấp dẫn mặc dù không có cốt truyện rõ rệt. Vậy biểu hiện của kết cấu này như thế nào trong tác phẩm ?. Tác phẩm được dệt nên bằng hàng loạt những giấc mơ, ký ức đứt nối, hỗn loạn nhưng lại thống nhất trong một dòng chảy: Dòng ý thức của nhân vật Kiên. Hiện thực chiến tranh qua dòng ý thức của nhân vật, hiện lên đầy vẻ tử khí: “Kiên lặng đi nhớ lại …Đêm nay hồn ai gọi hồn ai. Tiếng hú cất lên từ đâu đó trong rừng thẳm, âm u truyền dọc theo những gờ núi lạnh lẽo của truông Gọi Hồn. Cô đơn. Lạc lõng”. Chiến tranh hiện lên với những gam màu chói, gắt: Lửa, máu, tiếng gầm rú của xe tăng, của đại liên khạc đạn. Thích hợp với những giấc mơ, hồi ức dữ dội ấy là bóng đêm, không gian màu xám, cảnh tượng nhòe mờ hư ảo, những tiếng gọi hồn. Có hai tiếng gọi trong ký ức của Kiên: tiếng gọi âm u của những âm hồn, của cái chết, của lửa đạn và tiếng gọi tha thiết của tình yêu. Hai tiếng gọi ấy đẩy Kiên vào một đời sống mộng du, trầm uất, khó lòng hòa nhập với đời sống hậu chiến. Bảo Ninh không phản ánh, không sao chép mà là sáng tạo ra hiện thực về cuộc chiến tranh: Đó là hiện thực tâm linh, một thế giới tâm lý đầy những dằn vặt, ẩn ức. Với lối viết sáng tạo này, những vùng mờ của vô thức, tiềm thức được khai lộ trước mắt người đọc. Trong ý thức của nhân vật, cùng lúc xuất hiện nhiều loại ký ức, có sự chen lấn của nhiều tiếng nói, xuất hiện nhiều bức tranh. Người ta gọi đó là thời gian đồng hiện. Cách dựng truyện của Bảo Ninh nhìn qua tưởng như đứt nối nhưng lại hoàn toàn phù hợp với sự luân chuyển ý thức của nhân vật chính. Người đọc lắm khi không phân biệt được mình đang đọc tiểu thuyết hay là những mảnh vỡ tâm trạng của nhân vật cuốn mình vào đó, đó là do tự sự theo dòng ý thức. Ngôn ngữ tự sự vừa giàu chất thơ như qúa khứ hiện về trong hư ảo: “Ôi, cái ngày tháng tư nóng hổi, nồng nàn. Những lần ôm xiết ngắn ngủi chuyếnh choáng trong làn nước màu lục nhạt. Những sợi trong lập lờ. Tiếng cá quẫy đuôi. Và khuôn mặt trắng mịn của Phương nhòa trong nước, những chùm bong bóng thở, mái tóc ướt nặng, bờ vai, đôi chân dài, thân thiết tuyệt mỹ đến đau nhói trong lòng … tiếng đồng ca từ sân trường vang ra hồ. Kệ ! Phương la lên, tiếng lanh lảnh, ánh tà buông, màu hồng đậm. Hai đứa bơi sống đôi, mỗi lúc một xa bờ … Khúc sông đời thanh lặng, êm ả cuối cùng nhanh chóng trôi xa. Bắt đầu dằng dặc chặng sông dài rực lửa. Bao nhiêu năm trời. Một cuộc chiến tranh.”. Đó là một đoạn trong vô vàn những độc thoại của nhân vật theo kỹ thuật tự sự dòng ý thức. 4. Thế giới nhân vật – biểu tượng và ý nghĩa. Trong văn xuôi nhân vật chiếm vị trí quan trọng hàng đầu, “nhân vật là then chốt của cốt truyện, giữ vị trí trung tâm trong việc thể hiện đề tài, chủ đề và tư tưởng tác phẩm” (Từ điển Thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục, 1992). Nhân vật có thể có tính chất tự trị theo logic nột tại của nó và cũng có thể là “cái bóng của nhà văn” tùy theo quan niệm nghệ thuật, tài năng của người sáng tác. Nhân vật mang rất rõ dấu ấn của thi pháp thời đại. Trong “Nổi buồn chiến tranh” của Bảo Ninh, có ba tuyến nhân vật chạy song song trong cuộc đời của Kiên: Những người phụ nữ, những người đồng đội và những người thân, đa phần trong số họ hiện diện qua ký ức, không tiểu sử, thậm chí có những nhân vật chỉ là những tiếng nói vang vọng trong lương tâm Kiên. 4.1. Những người phụ nữ. Đó là những phụ nữ đã đi qua cuộc đời Kiên. Họ là hiện thân của tình yêu – đối âm của chiến tranh. Nếu như chiến tranh đánh thức trong Kiên phần tàn bạo, biến anh thành một cỗ máy, “âm thầm và mệt mỏi” nghĩa là vô cảm – của sự giết chóc thì những người phụ nữ từ Hạnh cho đến Phương , người nữ y tá trong Điều trị 8, Lan Đồi Mơ, Hiền … lại đánh thức trong anh tình yêu, một tình yêu mà cho đến tận cuối cuộc đời anh, vĩnh viễn không trọn vẹn. Người phụ nữ là ánh sáng cứu rỗi cuộc đời Kiên, trong những lúc tuyệt vọng họ là nơi trú ẩn của cuộc đời anh, nuôi dưỡng cảm hứng sáng tạo trong anh. Nổi bật nhất trong tác phẩm là Phương, người phụ nữ đã đánh thức tình yêu trong Kiên thời tuổi trẻ, là nguồn sức mạnh chập chờn trong quãng đời chiến trận của anh. Phương là tượng trưng cho cái đẹp, đối lập với chiến tranh. Cuộc đời của Phương, sắc đẹp của Phương, tâm hồn Phương là những huyền thoại không dứt, mênh mông và huyền ảo “vĩnh viễn ở ngoài thời gian, vĩnh viễn trong trắng”. Phương là người con gái “lạc thời và lạc loài”, có lẽ cô yêu cha của Kiên hơn yêu Kiên vì cha Kiên là một họa sĩ cũng lạc loài như Phương. Cha Kiên và Phương oán thù bạo lực, còn Kiên thì “say mê cuộc chiến đến đứng ngồi không yên”. Chiến tranh đã hủy diệt con người Phương, làm cho một con người ham sống và quyết liệt như cô giờ không dám coi cái gì là thiêng liêng nữa. 4.2. Những người đồng đội: Trong tâm tưởng của Kiên, ký ức về những người đồng đội luôn gắn với cái chết, hoặc họ là người gây ra cái chết. Ký ức của Kiên vẫn còn nguyên vẹn trận đánh kinh hoàng, tàn bạo mùa khô năm 1969 trên địa bàn B3, tiểu doàn 27 của anh bị bao vây rồi bị tiêu diệt hoàn toàn phiên hiệu. Bom napan đổ lửa luyện ngục xuống những cánh rừng. Các đại đội đã tan tác cố co cụm, lại bị đánh tan tác. Tất cả bị tróc khỏi công sự, rùng rùng chạy trong lưới đạn dày dặc, chết dúi ngã dụi vào biển lửa. Một cảnh tượng khủng khiếp: “Trên dầu trực thăng rà rạp các ngọn cây và gần như thúc họng đại tiên vào gáy từng người một mà bắn. Máu tung xối, chảy tóe, ồng ộc, nhoe nhoét”. Cái chết phản ánh hai mặt bản chất của chiến tranh. Một mặt nó gắn liền với bạo lực hủy diệt con người, chà đạp nhân tính; mặt khác cái chết của đồng đọi phản ánh một phương diện khác của chiến tranh: Cái đẹp của tình người, điều đó đúc kết trong một chân lý thật đơn giản: “Những người xứng đáng hơn ai hết quyền được sống trên cõi đời này nhưng đã lẳng lặng chấp nhận quy luật đơn giản của chiến tranh: Mình chết thì bạn mình sống !”. Tiếng nói, kỷ niệm và những hồi ức của những đồng đội vọng vào tâm tư Kiên, chiếu rọi vào hiện thực tàn bạo của chiến tranh, làm phát lộ những nỗi đau đích thực của con người trong chiến tranh và làm ngời sáng vẻ đẹp của tình người trong chiến tranh. 4.3. Những người thân: Đó là những người như cha, mẹ, dượng của Kiên. Cha và dượng của Kiên thuộc vè cùng một kiểu nhân vật. Họ nổi bật ở sự yếu đuối và lạc loài, là hình ảnh cuối cùng buồn bã của một lớp người đã qua, không thể hòa nhập vào cuộc sống hiện tại. Họ là hiện thân của nghệ thuật, những “nhà thơ thời tiền chiến” (dượng của Kiên) và những họa sĩ thời “mỹ thuật Đông Dương”. Mà nghệ thuật, cái đẹp thì không thể dung nạp chiến tranh. Điều đó thể hiện ở lời tiễn biệt buồn bã như là trăng trối của dượng Kiên trước ngày anh ra trận trong ngôi nhà nhỏ bên Sông Hồng, là nghi thức đốt toàn bộ những bức tranh mà mình đã sáng tạo của cha Kiên trước lúc ông từ giã cõi đời. Việc đốt tranh của người nghệ sĩ như là một dự cảm, một tiên nghiệm về tương lai: Chiến tranh sẽ hủy diệt cái đẹp, cái đẹp không thể tồn tại cùng chiến tranh. Tình cảm của cha Kiên đối với Phương cũng nằm trong ý nghĩa đó. Đó là sự chiêm ngưỡng cái đẹp của một họa sĩ và sự lo âu trước tương lai của cái đẹp khi chiến tranh đến: “Ngọn lửa thiêu các bức tranh, thiêu đốt cha và luôn cả đời em”. Về sau, đi qua chiến tranh với những kỷ niệm đau xót, Kiên cũng trải qua những vật vã trong sáng tác và đau đớn trong cuộc đời hiện tại như cha mình. Anh cũng thiêu hủy bản thảo của mình như cha anh đốt tranh ngày xưa. Hành động của Kiên có ý nghĩa hai mặt. Một là, hoàn thành cuốn tiểu thuyết là hoàn thành một thiên chức, thiên chức này nói thay lời trăng trối của những đồng đội đã khuất. Đó là thời điểm mà anh nhận thức được trọn vẹn nhất chân lý của cuộc đời cũng như những năm tháng trận mạc. Và khi đã nhận ra chân lý đau đớn đó, Kiên mới thoát khỏi gánh nặng của những ám ảnh chiến tranh. Hai là, hành vi đốt bản thảo, từ bỏ căn phòng và khu phố nhiều kỷ niệm như là một sự giải thoát trong một sự giác ngộ thiêng liêng. 5. Thay lời kết luận: Nhận thức về số phận con người gắn liền với hạnh phúc và đau khổ, dường như đó là tất cả những gì thực sự ý nghĩa trong cuộc đời con người. Văn học quan tâm đến hạnh phúc cũng như nỗi buồn của cá nhân con người là góp phần nâng cao giá trị của con người, bồi dưỡng nhân cách và hoàn thiện con người hơn. Bảo Ninh viết về “Nổi buồn chiến tranh”, “Nổi buồn tình yêu”, về một thời đã qua không bao giờ trở lại. Đọc tác phẩm này chúng ta hiểu con người đau khổ, trăn trở, nhận thức như thế nào về qúa khứ, về chiến tranh, về những gì được mất trong cuộc đời. Đó là một bước tiến trên con đường hiện đại hóa tiểu thuyết Việt Nam – con đường đi tới diễn tả số phận tinh thần của con người, tăng thêm chiều sâu tư tưởng, nâng cao vai trò của chủ quan nhà văn trong sáng tạo nghệ thuật. “Nổi buồn chiến tranh” đã làm cho bức chân dung về con người trong văn học những năm gần đây đầy đủ hơn bằng sự diễn tả qúa trình tự ý thức của con người về lịch sử, về số phận bằng việc thêm vào đó nỗi đau tinh thần, khát khao đến vô vọng về hạnh phúc và sự day dứt, trăn trở không nguôi về qúa khứ. Vả lại, bản chất của văn chương là nỗi đau đời, là sự nuối tiếc không nguôi về thời gian, về thân phận, về những gì không lặp lại. Trong ý nghĩa đó, cùng với cách viết văn tỉnh táo, giàu chất suy nghĩ, say đắm chất trữ tình, tiểu thuyết“Nổi buồn chiến tranh” của Bảo Ninh xứng đáng là “thành tựu rực rỡ nhất của văn học thời đổi mới” ( Nguyên Ngọc), chắc chắn sẽ còn mãi với thời gian./ . Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh là một tác phẩm có số phận đặc biệt. Xuất bản lần đầu tiên năm 1990 với tiêu đề do các biên tập viên nhà xuất bản Hội nhà văn lựa chọn – Thân phận của tình yêu - chỉ một năm sau đó, cuốn sách đầu tay của nhà văn cựu chiến binh thuộc những thế hệ sinh viên đầu của Trường viết văn Nguyễn Du được tái bản với tiêu đề của chính tác giả - Nỗi buồn chiến tranh. Cũng trong năm đó, cuốn sách được giải thưởng của Hội nhà văn, một trong những giải thưởng văn chương quan trọng nhất ở Việt Nam. Khác với những tiểu thuyết khác cùng được trao giải trong năm này (Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường vàBến không chồng của Dương Hướng), sự lựa chọn của Hội đồng xét giải dành cho tác phẩm của Bảo Ninh đã khiến cho trường hợp Nỗi buồn chiến tranh trở thành một trong những lựa chọn bị tranh cãi nhiều nhất trong số các giải thưởng văn chương của tổ chức văn học này cho đến hôm nay. Tính phức tạp của những đánh giá về tác phẩm thể hiện ngay từ cuộc tọa đàm về cuốn tiểu thuyết do Hội Nhà văn và Tuần báo Văn nghệ tổ chức trong năm 1991 và một loạt các bài viết sau cuộc tọa đàm. Bên cạnh những ý kiến đánh giá cao tác phẩm về nội dung và đặc biệt hình thức nghệ thuật (của Đỗ Đức Hiểu, Nguyên Ngọc, Trần Đình Sử…), có không ít nhà phê bình coi cuốn sách của Bảo Ninh là “điên loạn”, “rối bời”, “lố bịch hóa hiện thực”, “bôi nhọ quân đội” (bài viết của Đỗ Văn Khang trên tuần báo Văn nghệ số 43, ra ngày 26/10/1991). Và sau đó là sự im lặng và lãng quên. Cuốn sách hầu như vắng bóng trong các công trình, các tác phẩm phê bình và các chuyên luận về văn học Việt Nam thời kỳ Đổi mới. Trong khi đó, ngay sau khi dành được giải thưởng ở Việt Nam, cuốn tiểu thuyết của Bảo Ninh được dịch và giới thiệu ở nhiều nước trên thế giới và xuất phát từ nhiều mục đích cũng như hệ giá trị khác nhau, được đánh giá một cách nồng nhiệt.  Tờ Independent, một trong những nhật báo có uy tín của nước Anh đã nhận xét về cuốn tiểu thuyết của Bảo Ninh : “Vượt ra ngoài sức tuởng tượng của người Mỹ, Nỗi buồn chiến tranh đi ra từ chiến tranh Việt Nam đã đứng ngang hàng với cuốn tiểu thuyết chiến tranh vĩ đại của thế kỷ, Mặt trận phía Tây vẫn yên tĩnh của Erich Maria Remarque(…). Một cuốn sách viết về sự mất mát của tuổi trẻ, cái đẹp, một câu chuyện tình đau đớn…một thành quả lao động tuyệt đẹp”. Hơn mười năm sau lần xuất bản đầu tiên, năm 2003, cuốn sách của Bảo Ninh lại lặng lẽ được tái bản và xuất hiện trong đời sống văn học ở Việt Nam : với tiêu đềNỗi buồn chiến tranh (NXB Hội nhà văn, trong tuyển tập Tiểu thuyết Việt Nam thời kỳ Đổi mới - một sự thừa nhận ?) và Thân phận của tình yêu(NXB Phụ nữ). Lặng lẽ bởi ngoài các mục tin sách và thống kê doanh thu sách bán chạy của một vài tờ báo, cuốn sách hoàn toàn vắng bóng trong đời sống phê bình báo chí và đại học. Như vậy là gần mười lăm năm sau khi cuốn tiểu thuyết ra đời, những câu hỏi đặt ra từ chính tác phẩm dường như vẫn còn bị bỏ ngỏ. Là một cuốn tiểu thuyết về tình yêu bi thảm trong chiến tranh - vềThân phận của tình yêu- hay là một tiểu thuyết về Nỗi buồn chiến tranh - những suy nghiệm của một cá nhân, một nhân vật có vấn đề (un héros problematique – khái niệm của Lukacs) về thực tại lịch sử? Là một cách tân nghệ thuật dẫn tới một độ chênh với “tầm đón nhận” của công chúng và giới phê bình hay là một cuốn sách suy đồi về chiến tranh? Những câu hỏi vẫn còn đó và trong tất cả mọi trường hợp, sự im lặng hay lảng tránh không phải là một câu trả lời lý tưởng. H.G. Gadamer từng khẳng định : “Chúng ta chỉ thực sự hiểu một văn bản nếu chúng ta thực sự đã hiểu câu hỏi mà văn bản đó trả lời”. Trước một hiện tượng văn học phức tạp như Nỗi buồn chiến tranh, chúng tôi giả định một cách đọc của riêng mình, ngõ hầu có thể chạm được đến bản chất của tác phẩm, chạm đến “câu hỏi mà văn bản đó trả lời” cũng như những câu hỏi đặt ra từ chính tác phẩm. Sự bùng nổ của những trường phái phê bình trong thế kỷ XX, đặc biệt ở các nước phương Tây, mở ra cho người nghiên cứu muôn vàn những ngả đường dẫn đến tác phẩm văn học. Dẫu vậy, cũng chính sự bùng nổ đó cũng khẳng định một thực tế : không một phương pháp nào có đủ khả năng trả lời được đầy đủ các câu hỏi đặt ra từ văn bản. Trước thực tế đó, một mặt cách đọc của chúng tôi sẽ đi thẳng vào tháo dỡ cấu trúc hình thức và từ đó khôi phục lại trường ngữ nghĩa của văn bản tiểu thuyết. Đồng thời, xuất phát từ một lối “đọc sâu” (close reading) cấu trúc văn bản chúng tôi đề xuất một thao tác đọc liên văn bản (intertextualité) tiểu thuyết của Bảo Ninh trong hệ thống sáng tác của chính anh và trong đời sống văn chưong giai đoạn đầu thời kỳ Đổi mới, đặc biệt, trong sự đối chiếu với những cây bút tiêu biểu của văn học chiến tranh thập niên 80 (Nguyễn Trọng Oánh, Nguyễn Minh Châu…). Với một cách đọc như vậy, chúng tôi giả định có thể chạm đến tầng ngữ nghĩa thực sự ngõ hầu chạm đến những “câu hỏi còn bị treo lại” về một trong những tác phẩm phức tạp nhất của văn học Việt Nam thời kỳ Đổi mới mà phác hoạ ra được những thay đổi có tính quy luật của văn học viết về chiến tranh sau chiến tranh ở Việt Nam. Nguyễn Bình Phương là một trong số không nhiều nhà văn Việt Nam đương đại có một ý thức trong việc sáng tạo cấu trúc tiểu thuyết. Ở thời điểm bắt đầu thời kỳ Đổi mới, người ta đã gặp một ý thức như thế trong Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh. Thỉnh thoảng, chúng ta lại gặp lại nó trong một vài nhà văn xuất sắc: chẳng hạn như Nguyễn Xuân Khánh với Hồ Quý Ly. Tất nhiên, bất cứ một nhà văn nào cũng đều phải đứng trước việc phải làm chủ một mớ rối mù của những sự kiện, những biến cố. Anh ta phải chiến thắng nó tạo ra một lôgích vận động trong nó, vạch ra những tuyến cốt truyện này nọ, dấu đi một vài chi tiết hay nhân vật, treo lơ lửng một vài câu hỏi,… suy cho cùng là để duy trì một tò mò đến phút chót của người nghe chuyện. Nói một cách dễ dãi thì đó cũng có thể là một cấu trúc hay một bố cục[3]. Điều tôi muốn nhấn mạnh Không chỉ ở chiến trường mà còn ở hậu phương. Không chỉ trong chiến tranh mà còn cả thời hậu chiến. Những số phận khác nhau đó của con người là thể hiện những cái nhìn khác nhau về hiện thực chiến tranh, về quan niệm con người. Những tìm tòi, cách tân trong thể hiện, sự đổi mới về thi pháp, cảm hứng nhân đạo, cảm hứng bi kịch với cái nhìn tiểu thuyết đã đưa lại cho văn xuôi những dư ba mới. Một trong những tác phẩm thể hiện rõ nhất sự đổi mới này là Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh. Cuộc sống đã được tác giả đã nhìn từ dòng ý thức: bắt đầu từ việc một người lính sau chiến tranh trở lại địa bàn chiến đấu cũ của mình với nhiệm vụ đi qui tập hài cốt các liệt sĩ, kí ức về những năm tháng chiến tranh sống lại. Quá khứ, hiện tại đan xen, đứt nối theo cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật và tác giả. So với những sáng tác cùng thời cái nhìn của Bảo Ninh không còn là cái nhìn cận cảnh. Đây là cái nhìn sâu (vào kí ức của mình, vào những mặt khác nhau của quá khứ, những mặt còn ít được đề cập...), là cái nhìn xa ( từ những mất mát, vật vã mà nói lên khát vọng sống, khát vọng viết, khát vọng hòa bình). Đổi mới cái nhìn về chiến tranh đã đưa lại cho tác phẩm này sắc điệu mới. Nhiều trí thức và sinh viên các nước Anh, Mĩ khi quan tâm đến Việt Nam hầu như đều tìm đọc tác phẩm này(3).Việc tạo ra được hiệu ứng ở độc giả ngay từ khi mới ra đời có thể ghi nhận như một thành công của bảo Ninh vì rằng " không phải mọi khả năng của phương tiện nghệ thuật đều có thể phát huy được trong bất kì tay ai , thậm chí nó có thể phản lại điều mà ta tưởng là đã tiềm tàng trong nó: khả năng tái hiện ý nghĩ trong toàn bộ chuỗi dây liên tưởng, trong sự tổng hợp"(4). Ăn mày dĩ vãng của Chu Lai cũng là một tìm tòi nỗ lực trong ý thức cách tân trên cơ sở của tiểu thuyết truyền thống. Anh đã vượt qua được cái vòng xoáy cuộc đời của những người lính trở về trong Vòng tròn bội bạc tiếp tục cuộc tìm kiếm của mình bằng việc đưa nhân vật trở lại với chiến tranh. Cũng là một sự đan xen giữa quá khứ và hiện tại trong đó quá khứ hiện ra như buộc lòng không thể bị quên lãng, bị đổi trắng thay đen. Cuộc hành trình nhọc nhằn để tìm chân dung đích thực của một con người cũng là cuộc hành trình tìm lại những giá trị thật: đó là vẻ đẹp của tình người, tình đồng đội, của tinh thần hi sinh anh dũng của những người lính, người dân. Viết về chiến tranh là viết về con người trong chiến tranh, qua con người độc giả sẽ hiểu được chiến tranh và từ chiến tranh độc giả sẽ thấy rõ con người.. Nếu như Hai Hùng của Chu Lai “ăn mày dĩ vãng" vì anh tìm được ở đó chỗ dựa tinh thần cho hiện tại thì hướng về quá khứ như suy nghĩ của nhân vật nhà văn của Bảo Ninh là "vĩnh viễn được sống trong những ngày tháng đau thương nhưng huy hoàng, những ngày bất hạnh nhưng chan chứa tình người, những ngày mà chúng ta biết rõ vì sao mà chúng ta cần phải bước vào chiến tranh, chúng ta cần phải chịu đựng và hy sinh tất cả"(5). Tiểu thuyết chiến tranh một thời còn ghi nhận những đóng góp của Bến không chồng,  Thời xa vắng, Chim én bay,  Vòng tròn bội bạc, Góc tăm tối cuối cùng...và nhiều tác phẩm khác.