- Nước là nguyên liệu cần thiết đối với công nghiệp hóa học & công nghiệp thực phẩm. Nước được dùng nhào rửa nguyên liệu, vận chuyển & xử lý nguyên liệu chế tạo sản phẩm & xử lý sản phẩm lần cuối. Nước còn dùng để liên kết các nguyên liệu & các chất trong sản phẩm.
16 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1837 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Tìm hiểu các phương pháp xử lý nước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A.KHÁI QUÁT VỀ NƯỚC & CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ
I/ VAI TRÒ & TÁC DỤNG CỦA NƯỚC TRONG ĐỜI SỐNG & SẢN XUẤT THỰC PHẨM
- Nước có vai trò quan trọng đối với sự sống. Nước chiếm 60%-80% cơ thể người & là hợp phần phong phú trong các thực phẩm ở trạng thái tự nhiên.
diệp lục
- Nước tham gia vào phản ứng quang hợp tạo nên các chất hữu cơ
6CO2 + 6H2O ® C6H12O6 + 6O2
- Trong cơ thể người & động vật nhờ nó mà các phản ứng thuỷ phân mới tiến hành được.
- Nước là nguyên liệu cần thiết đối với công nghiệp hóa học & công nghiệp thực phẩm. Nước được dùng nhào rửa nguyên liệu, vận chuyển & xử lý nguyên liệu chế tạo sản phẩm & xử lý sản phẩm lần cuối. Nước còn dùng để liên kết các nguyên liệu & các chất trong sản phẩm.
- Nước là thành phần cơ bản của một số sản phẩm như bia, nước giải khát..
- Nước tham gia vào phản ứng hóa học & trở thành phần của sản phẩm
phản ứng điều chế acid SO3 + H2O ® H2SO4
phản ứng vôi tôi CaO + H2O ® Ca(OH)2
phản ứng điều chế rượu CH2 - CH2 + H2O ® C2H5OH
- Nước làm tăng cường quá trình sinh học như hô hấp, nảy mầm, lên men…
- Nước làm tăng chất lượng & tăng giá trị cảm quan của thực phẩm, các tính chất cảm quan như độ bóng, độ mịn, dai, dẻo & vẻ đẹp ở nhiều sản phẩm thực phẩm phụ thuộc vào sự có mặt của nước.
II/ ĐẶC ĐIỂM, THÀNH PHẦN, TÍNH CHẤT CỦA NƯỚC NGẦM
Nước cung cấp cho hoạt động của con người được khai thác chủ yếu từ hai nguồn chính: nước ngầm & nước mặt. Mỗi nguồn nước có đặc trưng về thành phần hóa học riêng.
Nước ngầm thường được dùng như nguồn cung cấp chính cho các quá trình chế biến thực phẩm do nó có những đặc điểm sau:
Nguồn nước ngầm ít chịu tác động của con người, chất lượng nước thường tốt hơn chất lượng nước bề mặt
Trong nước ngầm không có các hạt keo hay các hạt cặn lơ lửng
Chỉ tiêu vi sinh vật thấp hơn nước bề mặt
Nước ngầm không chứa rong tảo (thứ dễ gây ô nhiễm nguồn nước)
Bảng -Những điểm khác giữa nước ngầm & nước bề mặt
Thông số
Nước bề mặt
Nước ngầm
Nhiệt độ
Thay đổi theo mùa
Tương đối ổn định
Hàm lượng chất rắn lơ lửng
Thường cao & thay đổi theo mùa
Thấp hoặc hầu như không thay đổi
Chất khoáng hòa tan
Thay đổi theo chất lượng nước mưa
Ít thay đổi, cao hơn nước bề mặt ở cùng một vùng
Hàm lượng sắt (Fe2+), mangan(Mn2+)
Rất thấp trừ dưới đáy hồ
Thường xuyên có
Khí CO2 hòa tan
Rất hấp hoặc gần bằng không
Xuất hiện ở nồng độ cao
Khí O2 hòa tan
Thường gần bão hòa
Thường không tồn tại
Khí NH3
Xuất hiện ở nguồn nước nhiễm bẩn
Thường có
SiO2
Có ở nồng độ trung bình
Thường có ở nồng độ cao
Nitrat
Thường thấp
Thường ở nồng độ cao do phân bón hóa chất
Các vi sinh vật
Vi trùng (nhiều loại gây bệnh), virus các loại & tảo
Các vi trùng do sắt gây ra thường xuất hiện
III/CÁC THÔNG SỐ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC &TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG NƯỚC
Các chỉ tiêu vật lý
Độ đục
Nước có độ đục cao làm cho khả năng truyền ánh sáng qua nước giảm
Có nhiều phương pháp xác định độ đục. Vd: JTU(Jackson Turbidity Unit), FTU(thang Nephelmeter)
Tiêu chuẩn Việt Nam, độ đục được xác định bằng chiều sâu lớp nước thấy được
Độ màu
Nước nguyên chất không màu
Nước có màu là do các chất hòa tan, chủ yếu là chất hữu cơ nguồn gốc đất đá, thực vật sống trong nước hoặc đã phân hủy…
Độ cứng
Đại lượng biểu thị hàm lượng ion Ca2+,Mg2+ trong. Có ba loại độ cứng: toàn phần, tạm thời, vĩnh cửu
Tác hại: ion Ca2+,Mg2+ kết hợp với acid béo tạo ra các hợp chất khó hòa tan
Nước mềm: < 50 mg CaCO3/l
Nước thường: thường chứa đến 150 mg CaCO3/l
Nước cứng: chứa đến 300mgCaCO3/l
Hàm lượng chất cặn
Tổng hàm lượng cặn lơ lửng TTS
Cặn lơ lửng SS
Chất rắn hòa tan DS=TSS-SS
Chất rắn bay hơi VS
Mùi vị nước
Có ba nhóm chất gây mùi vị
Nguồn gốc vô cơ: NaCl, MgSO4(gây vị mặn), muối đồng có vị tanh, mùi clo, mùi trứng thối H2S
Nguồn gốc hữu cơ: dầu mỡ, phenol
Nguồn gốc sinh hóa: hoạt động của vi khuẩn, rong tảo
Độ phóng xạ:
Nước nhiễm xạ chủ yếu là nước thải
Các chỉ tiêu hóa học
Hàm lượng oxy hòa tan DO(Dissolued oxygen)
Phụ thuộc vào nhiều yếu tố: áp suất, nhiệt độ, đặc tính của nguồn nước(vi sinh,hóa học, thuỷ sinh)
Oxy hòa tan không tác dụng với nước
Độ hoà tan tăng khi áp suất tăng, độ hòa tan giảm khi nhiệt độ tăng
Nhu cầu oxy hóa học COD(Chemical Oxygen Demand)
Là lượng oxy cần thiết dể oxy hóa các hợp chất hữu cơ trong nước, tạo thành CO2,H2O
Dùng đánh giá mức độ nhiễm bẩn của nguồn nước
Nhu cầu oxy sinh học BOD(Biologycal Oxygen Demand)
Là lượng oxy cần thiết để vi khuẩn phân huỷ các chất hữu cơ trong điều kiện hiếu khí
Là chỉ tiêu dùng để đánh giá mức độ nhiễm bẩn của nguồn nước
Khí H2S: làm cho nước có mùi thối
Các hợp chất của nitơ:
Dựa theo mức độ có mặt các hợp chất nitơ mà ta đánh giá mức ô nhiễm nguồn nước
Các hợp chất của axit cacboxylic
Độ ổn định của nước phụ thuộc vào trạng thái cân bằng giữa các dạng ion của axit
pH: có ý nghĩa quan trọng trong các quá trình lý hóa
Sắt: hàm lượng sắt cao hơn 0,5g/l có mùi tanh khó chịu, làm vàng quần áo
Các hợp chất của axit silic :sự tồn tại phụ thuộc vào giá trị pH
Các hợp chất clorua: >250mg/l có vị mặn
Các hợp chất sunfat: >250mg/l gây tổn hại sức khỏe con người
Các hợp chất phosphat: do nhiễm bẩn phân rác
Hợp chất florua: ở giếng nước sâu chứa 2-2,5mg/l dạng CaF2 & MgF2. Thường xuyên dùng nước có hàm lượng florua >1,3mg/l hoặc <0,7mg/l gây ra bệnh loại men răng
Bảng-Các tác hại do hóa chất trong nước gây ra
Hóa chất
Tác hại
Asen
Clo
độc cho người, các loài thuỷ sinh.
Cho phản ứng tạo tricloetan là chất độc hại, nguy hiểm cho cá & thuỷ sinh
Canxi
Làm cứng nước, gây bám cặn trong ống dẫn thiết bị, làm hư hỏng quần áo,không tốt cho cá, thuỷ sinh
Nitơ, NH3,NH4+
Kích thích quá trình phì dưỡng trong nước, làm phát triển các tạp chất trong nước, độc cho thuỷ sinh
Nitrat
Độc cho trẻ em,kích thích quá trình phì dưỡng, làm tăng tạp chất trong nước
Oxy hòa tan
Nồng độ thấp có hại cho cá, thiếu oxy khử được mùi trong nước
Phenol
Gây mùi vị trong nước uống, độc cho thuỷ sinh
Lưu huỳnh
Gây mùi khó chịu trong nước, độc cho thuỷ sinh
Sunfat
Nước có vị mặn
Phosphat
Tạo điều kiện cho quá trình phì dưỡng
Các chỉ tiêu vi sinh
a. Vi trùng
Vi trùng trong nước gây bệnh: lỵ, thương hàn, dịch tả, bại liệt…
Việc xác định sự có mặt của vi trùng gây bệnh thường rất khó. Người ta dựa vào sự tồn tại của E.Coli để xác định, do nó khả năng tồn tại cao hơn các loài vi khuẩn khác
b. Các loại rong tảo
Rong tảo phát triển trong nước làm nhiễm bẩn nguồn nước, làm nước có màu xanh
{ Đối với nước sinh hoạt, nước chế biến thực phẩm thông thường các nước trong cộng đồng châu Âu quy định 66 chỉ tiêu xếp vào 6 nhóm: cảm quan(4 chỉ tiêu), hóa lý(15 chỉ tiêu), chỉ tiêu cần phải được khống chế về nồng độ(24 chỉ tiêu), độc tố(13 chỉ tiêu), vi sinh(6 chỉ tiêu), chỉ tiêu cần phải có: pH, oxy hoà tan(4 chỉ tiêu)
Bảng chỉ tiêu đối với nước của các nước EU, Mỹ, WHO, Việt Nam
Thông số
Đơn vị
VN
EU
USA
WHO
Màu
Độ đục
pH
Độ dẫn
Cl
SO4
Ca
Mg
Na
K
Al
Cặn khô
Nitrat
Nitrit
Amoni
Nitơ seldahl
Độ oxy hóa
(KMnO4)
H2S
Phenol
Bor
Fe
Mn
Cu
Zn
P
F
Ba
Ag
As
Be
Cd
CN
Cr
Hg
Ni
Pb
Sb
Se
Va
mg/lPt/Co
NTU
-
ms/cm 200C
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg NO3/l
mg NO2/l
mg NH4/l
mg N/l
mg O2/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg P2O5/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
_
1.5
6.5-8.5
_
300
250
75
50
_
_
0.2
1000
5
0.1
3.0
_
2
_
_
_
0.3
0.1
0.1
5.0
2500
_
_
_
_
_
_
_
_
10
10
100
_
_
_
20
4
6.5-8.5
400
250
250
100
50
150
12
0.2
1500
50
0.1
0.5
1
5
_
0.5
1000
0.2
0.05
0.01
0.01
5000
1.5
0.1
10
50
_
5
50
50
1
50
50
10
10
_
15
2
6.5-8.5
_
250
250
_
_
_
_
_
_
45
3.3
_
_
_
_
_
_
0.3
0.05
1
5
_
2
2
0
50
4
5
200
100
2
100
15
6
50
_
15
5
_
_
250
250
_
_
200
_
0.2
1000
50
3
1.5
_
_
0.05
_
300
0.3
0.5
2
3
_
1.5
0.7
_
100
_
3
70
50
1
20
100
5
10
_
Tiêu chuẩn nước dùng trong công nghiệp thực phẩm
Chỉ tiêu vật lý Tiêu chuẩn
Mùi vị không
Độ trong(ống Dienert) 100ml
Màu sắc(thang màu Coban) 5o
Chỉ tiêu hóa học
pH 6-7,8
Độ cặn cố định(đốt ở 600oC) 75-150mg/l
Độ cứng toàn phần(độ Đức) <15o
Độ cứng vĩnh viễn 7o
CaO 50-100mg/l
MgO 50mg/l
Fe2O3 0,3mg/l
MnO 0,2mg/l
BO43- 1,2-2,5mg/l
SO42- 0,5mg/l
NH4+ 0,1-0,3mg/l
NO2- không có
NO3- không có
Pb 0,1mg/l
As 0,05mg/l
Cu 2,00mg/l
Zn 5,00mg/l
F 0,3-0,5mg/l
Chỉ tiêu vi sinh vật
Tổng số vi sinh vật hiếu khí <100con/ml
Chỉ số Coli <20con
Chuẩn số Coli(1) >50
Vi sinh vật gây bệnh không có
(1)chỉ số Coli:Số con vi khuẩn coli trong một lít nước, chuẩn số coli: lượng ml nước có 1 vi khuẩn coli
B- PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC
I. PHƯƠNG PHÁP CHUNG
Rất ít các nguồn nước trong tự nhiên đáp ứng được chất lượng cho một mục tiêu cụ thể nào đó. Mỗi nguồn nước có đặc trưng về thành phần hoá học riêng, không nguồn nào giống nguồn nào. Mỗi mục tiêu sử dụng đòi hỏi chất lượng khác nhau. Vì vậy chọn lựa một hay tổ hợp các phương pháp xử lý nước liên quan đến nhiều yếu tố.Những yếu tố đó gồm:
Đặc trưng tạp chất của nguồn nước.
Chất lượng nước được xử lý phù hợp với mục tiêu sử dụng.
Khả năng về thiết bị.
Tính linh hoạt của thiết bị khi nước thay đổi chất lượng.
Yếu tố chất thải.
Giá thành xây dựng và giá thành tiêu hao.
Một số phương pháp chính trong kỹ thuật xử lý nước gồm: sục khí, keo tụ, lọc, lắng, tuyển nổi, hấp phụ, trao đổi ion, kết tủa, màng, oxy hóa hóa học, khử trùng.
Hầu hết các phương pháp xử lý nước có mục tiêu là loại bỏ thành phần tạp chất trong nước hoặc biến đổi chúng thành dạng dễ chấp nhận hơn hoặc dễ tách hơn.
Tạp chất dạng khí hoà tan (CO2, H2S, metan). Các chất gây mùi vị, hợp chất hữu cơ dễ bay hơi có thể loại bỏ bằng phương pháp sục khí.
Chất không tan được loại bỏ theo phương pháp lọc, lắng, gạn, tuyển nổi và để thúc đẩy nhanh quá trình người ta kết hợp với phương pháp keo tụ.
Các hợp chất tan có nhiều dạng: hữu cơ, vô cơ và các ion. Để loại bỏ chúng có thể áp dụng nhiều phương pháp và tổ hợp các phương pháp khác nhau: hấp phụ, trao đổi ion, kết tủa, oxy hoá, màng.
Để đảm bảo an toàn về mặt vi sinh người ta phải tiến hành khử trùng, chủ yếu là với hoá chất. Khử trùng bằng hoá chất là phương pháp oxy hoá hoá học với tác nhân oxy hoá chủ yếu là clo và ozon
Các phương pháp xử lý nước:
Sục khí:
Nước, đặc biệt là nước ngầm, thường chứa các khí hoà tan: oxy, nitơ, dioxit carbon, hydro sunfua. Trừ oxy, nitơ, trong một số trường hợp đặc biệt là CO2, sự có mặt của các khí tan trong nước là cần được loại bỏ. Độ tan của các khí trong nước khác nhau và giảm khi nhiệt độ tăng.
Sục khí, làm thoáng khí là phương pháp xử lý nước trong đó người ta tạo điều kiện để nước tiếp xúc với không khí nhằm mục đích:
Tăng nồng độ oxy tan trong nước
Giảm lượng dioxit carbon tự do
Loại bỏ H2S, metan, các chất hữu cơ bay hơi, các chất gây mùi, vị khó chịu. Độ tan của oxy, nitơ trong nước không cao, của oxy thường gấp 2 lần của nitơ trong khoảng nhiệt độ khá rộng
Làm trong nước:
Tách chất rắn không hoà tan ra khỏi nước là một quá trình quan trọng trong công nghệ xử lý nước. Chất rắn không tan, còn gọi là chất huyền phù gây đục có thể tồn tại sẵn trong nguồn nước.
Hai phương pháp chủ yếu để loại bỏ các chất gây đục trong công nghệ xử lý nước là sa lắng và lọc. Hiệu suất của quá trình lắng và lọc tăng nhiều khi làm các hạt huyền phù tạo thành các tập hợp lớn hơn. Keo tụ chính là quá trình tạo ra các tập hợp lớn (dạng bông) từ các hạt huyền phù nhỏ nên có thể coi nó là giai đoạn đầu cần thực hiện trước khi lọc hay lắng.
Keo tụ
Keo tụ được hiểu là quá trình hình thành các tập hợp lớn từ các hạt huyền phù có kích thước nhỏ hơn, bằng cách đưa vào nước một hay nhiều loại hoá chất thích hợp. Trong thực tiễn công nghệ, người ta dùng muối nhôm (Al3+), muối sắt (Fe2+, Fe3+), polyaluminum chloride (PAC) cùng một số chất trợ keo tụ: oxit silic hoạt tính, polyme, bentonit, canxi carbonat.
Chất gây đục trong nước có nguồn gốc vô cơ (kỵ nước) và hữu cơ (ưa nước).Chúng có độ bền (không dễ bị sa lắng) là do chuyển động nhiệt và khi lại gần thì chúng đẩy lẫn nhau do các hạt huyền phù (kỵ nước)có lớp vỏ chứa điện tích hoặc lớp vỏ hydrat đối với hạt huyền phù ưa nước.
Muốn để chúng co cụm lại, tạo ra các tập hợp hạt lớn cần phải khử tính bền của chúng và tạo điều kiện cho chúng kết nối được với nhau.
Để phá tính bền có thể làm giảm độ dày của lớp khuếch tán hay trung hoà (làm mất) lớp điện tích đó (cơ chế nén lớp điện kép, hấp phụ trung hoà)
Đưa polyme vào hệ hay tạo ra kết tủa quét nhằm tạo điều kiện cho chúng kết nối với nhau.
b. Sa lắng
Sa lắng là phương pháp tách chất rắn dạng huyền phù ra khỏi nước do tác dụng của lực hấp dẫn, đã được con người sử dụng từ lâu để làm trong nước.
Sa lắng là quá trình chìm xuống của các hạt huyền phù trong môi trường nước và được chia thành bốn kiểu mô tả khoảng nồng độ và tính chất keo tụ của hệ chất sa lắng
Kiểu 1(Lắng riêng rẽ) : Sa lắng của các hạt huyền phù, từng hạt riêng rẽ không phụ thuộc vào các hạt khác nhau trong quá trình lắng.Nồng độ các chất huyền phù thấp. Giữa chúng không xảy ra quá trình keo tụ để tạo thành tập hợp lớn hơn.Tốc độ lắng của từng hạt, xuất phát từ không, sẽ tăng dần đến khi lực cản của nước ngang bằng trọng lực hữu hiệu của hạt.Sau đó hạt lắng với tốc độ không đổi gọi là tốc độ lắng ổn định. Tốc độ lắng ổn định phụ thuộc vào nhiều yếu tố của hạt huyền phù và môi trường lắng.
Kiểu 2 (Lắng kèm hiện tượng keo tụ) : Trong quá trình sa lắng với nồng độ thấp, các hạt huyền phù riêng rẽ kết hợp với nhau thành các hạt lớn hơn do hiện tượng keo tụ. Tốc độ lắng của các hạt lớn hình thành nhanh hơn hạt ban đầu.
Kiểu 3 (Lắng vùng) :Trong hệ huyền phù có nồng độ cao, đủ gây ra tương tác lẫn nhau giữa các hạt chất rắn.Các hạt huyền phù tạo thành tập hợp lớn thì chúng sẽ lắng, lôi cuốn, tạo ra các lớp nước trong và chứa huyền phù rõ rệt. Ban đầu các hạt huyền phù có sự phân bố khá đều trong chất lỏng, chúng tạo thành tập hợp lắng xuống tạo nên 2 vùng, vùng phía trên trong, vùng dưới đục,tốc độ lắng của vùng phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố của hệ với tốc độ tương đối nhanh, ổn định.Kiểu lắng này còn có tên gọi là lắng bị cản.
Kiểu 4 (Lắng nén) :Lắng nén xảy ra khi các hạt huyền phù đã rơi xuống đến đáy bể và chúng kết khối với nhau với mật độ đặc.Nén có thể thực hiện do tăng khối lượng của khối huyền phù do luôn được bổ sung các hạt sa lắng tiếp tục lên nó.
c. Kỹ thuật lọc
Lọc là phương pháp loại bỏ chất huyền phù ra khỏi nước.Chất huyền phù có thể tồn tại sẵn trong môi trường nước hoặc hình thành trong quá trình xử lý.Có nhiều cách phân loại dạng lọc :lọc sâu qua tầng chứa cát, than anthraxit (hoặc kết hợp) hoặc lọc qua lớp lót (chất lọc mịn như bột diatomit, perlit được phủ lên trên một tấm giá đỡ và nước được lọc qua đó, các chất rắn bị giữ lại trên lớp mỏng đó)
Quá trình lọc cũng có thể phân chia theo thuỷ lực : lọc tĩnh và lọc áp suất. Lọc tĩnh thực hiện được nhờ trọng lực của cột nước trong thiết bị mở, nước chảy từ trên xuống dưới. Lọc áp suất là dùng áp suất làm động lực cho dòng chảy không phụ thuộc vào hướng của dòng, chỉ phụ thuộc vào chiều của áp suất, dòng chảy từ nơi có áp suất cao tới nơi có áp suất thấp.
Quá trình lọc cũng có thể phân loại theo tốc độ lọc : lọc nhanh, lọc chậm
Phân chia quá trình lọc theo cơ chế có lọc sâu hay lọc bề mặt.Lọc sâu là trong quá trình lọc các chất bẩn giữ lại trong cột lọc, chúng được phân bố đều suốt chiều cao của cột lọc, còn lọc bề mặt là chất bẩn chỉ tích tụ lại trên bề mặt của lớp lọc.
Loại bỏ một số tạp chất vô cơ tan
Tạp chất vô cơ tan trong nước khá phong phú và có đặc trưng khá phổ biến là chúng tích điện dạng dương hoặc âm.Do bản chất của từng loại, chúng có thể tồn tại ở trạng thái đơn giản như : Na+, K+, Ca2+, Mg2+, Cl-, Br-, F-, Fe2+, Mn2+, dạng phức tạp khá ổn định như SO42-, HCO3-, PO43-, [Fe(CN)6]4-, CrO42- hoặc dạng phức chất khó xác định :Fe-humat, Mn-humat. Có những hợp chất tồn tại đồng thời nhiều dạng trong thế cân bằng phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh như NH3--NH4+, H2S- HS--S2-, hoặc H2CO3-HCO3-CO32-, H3PO4-HPO42--PO43-.
Xử lý các tạp chất vô cơ là nhằm mục đích loại bỏ nó ra khỏi nước hoặc chuyển hoá chúng thành dạng ít độc, dễ chấp nhận hơn cho người sử dụng hoặc phù hợp với mục tiêu sử dụng nước.
Loại bỏ tạp chất vô cơ thường được tiến hành trực tiếp như trao đổi ion, sục khí, hay tìm cách biến chúng về dạng ít tan rồi tách ra khỏi nước bằng các biện pháp thích hợp như lắng, lọc hay keo tụ.
a. Khử độ cứng của nước :
Độ cứng của nước chủ yếu là do sự có mặt của ion Ca2+ và Mg2+.Hai tạp chất trên không gây độc cho sức khỏe nhưng gây hại cho các thiết bị : đóng cặn trong nồi hơi, ống dẫn nước, ảnh hưởng đến chất lượng đồ uống, các quá trình lên men. Loại bỏ canxi, magie trong nước sử dụng vào mục đích công nghiệp chủ yếu theo 2 phương pháp :kết tủa và trao đổi ion.
Khử cứng theo phương pháp kết tủa
Phương pháp loại trừ Ca2+, Mg2+ ra khỏi nước dựa trên cơ sở tính tan thấp của CaCO3 và Mg(OH)2 và có thể tách ra bằng các biện pháp lắng, lọc.
Độ cứng của nước gây bởi các ion kim loại đa hoá trị, các ion kim loại có hoá trị cao hơn lại dễ bị thuỷ phân, chuyển thành dạng hydroxit nên độ cứng của nước chủ yếu là do các cation Ca2+ và Mg2+. Các anion đi kèm theo chúng là HCO3-, SO42-, Cl-, NO3-, SiO32-.Ngoài canxi và magie, các nguyên tố khác như Sr2+, Fe2+, Mn2+ cũng gây tính cứng của nước nhưng do hàm lượng thấp nên sự đóng góp của chúng là không đáng kể.
Khử cứng theo phương pháp vôi –sôđa là nhằm làm tăng pH của môi trường (vôi) và ion CO32- từ sôđa. Các phản ứng hoá học chính xảy ra trong quá trình khử cứng bao gồm :
H2CO3 + Ca(OH)2 ® CaCO3 + 2H2O
Ca2+ + 2HCO3- + Ca(OH)2 ® 2CaCO3 + 2H2O
Ca2+ + ( SO42- + Cl-) + Na2CO3 ® CaCO3 + 2Na+ + (SO42- + Cl-)
Mg2+ + 2HCO3- + 2Ca(OH)2 ® 2CaCO3 + Mg(OH)2 + 2H2O
Mg2+ + (SO42- + Cl-) + Ca(OH)2 ® Mg(OH)2 + Ca2+ + (SO42- + Cl-)
Canxi carbonat hình thành trong quá trình kết tủa có thể sử dụng làm chất trợ keo tụ. Để thực hiện, quá trình kết tủa cần được tiến hành trước quá trình keo tụ.
Khử cứng theo phương pháp trao đổi ion
Nguyên tắc hoạt động của quá trình khử cứng là dùng cationit dạng natri, ion natri của nhựa sẽ trao đổi với Ca2+, Mg2+ trong nước. Kết quả là ion Ca2+, Mg2+ trong nước giảm, ion Na+ trong nước tăng theo tỉ lượng của Ca2+, Mg2+. Do tính chọn lọc của các ion hoá trị hai cao hơn của ion Na+ trong nhựa nên sự trao đổi giữa chúng xảy ra thuận lợi ngay ở vùng nồng độ Ca2+, Mg2+ thấp.
Dùng cationit dạng H+ cũng có thể trao đổi được với ion Ca2+, Mg2+ với tốc độ nhanh hơn và chọn lọc so với cation dạng Na+.
b. Loại bỏ sắt, mangan
Sắt, mangan trong nước ngầm là đối tượng hay gặp ở nhiều vùng trên lãnh thổ Việt Nam.
Để loại bỏ mangan và sắt có thể sử dụng nhiều phương pháp đơn lẻ hay phối hợp: loại bỏ trực tiếp bằng kỹ thuật trao đổi ion, oxy hóa chúng về dạng khó tan Mn(IV), Fe(III) hoặc phương pháp vi sinh vật.
Phương pháp trao đổi ion ít được sử dụng trong thực tiễn do độ chọn lọc cao, giai đoạn tái sinh khó thực hiện và chất trao đổi ion dễ mất hoạt tính.
Phương pháp oxy hoá: Fe2+, Mn2+ được chuyển hoá về dạng Fe3+ và Mn4+ thông qua phản ứng với một chất oxy hóa.Chất oxy hóa hay sử dụng ozon, clo và hợp chất của nó, KMnO4, H2O2, oxy cũng như một số loại chất rắn có tính oxy hóa như MnO2, Fe2O3, Mg2O2.
Fe3+ + e- ® Fe2+
MnO2 + 4H+ + e- ®Mn2+ + 2H2O
c. Loại bỏ flo trong nước
Flo là thành phần cần thiết trong nước sinh hoạt với nồng độ tối ưu là 0,4-1,0mg/l. Sự có mặt của nó thúc đẩy quá trình tạo men răng và chống sâu răng. Nếu nồng độ cao sẽ làm phá huỷ men răng, gây rụng răng, dòn xương và ảnh hưởng đến bệnh thần kinh.
Dạng tồn tại chủ yếu của flo trong nước là ion florua F-. Một số kỹ thuật có thể sử dụng để loại bỏ flo:
Kết tủa với canxi photphat:
3Ca3(PO4)2 + NaF + Ca(HCO3)2 ® [Ca9(PO4)6Ca]F2 + 2NaHCO3
Hấp phụ trên Mg(OH)2
Hấp phụ trên Al(OH)3
Trao đổi ion
d. Loại bỏ amoniac
Amoniac là tạp chất dễ gặp trong nước ngầm. Xử lý amoniac trong nước có thể tiến h