Đề tài Tìm hiểu cách luân phiên về vần trong từ láy tiếng Việt

Như chúng ta đã biết, ngôn ngữ đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống của chúng ta. Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp trọng yếu nhất của con người, nó được dùng để trao đổi những tâm tư tình cảm, dùng để thể hiện những yêu cầu, mong muốn, dùng để trao đổi nhữ¬ng kinh nghiệm . Ngoài ra ngôn ngữ còn là một hiện t¬ượng xã hội đặc biệt, một hệ thống tín hiệu đặc biệt. Ngôn ngữ bao gồm những yếu tố và các mối quan hệ giữa các yếu tố đó. Các yếu tố trong hệ thống ngôn ngữ chính là các đơn vị của ngôn ngữ, đó là: âm vị, hình vị, từ, và câu. Những vấn đề xoay quanh ngôn ngữ luôn luôn đ¬ợc nghiên cứu tranh luận, trong đó ph¬ương thức cấu tao từ cũng như¬ vậy. Và từ láy là 1 trong 5 ph¬ương thức cấu tạo từ. Theo nh¬ư thống kê của các nhà ngôn ngữ học, trong kho tàng từ vựng tiếng Việt, từ láy chiếm một số lượng đáng kể, khoảng 5152 từ. Chúng xuất hiện trong mọi mặt của đời sống ngôn ngữ, từ lời ăn tiếng nói hàng ngày cho đến những áng thơ bất hủ. Đâu đâu chúng ta cũng thấy sự xuất hiện của từ láy. Từ láy có một vai trò rất quan trọng nh¬ư vậy vì trong nó chứa đựng những giá trị sâu sắc. Tr¬ước hết từ láy mang trong mình những đặc trư¬ng có tính chất loại hình của tiếng Việt cũng nh¬ư các ngôn ngữ đơn lập khác ở ph¬ương Đông. Đây là một hiện t¬ượng đặc trư¬ng cho loại hình ngôn ngữ đơn lập, phân tích không phải ngôn ngữ nào cũng có. Chính các phương thức láy ở các ngôn ngữ này đã giúp cho từ láy có sức phát sinh cao và lực cấu tạo mạnh. GS Đỗ Hữu Châu khẳng định “láy là một phương thức tạo từ đặc sắc của tiếng Việt”. Từ một hình vị gốc, chúng ta có thể tạo ra nhiều từ có sắc thái ý nghĩa khác nhau. Ví dụ từ hình vị gốc là “nhỏ” có những từ láy sau nhỏ nhỏ, nhỏ nhen, nhỏ nhặt,nhỏ nhắn.Đây là một phương thức tạo từ đóng vai trò lớn trong tiếng Việt, góp phần làm phong phú thêm vốn từ vựng của chúng ta.

doc42 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 5719 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tìm hiểu cách luân phiên về vần trong từ láy tiếng Việt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Như chúng ta đã biết, ngôn ngữ đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống của chúng ta. Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp trọng yếu nhất của con người, nó được dùng để trao đổi những tâm tư tình cảm, dùng để thể hiện những yêu cầu, mong muốn, dùng để trao đổi những kinh nghiệm…. Ngoài ra ngôn ngữ còn là một hiện tượng xã hội đặc biệt, một hệ thống tín hiệu đặc biệt. Ngôn ngữ bao gồm những yếu tố và các mối quan hệ giữa các yếu tố đó. Các yếu tố trong hệ thống ngôn ngữ chính là các đơn vị của ngôn ngữ, đó là: âm vị, hình vị, từ, và câu. Những vấn đề xoay quanh ngôn ngữ luôn luôn đợc nghiên cứu tranh luận, trong đó phương thức cấu tao từ cũng như vậy. Và từ láy là 1 trong 5 phương thức cấu tạo từ. Theo như thống kê của các nhà ngôn ngữ học, trong kho tàng từ vựng tiếng Việt, từ láy chiếm một số lượng đáng kể, khoảng 5152 từ. Chúng xuất hiện trong mọi mặt của đời sống ngôn ngữ, từ lời ăn tiếng nói hàng ngày cho đến những áng thơ bất hủ. Đâu đâu chúng ta cũng thấy sự xuất hiện của từ láy. Từ láy có một vai trò rất quan trọng như vậy vì trong nó chứa đựng những giá trị sâu sắc. Trước hết từ láy mang trong mình những đặc trưng có tính chất loại hình của tiếng Việt cũng như các ngôn ngữ đơn lập khác ở phương Đông. Đây là một hiện tượng đặc trưng cho loại hình ngôn ngữ đơn lập, phân tích không phải ngôn ngữ nào cũng có. Chính các phương thức láy ở các ngôn ngữ này đã giúp cho từ láy có sức phát sinh cao và lực cấu tạo mạnh. GS Đỗ Hữu Châu khẳng định “láy là một phương thức tạo từ đặc sắc của tiếng Việt”. Từ một hình vị gốc, chúng ta có thể tạo ra nhiều từ có sắc thái ý nghĩa khác nhau. Ví dụ từ hình vị gốc là “nhỏ” có những từ láy sau nhỏ nhỏ, nhỏ nhen, nhỏ nhặt,nhỏ nhắn.Đây là một phương thức tạo từ đóng vai trò lớn trong tiếng Việt, góp phần làm phong phú thêm vốn từ vựng của chúng ta. Thêm vào đó, nhìn từ góc độ sử dụng, từ láy có ba giá trị: giá trị gợi tả, giá trị biểu cảm và giá tri phong cách. Giá trị gợi tả làm cho người đọc, người nghe cảm thụ và hình dung được một cách cụ thể tinh tế sống động như âm thanh hình ảnh, màu sắc của sự vật mà từ đó biểu thị .Đó thường là những từ láy tượng thanh tượng hình như: lách tách, áo áo, chót vót, lênh khênh…Giá trị biểu cảm là khả năng biểu đạt thái độ đánh giấc, tình cảm của người nói đối với sự vật hiện tượng. Việc sử dụng từ láy làm tính năng biểu cảm tạo ra ấn tượng về sự cảm thụ chủ quan của người nói, ví dụ như: bâng khuâng, dào dạt, lưu luyến…. Giá trị phong cách là khả năng sử dụng từ láy trong nhiều phong cách khác nhau. Đối với mỗi phong cách riêng từ láy cũng thể hiện khả năng riêng của mình. Ngay cả với những bản chính luận: “dân tộc ta có một lòng nồng nàn yêu nước” (Hồ Chí Minh) cũng có sự xuất hiên của từ láy. Đối với phong cách nghệ thuật, từ láy được sử dụng rất phong phú và đa dạng. Mỗi từ láy như là một “nốt nhạc “trong cài bản nhạc âm thanh, chưa đựng trong mình một bức tranh cụ thể của các giác quan thị giác, thính giác, xúc giác vị giác khứu giác. Cho nên từ láy là công cụ tạo hình đắc lực của nghệ thuật văn học nhất là thi ca: “Con đường nhỏ nhỏ gió xiêu xiêu Lả lả cành hoang nắng trở chiều” (“Thơ duyên”- Xuân Diệu) Ngoài ra, từ láy còn có một ý nghĩa đặc biệt trong tiếng Việt. Đó là nó thể hiện rất rõ nhất phạm trù ngữ pháp. Từ láy là những từ được cấu tạo theo phương thức lặp lại toàn bộ hay bộ phận hình thức âm tiết (với thanh điệu giữ nguyên hay biến đổi theo quy tắc biến thanh) của một hình vị hay đơn vị có nghĩa (đơn vị cơ sở). Bộ phận lặp lại của đơn vị cơ sở này có ý nghĩa ngữ pháp rõ nét. Chúng được biểu đạt bởi những hình thức cảm tính đòng thời có tính đòng loạt chung cho nhiều từ cùng một loại. Ví dụ: ta thấy những từ láy có hình tiết thực như “nhỏ nhắn”, “thẳng thắn”…. đều có bộ phận lặp có vần “ắn”. Đây là một yếu tố có hình thức có tính đồng loạt, đồng thời thể hiện một nét nghĩa nhất định. “Nhỏ nhắn” là một tính chất khác với nhỏ, nó được xác định hơn, khu biệt hơn tính chất nhỏ, hay như “thẳng thắn”, cũng để chỉ tính chất thẳng của sự vật nhưng nó dường như có vẻ gì đó xác định cụ thể hơn, cố định tính chất của sự vật. Như vậy, tất cả nhưng điều trên cho thấy rằng, từ láy nhận được rất nhiều sự quan tâm của nhiều nghành xã hội, nhát là nghành ngôn ngữ học. Tìm hiểu cách luân phiên về vần trong từ láy tiếng Việt chính là hướng nghiên cứu của chúng tôi. 2. Ý nghĩa đề tài Đề tài này đã có nhiều nhà ngôn ngữ học đi sâu, nghiên cứu. Chúng tôi muốn nghiên cứu thêm về cách luân phiên của từ láy tiếng Việt để qua đó có cái nhìn sâu sắc hơn về từ láy tiếng Việt, thấy được sự phong phú cách luân phiên từ láy tiếng Việt, đề tài này giúp chúng ta thấy được một khía cạnh của từ láy tiếng Việt.Từ đó thêm quý và làm giàu vôn từ láy của chúng ta. 3. Lịch sử vấn đề Trong tiêng Việt, từ láy gắn bó với đời sống con ngươì từ thuở nằm nôi, từ thuở ta còn nhỏ, nhưng đã biết nhận thức. Ví như, mẹ mắng “suốt ngày lông bông ở ngoài đường”, hay những vần thơ mượt mà: Gió đưa cành trúc la đà Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương Cùng với những giá trị ngữ nghĩa sâu sắc của mình, từ láy đã sớm trở thành đối tượng nghiên cứu của ngôn ngữ học. Vào những năm nửa đầu thế kỉ XX, đã có rất nhiều quan niệm khác nhau tranh luận về thế nào là từ láy? Nên xếp từ láy vào loại nào cho phù hợp?... Chúng ta có thể xem xét một định nghĩa điển hình của L.Blomfield trong cuốn Language (1993) viết” Láy là một phụ tố, biểu hiện ở sự lặp lại một phần của hình thái cơ sở. Ví dụ: trong tiếng Tagalog/su:lat/(một văn bản)->/su:su:lat/(một người sẽ viết), /ga:mit/(đồ dùng)->/ga:ga:mit/(một người sẽ dùng) Anh hưởng của quan niệm này, Lê Văn Lý – Sơ khảo ngữ pháp Tiếng Việt (1972) – gọi từ láy là “Từ ngữ kép phản phúc”. Đó là những từ ngữ đơn được lặp đi lặp lại trong những yếu tố thành phần của chúng. - Tiếp vị ngữ -i-như bền bỉ, thầm thì,chăm chỉ… - Tiếp đầu ngữ -u- như tả tơi, nhá nhem, trà trộn… - Tiếp trung ngữ-a- hoặc -ơ- như ấm ớ->ấm a ấm ớ… líu tíu->líu ta líu tíu… Có quan niệm lại cho láy là ghép. Đó là những nhà Việt ngữ như: Trương Văn Chính, Nguyễn Hiến Lê đã viết trong” Khải luận về ngữ pháp Việt Nam” (1963). Hai ông gộp láy với ghép vào một khái niệm chung là kép: Theo âm Theo nghĩa  Điệp âm đầu  Điệp vần  Điệp từ  Không điệp âm   Từ kép thuần tuý  Bỏm bẻm  đười ươi  đa đa  bâng quơ   Từ kép đơn ý  Rộng rãi  Lẩm nhẩm  đo đỏ  Bành chọc   Từ kép điệp ý  nghỉ ngơi  Sức lực   Tranh đấu   Theo như sự thống kê chưa đầy đủ của chúng tôi, đã có rất nhiều nhà ngôn ngữ học nghiên cứu sự luân phiên vần trong từ láy Tiếng Việt, và đã đạt được những thành tựu đáng kể như GS Nguyễn Tài Cẩn, tuy nhiên những vấn đề liên quan đến từ láy luôn luôn đòi hỏi được nghiên cứu một cách kỹ lưỡng và 4. Đối tượng nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu Chúng tôi tiến hành nghiên cứu từ láy tiếng Việt, nhưng không phải là toàn bộ. Đề tài này tập trung đi sâu vào tìm hiểu cách luân phiên về vần trong từ láy tiếng Việt. Do vậy chúng tôi chỉ thống kê một phần về các từ láy để nghiên cứu được chi tiết. Phương pháp nghiên cứu, chúng tôi tiến hành nghiên cứu theo chiều sâu. Chủ yếu theo 2 hình thức: - Phương pháp thu thập dữ liệu: chúng tôi tìm những cứ liệu nghiên cứu từ những cuốn từ điển. - Phương pháp thống kê: sau khi đã có cứ liệu cụ thể, chúng tôi tiến hành thống kê, và phân nhiều nhóm nhỏ khác nhau trong cách luân phiên về vần trong từ láy tiếng Việt. CHƯƠNG I VẤN ĐỀ NHẬN DIỆN TỪ LÁY I. CÁC ĐỊNH NGHĨA VỀ TỪ LÁY Từ xưa đã có rất nhiều định nghĩa về láy, song cho đến tận bây giờ vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất về từ láy, có rất nhiều quan niệm khác nhau. Điển hình là những quan niệm sau: - Quan niệm của Gs Nguyễn Tài Cẩn được trình bày trong cuốn “Ngữ pháp tiếng Việt - từ ghép -đoản ngữ”về từ láy là: Từ láy âm là loại từ ghép trong đó, theo con mắt nhìn của người Việt hiện nay có các thành tố trực tiếp được kết hợp lại với nhau chủ yếu theo quan hệ ngữ âm.Quan hệ ngữ âm được thể hiện ra ở chỗ là các thành tố trực tiếp phải có sự tương ứng với nhau về hai mặt: mặt yếu tố siêu âm đoạn tính (thanh điệu và mặt yếu tố âm đoạn tính (phụ âm đầu, âm chính giữa vần và âm cuối vần).Vì dụ ở từ láy đôi chúng ta thấy: a) Về các yếu tố âm đoạn tính: các thành tố trực tiếp phải tương ứng với nhau hoặc ở phụ âm đầu: làm lụng, đất đai, mạnh mẽ… hoặc ở vần: lảm nhảm. lưa thưa, lác đác… có khi các thành tố trực tiếp tương ứng cả phụ âm đầu, cả ở vần, ví dụ: chuồn chuồn, quốc quốc, đa đa… b) Về mặt yếu tố siêu âm đoạn tính các thành tố nói chung đều phải có thanh thuộc cùng một âm vực: thuộc âm vực cao (thanh ngang, thanh hỏi, thanh sắc) hoặc thuộc âm vực thấp (thanh huyền, ngã, nặng). Ví dụ: + Cùng thuộc âm vực cao: hay ho,méo mó, ngay ngắn, bảnh bao, lỏng lẻo, rẻ rúng mê mẩn, sáng sủa. + Cùng thuộc âm vực thấp: lụng thụng , dày dạn, rầu rĩ đẹp đẽ. - Còn trong cuốn “Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt”, các tác giả đưa ra quan điểm: Phương thức tổ hợp các tiếng trên cơ sở hoà phối ngữ âm cho ta các từ láy (còn gọi là từ lấp láy, từ láy âm). Từ láy tiếng việt có đọ dài tối thiểu là hai tiếng, tối đa là bốn tiếng, và có cả từ láy ba tiếng. Một từ sẽ được gọi là từ láy khi các thành tố cấu tạo nên chúng có thành phần ngữ âm được lặp lại, nhưng vừa có lặp (còn gọi là điệp) vừa có biến đổi (gọi là đối). Ví dụ: đỏ đắn: điệp phần âm đầu, đối ở phần vần. - Quan niệm của Gs Đỗ Hữu Châu: “từ được cấu tạo theo phương thức láy, đó là phương thức hoà phối ngữ âm bằng cách lặp lại một bộ phận hay toàn bộ hình thức ngữ âm của tiếng gốc, còn gọi là từ lấp láy, từ láy âm, từ ghép láy, từ phản điệp. Các từ láy có thể phân thành từng kiểu khác nhau căn cứ vào cách hoà phối ngữ âm và số lần tác động của phương thức láy. Căn cứ vào cách hoà phối ngữ âm có thể phân biệt hai kiểu từ lá : từ láy bộ phận chúm chím, đủng đỉnh, bập bồng), từ láy toàn bộ (oe oe , ầm ầm, lăm lăm). Từ láy bộ phận chia làm hai loại : lặp lại phụ âm đầu( chắc chắn, chí choé , mát mẻ), lặp lại phần vần (lênh khênh, chót vót, lè tè).Căn cứ vào số lần tác động của phương thức từ láy có thể phân biệt các kiểu từ láy : từ láy đôi hay từ láy 2 âm tiết ( gọn gàng , vững vàng, vuông vắn), từ láy ba hay từ láy ba âm tiết( sạch sành sanh. tẻo tèo teo, dửng dừng dưng) , từ láy bốn hay từ láy bốn âm tiết( nhí nha nhí nhảnh, vvoj vội vàng vàng , lam nham lở nhở, tẩn ngẩn tần ngần).Từ láy có những đặc trưng ngữ nghĩa riêng như giá trị biểu trưng , sắc thái hoá , chuyên biệt hoá về nghĩa”. - Quan niệm của Nguyễn Văn Tu cho rằng: những từ lấp láy gồm những âm tiết tương quan với nhau hay giống nhau về ngữ âm . Trong tiếng Việt hiện đại , có những từ gồm hai từ tố có quan hệ về ngữ âm thường gọi bằng tên lấp láy , từ trùng điệp, từ láy âm hoặc từ láy…Thực ra trong số những từ kiểu này có những từ thực sự là từ láy âm và cũng có những từ láy âm ngẫu nhiên ( đất đai , tuổi tác, hỏi han…). Nhưng hiện nay về mặt quan hệ ngữ âm , chúng ta cũng gọi chung chúng là những từ láy âm .Sở dĩ chúng tôi gọi chung những từ láy âm là những từ ghép vì thực chất chúng được tạo ra bởi một số từ tố với bản thân nó không bị biến âm hoặc bị biến âm .Từ ghép láy lâng lâng gồm có hai từ hoàn toàn giống nhau về âm thanh .Và từ ghép máy móc gồm từ tố máy kết hợp với móc là biến thể ngữ âm của máy.Từ láy âm được tạo thành bằng việc ghép hai từ tố hoặc hai âm tiết có quan hệ về ngữ âm trên cơ sở láy âm , trên cơ sở láy lại bản thân cái âm tiết chính hoặc cái từ tố chính. Những từ láy âm có sự tương ứng về những mặt sau: a)Về mặt phụ âm đầu như: - bắt bớ, bàn bạc, bạc bẽo, bụi bậm… - cau có , cắu kỉnh, cũ kỹ, cụt kịt, cặm cụi … - chăm chỉ, chắc chắn, chặt chẽ, chạy chọt, chết chóc… - da dẻ , dần dà, dai dẳng… b) Về vần mà khác nhau về phụ âm đầu: - bảng lảng, la đà….. - kè nhè , lè nhè, lè tè, lì xì… c)Tương ứng hoàn toàn : - chuồn chuồn, rầm rầm, lần lần… Sự tương ứng về thanh điệu; Các âm tiết trong từ lấp láy thường có những thanh điệu tương ứng với nhau.Hai âm tiết của từ lấp láy đều thuộc về một thanh điệu : không , hỏi, sắc , hoặc nhóm huyền, ngã , nặng,. Ví dụ: - Nhóm 1: lâng lâng, máy móc, lo lắng, khó khăn , lỏng lẻo. - Nhóm 2: làng nhàng, cũ kỹ, gượng gạo, dò dẫm. Bên cạnh đó còn có quan điểm của nhiều nhà Việt ngữ khác .Theo Hữu Quỳnh : “ Trong tiếng Việt , từ ghép theo phương thức láy có một số lượng đáng kể . Phương thức láy là phương thức cấu tạo từ và cụm từ đặc biệt trong tiếng Việt . Từ ghép láy ( hay còn gọi là từ ghép lấp láy, từ láy)là những từ ghép gồm hai hình vị kết hợp với nhau chủ yếu là theo quan hệ ngữ âm .Các thành tố của từ ghép láy có mối liên quan với nhau về thanh điệu hoặc về các bộ phận ngữ âm tạo nên các thành tố đó, đồng thời chúng tạo nên một nội dung ngữ nghĩa nhất định . Thí dụ : nhỏ nhắn , nhỏ nhoi , nhỏ nhỏ, nhỏ nhặt, nhỏ nhen, chằm chằm , thao thao, tỉ mỉ”.Hay như trong cuốn ngữ pháp tiếng Việt , các tác giả cho rằng: “ Từ láy đều là từ hai tiếng . Phần lớn đó là từ gốc Việt. Có một số những từ láy gốc Hán , nhưng có thể coi chúng là đã Việt hoá, đã hoà lộn vào bộ phận từ láy gốc Việt . Ví dụ : phảng phất , linh lợi, bồi hồi…Từ láy được cấu tạo theo phương thức phối hợp ngữ âm . Nói đến “ sự phối hợp ngữ âm “ ở đây tức là nói đến hiện tượng lặp và hiện tượng đối xứng”. Qua xem xét rất nhiều ý kiến khác nhau về từ láy nhưng chúng ta vẫn thấy được sự thống nhất ở một điểm. Tất cả các tác giả đều coi : từ láy được cấu tạo theo phương thức láy. Các thành tố trong từ láy đều có quan hệ ngữ âm ( với thanh điệu giữ nguyên hay biến đổi theo quy tắc biến thanh tức là quy tắc thanh điệu biến đổi theo hai nhóm: nhóm cao : thanh ngang , thanh hỏi , thanh sắc và nhóm thấp: thanh huyền , thanh ngã, thanh nặng).Từ láy bao gồm hai hình vị , đó là hình vị gốc và hình vị láy. Chúng có quan hệ ngữ âm với nhau. Hình vị láy có thể lặp lại những phần trong cấu trúc triết đoạn như âm đầu , vần hoặc lặp cả âm đầu và vần ( láy hoàn toàn) , đồng thời có sự tương hợp trong cấu trúc siêu đoạn ( thanh điệu) . Hỗu hết các tác giả đều đồng ý : trong tiếng Việt phần lớn là những từ láy đôi( nghĩa là có hai âm tiết) ngoài ra còn có từ láy ba và từ láy tư .Tuy nhiên có thể nói từ láy ba và từ láy tư chủ yếu được xây dựng trên cơ sơ láy đôi. Ví dụ : lơ mơ -> lơ tơ mơ Dửng dưng -> dửng dừng dưng Lôi thôi -> lôi thôi lếch thếch Hùng hổ -> hùng hùng hổ hổ Vấn đề hiện nay nhiều nhà Việt ngữ học còn tranh cãi , đó là sự phân biệt giữa từ láy và các loại từ khác . Mỗi nhà nghiên cứu lại đưa ra những tiêu chí phân định khác nhau . II. PHÂN BIỆT TỪ LÁY VỚI TỪ GHÉP 1. Khái quát chung Đã từ lâu vấn đề nhận diện, phân biệt từ láy đã trở nên quan trọng và cần thiết. Đay là mối quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu và đã có nhiều ý kiến tranh luận về vấn đề này. Liên quan đến vấn đề không chỉ một loại từ ghép có vỏ ngữ âm giống từ láy (chim chóc , chùa chiền….) mà còn có cả những đơn vị do hiện tượng lặp từ tạo nên ( ngày ngày, đêm đêm, người người …)và những từ định danh khác ( như: ba ba, cào cào, chuồn chuồn…). Ở đây, chúng tôi tập chung xét ở sự phân biệt giữa từ láy và từ ghép là chủ yếu. Bởi lẽ nếu giải quyết được sự phân biệt này cũng tức là tạo tiền đề cho việc giải quyết hai loại sau. Bên cạnh đó, việc phân loại từ ghép , từ láy là để làm rõ hơn chức năng, phương thức cấu tạo của từ tiếng Việt . Để từ đó có cái nhìn chính xác về các dạng thức của từ tiếng Việt . Phan biệt từ láy với từ ghép có nghĩa là chúng ta đã xác định láy không phải là ghép . Muốn vạy chúng ta phải tìm được sự khác biệt giữa hai loại từ này : phương thức láy khác phương thức ghép ở chỗ nào ?, từ láy khác từ ghép ra sao? Để phân biệt từ láy và từ ghép , chúng ta không thể căn cứ vào mặt ngữ âm được . Vì chúng đềư tương tự như nhau . Chính vì đặc điểm này nên từ láy từ ghép nhiều điểm tương đồng và dẫn đến việc khó phân định hai loại từ này . Cái còn lại rõ ràng là phải dựa vào mặt ngữ nghĩa . Đúng hơn , để có cái nhìn chuẩn xác và khái quán nhất , thì phải kết hợp đồng thời cả hai mặt ngữ âm và ngữ nghĩa . Sự kết hợp này sẽ cho chúng ta thấy được sự khu biệt giưã từ láy với mọi từ khác vốn có trong tiếng Việt. 2. Phân biệt từ ghép và từ láy Các nhà ngôn ngữ học đã tranh luận rất nhiều về vấn đề từ ghép và từ láy.Trong công trình Ngữ pháp tiếng Việt GS . Nguyễn Tài Cẩn coi từ láy âm là “là loại từ ghép trong đó các thành tố trực tiếp được kết hợp lại với nhau chủ yếu là theo quan hệ ngữ âm “ Trong cuốn Ngữ pháp tiếng Việt của tiến sĩ ngôn ngữ học Nguyễn Như Quỳnh cho rằng “từ ghép là những từ do hai hình vị trở nên cấu tạo thành”, chẳng hạn như nước non , ngọt ngào… Căn cứ vào phương thức cấu tạo và quan hệ giữa các thành phần tạo nên từ ghép có thể phân chia từ ghép thành ba loại lớn : từ ghép nghĩa , từ láy , và từ ghép tự do. Để phân biệt từ ghép với từ láy , chúng tôi lựa chọn phân biệt từ ghép nghĩa và từ láy . Từ ghép nghĩa là kiểu từ phổ biến nhất trong các từ ghép tiếng Việt . Từ ghép nghĩa là những từ gồm hai hình vị trở nên kết hợp với nhau Các thành tố tạo nên từ ghép nghĩa phần lớn là các hình vị có ý nghĩa có ý nghĩa từ vựng và có khả năng hoạt động độc lập ( thí dụ : non sông , nước non, ngọt ngào….) . Còn trong từ láy , một thành tố có thể có ý nghĩa từ vựng và một thành tố không có ý nghĩa từ vựng , yếu tố có ý nghĩa từ vựng có thể đứng trước hoặc đứng sau ( thí dụ : chiim chóc , hay ho , im ,lìm, ngậm ngùi , ngập ngừng, lập loè , nhấp nhô…), hoặc cả hai thành tố đều không có ý nghĩa từ vựng mà chỉ óc ý nghĩa cấu tạo từ ( thí dụ : đủng đỉnh , lon ton , lóng lánh , phau phau , nhởn nhơ ….) Như vậy về cơ bản chúng ta đã nhận thấy rằng từ láy và từ ghép không hẳn hoàn toàn khác nhau, bởi vì chung quy lại , từ láy là một hình thức của từ ghép, song chúng ta vẫn có thể phân biệt được từ ghép và từ láy thông qua khả năng khu biệt nghĩa và đăc điểm cấu tạo. CHƯƠNG II VẤN ĐỀ CẤU TẠO TỪ TRONG TIẾNG VIỆT I. KHÁI QUÁT CHUNG Ở chương I, chúng ta đã tiến hành nhận diện từ láy. Trong chương này, chúng ta tìm hiểu từ láy về mặt cấu tạo. Qua đó, ta có thể hiểu sâu hơn một bước về bản chất của phương thức láy cũng như từ láy. Trên cơ sở cả hai mặt ngữ âm và ngữ nghĩa có tính đến lượng yếu tố, chúng tôi tiến hành phân loại từ láy theo nhiều bước từ lớn đến nhỏ. Với cách làm như vậy, từ láy được nhận biết đồng thời trên cả hai mặt nội dung và hình thức với mối quan hệ mật thiết của các thành tố cấu tạo. Bên cạnh những kiểu loại mang tính chất chung, khái quát, bao gồm trong đó lại có những kiểu loại nhỏ hơn. Đến lượt những kiểu loại nhỏ hơn lại có những kiểu loại nhỏ hơn nữa… Những thay đổi về mặt ngữ âm từ các loại lớn đến các loại nhỏ đều kéo theo sự thay đổi về mặt ngữ nghĩa. Nhờ thông qua ngữ nghĩa, ta vẫn thấy được mối quan hệ gần gũi, tương tự giữa chúng với nhau. II. CÁC BƯỚC PHÂN LOẠI Theo hướng trên đây, từ láy trong Tiếng Việt lần lượt được phân chia theo thứ tự các bước sau đây: 1. Bước 1: Chia từ láy thành 2 loại lớn: - Từ láy đơn: gật gù, lắc lư - Từ láy kép: gật gà gật gù, lắc la lắc lư Sở dĩ ở bước 1, chúng ta chia từ láy thành 2 loại như vậy là vì nó không chỉ bao hàm được toàn bộ hệ thống láy trong Tiếng Việt mà giữa chúng quả còn có một sự khu biệt khá rõ ràng trên cả hai mặt ngữ âm và ngữ nghĩa. 1.1. Về ngữ âm Từ láy đơn là từ láy hai âm tiết. Từ láy kép là từ láy 4 âm tiết. Giữa hai bộ phận “gốc” và “ láy” của hai loại từ láy này đều có một sự tương ứng 1 - 1 trong từ láy đơn; 2 - 2 trong từ láy kép. Từ láy đơn là từ láy được tạo ra dựa trên cơ sở một đơn vị gốc có trước vốn là một từ đơn âm tiết. Ví dụ: Gật Gật gù Lắc Lắc lư Lánh Lấp lánh Loè Lập loè Tương tự như vậy, đối với từ láy kép, đó là từ được tạo ra dựa trên một đơn vị gốc có trước, vốn là từ đa âm tiết ( 2 âm tiết ). Ví dụ: Gật gù Gật gà gật gù Lắc lư Lắc la lắc lư Lấp lánh Lấp la lấp lánh Lập loè Lập là lập loè Như vậy ngay ở đây, ta cũng thấy sự khác biệt giữa đôi bên về mặt cấu tạo: - Từ láy đơn: thành t