VNPT đã xây dựng và phát triển một mạng PSTN cung cấp dịch vụ thoại truyền thống chất lượng tốt cho khách hàng. Tuy nhiên cùng với thời gian mạng PSTN bộc lộ một số hạn chế: các tổng đài chuyển mạch kênh đã khai thác hết năng lực và trở nên lạc hậu so với nhu cầu của khách hàng hiện nay, sự kém hiệu quả của TDM trong việc phân bổ băng thong, mạng PSTN có nhiều cấp nên phức tạp trong việc phối hợp hệ thống báo hiệu, đồng bộ.
Mặt khác, nhu cầu về các dịch vụ dữ liệu phát triển mạnh mẽ, Internet ngày càng phổ biến rộng rãi, xu thế tích hợp IP/ATM/MPLS cho mạng đường trục cùng với sự phát triển của nền viễn thông thế giới đòi hỏi phải có một mạng mới có băng tần rộng, hiệu suất cao, hỗ trợ nhiều dịch vụ, đơn giản về cấu trúc và quản lý, dễ dàng phát triển dịch vụ và nhanh chóng cung cấp đến khách hàng. Có 2 sự lựa chọn: một là xây dựng một cơ sở hạ tầng hòan tòan mới, hai là xây dựng một mạng có khả năng cung cấp các dịch vụ IP bằng cách nâng cấp trên cơ sở hạ tầng mạng PSTN có sẵn.
Việc xây dựng một cơ sở hạ tầng mới là chuyện khó làm được trong thời gian ngắn, và sẽ tốn khá nhiều chi phí. Cho nên mạng thế hệ mới NGN (Next Generation Network) đã được hình thành và phát triển.
Hiện nay có 6 doanh nghiệp được phép cung cấp các dịch vụ viễn thông là VNPT, Viettel, EVN, SPT, viễn thông Hàng Hải. Trong đó ngoại trừ công ty viễn thông Hàng Hải, các công ty khác đều đang cung cấp dịch vụ gọi VoIP đường dài trong nước và quốc tế. Chương này sẽ giới thiệu tình hỉnh triển khai NGN của VNPT.
39 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1461 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tìm hiểu cấu trúc soft switch hiq9200 trong VNPT, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG
KHOA VIỄN THÔNG 1
-----&-----
Báo cáo thực tập tốt nghiệp:
TÌM HIỂU CẤU TRÚC SOFT SWITCH HiQ9200 TRONG VNPT
Giáo viên hướng dẫn
:
Thầy Phạm Đình Chung
Sinh viên
:
Nguyễn Đức Tân
Lớp
:
H08VT2
Hà Nội - 11/2010
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.
Từ viết tắt
Tiếng anh
Tiếng việt
AAA
Authentication,Auth orization, Accounting
Nhận thực thuê bao , nhận thự số liệu, tính cước
ACM
Address Complete Message
Bản tin hoàn thành địa chỉ
AAL
ATM Adaption Layer
Lớp tương thích ATM
ANM
ANswer Message
Bản tin trả lời
API
Application Program Interface
Giao diện lập trình ứng dụng
ATM
Asynchronous Transfer Mode
Chế độ truyền không đồng bộ
BCF
Bearer Control Funtion
Chức năng điền khiển kênh mang
BICC
Bearer Independent Call Control
Giao thức điều khiển cuộc gọi độc lập với kênh mang
BIWF
Bearer InterWorking Funtion
Chức năng làm việc liên mạng
kênh mang
BNC
Backbone Network Connection
Kết nối mạng xương sống
CS
Capability Set
Tập khả năng
CSF
Call Service Funtion
Chức năng dịch vụ cuộc giọi
DSLAM
Digital Suscriber Line Access Multiplexer
Bộ ghép kênh truy nhập thuê bao số
GK
GateKeeper
Bộ giữ cổng
GSN
Gate Serving Node
Điểm phục vụ cổng
GW
GateWay
Cổng
IDA
Interface Access Divice
Thiết bị truy nhập tích hợp
IAM
Initial Address Message
Bản tin khởi tạo địa chỉ
IN
Intelligent Network
Mạng thông minh
IP
Internet Protocol
Giao thức Internet
ISN
Interface Service Node
Điểm phục vụ giao diện
ISP
Internet Service Provider
Nhà cung cấp Internet
ISUP
ISDN User Part
Phân đối tượng người sử dụng mạng tích hợp đa dich vụ
ITU
International Telecommunication Union
Hiệp hội viễn thông quốc tế
LAN
Local Area Network
Mạng cục bộ
LE
Local Exchange
Tổng đài nội bộ
MP
Multipoint Processor
Bộ xử lý đa điểm
MC
Multipoint Controller
Bộ điều khiển đa điểm
MCU
Multipoint Control Unit
Khối điều khiển đa điểm
MGCP
Media Gateway Control Protocol
Giao thức điều khiển gate truyền thông
MGC
Media Gateway Controller
Bộ điều khiển cổng truyền thông
M2UA
MTP2 User Aption Layer
Lớp tương thích người sử dụng MTP2
M2PA
MTP2 User Peer –to-Peer Adaptation Layer
Lớp tương thích ngang hàng người sử dụng MTP2
MTP
Message Transfer Part
Phần truyền dẫn bản tin
OAM&P
Operation ,Administration,Maintainance and Performance
Vận hành,Quản trị , bảo dưỡng và giám sát hoạt động
PBX
Private Branch Exchange
Tổng đài nhánh dành riêng
POTS
Plain Old Telephone Service
Dịch vụ điện thoại truyền thống
PRI
Primary Rate Interface
Giao diện tốc độ cơ bản
PSTN
Public Switch Telephone Network
Mạng điện thoại công cộng
QoS
Quality of Sevice
Chất lượng dịch vụ
RAS
Registration ,Adminsion,Status
Đăng ký, Cho phép, trạng thái
RAS
Remote Acess Server
Máy chủ truy nhập từ xa
RTCP
Real-Time Control Protocol
Giao thức điều khiển thời gian
RTP
Real-Time Transport Protocol
Giao thức truyền vận thời gian thực
SCN
Switch Circuit Network
Mạng chuyển mạch kênh
SCP
Service Control Point
Điểm diều khiển dịch vụ
SCCP
Signal Conection Control Part
Phần điều khiển kết nối báo hiệu
SCTP
Stream Control Transpot Protocol
Giao thức truyền vận điều khiển luồng
SDP
Session Description Protocol
Giao thức miêu tả phiên
SIP
S ession Inition Protocol
Giao thức khởi tạo phiên
SIGTRAN
Signalling Transport
Truyền vận báo hiệu
SG
Signalling Gateway
Cổng báo hiệu
SS7
Signalling System 7
Hệ thống báo hiêu số 7
SSP
Service Switching Point
Điểm chuyển mạch dịch vụ
STP
Signalling Transfer Point
Điểm chuyển tiếp báo hiệu
SUA
SCCP- User Adaptation Layer
Lớp tương thích người sử dụng SCCP
SUS
SUSpend
Ngừng
SWN
Switch Node
Điểm chuyển mạch
TCAP
Transaction Capabilities Application Part
Phần ứng dụng khả năng giao tiếp
TCP
Transaction Control Protocol
Giao thức điều khiển truyền dẫn
ToS
Type Of Service
Kiểu dịch vụ
TSN
Transit Serving Node
Điểm phục vụ chuyển tiếp
UAS
User Agent Server
Bộ phục vụ tác nhân người sử dụng
UAC
User Agent Client
Máy khách tác nhân người sử dụng
VoIP
Voice over IP
Thoại trên giao thức IP
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Trang
Hình 1.1: giải pháp Surpass của Siemens 13
Hình 1.2: Mô hình NGN của VNPT 16
Hình 1.3: Mô hình kết nối tại các tỉnh 17
Hình 1.4: Mô hình kết nối mạng trục VNPT 17
Hình 2.1: Các thành phần của chuyển mạch mềm 21
Hình 2.2: Các khối chức năng của Softswitch HiQ 9200. 25
Hình 2.3: Các khối phần cứng của Softswitch HiQ 9200. 27
Hình 2.4: Cấu trúc chung phần mềm của Softswitch HiQ 9200. 29
Hình 2.5: Các thành phần phần mềm của PCU. 31
Hình 3.1: Softswitch HiQ 9200 trong mạng trung kế ảo 36
Hình 3.2: Cuộc gọi một Softswitch trong mạng trung kế ảo 37
Hình 3.3: Cuộc gọi giữa hai Softswitch khác nhau 38
Hình 3.4: Cuộc gọi trong mô hình hai Softswitch 39
Hình 3.5: Giải pháp đối với NGLS của SIEMENS 40
Hình 3.6: Kịch bản cuộc gọi Phone to H.323 (RFS/PURE) 41
Hình 3.7: Thiết lập cuộc gọi Phone to H.323 42
CHƯƠNG 1:
TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI NGN CỦA VNPT
1.1. Giới thiệu:
VNPT đã xây dựng và phát triển một mạng PSTN cung cấp dịch vụ thoại truyền thống chất lượng tốt cho khách hàng. Tuy nhiên cùng với thời gian mạng PSTN bộc lộ một số hạn chế: các tổng đài chuyển mạch kênh đã khai thác hết năng lực và trở nên lạc hậu so với nhu cầu của khách hàng hiện nay, sự kém hiệu quả của TDM trong việc phân bổ băng thong, mạng PSTN có nhiều cấp nên phức tạp trong việc phối hợp hệ thống báo hiệu, đồng bộ.
Mặt khác, nhu cầu về các dịch vụ dữ liệu phát triển mạnh mẽ, Internet ngày càng phổ biến rộng rãi, xu thế tích hợp IP/ATM/MPLS cho mạng đường trục cùng với sự phát triển của nền viễn thông thế giới đòi hỏi phải có một mạng mới có băng tần rộng, hiệu suất cao, hỗ trợ nhiều dịch vụ, đơn giản về cấu trúc và quản lý, dễ dàng phát triển dịch vụ và nhanh chóng cung cấp đến khách hàng. Có 2 sự lựa chọn: một là xây dựng một cơ sở hạ tầng hòan tòan mới, hai là xây dựng một mạng có khả năng cung cấp các dịch vụ IP bằng cách nâng cấp trên cơ sở hạ tầng mạng PSTN có sẵn.
Việc xây dựng một cơ sở hạ tầng mới là chuyện khó làm được trong thời gian ngắn, và sẽ tốn khá nhiều chi phí. Cho nên mạng thế hệ mới NGN (Next Generation Network) đã được hình thành và phát triển.
Hiện nay có 6 doanh nghiệp được phép cung cấp các dịch vụ viễn thông là VNPT, Viettel, EVN, SPT, viễn thông Hàng Hải. Trong đó ngoại trừ công ty viễn thông Hàng Hải, các công ty khác đều đang cung cấp dịch vụ gọi VoIP đường dài trong nước và quốc tế. Chương này sẽ giới thiệu tình hỉnh triển khai NGN của VNPT.
1.2. Giải pháp SURPASS của SIEMENS
Hiện nay NGN của VNPT đang được triển khai dựa trên giải phải SURPASS của Siemens. Đây là mạng có hạ tầng thông tin duy nhất dựa trên công nghệ chuyển mạch gói được VNPT lựa chọn để thay thế cho mạng chuyển mạch kênh truyền thống. Với ưu thế cấu trúc phân lớp theo chức năng và sử dụng rộng rãi các giao diện API để kiến tạo dịch vụ mà không phụ thuộc nhiều vào các nhà cung cấp thiết bị và khai thác mạng, công nghệ NGN đã đáp ứng được yêu cầu kinh doanh trong tình hình mới là dịch vụ đa dạng, giá thành thấp, đầu tư hiệu quả và tạo được nguồn doanh thu mới. Đây là mạng sử dụng công nghệ chuyển mạch gói với đặc tính linh hoạt, ứng dụng những tiến bộ của công nghệ thông tin và công nghệ truyền dẫn quang băng thông rộng nên tích hợp được dịch vụ thoại và dịch vụ truyền số liệu.
Cấu trúc mạng Surpass được thể hiện ở hình dưới, giải pháp này gồm 4 vấn đề:
- Mạng chuyển mạch thế hệ mới
- Mạng truy nhập thế hệ mới
- Mạng truyền tải thế hệ mới
- Mạng quản lý thế hệ mới
Hình 1.1: giải pháp Surpass của Siemens
Tên thiết bị
Hình thể hiện
Chức năng
SURPASS hiQ
hiQ9200 – chuyển mạch mềm (server đặc tính cuộc gọi, bộ
điều khiển cổng phương tiện)
hiQ8000 – chuyển mạch mềm (cho VoCable)
hiQ6200 – SIP Server
hiQ4000 – nền tảng dịch vụ mở
hiQ30 – Server danh bạ
hiQ20 – bộ giữ cổng, Server định tuyến và đăng kí H.323
hiQ10 – Radius Server, AAA Server
SURPASS hiG
hiG1600 – cổng phương tiện cho truy nhập
hiG1200 – cổng phương tiện cho các đường trung kế
hiG1100 – cổng phương tiện cho các đường trung kế
hiG1000 –cổng phương tiện cho các đường trung kế
SURPASS hiS
hiS700 – cổng báo hiệu (đứng một mình)
SURPASS hiR
hiR200 – Server tài nguyên (đối thoại và thông báo IP)
hiR220 – Server tài nguyên (đối thoại và thông báo IP)
SURPASS hiX
hiX7500 – truy nhập thế hệ mới cho truy nhập đa dịch vụ
hiX7300 – truy nhập thế hệ sau cho truy nhập băng rộng DSL
hiX7200 – truy nhập thế hệ sau cho truy nhập thoại
SURPASS hiT
hiT7550 – MTS
hiT7540 – OCU
hiT7070 – SC/DC
hiT7050 – FP1/FP2
hiT7030 - CPE
1.2.1. Mạng chuyển mạch thế hệ mới:
Cấu trúc chuyển mạch của SURPASS dựa trên mô hình do MSF đưa ra. Đối với VoIP đang triển khai thì vấn đề cần quan tâm nhất trong chuyển mạch thế hệ mới là trung kế ảo (VT).
Trung kế ảo là khái niệm để chỉ đường trung kế được thiết lập một cách logic trong softswitch để quản lý đường trung kế tương ứng đối với cổng phương tiện. Trung kế ảo cho phép tích hợp các dạng dữ liệu khác nhau trên cùng một mạng và cung cấp khảnăng mở rộng mạng một cách linh hoạt.
Sử dụng trung kế ảo cho phép tính tóan các thông số mạng: số kết nối tối đa, đặc tính của từng thuê bao, băng thông cung cấp cho từng dịch vụ, báo hiệu, khả năng xử lý và QoS tối ưu theo yêu cầu.
Giải pháp SURPASS của Siemens sử dụng báo hiệu SS7.
1.2.2. Mạng truy nhập thế hệ mới:
Truy nhập thế hệ mới được đưa ra trong SURPASS gồm có các thành phần:
SURPASS Evoling Voice Access: kết nối các loại giao diện của thuê bao hiện tại tới mạng lõi NGN, hỗ trọ các dịch vụ chuyển mạch một cách đầy đủ thông qua các giao diện mở (các giao diệnnày có thể giao tiếp với mạng hiện tại hay mạng IP). Giải pháp ày cho phép việc tiến lên mạng thế hệ mới nhanh chóng tại mọi thời điểm.
Truy nhập băng rộng: cho phép sử dụng truy nhập băng rộng (DSL)
Truy nhập đa dịch vụ: cho phép tất cả các dịch vụ băng hẹp cũng như băng rộng trên cùng một platform SIEMENS cũng đưa ra giải pháp cho quá trình quá độ. Các mạng PSTN, ATM/IP cùng tồn tại và mạng ATM/IP chưa xử lý ứng dụng thoại. Các sản phẩm tương ứng cho giải pháp này là hiA (hiA7100, hiA7300).
1.2.3. Mạng truyền tải thế hệ mới:
Truyền tải thế hệ sau sử dụng công nghệ truyền dẫn quang (SDH, DWDM) và truyền dẫn vi ba.
1.2.4. Mạng quản lý thế hệ mới:
Next Generation Management giúp tối ưu cấu hình và hoạt động, bảo mật cho các thành phần tạo thành NGN trong SURPASS. Nguyên lý của giải pháp này là dựa trên quản lý phần tử, quản lý miền và các ứng dụng.
Phần quản lý mạng hỗ trợ chức năng OAM (quản lý, vận hành, bảo dưỡng) phát hiện xử lý lỗi, định dạng cấu hình, tính cước và quản lý hoạt động cũng như sự bảo mật mạng. Hệ quản lý mạng viễn thông TNMS quản lý từ các phần tử đến các miền hoạt động sử dụng công nghệ quang. Các miền hoạt động có thể là PDH, SDH, DWDM.
Bộ tích hợp truy nhập quản lý truy nhập thế hệ sau, có cấu trúc mở theo mô hình client/server, có tính module và linh hoạt.
1.3. Triển khai NGN của VNPT:
Như đã giới thiệu ở trên NGN của VNPT hiện nay đang áp dụng giải pháp SURPASS của SIEMENS.
Cấu trúc mạng thế hệ sau NGN của VNPT phải đảm bảo các yêu cầu sau đây:
- Cung cấp các dịch vụ thoại và truyền số liệu bao gồm: thoại, fax, di động, ATM, IP, IP-VPN, FR, X25, xDSL, IN v..v..trên cơ sở hạ tầng thông tin thống nhất.
- Mạng có cấu trúc đơn giản, giảm tối thiểu cấp chuyển mạch nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ và hạ thấp giá thành dịch vụ.
- Cấu trúc phải có tính mở, có độ linh hoạt và tính sẵn sàng cung cấp dịch vụ cao.
- Cấu trúc mạng phải đảm bảo tính an toàn mạng lưới nhằm duy trì chất lượng dịch vụ.
- Bảo toàn vốn đầu tư của VNPT với mạng hiện tại.
- Cấu trúc mạng được tổ chức không phụ thuộc vào địa giới hành chính.
- Hệ thống quản lý mạng, quản lý dịch vụ có tính tập trung cao, bảo đảm việc cung cấp dịch vụ đến tận các thuê bao thuộc các vùng hành chính khác nhau.
1.3.1. Lớp truy nhập:
Gồm tòan bộ các node truy nhập hữu tuyến và vô tuyến, các node truy nhập của các vùng lưu lượng chỉ được kết nối đến node chuyển mạch đường trục của vùng đó, không được kết nối đến node đường trục của vùng khác.
Được triển khai gồm một Media Gateway kết nối với mạng PSTN phục vụ cho dịch vụ VoIP và bộ BRAS kết nối trực tiếp với thiết bị DSLAM-HUB với khả năng chuyển mạch 10Gb/s, sử dụng công nghệ xDSL, có thể hỗ trợ các kết nối ADSL, SHDSL. Với hạ tầng mạng xDSL này, VNPT đã cung cấp các dịch vụ truy nhập Internet băng rộng MegaVNN tại nhiều tỉnh/thành phố trên cả nước.
Các thiết bị: MG, BRAS, DSLAM.
1.3.2. Lớp truyền tải:
Gồm các node chuyển mạch ATM+IP và các hệ thống truyền dẫn thực hiện chức năng chuyển mạch, định tuyến các cuộc gọi giữa các thuê bao của lớp truy nhập dưới sự điều khiển của thiết bị điều khiển cuộc gọi thuộc lớp điều khiển.
Được tổ chức thành 2 cấp: cấp đường trục quốc gia và cấp vùng.
3 nút trục quốc gia đặt tại Hà Nội, TPHCM và Đà Nẵng và 24 nút vùng đặt tại các tỉnh/thành phố trọng điểm khác với băng thông các tuyến trục là STM-16 (2,5Gbps) và vùng là STM-1 (155Mbps) dựa trên truyền dẫn SDH.
Hình 1.2: Mô hình NGN của VNPT
Ba Router lõi M160 Juniper (hiện nay đang được thay thế bằng M320) đặt tại Hà Nội, HCM, Đà Nẵng có khả năng chuyển mạch là 160Gbps, và 24 Edge Router ERX1410 Juniper (hiện đang dần được thay thế bằng ERX1440) đặt tại các nút vùng thuộc 24 tỉnh, thành phố trọng điểm.
1.3.3. Lớp điều khiển:
Lớp điều khiển bao gồm các hệ thống điều khiển kết nối cuộc gọi giữa các thuê bao thông qua việc điều khiển các thiết bị chuyển mạch ATM+IP của lớp truyền tải và các thiết bị truy nhập của lớp truy nhập. Lớp điều khiển có chức năng kết nối cuộc gọi thuê bao với lớp ứng dụng dịch vụ. Các chức năng quản lý, chăm sóc khách hàng, tính cước được tích hợp trong lớp điều khiển.
Gồm hai Softswitch HiQ9200 đặt tại Hà Nội và TPHCM.
Hệ thống Softswitch bao gồm các chức năng về điều khiển hệ thống mạng, cung cấp các giao diện mở API để dễ dàng cho việc phát triển các ứng dụng dịch vụ, hỗ trợ nhiều loại giao thức điều khiển khác nhau như MGCP, H.323, Megaco/H.248, SIP… Hệ thống các serve ứng dụng (tùy theo từng loại hình dịch vụ Server ứng dụng có thể đặt tập trung hoặc phân tán). Bên cạnh đó hệ thống quản lý mạng tập trung và hệ thống tính cước tập trung góp phần quan trọng trong quản lý, vận hành và điều hành mạng.
Hình 1.3: Mô hình kết nối tại các tỉnh
1.3.4. Lớp dịch vụ/ ứng dụng:
Được tổ chức thành một cấp duy nhất cho toàn mạng nhằm đảm bảo cung cấp dịch vụ đến tận nhà thuê bao một cách thống nhất và đồng bộ.
VNPT cung cấp nhiều dịch vụ trên nền NGN: dịch vụ thẻ trả trước 1719, dịch vụ 1800, 1900, hội nghị truyền hình … (sẽ được giới thiệu trong chương sau)
Hình 1.4: Mô hình kết nối mạng trục VNPT
Phân vùng lưu lượng:
Cấu trúc mạng thế hệ sau được xây dựg dựa trên phân bố thuê bao theo vùng địa lý, không tổ chức theo địa bàn hành chính mà được phân theo vùng lưu lượng. Trong một vùng có nhiều khu vực, trong khu vưc có thể gồm 1 hoặc nhiều tỉnh thành. Số lượng các tỉnh thành trong một khu vực tuỳ theo số lượng thuê bao của tỉnh thành đó. Căn cứ vào phân bố thuê bao, mạng NGN của VNPT được phân thành 5 vùng lưu lượng như sau:
+ Vùng 1: các tỉnh phía Bắc trừ Hà Nội, Hà Tây, Bắc Ninh, Bắc Giang và Hưng Yên.
+ Vùng 2: Hà Nội, Hà Tây, Bắc Ninh, Bắc Giang và Hưng Yên.
+ Vùng 3: các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên.
+ Vùng 4: TPHCM
+ Vùng 5: Các tỉnh phía Nam, trừ TPHCM.
CHƯƠNG 2
CẤU TRÚC THIẾT BỊ SOFTSWITCH Hi9200
2.1. Định Nghĩa Chuyển Mạch Mềm (Softswitch)
Chuyển mạch mềm có thể định nghĩa như là tập hợp các sản phẩm, giao thức và các ứng dụng cho phép bất kỳ các thiết bị nào truy cập các dịch vụ truyền thông qua mạng xây dựng trên nền công nghệ chuyển mạch gói thường là IP (Internet protocol). Những dịch vụ đó bao gồm thoại, fax, video, dữ liệu và các dịch vụ mới có thể được phát triển trong tương lai. Những thiết bị đầu cuối truy nhập bao gồm điện thoại truyền thống, điện thoại IP, máy tính, máy nhắn tin...Một sản phẩm Softswitch có thể bao gồm một hay nhiều thành phần chức năng, các chức năng có thể cùng nằm trên một hệ thống hoặc phân tán trên những hệ thống thiết bị khác nhau.
Softswitch nhìn chung cung cấp các chức năng giống như các chức năng của hệ thống chuyển mạch kênh, nó chỉ khác là được thiết kế cho mạng chuyển mạch gói và có khả năng liên kết với mạng PSTN. Các tính chất khác biệt của một hệ thống chuyển mạch mềm bao gồm:
Là hệ thống có khả năng lập trình để xử lý các cuộc gọi và hỗ trợ các giao thức của mạng PSTN, ATM và IP
Hoạt động trên nền các máy tính và các hệ điều hành thương mại
Điều khiển các Gateway trung kế ngoài (External trunking Gateway), Gateway truy nhập (Access Gateway và các Server truy nhập từ xa RAS (Remote Access Server)
Nó tái sử dụng các dịch vụ IN thông qua các danh bạ mở mềm dẻo
Cung cấp các giao diện lập trình ứng dụng mở API cho các nhà phát triển thứ 3 nhằm tạo ra các dịch vụ thế hệ sau.
Nó có các chức năng lập trình cho các hệ thống Back office
Có các hệ thống quản lý tiên tiến trên cở sở máy chủ (Policy Server based) cho tất cả các module phần mềm
Một đắc điểm nữa của SoftSwitch là Softswitch không phải làm nhiệm vụ cung cấp kênh kết nối như tổng đài vì liên kết thông tin đã được cơ sở hạ tầng mạng NGN thực hiện theo các công nghệ chuyển mạch gói tức là chuyển mạch mềm không thực hiện bất cứ “chuyển mạch” gì. Tất cả các công việc của Softswitch được thực hiện với một hệ thống các module phần mềm điều khiển và giao tiếp với các phần khác của mạng NGN, chạy trên một hệ thống máy chủ có hiệu năng độ tin cậy và độ sẵn sàng và ở mức độ nhà cung cấp dịch vụ (Carrier Class).
2.1.1. Các Ứng Dụng Của Softswitch
Ứng dụng làm SS7 PRI Gateway
Ứng dụng trong tổng đài chuyển tiếp chuyển mạch gói (packet tandem)
Ứng dụng tổng đài nội hạt
Ứng dụng làm SS7 PRI Gateway
Sự bùng nổ truy cập Internet và khuynh hướng của các ISP muốn kết nối các Modem của họ với các luồng PRI làm cho các nhà cung cấp dịch vụ nhanh chóng cạn kiệt hết cổng PRI hiện có. Hơn nữa, các kênh PRI do các ISP thuê thường mang lại cho các nhà khai thác tổng đài lợi nhuận ít hơn so với các kênh PRI khác.
Ngoài ra, lưu lượng và thời gian truy cập Internet làm cho lưu lượng và khoảng thời gian truy cập trung bình tăng thêm nhiều gây nên tình trạng nghẽn mạng và cạn kiệt tài nguyên tổng đài.
Ứng dụng Softswitch làm SS7 PRI Gateway là một trong những giải pháp cho tình huống này. Khi đó, Softswitch và Media Gateway được đặt ở trung kế liên tổng đài giữa nhà khai thác cấp cao và nhà khai thác cạnh tranh. Chuyển mạch kênh kết nối với Media Gateway bằng giao diện TDM chuẩn còn liên lạc với Softswitch thông qua báo hiệu số 7. Các Modem của ISP vì thế sẽ được kết nối đến các Media Gateway, giải phóng các luồng PRI cho chuyển mạch kênh truyền thống. Khi một cuộc gọi Internet hướng tới ISP từ phía tổng đài cấp cao, nó sẽ đi qua trung kế tới MG rồi được định hướng trực tiếp đến Modem Server mà không qua chuyển mạch kênh như trước.
Ứng dụng này còn có khả năng cung cấp dịch vụ quan trọng là VoIP.
Ứng dụng trong tổng đài chuyển tiếp chuyển mạch gói.
Softswitch ra đời đã thay thế các tổng đài TDM chuyển tiếp cấp cao (cấp 3, 4). Giải pháp chuyển mạch TDM hiện nay đang bộc lộ dần nhược điểm trước nhu cầu ngày càng cao của các dịch vụ mới, đặc biệt là dịch vụ dữ liệu. Mô hình thường thấy hiện nay là: Một tổng đài TDM cấp thấp (cấp 5, tổng đài nội hạt, MSC của mạng di động...) được nối với nhau bằng một mạng lưới trung kế điểm - điểm khá phức tạp và nối với tổng đài chuyển tiếp cấp cao hơn (cấp 3, 4). Khi một cuộc gọi diễn ra giữa hai tổng đài cấp thấp, thông tin sẽ đi trên trung kế nối trực tiếp giữa hai tổng đài, nếu đường nối trực tiếp đã sử dụng hết, cuộc gọi có thể được định tuyến qua tổng đài chuyển tiếp. Một số cuộc gọi (ví dụ như truy nhập hộp thư thoại hay quay số bằng giọng nói...) lại được định tuyến trực tiếp đến tổng đài chuyển tiếp để sử dụng tài nguyên tập trung phục vụ cho các dịch vụ cao cấp. Kiến trúc này đã sử dụng nhiều năm nay, và cũng đã được cải tiến rất nhiều nhằm phục vụ các ứ