Mọi công ty, doanh nghiệp, hay các văn phòng dịch vụ .từ khi được thành lập đều có những dữ liệu riêng về khách hàng và dữ liệu liên quan đến chính công ty của mình. Để quản lí hiệu quả hiệu quả dữ liệu của đối tác của chính doanh nghiệp một cách hiệu quả là một vấn đề khó. Không dừng lại ở quản lí dữ liệu, các doanh nghiệp luôn phải đưa ra các dịch để ngày càng đáp ứng các nhu cầu của khách hàng và mở rộng thị trường, muốn vậy các doanh nghiệp cần :
77 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 4717 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tìm hiểu công nghệ điện toán đám mây, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG
Khoa Công Nghệ Thông Tin
&
BÁO CÁO TIỂU LUẬN
Đề tài:
TÌM HIỂU
CÔNG NGHỆ ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY
Bộ môn: Cơ sở dữ liệu phân tán
Giảng viên: TS. Phạm Thế Quế
Sinh viên:
Nguyễn Văn An
Hoàng Chí Công
Đỗ Hoàng Đạt
Lê Hoàng Lương
Trịnh Thế Thành
Lớp: D08CNTT1
Hà Nội 11-2011
Chi tiết phân chia công việc cho từng thành viên trong nhóm:
Phần công công việc :
Nguyễn Văn An: Nhóm trưởng
Word :
Đặt vấn đề
Chương 1 : Tổng quan Cloud Computing
Chương 2 : Những nhà cung cấp điện toán đám mây quan trọng
Slide : từ 1 – 19
Trịnh Thế Thành: Đóng góp thực hiện bài toán Phân Mảnh Dọc
Word :
Đặt vấn đề :
Chương 11: Di chuyển ứng dụng lên điện toán đám mây
Chương 12: Sự phát triển của điện toán đám mây
Slide : từ 79 – 99
Hoàng Trí Công
Word :
Chương 3: Trường hợp kinh doanh cho việc đi tới đám mây
Chương 4 : Phần cứng và cơ sở hạ tầng
Chương 5: Truy cập điện toán đám mây
Slide : từ 20 – 35
Đỗ Hoàng Đạt
Word :
Đặt vấn đề :
Chương 6: Lưu trữ trên đám mây
Chương 7: Các chuẩn trong điện toán đám mây.
Chương 8: Phần mềm như dịch vụ
Slide : từ 36 – 58
Lê Hoàng Lương
Word :
Chương 9: Phát triển ứng dụng
Chương 10: Đám mây địa phương và thin clients
Slide : từ 59 – 78
Mục Lục
Đặt vấn đề
Mọi công ty, doanh nghiệp, hay các văn phòng dịch vụ ….từ khi được thành lập đều có những dữ liệu riêng về khách hàng và dữ liệu liên quan đến chính công ty của mình. Để quản lí hiệu quả hiệu quả dữ liệu của đối tác của chính doanh nghiệp một cách hiệu quả là một vấn đề khó. Không dừng lại ở quản lí dữ liệu, các doanh nghiệp luôn phải đưa ra các dịch để ngày càng đáp ứng các nhu cầu của khách hàng và mở rộng thị trường, muốn vậy các doanh nghiệp cần :
Xây dựng cơ sở hạ tầng mạng
Thuê đường truyền riêng.
Mua trang thiết bị như máy chủ, máy trạm, nơi đặt máy chủ và các thiết bị khác.
Xây dựng đội ngũ về công nghệ để quản lí, vận hành, bảo trì máy chủ, cơ sở dũ liệu…..
Xây dựng ứng dụng : cần phải tối ưu hóa máy chủ, các phần mềm được phục vụ cho công việc của công ty và triển khai các dịch vụ, tối ưu hóa về mặt lưu trữ và xử lí dữ liệu…….
Với một số yêu cầu trên cho thấy các doanh nghiệp phải chi rất nhiều tiền để có thể quản lí tốt dữ liệu và triển khai các dịch vụ của mình.
Không những thế, đứng về mặt xã hội, khi dịch vụ của các doanh nghiệp không đáp ứng đủ yêu cầu của khách hàng với những gì mà mình bỏ tiền cho chính các doanh nghiệp đó thì chính khách hàng là những người chịu thiệt. Hơn nữa cộng động không được hưởng những dịch vụ tốt nhất khi doanh nghiệp chậm triển khai hoặc không triển khai dịch vụ do hiệu quả kinh tế không cao.
Thuật ngữ “Cloud Computing”- điện toán đám mây ra đời bắt nguồn từ một trong những hoàn cảnh như vậy. Thuật ngữ này còn được bắt nguồn từ ý tưởng đưa tất cả mọi thứ như dữ liệu, phần mềm, tính toán.. lên trên mạng Internet. Chúng ta sẽ không còn trông thấy các máy PC, máy chủ của riêng doanh nghiệp để lưu trữ dữ liệu, phần mềm nữa mà chỉ còn một số các máy chủ ảo tập trung trên mạng. Các máy chủ ảo sẽ cung cấp các dịch vụ giúp cho doanh nghiệp có thể quản lý dữ liệu dễ dàng hơn, họ sẽ chỉ trả chi phí cho lượng sử dụng dịch vụ của họ mà không cần phải đầu tư nhiều vào cơ sở hạ tầng cũng như quan tâm nhiều đến công nghệ. Xu hướng này sẽ giúp nhiều cho các công ty, doanh nghiệp vừa và nhỏ mà không có cơ sở hạ tầng mạng, máy chủ để lưu trữ, quản lý dữ liệu tốt.
Tổng quan về điện toán đám mây
Tổng quan về điện toán đám mây
Định nghĩa về điện toán đám mây :
Theo Wikipedia :
“Điện toán đám mây (cloud computing) là một mô hình điện toán có khả năng co giãn (scalable) linh động và các tài nguyên thường được ảo hóa và được cung cấp như một dịch vụ trên mạng Internet”.
Theo ‘Cloud Security and Privacy - An Enterprise Perspective on Risk and Compliance - O'Reilly, 2009 ‘
“Điện toán đám mây là một dạng hệ thống song song phân tán bao gồm tập hợp các máy chủ ảo kết nối với nhau, các máy chủ ảo này được cấp phát tự động và thể hiện như một hay nhiều tài nguyên tính toán độc lập dựa trên sự đồng thuận ở mức dịch vụ được thiết lập thông qua quá trình đàm phán giữa người sử dụng và nhà cung cấp.”
Các bộ phận của đám mây :
Một cách đơn giản, giải pháp điện toán đám mây được cấu tạo từ nhiều thành phần bao gồm : những máy client, trung tâm dữ liệu(datacenter) và các máy chủ phân tán(distributed servers). Các thành phần này tạo nên 3 phần của giải pháp điện toán đám mây.
Mỗi phần có mục đích và vai trò cụ thể trong việc cung cấp ứng dụng chức năng đám mây.
Clients
Thông thường, Clients là những máy tính để bàn(desktop), nhưng Clients cũng có thể là những laptop, tablet, hay các thiết bị di dộng. Và thường thuộc 3 dạng sau :
Mobile : các thiết bị mobile bao gồm các PDA hoặc điện thoại thông minh (smart phones).
Thin : là những máy tính không có ổ cứng, thay vào đó máy chủ(server) làm tất cả công việc, và những máy này hiện lên các thông tin.
Thick : là các kiểu máy tính để bản, sử dụng các trình duyệt để kết nối tới đám mây.
Datacenter
Datacenter là tập hợp các máy chủ nơi mà các ứng dụng của khác hành đăng kí được lưu trữ. Xu hướng phát triển của công nghệ hiện nay là ảo hóa máy chủ. Nghĩa là, phần mềm cho phép cài đặt nhiều thể hiện máy chủ ảo để sử dụng. Theo cách này, ta có thể có hàng chục máy chủ ảo trên một máy chủ thực.
Distributed Servers
Các máy chủ không đặt cùng một vị trí mà các máy chủ này được đặt ở nhiều vị trí khác nhau. Phương pháp này sẽ cũng cấp các dịch vụ một cách linh hoạt hơn trong việc lựa chọn và bảo mật
Cơ sở hạ tầng
Cơ sở hạ tầng được triển khải theo nhiều cách và sẽ phụ thuộc vào các ứng dụng và cách lựa chọn để xây dựng giải pháp đám mây. Đây chính là một trong những ưu điểm chính khi sử dụng đám mây. Nhu cầu của bạn là cần một số lượng lớn máy chủ vượt xa sự mong muốn hoặc chi phí cho việc chạy chúng. Ngoài ra, ta rất có thể chỉ cần một bộ xử lí mạnh, do đó ta không muốn mua và chạy một server chuyên dụng. Giải phải đám mây đáp ứng cả 2 nhu cầu đó.
Grid Computing :
Điện toán lưới thường bị nhầm lần với điện toán đám mây, nhưng chúng khá khác nhau. Điện toán lưới ghép tài nguyên của nhiều máy tính để giải quyết một vấn đề trong cùng một thời gian.
Ưu điểm :
Đây là phương pháp hiệu quả về phí tổn để sử dụng một số lượng tài nguyên máy tính.
Là các để giải quyết các vấn đề khi cần một số lượng lớn toán phức tạp.
Tài nguyên nhiều máy tính có thể hợp tác chia sẻ, mà không có một máy tính nào quản lí.
Ảo hóa hoàn toàn
Ảo hóa hoàn toàn là một kĩ thuật mà trong đó cài đặt đầy đủ một máy chạy trên mộ máy khác. Kết quả là một hệ thống sẽ có tất cả phần mềm đang chạy trên server đều chạy trong một máy ảo.
Mục đích :
Chia sẻ một hệ thống máy tính giữa nhiều người dùng.
Cô lập những người sử dụng với nhau và cô lập những người sử dụng với chương trình điều khiển.
Mô phỏng phần cứng trên thiết bị khác
Paravirtualization
Paravirtualization cho phép nhiều hệ điều hành chạy trên một thiết bị phần cứng tại cùng một thời điểm và hiểu quả hơn cho việc sử dụng tài nguyên hệ thống, như vi xử lý và bộ nhớ.
Paravirtualization làm việc tốt nhất với các dạng triển khai như :
Disaster recovery : trong trường hợp một sự cố xảy ra, đối tượng khách hàng có thể chuyển tới phần cứng khác cho đến khi thiết bị có thể được sử chữa.
Magration : Chuyển tới một hệ thống mới dễ hơn và nhanh hơn bởi đối tượng khách hàng có thể được gỡ bỏ từ phần cứng cơ bản.
Capacity management : bởi vì magration dễ dàng, Capacity management đơn giản hơn cho việc thực thi. Dễ dàng thêm nhiều khả năng xử lí hoặc dung lượng ổ cứng trong môi trường ảo.
Xu hướng dịch vụ trên điện toán đám mây
Phần mềm như dịch vụ(Software as a Service - SaaS)
SaaS là một mô hình triển khai ứng dụng mà ở đó người cung cấp cho phép người dùng sử dụng dịch vụ theo yêu cầu. Những nhà cung cấp SaaS có thể lưu trữ ứng dụng trên máy chủ của họ hoặc tải ứng dụng xuống thiết bị của khách hàng sẽ vô hiệu hóa sau khi kết thúc thời hạn. Một số phần mềm được cung cấp như :
Quản lí tài nguyên khách hàng
Hội thảo truyền hình
Quản lí dịch vụ IT
Kế toán
Quản lí nội dung web
Hình 1 : Software as a Service
Một số lợi ích :
Quen thuộc với World Wide Web : hầu hết những người làm việc đều có máy tính và biết cách sử dụng trên World Wide Web. Như vậy, đường cong làm việc cho việc sử dụng các ứng dụng bên ngoài có thể nhỏ hơn nhiều.
Đội ngũ nhân viên ít hơn
Tùy biến : những ứng dụng cũ hơn khó khăn với việc tùy biến và yêu cầu hoàn thiện code. Ứng dụng SaaS dễ dàng hơn với việc tùy biến và có thể cung cấp chính xác những gì tổ chức muốn.
Tiếp thị tốt hơn : Người nhà cung cấp phát triển ứng dụng cho một thị trường rất hẹp rất có thể gặp phải vấn về tiếp thị cho ứng dụng đó. Tuy nhiên, với SaaS, toàn bộ thế giới được mở cửa cho nhà cung cấp.
Web đáng tin cậy
An ninh : Secure Sockets Layer(SSL) được sử dụng rộng rãi và đáng tin cậy, điều này cho phép khách hàng đưa ra ứng dụng của mình một cách an toàn.
Băng thông rộng hơn : Băng thông được mở rộng trong những tháng gần đây và chất lượng dịch vụ cung cấp cải tiến. Điều này cho phép các tổ chức tin rằng họ có thể truy cập vào ứng dụng của họ với độ trễ thấp và tốc độ cao.
Nền tảng như một dịch vụ(Platform as a serivce - PaaS)
Tiếp bước SaaS, PaaS là một mô hình chuyển giao ứng dụng khác. PaaS cung cấp tất các tài nguyên được yêu cầu và dịch vụ một cách đầy đủ từ Internet, mà không phải tải xuống và cài đặt phần mềm.
Các đặc điểm :
Dịch vụ PaaS bao gồm các dịch vụ thiết kế, phát triển, kiểm tra, tạo trang web, và quản lý ứng dụng.Web dựa trên giao diện người dùng và thường dựa trên HTML và JavaScript.
Tích hợp ứng dụng web và cơ sở dữ liệu.
Hỗ trợ cho Simple Object Access Protocol (SOAP) và các giao diện khác cho phép các dịch vụ PaaS tạo liên kết với dịch vụ web.
Hỗ trợ các kiến trúc để giúp loại bỏ những gì ảnh hưởng đến quá trình phát triển ứng dụng bởi nhiều người sử dụng đồng thời. PaaS thường bao gồm các dịch vụ quản lý đồng thời, khả năng mở rộng, tránh lỗi đồng thời và bảo mật.
Cơ sở hạ tầng như dịch vụ (Infastructure as a Service)
Các đối tượng khách hàng thay vì phải mua các máy chủ, phần mềm, giá đỡ, và phải trả tiền cho khu vực đặt máy chủ tại các trung tâm dữ liệu, thì họ có thể thuê của các nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây và có thể chạy những thứ họ muốn. HaaS cho phép ta thuê các tài nguyên như :
Không gian máy chủ
Thiết bị mạng
Bộ nhớ
CPU
Không gian lưu trữ
Các ứng dụng chính
Chúng ta có các ứng dụng chạy trên laptop, máy chủ, điện thoại và các thiết bị tương tự như thế. Điện toán đám mây hoặc là có thể chứa những ứng dụng đó hoặc là mang ứng dụng đó đến cho ta. Với việc mang ứng dụng và cách thao tác, cách nhìn và chia sẽ dữ liệu đến cho ta, thì sự khác nhau giữa các ứng dụng chính là cách mà ta tương tác với các ứng dụng đó. Và việc này ảnh hưởng đến hai vấn đề chính đó là lưu trữ và cơ sơ dữ liệu trên đám mây.
Lưu trữ
Gần tương tự HaaS, một trong nhiều ứng dụng của điện toán đám mây chỉ đơn giản là lưu trữ. Nếu bạn thuê không gian lữu trữ từ một nhà cung cấp, có nghĩa là bạn không phải chịu trách nhiệm về mua thiết bị, chi phí vận hạnh, chi phí làm mát.Tuy nhiên, cũng có nhiều lựa chọn khác nhau khi đi xuống để lưu trữ đám mây.
Cơ sở dữ liệu : là những kho chứa thông tin với các đường liên kết và giúp cho việc tìm kiếm dữ liệu. Các ưu điểm của cơ sở dữ liệu bao gồm :
Tăng cường tính sẵn sàng : Nếu xảy ra lỗi trên một hệ thông cơ sở dữ liệu, nó chỉ xảy ra trên một mảnh thông tin, không phải toàn bộ cơ sở dữ liệu.
Tăng cường hiệu suất : Dữ liệu được đặt gần với site với như cầu lớn nhất và các hệ thống cơ sở dữ liệu có tính song song, cho phép tải dữ liệu cân bằng giữa các máy chủ.
Giá cả : ít tốn kém cho việc tạo ra một mạng liên kết các máy tính mà có sức mạnh nhỏ hơn một máy lớn.
Mềm dẻo : Hệ thống có thể thay đổi hoặc và sửa đổi mà không gây hại đến toàn bộ cơ sở dữ liệu.
Nhưng cũng có một số nhược điểm, bao gồm
Phức tạp : Những người quản trị kho cở sở dữ liệu phải làm thêm nhiều việc để bảo trị hệ thống.
Chi phí lao động : do cần nhiều người làm việc hơn, do tính chất phức tạp.
An ninh :
Tính toàn vẹn : sẽ trở nên khó khăn trong việc duy trì tính toàn vẹn cơ sở dữ liệu nếu nó phức tạp và thay đổi nhanh.
Những tiêu chuẩn : hiện nay không có một chuẩn nào để chuyển đổi từ dữ liệu tập trung tới giải pháp đám mây
Đồng bộ hóa : Ví dụ như : Microsoft’s Live hoặc Apple’s MobileMe
Cho phép nội dung được nạp trên nhiều thiết bị. Giả sử, ta có một bảng tính trên máy tính của mình thì sau khi tải nó lên dịch vụ lưu trữ, các file đó sẽ được tải xuống các thiết bị PDA của mình.
Những dịch vụ cơ sở dữ liệu
Xu hướng này đang trở nên thông dụng và phổ biến trong điện toán đám mây, và dần trở thành như một dịch vụ (Database as a Services - DaaS) được các nhà cung cấp đám mây cung cấp cho khách hàng nhằm tránh sự phức tạp và chi phí vận hành cho cơ sở dữ liệu của bạn.
DaaS có những lợi ích sau :
Dễ sử dụng : Ta không phải lo lắng về những hệ thống cung cấp và sự dư thừa hệ thống của máy chủ. Không phải lo lắng về mua, cài đặt, bảo trì phần cứng cho cơ sở dữ liệu.
Mạnh hơn : dù cơ sở dữ liệu không lưu trữ tại tổ chức của mình, nhưng không có nghĩa là nó thiếu chức năng và không hiệu quả. Phụ thuộc vào nhà cung cấp, bạn có thể nhận được dữ liệu tùy chỉnh để đảm bảo thông tin chính xác.
Tích hợp : cơ sở dữ liệu có thể được tích hợp với các dịch vụ khác của bạn và sẽ cho nhiều giá trị và sức mạnh hơn.
Quản lí : bởi vì những cơ sở dữ liệu lớn phải được tối ưu hóa nên phải mất những nguồn tài nguyên lớn cho việc này. Với DaaS, việc quản lí này có thể được cung cấp như một phần của dịch vụ và tốn ít chi phí.
Ví dụ một số nhà cung cấp lớn như : MS SQL, Oracle.
Intranets và đám mây
Với các hoạt động không lớn như tính toán Amazon S3, ta có thể sử dụng các dạng tương tự các nguyên tắc trong tổ chức để triển khai cơ sở hạ tầng. Bằng các cài đặt các máy “thin clients” để chạy các ứng dụng và các dịch vụ trên máy chủ địa phương. Ta có thể giảm chi phí cho việc triển khai và bảo trì.
Các bộ phận
Có 2 bộ phận chính trong tính toán mô hình client – server : các máy chủ và “thin client” . Các server sẽ lưu trữ các ứng dụng cần cho tổ chức bạn và thực thi chung, “thin client” sẽ đưa ra kết quả.
Hypervisor Applications
Như là VMware hoặc Microsoft’s Hyper-V cho phép ảo hóa máy chủ thành nhiều máy chủ ảo cùng chạy trên một máy chủ vật lí. Những phương pháp nhà đưa ra các công cụ để cung cấp cho việc ảo hóa phần cứng cho hệ điều hành máy khách. Chúng cũng cho phép cài nhiều hệ điều hành khác nhau trên cùng một máy.
Thin client sử dùng chương trình ứng dụng để kết nối với ứng dụng trên server. Hầu hết các xử lí được tải xuống từ server và gửi lại máy client.
Những nhà cung cấp điện toán đám mây quan trọng
Ngày nay có hàng chục nhà cung cấp điện toán đám mây. Không quá bất ngờ khi những cái tên lớn nhất trong danh sách những nhà cung cấp điện toán đám mây chính là những cái tên lớn nhất trong lĩnh vực kĩ thuật máy tính của thế giới như : Google, Microsoft, Yaho, IBM, Amazon.
Google
Google App Engine
Google cho phép các nhà phát triển xây dựng các ứng dụng của họ trên cùng một cơ sở hạ tầng mà sử dùng các ứng dụng thuộc sở hữu của Google.
Đặc điểm
Viết mã một lần và triển khai : Cung cấp và cấu hình nhiều máy phục vụ web và lưu trữ dữ liệu có thể tốn kém và tốn thời gian.Google App Engine làm cho nó dễ dàng hơn để triển khai các ứng dụng web bằng cách tự động cung cấp tài nguyên máy tính khi cần thiết.Các nhà phát triển viết mã, và Google App Engine sẽ chăm sóc phần còn lại.
Hấp thụ tăng đột biến : Khi một ứng dụng web phổ biến thì lượt truy cập ứng dụng sẽ tăng lên khiến các tổ chức phải tổ chức lại cơ sở dữ liệu và toàn bộ hệ thống. Với việc tự động tạo bản sao và cân băng tải, Google App Engine làm cho nó dễ dàng hơn với quy mô từ một người sử dụng đến 1.000.000 bằng cách tận dụng lợi thế của các thành phần Bigtable khác của cơ sở hạ tầng có khả năng mở rộng của Google.
Dễ dàng tích hợp với các dịch vụ khác của Google : khi phát triển các ứng dụng mới, những nhà phát triển thường viết lại cái bộ phân như xác thực và email. Những nhà phát triển sử dụng Google App Engine có thể sử dụng các thành phần bên trong và thư viện API của Google, chúng cung cấp chức năng “plug – and - play”.
Google Web Toolkit
Với Goole Web Toolkit, những nhà phát triển có thể phát triển và sửa lỗi những ứng dụng web tương tự như ngôn ngữ lập trình Java, và sau đó triển khai chúng như là tối ưu hóa JavaScript. Và hơn thế, sẽ tránh được những khó khăn phổ biến như sự tương thích với trình duyệt và hiệu suất đáng kể. Hình 2
Google Web Tool hỗ trợ ngôn ngữ Java 5, do đó những nhà phát triển có thể sử dụng đầy đủ chức năng ngữ pháp của Java 5.
Microsoft
Azure Services Platform
Azure Services Platform là điện toán đám mây và là dịch vụ nền tảng lữu trữ tại trung tâm dữ liệu của Microsoft.
Cung cấp phạm vị chức năng rộng cho việc xây dựng ứng dụng cho các dịch vụ riêng hoặc các hình thức kinh doanh rộng. Nền tảng này cũng cấp hệ thống hoạt động đám mây và những cộng phát triển. Những ứng dụng có thể được phát triển với các giao thức chuẩn trong công nghiệp như REST và SOAP.
Hình 2 : Phát triển ứng dụng với dịch vụ Google Web Toolkit
Các bộ phận của Azure Services Platform
Window Azure : là hệ điều hành dựa trên đám mây cho phép phát triển, lưu trữ và môi trường quản lí dịch vụ trên Azure Services Platform. Mang đến những người phát triển mội trường lưu trữ và tính toán theo yêu cầu giúp họ có thể lưu trữ, quản lí ứng dụng web qua trung tâm dữ liệu Microsoft.
SQL Service: SQL Service cung cấp một tập hợp các dịch vụ tích hợp cho phép các truy vấn quan hệ, tìm kiếm, báo cáo, phân tích, tích hợp, và đồng bộ hóa dữ liệu. Điều này có thể được thực hiện bởi người sử dụng điện thoại di động, văn phòng từ xa, hoặc các đối tác kinh doanh.
Net Service : Là một tập các dịch vụ lưu trữ, định hướng định hướng phát triển. Cung cấp các bộ phận được yêu cầu bởi các ứng dụng dựa trên đám mây và các ứng dụng về đám mây.
Live Service : là trung tâm phát triển và nhà cung cấp bộ phát triển phần mềm cho Windows Live và Azure Services platforms.
Window Live
Là một tập các dịch vụ trực tuyến, làm cho nó trở nên dễ dàng hơn và thú vị hơn với người dùng trong việc kết nối và chia sẽ với những người khác. Thế hệ mới của Window Live bao gồm cập nhật kinh nghiệm để chia sẻ ảnh, email, và tin nhắn tức thời, cũng như tích hợp với các site bên thứ 3. Khách hàng có thể tạo ra nội dung trực tuyến và chia sẽ nó tới nhiều nơi thông qua Web.
Exchange Online
Là một dịch vụ nhắn tin kinh doanh dựa trên Microsoft Exchange Server 2007. Cho phép bạn và nhân viện truy cập từ bất kì đâu. Máy chủ Exchange Online được phân tán. Dịch vụ này giúp cho giảm bới nhiệm vụ quản lí công nghệ bằng cách loại bỏ sự triển khai, cấu hình, giám sát và cập nhật email trên site.
SharePoint Services
Microsoft cung cấp SharePoint Services nhằm hỗ trợ cho việc hợp tác giữa nhóm, những người dùng sẽ dễ dàng hơn khi làm việc với nhau về các tài liệu, nhiệm vụ, liên lạc, sự kiện, và các thông tin khác.
Các site SharePoint được tạo nên từ Web Part và dựa trên các bộ phận của Window ASP.NET. Và được được đặt tại nơi những nhóm có thể tham gia thảo luận, chia sẽ dữ liệu, hợp tác, và khảo sát.
Microsoft Dynamics CRM
Microsoft Dynamics CRM Online là dịch vụ quản lí quan hệ khác hàng theo yêu cầu được lưu trữ và quản lý bởi Microsoft. Cung cấp một bộ đầy đủ về tiếp thị, bán hàng, và các tính năng của dịch vụ được thông qua trình duyệt hoặc trực tiếp vào Microsoft Office và Outlook.
Amazon
Amazon được biết đến là nhà cung cấp điện toán đám mây lớn nhất. Họ đưa ra rất nhiều dịch vụ hữu ích cho khách hàng.
Amazon Elastic Compute Cloud(Amazon EC2)
Amazon EC2 là một môi trường điện toán ảo, cho phép khách hàng sử dụng một giao diện web và quản lý các dịch vụ cần thiết để khởi động một hoặc nhiều trường hợp của một loạt các hệ điều hành. Khách hàng có thể tải các môi trường hệ điều hành với nhiều ứng dụng. Họ có thể quản lý nhữ