Đất nước ta đang trong quá trình phát triển kinh tế và hội nhập theo sụ phát triển của thế giới và xu hướng của thời đại.Hội nhập và phát triển kinh tế là một cơ hội đồng thời cũng là một sự thách thức lớn đối với nền kinh tế nước nhà nói chung và cụ thể các doanh nghiệp trong nước nói riêng. Nó phải chịu sức ép cạnh tranh quyết liệt từ bên ngoài cũng như bên trong.Điều đó đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải nổ lực không ngừng, phát huy tối đa ưu thế của mình, cũng như khắc phục những mặt yếu kém còn tồn đọng để có thể hòa nhập với nền kinh tế thế giới. Chìa khóa nào có thể mở ra được cánh cữa thành công đó? Câu hỏi đặc ra như một thách thức đối với các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển.Để khắc phục tình trạng này doanh nghiệp cần phải tích cực chủ động đổi mới kỷ thuật công nghệ, đặc biệt là quan tâm đến việc sử dụng và quản lý tài sản cố định.Đó chính là vấn đề lớn cần được giải quyết mà ít ai quan tâm đến, nhất là trong tình hình hiện nay,khi mà công nghệ khoa học phát triển liên tục,nên tài sản cố định không được sử dụng hợp lý và hiệu quả thì nó sẽ trở nên lạc hậu nhanh chóng và không đem lại hiệu quả như mong muốn.
51 trang |
Chia sẻ: maiphuong | Lượt xem: 1514 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tìm hiểu công tác kế toán tài sản cố định tại Công ty TNHH một thành viên xây dựng thương mại Nam Cát, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN THỨ NHẤT
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Đất nước ta đang trong quá trình phát triển kinh tế và hội nhập theo sụ phát triển của thế giới và xu hướng của thời đại.Hội nhập và phát triển kinh tế là một cơ hội đồng thời cũng là một sự thách thức lớn đối với nền kinh tế nước nhà nói chung và cụ thể các doanh nghiệp trong nước nói riêng. Nó phải chịu sức ép cạnh tranh quyết liệt từ bên ngoài cũng như bên trong.Điều đó đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải nổ lực không ngừng, phát huy tối đa ưu thế của mình, cũng như khắc phục những mặt yếu kém còn tồn đọng để có thể hòa nhập với nền kinh tế thế giới. Chìa khóa nào có thể mở ra được cánh cữa thành công đó? Câu hỏi đặc ra như một thách thức đối với các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển.Để khắc phục tình trạng này doanh nghiệp cần phải tích cực chủ động đổi mới kỷ thuật công nghệ, đặc biệt là quan tâm đến việc sử dụng và quản lý tài sản cố định.Đó chính là vấn đề lớn cần được giải quyết mà ít ai quan tâm đến, nhất là trong tình hình hiện nay,khi mà công nghệ khoa học phát triển liên tục,nên tài sản cố định không được sử dụng hợp lý và hiệu quả thì nó sẽ trở nên lạc hậu nhanh chóng và không đem lại hiệu quả như mong muốn.
Nhận thức được tính chất quan trọng đó là vấn đề bức xúc hiện nay là việc sử dụng tài sản cố định một các có hiệu quả trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, cũng như phần nào trong thực tế sản xuất kinh doanh của CÔNG TY TNHH MTV XD-TM NAM CÁT nên em đã đi vào tìm hiểu,nghiên cứu để có thể đóng góp một phần nhằm nâng cao hiệu quả của việc sử dụng tài sản cố định. Đó chính là lý do mà em quyết định chọn đề tài “Tìm hiểu công tác kế toán tài sản cố định tại CÔNG TY TNHH MTV XD-TM NAM CÁT .Tuy nhiên do bước đầu tiếp cận với công việc của một kế toán viên mới thực tập và những hạn chế nhất định nên không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong sự giúp đở, góp ý kiến của quý thầy, cô , các anh chị.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu:
Tìm hiểu những lý luận về hạch toán tài sản cố định và sử dụng tài sản cố định.
Nhiên cứu thực trạng kế toán tài sản cố định tại công ty.
Đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tài sản cố định và nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định.
1.3 Đối tượng nghiên cứu
Tất cả các loại tài sản cố định của CÔNG TY TNHH MTV XD-TM NAM CÁT và tình hình hạch toán tài sản cố định tại công ty.
1.4 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về nội dung: Tìm hiểu công tác hạch tóan hạch toán tài sản cố định tại CÔNG TY TNHH MTV XD-TM NAM CÁT .
Phạm vi về thời gian: Số liệu liên quan đến tài sản cố định ở CÔNG TY TNHH MTV XD-TM NAM CÁT năm 2004 - 2006.
1.5 Phạm vi đề tài
Đề tài được thực hiện tại CÔNG TY TNHH MTV XD-TM NAM CÁT , tỉnh Đăknông.
1.6 Phương pháp thu thập tài liệu
Tài liệu thứ cấp: Tài liệu kế toán, báo cáo tổng hợp, sổ theo dõi tài sản cố định của công ty, các báo cáo tài chính và các tài liệu có liên quan đến tài sản cố định.
Tài liệu sơ cấp: Phỏng vấn trao đổi hướng dẫn trực tiếp của cán bộ nghiệp vụ kế toán tài chính Công ty.
PHẦN THỨ HAI
TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Cơ sở lý luận chung về tài sản cố định
2.1.1 Khái niệm, đặc điểm và nhiệm vụ kế toán tài sản cố định
- khái niệm.
Tài sản cố định là những tài sản có hình thái vật chất cụ thể và cũng có thể chỉ tồn tại dưới hình thái giá trị được sử dụng để thực hiện một hoặc một số chức năng trong quá trình kinh doanh, có giá trị lớn và có thời gian lâu dài theo quy định trong chế đọ quản lý tài sản cố định hiện hành (thời gian từ một năm trở lên).
Tiêu chuẩn về tài sản cố định được quy định (QĐ 206/QB-BTC).
+ Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó.
+ Nguyên giá tài sản cố định được đánh giá một cách đáng tin cậy.
+ Thời gian sử dụng từ một năm trở lên.
+ Có giá trị từ 10.000.000 VNĐ trở lên.
- Đặc điểm của tài sản cố định.
Trong quá trình tham gia hoạt động khinh doanh, tài sản cố định có nhữnh đặc điểm sau:
+ Tham gia nhiều vào chu kỳ sản xuất kinh doanh, tài sản cố định vẫn giữ nguyên hình thái ban đầu cho đến khi hư hỏng.
+ Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, giá trị tài sản bị hao mòn dần và chuyển dịch từng phần và giá trị sản phẩm mới sáng tạo ra. Hay nói cáchkhác, cứ sau mỗi chu kỳ kinh doanh giá trị tài sản cố định được tách thành hai phần: một phần luân chuyển vào giá thành kinh doanh của chu kỳ kinh doanh kỳ này và phần còn lại sẽ được “cố định” chờ để luân chuyển cho các chu kỳ kinh doanh tiếp theo. Và cứ như thế cho đến khi nào tài sản cố định hết thời gian sử dụng thì tài sản cố định mới chấm dứt một vòng tuầ hoàn luân chuyển giá trị.
Từ những đặc điểm trên.rút ra yêu cầu đối với người quản lý tài sản cố định trong doanh nghiệp.
+ Trong quá trình sử dụng tài sản cố định có thể bị hư hại: yêu cầu phải sữa tài sản, khi nào, chi phí sữa chữa bao nhiêu? So sánh chi phí sữa chữa, thời gian sử dụng còn lại với chi phí mua tài sản cố định mới, và thời gian sử dụng mới cũng như hiệu quả mang lại.
+ Do tài sản cố định có thời gian sử dụng lâu dài nên trong quá trình sử dụng mặt bằng giá thực tế thay đổi so với mặt bằng giá vào thời điểm mua tài sản cố định: yêu cầu phải đánh giá lại tài sản cố định.
+ Tài sản cố định không thay đổi hình thái vật chất ban đầu trong quá trình sử dụng, muốn thay đỗi tài sản cố định mới thì phải thanh lý tài sản cố định cũ: yêu cầu quan tâm và xá định tài sản cố định theo nguyên giá.
+ Do tài sản cố định bị hao mòn dần: yêu cầu người quản lý phải tính khấu hao tài sản cố định. Giá trị tài sản vô hình tăng lên hay giảm xuống tùy thuộc vào uy tín và tài quản lý của lãnh đạo đơn vị. Vì thế khi chọn lựa người quản lý điều hành phải cân nhắc kỹ lưỡng.
- Nhiệm vụ kế toán.
+ Phản ánh tình hình và số lượng, chất lượng, tình hình tăng giảm của tài sản cố định trong toàn doanh nghiệp và từng nơi sử dụng, kiểm tra việc bảo quản, bảo dưỡng, sử dụng tài sản hợp lý, hiệu quả.
+ Tính đúng, phân bổ chính xác và kịp thời số khấu hao tài sản cố định vào các đối tượn sử dụng. Quản lý và sử dụng nguồn vốn đầu tư hình thành từ việc trích khấu hao tài sản cố định có hiệu quả.
+ lập kế hoạch và dự toán sữa chữa lớn, phản ánh và kiểm tra tình hình chi phí thực tế sữa chữa tài sản cố định.
+ Theo dõi ghi chép kiểm tra chặt chẽ quá trình thanh lý, nhượng bán tài sản cố định.
+ Hướng dẫn và kiểm tra các bộ phận trong doanh nghiệp thực hiện đầy đủ chế độ ghi chép ban đầu về tài sản cố định, mở các loại sổ cần thiết và hạch toán tài sản cố định theo chế độ quy định và lập báo cáo kế toán về tài sản cố định.
+ Tham gia kiểm kê đánh giá lại tài sản cố định theo quy định của Nhà nước và xác định hiệu quả sử dụng tài sản cố định.
2.1.2 Phân loại tài sản cố định
Việc sử dụng tài sản cố định và sử dụng vốn cố định là công việc phức tạp và khó khăn nhất là ở các doanh nghiệp có tỷ trọng vốn cố định lớn, phương tiện kỹ thuật tiên tiến. Vì vậy để quản lý và sử dụng tài sản cố định có hiệu quả cần thiết phải tiến hành phân loại tài sản cố định theo những tiêu thức khác nhau nhằm phục vụ công tác quản lý, bảo dưỡng tài sản, đánh giá hiệu quả sử dụng của từng loại, nhóm tài sản. Thông thường có các cách phân loại chủ yếu sau đây:
2.1.2.1. Theo hình thái biểu hiện kết hợp với tính chất đầu tư
Theo phương pháp này toàn bộ tài sản cố định của doanh nghiệp chia làm hai loại: loại tài sản cố định hữu hình (tài sản cố định có hình thái vật chất) và loại tài sản cố định vô hình (tài sản cố định không có hình thái vật chất).
- Loại tài sản cố định hữu hình :Là những tư liệu lao động chủ yếu có hình thái vật chất (từng đơn vị tài sản có kết câu độc lập hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản liên kết với nhau để thực hiện một hay một số chức năng nhất định mà thiếu bất kỳ một bộ phận nào trong đó thì cả hệ thống không thể hoạt động được) thỏa mãn các tiêu chuẩn của TSCĐ hữu hình, tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh nhưng vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu như nhà xưởng, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, cộng cụ truyền dẫn, vật kiến trúc.
+ Trường hợp một hệ thống bao gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau, trong đó mỗi bộ phận cấu thành có thời gian sử dụng khác nhau và nếu thiếu một bộ phận nào đó mà cả hệ thống vẫn thực hiện được chức năng hoạt đọng tài chính của nó nhưng do yêu cầu quản lý, sử dụng TSCĐ đòi hỏi phải quản lý riêng từng bộ phận tài sản thì mỗi bộ phận tài sản đó nếu cùng thoả mãn đồng thời bốn tiêu chuẩn của TSCĐ được coi là TSCĐ hữu hình độc lập.
- loại tài sản cố định vô hình: Là những tài sản không có hình thái vật chất, thể hiện một lượng giá trị đã được đầu tư thõa mãn các tiêu chuẫn của TSCĐ vô hình, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh,như một số liên quan trực tiếp tơí đất sử dụng, chi phí về quyền phát hành, bằng phát minh, bằng sáng chế, bản quyền tác giả... Tiêu chuẩn và cách nhận biết TSCĐ vô hình:
Riêng các chi phí phát sinh trong giai đoạn triển khai được ghi nhận là TSCĐ vô hình được tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp nếu thỏa mãn được bảy điều kiện sau:
* Tính khả thi về mặt kỷ thuật đảm bảo cho việc hoàn thành và đưa tài sản vô hình vào sử dụng theo dự tính hoặc để bán;
* Doanh nghiệp dự định hình thành tài sản vô hình để sử dụng hoặc để bán;
* Doanh nghiệp có khả năng sử dụng hoặc bán tài sản vô hình đó;
* Tài sản vô hình đó phải tạo ra được lợi ích kinh tế trong tương lai;
* Có đầy đủ nguồn lực về kỹ thuật, tài chính và các nguồn lực khác để hoàn tất các giai đoạn triển khai, bán hoặc sử dụng tài sản vô hình đó;
* Có khả năng xác định một cách chắc chắn toàn bọ chi phí trong giai đoạn triển khai để tạo ra tài sản vô hình đó;
* Ước tính có đủ tiêu chuẩn về thời gian sử dụng và giá trị theo quy định cho TSCĐ vô hình.
+ Chi phí thành lập doanh nghiệp, chi phí đào tạo nhân viên, chi phí quảng cáo phát sinh trước khi thành lập doanh nghiệp, chi phí cho giai đoạn nghiên cứu, chi phí chuyển dịch địa điểm, lợi thế thương mại không phải là TSCĐ vô hình mà được phân bổ dần vào chi phí kinh doanh trong thời gian tối đa không quá 3 năm kể từ khi doanh nghiệp bẳt đầu hoạt động.
TSCĐ vô hình gồm những loại sau:
* Quyền sử dụng đất.
* Bản quyền bằng sáng chế.
* Nhãn hiệu hàng hóa.
* Phần mềm máy tính.............................
Tài sản cố định thuê tài chính:
Là TSCĐ thuê mà bên cho thuê có sự chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu tài sản cho bên thuê.
Phân theo công cụ và hình thái sử dụng
Căn cứ vào tình hình sử dụng có thể chia TSCĐ ra thành các loại: TSCĐ đang sử dụng; TSCĐ chưa sử dụng; TSCĐ không cần sử dụng cần thanh lý.
- TSCĐ đang sử dụng: Đây là tài sản đang trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh. Trong doanh nghiệp, tỷ trọng TSCĐ đã đưa vào sử dụng so với toàn bộ TSCĐ hiện có càng lớn thì hiệu quả sử dụng TSCĐ càng cao.
- TSCĐ chưa sử dụng: Đây là nhưnhx tài sản của doang nghiệp do những nguyên nhân chủ quan, khách quan mà chưa thể đưa vào sử dụng như: tài sản dự trữ, tài sản mua sắm xây dựng thiết bị chưa đồng bộ, tài sản trong giai đoạn lắp ráp chạy thử.
- TSCĐ không cần dùng chờ thanh lý: Là những tài sản đã hư hỏng không sử dụng được, hoặc còn lạc hậu về mặt kỹ thuật đang chờ đợi giải quyết.
Phương pháp phân loại này, giúp người quản lý thấy rõ tình hình thực tế sử dụng TSCĐ về số lượng và chất lượng để có phương hướng sử dụng TSCĐ ở doanh nghiệp hợp lý hơn.
2.1.2.3 Phân theo quyền sỏ hữu và tính pháp lý của doanh nghiệp
- TSCĐ tự có gồm: TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình do doanh nghiệp mua sắm xây dựng từ các nguồn vốn có liên quan.
- TSCĐ đi thuê: Là TSCĐ đi thuê sử dụng trong thời gian nhất định theo hợp đồng đã ký gồm:
+ TSCĐ thuê hoạt động.
+TSCĐ thuê tài chính.
2.1.2.4 Phân loại theo nguồn hình thành
- TSCĐ hình thành từ nguồn vốn ngân sách cấp.
- TSCĐ hình thành từ quỹ xí nghiệp.
- TSCĐ hình thành từ nguồn vốn vay.
- TSCĐ hình thành từ nguồn vốn khấu hao.
- TSCĐ nhận vốn góp liên doanh.
2.1.3 Đánh giá tài sản cố định
Là xác định giá trị ghi sổ TSCĐ theo những mục tiêu nhất định, giá trị TSCĐ được đánh giá theo giá trị ban đầu (tức là theo nguyên giá TSCĐ) và giá trị còn lại TSCĐ.
2.1.3.1 Nguyên giá Tài sản cố định
- Nguyên giá tài sản cố định hữu hình
+ Trường hợp 1: Mua sắm TSCĐ.
* Đối với cơ sở kinh doanh chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế.
Các khoản giảm Chi phí liên
Nguyên giá Giá mua giá mua, chiết quan( vận Thuếnhập
TSCĐ = (không có - khấu thương + chuyển, bốc dỡ, + khẩu (nếu
VAT) mại được hưởng chạy thử...) có)
* Đối với cơ sở kinh doanh chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp hoặc không chịu thuế GTGT.
Các khoản giảm Chi phí liên
Nguyên giá Giá thanh giá mua, chiết quan( vận Thuếnhập
TSCĐ = (toán kể cả - khấu thương + chuyển, bốc dở, + khẩu(nếu
VAT) mại được hưởng chạy thử...) có)
+ Trường hợp 2: Đầu tư xây dựng cơ bản.
Bộ phận xy dựng cơ bản có hạch toán kết quả riêng hoặc thuê ngoài.
* Đối với cơ sở kinh doanh chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế.
Nguyên giá Giá trị thực tế của công trình xây dựng Các chi phí liên
TSCĐ = ( quy định tại điều lệ quản lý đầu tư và + quan khác
Xây dựng hiện hành)
* Đối với cơ sở kinh doanh chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp hoặc không chịu thuế GTGT.
Nguyên giá Giá trị thực tế của công trình Chi phí liên
TSCĐ = xây dựng + Thuế GTGT + quan
Bộ phận xây dựng cơ bản không hạch toán riêng.
Nguyên giá TSCĐ = Tổng số chi thực tế xây dựng cơ bản + Chi phí liên quan
* Trường hợp 3: TSCĐ hữu hình được cấp, được chuyển đến.
Nguyên giá Giá trị còn lại trên sổ sách hoặc già trị được Chí phí liên
TSCĐ = đánh giá thực tế của hội đồng giao nhận + quan
Chú ý: TSCĐ điều chuyển giữa các đơn vị nội bộ thì chi phí vận chuyển, bốc dở, không tính vào nguyên giá mà hạch toán vào chi phí kinh doanh trong kỳ.
* Trường hợp 4: TSCĐ hữu hình mua trả chậm
Nguyên giá TSCĐ đó được phản ánh theo giá mua trả ngay tại thời điểm mua. Khoản chênh lệch giữa giá mua trả chậm và giá mua trả ngay được hạch toán vào chi phí tài sản theo kỳ hạn thanh toán, Trừ khi số chênh lệch đó được tính vào nguyên giá TSCĐ hữu hình (vốn hóa) theo quy định của chuẩn mực “ Chi phí vay”.
* Trường hợp 5: Do biếu tặng, góp vốn liên doanh
Nguyên giá Giá trị theo đánh giá thực tế Chi phí liên quan (vận
TSCĐ = của hội đòng giao nhận + chuyển, bốc dở...)
- Nguyên giá tài sản cố định vô hình
Là toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để có được TSCĐ vô hình tính đến thời điểm đưu tài sản đó vào sử dụng theo dự tính.
+ Trường hợp 1: Mua sắm TSCĐ vô hình.
Nguyên giá TSCĐ vô hình bao gồm giá mua trừ đi các khoản chiết khấu thương mại hoặc giảm giá, các khoản thuế(không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại) và các chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản và sử dụng theo dự tính.
+ Trường hợp 2: Mua sắm TSCĐ vô hình theo phương pháp trả chậm, trả góp.
Nguyên giá TSCĐ vô hình được phản ánh theo giá mua trả tiền ngay tại thời điểm mua, khoản chênh lệch giữa giá mua trả ngay và giá mua trả góp được hạch toán vào chi phí tài chính theo kỳ hạn thanh toán, trừ khi số chênh lệch đó được tính vào nguyên giá TSCĐ vô hình (vốn hóa) theo quy định của chuẩn mực kế toán “ chi phí đi vay “
+ Trường hợp 3: TSCĐ vô hình hình thành từ việc trao đổi.
Nguyên giá TSCĐ vô hình mua dưới hình thức trao đổi với một TSCĐ vô hình không tương tự hoặc tài sản khác là giá trị hợp lý cuả TSCĐ nhận về, hoặc giá trị hợp lý của tài sản đem trao đổi( sau khi cộng thêm các khoản phải trả thêm hoặc trừ các khoản phải thu về) cộng (+) các khoản thuế ( không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại) các chi phí liên quan phải chi ra tính đến thời điểm đưa tài sản vào sử dụng theo dự tính.
Nguyên giá TSCĐ vô hình mua dưới hình thức trao đổi với một TSCĐ vô hình tương tự, hoặc có thể hình thành do được bán để đổi lấy quyền sở hữu một TSCĐ vô hình tương tự là giá trị còn lại của TSCĐ vô hình đem trao đổi.
+ Trường hợp 4: TSCĐ vô hình là quyền sử dụng đất.
Nguyên giá TSCĐ vô hình là quyền sở hữu đất ( bao gồm quyền sử dụng đất có thời hạn và quyền sử dụng đất lâu dài) Là tiền chi ra để có quyền sử dụng đất hợp pháp cộng chi phí để bù giải phóng mặt bằng, lệ phí trước bạ...(không bao gồm các chi phí chi ra để xây dựng các công trình trên đất), hoặc là giá trị quyền sử dụng đất nhận góp vốn.
Trường hợp doanh nghiệp thuê đất thì tiền thuê đát được phân bổ dần vào chi phí kinh doanh, không ghi nhận TSCĐ vô hình.
+ Trường hợp 5 : Tài sản cố định vô hình được cấp, được biếu tặng.
Nguyên giá TSCĐ vô hình được cấp, được biếu được tặng là giá trị theo đánh giá thực tế của hội đồng giao nhận cộng (+) các chi phí liên quan trực tiếp phải chi ra tính đến thời điểm đưa TSCĐ đó vào sử dụng theo dự tính.
- Nguyên giá tài sản cố định thuê tài chính
Nguyên giá TSCĐ thuê tài chính phản ánh ở đơn vị thuê là giá trị hợp lý của tài sản thuê tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản. Nếu giá trị hợp lý của tài sản thuê cao hơn giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tài sản tối thiểu, thì nguyên giá ghi theo giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu. Chi phí phát sinh ban đầu liên quan trực tiếp đến hoạt động thuê tài chính được tình vào nguyên giá của TSCĐ đi thuê.
Nguyên giá Các khoản Chi phí liên quan Thuế nhập
TSCĐ = Giá mua = giảm giá được + (vận chuyển, + khẩu (nếu
thực tế hưởng bốc dở....) có)
2.1.3.2 Giá trị còn lại của tài sản cố định
Giá trị còn lại = Nguyên giá TSCĐ - giá trị hoa mòn lũy kế TSCĐ
2.2.3.3 Các trường hợp thay đổi nguyên giá
- Đánh giá TSCĐ.
- Xây lắp trang bị thêm cho TSCĐ.
- Tháo dỡ một hay một số bộ phận TSCĐ.
2.1.4 Kế toán tăng giảm tài sản CĐHH và tài sản CĐ VH
Thủ tục hạch toán tăng.
- Lập biên bản giao nhận TSCĐ.
- Đánh số hiệu TSCĐ.
- Xây dựng hồ sơ gốc.
- Lập thẻ TSCĐ.
- Ghi sổ TSCĐ.
Ghi có TSCĐ tăng (tăng do mua sắm. XDCB hoàn thành, nhận vốn góp liên doanh) phải lập hồ sơ giao nhận TSCĐ, hội đòng tiến hành nghiệm thu TSCĐ và lập biên bản giao nhạn TSCĐ. Lập thành hai bản, bên giao giữ một bản, bên nhận giữ một bản. Biên bản giao nhận TSCĐ được chuyển về cho phòng kế toán để lập hồ sơ TSCĐ.
Hồ sơ bao gồm: Biên bản giao nhận TSCĐ, hóa đơn, Các tài liệu kỹ thuật và các chứng từ liên quan.
Bộ phận kế toán tiến hành đánh số hiệu TSCĐ, lập thẻ TSCĐ. Bản chính lưu tại phòng kế toán, bản sao cho bộ phận quản lý sử dụng TSCĐ giữ sau đó ghi vào sổ TSCĐ của toàn doanh nghiệp và sổ TSCĐ theo nơi sử dụng.
Thủ tục hạch toán giảm.
- Lập biên bản giao nhận TSCĐ.
- Lập hóa đơn bán TSCĐ.
- Lập biên bản thanh lý TSCĐ vào sổ đăng ký TSCĐ.
Các bước được thể hiện qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 2.1: Trình tự hạch toán giảm TSCĐ.
Bảng tăng giảm TSCĐ
Sổ đăng ký TSCĐ
Chứng từ:
- Biên bản giao nhận TSCĐ
- Biên bản bàn giao TSCĐ.
Thẻ TSCĐ
- Biên bản nghiệm thu TSCĐ.
- Biên bản thanh lý TSCĐ.
- Hóa đơn
Sổ đăng ký thẻ TSCĐ
- .................................
2.1.4.2 Phương pháp kế toán tổng hợp
kế toán TSCĐHH và TSCĐVH.
Tài khoản sử dụng:
- TK 211 “TSCĐ hữu hình”
+ TK 2112: Nhà cửa vật kiến trúc.
+ TK 2113: Máy móc thiết bị.
+ TK 2114: Phương tiện vận tải.
+ TK 2115: Thiét bị dụng cụ quản lý.
+ TK 2116: Cây lâu năm, vật nuôi.
- TK 213 “TSCĐ vô hình”
+ TK 2131: Quyền sử dụng đất.
+ TK 2132: Quyền phát hành.
+ TK 21133: Bảng quyền, bằng sáng chế.
+ TK 2134: NHãn hiệu hàng hóa.
+ TK 2135: Phần mềm máy tính.
+ TK 2136: Giấy phép và giấy phép nhượng quyền.
+ TK 2138: Tài sản cố định vô hình khác.
Sơ đồ 2.2 : Một số nghiệp vụ chủ yếu.
TK211
TK 111,112 TK 811
(1) (5) (6)
TK 331 TK 214
(7)
(2)
TK 411 TK 222
(8) (9)
(3)
(10)
TK 241 TK 811
(4) (11)
Giải thích sơ đồ:
1. Mua sắm TSCĐ trả bằng TM, TGNH.
2. Mua sắm TSCĐ tiền chư thanh toán cho người bán.
3. TSCĐ được cấp hoặc nhận góp vốn.
4. TSCĐ đầu tư XDCB hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng.
5. Nguyên giá TSCĐ thanh lý, nhượng bán .
6. Giá trị còn lài của TSCĐ.
7. Số đã trích khấu hao.
8. Nguyên giá TSCĐ mang đi góp vốn liên doanh.
9. Số đã trích khấu hao.
10. Trị giá góp vốn đã chấp nhận.
11. Chênh lệch giảm do đánh giá lại.
Kế toán thuê tài sản.
Tài sản thuê gồ