Đề tài Tìm hiểu công tác kế toán tài sản cố định tai công ty TNHH Quang Hải

Từ khi Việt Nam chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, các ngành kinh tế đã có những bước phát triển hết sức mạnh mẽ. Sự phát triển đó cũng nhờ một phần đóng góp của ngành chế biến gia vị. Đời sống xã hội loài người có nhiều mặt khác nhau ở bất kỳ giai đoạn của lịch sử loài người, lao động sản xuất vẫn là vấn đề cơ bản nhất, vì sản xuất ra vật chất là cơ sở vật chất của đời sống xã hội. Ngày nay ở bất kỳ nền sản xuất nào từ thô sơ đến giản đơn cho đến tiên tiến hiện đại đều có đặc trưng chung là sự tác động của con người vào các yếu tố tự nhiên nhằm thoả mãn nhu cầu của con người. Vì vậy sản xuất luôn là sự tác động qua lại của ba yếu tố cơ bản: sức lao động của con người, tư liệu lao động và đối tượng lao động. Mà một trong ba yếu tố hợp thành tư liệu lao động thì Tài sản cố định có ý nghĩa quan trọng nhất. TSCĐ là một bộ phận cơ bản tạo nên cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh quốc dân đồng thời cũng là yếu tố cơ bản nhất của vốn kinh doanh, TSCĐ giữ vai trò trong quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm. Đối với một doanh nghiệp TSCĐlà một điều kiện cần thiết để giảm nhẹ sức lao động. Nó thể hiện rình độ trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật, trình độ công nghệ năng lực và thế mạnh doanh nghiệp trong mọi thời kỳ thăng trầm của nền kinh tế nói chung và các doanh nghiệp nói riêng, nhất là trong điều kiện khoa học kỹ thuật trở thành lực lượng trực tiếp sản xuất thì vai trò của TSCĐ lại càng đáng kể.

doc16 trang | Chia sẻ: maiphuong | Lượt xem: 1314 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Tìm hiểu công tác kế toán tài sản cố định tai công ty TNHH Quang Hải, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Từ khi Việt Nam chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, các ngành kinh tế đã có những bước phát triển hết sức mạnh mẽ. Sự phát triển đó cũng nhờ một phần đóng góp của ngành chế biến gia vị. Đời sống xã hội loài người có nhiều mặt khác nhau ở bất kỳ giai đoạn của lịch sử loài người, lao động sản xuất vẫn là vấn đề cơ bản nhất, vì sản xuất ra vật chất là cơ sở vật chất của đời sống xã hội. Ngày nay ở bất kỳ nền sản xuất nào từ thô sơ đến giản đơn cho đến tiên tiến hiện đại đều có đặc trưng chung là sự tác động của con người vào các yếu tố tự nhiên nhằm thoả mãn nhu cầu của con người. Vì vậy sản xuất luôn là sự tác động qua lại của ba yếu tố cơ bản: sức lao động của con người, tư liệu lao động và đối tượng lao động. Mà một trong ba yếu tố hợp thành tư liệu lao động thì Tài sản cố định có ý nghĩa quan trọng nhất. TSCĐ là một bộ phận cơ bản tạo nên cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh quốc dân đồng thời cũng là yếu tố cơ bản nhất của vốn kinh doanh, TSCĐ giữ vai trò trong quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm. Đối với một doanh nghiệp TSCĐlà một điều kiện cần thiết để giảm nhẹ sức lao động. Nó thể hiện rình độ trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật, trình độ công nghệ năng lực và thế mạnh doanh nghiệp trong mọi thời kỳ thăng trầm của nền kinh tế nói chung và các doanh nghiệp nói riêng, nhất là trong điều kiện khoa học kỹ thuật trở thành lực lượng trực tiếp sản xuất thì vai trò của TSCĐ lại càng đáng kể. Trên thực tế vấn đề đặt ra không chỉ đơn giản là có và sử dụng TSCĐ mà điều quan trọng là phải bảo toàn, phát triển và sử dụng TSCĐ có hiệu quả. Muốn vậy phải có chế độ quản lý chặt chẽ, toàn diện đối với TSCĐ từ tình hình tăng, giảm cả về số lượng và giá trị đến tình hình sử dụng hợp lý đầy đủ phát huy hết công xuất của TSCĐ nhằm hạ giá thành sản phẩm thu hồi vốn nhanh để tái sản xuất cải thiện đời sống xã hội. Hiệu quả quản lý TSCĐ quyết định hiệu quả sử dụng vốn và chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp. Vì vậy phải xây dựng quá trình quản lý TSCĐ một cách khoa học, điều đó không chỉ giúp cho việc kế toán là giúp cho việc hạch toán được chính xác mà còn là vấn đề mang tính thời sự, nó có ý nghĩa thực tiễn trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ chống thất thoát tài sản của doanh nghiệp thông qua công tác tài chính. Xuất phát từ những vai trò quan trọng của TSCĐ đối với mỗi doanh nghiệp được sự giúp đỡ tận tình của cô Nguyễn Thị Thu Dung và các cô, chú trong phòng tài chính kế toán công ty TNHH Quang Hải em đã viết đề tài:” Tìm hiểu công tác kế toán TSCĐ tai công ty TNHH Quang Hải”. Nội dung gồm 4 phần: Phần I: Tìm hiểu chung về doanh nghiệp Phần II: Thực tế tổ chức kế toán tại công ty. Phần III: Tìm hiểu về công tác kế toán TSCĐ. Phần IV: Kết luận và so sánh. Phần I: Tìm hiểu chung về doanh nghiệp 1. Lịch sử hình thành và phát triển *Tên công ty: TNHH Quang Hải Giám đốc: Bùi Chắc Vinh Địa chỉ:Thị Trấn Cát Hải, Huyện Cát Hải, TP Hải Phòng Điện thoại: (84-31) 3886253. Fax: (84-31) 3687029. *Qúa trình hình thành và phát triển: Nhận thấy được việc cần thiết của việc thành lập công ty chế biến gia vị để đáp ứng được nhu cầu trong nước và xuất khẩu, nhằm phát triển kinh tế, công nghiệp hoá hiện đại hoá, đáp ứng việc tạo công ăn việc làm cho người lao động và tạo ra lợi nhuận cho công ty góp phần da dạng hoá sản phẩm ngành công nghiệp của TP Hải Phòng nói riêng và cả nước nói chung, đóng góp hiệu quả vào sự phát triển của đất nước. Ngày 03/06/1993 công ty TNHH Quang Hải được thành lập, là doanh nghiệp quốc doanh hoạt động theo luật công ty (nay là luật doanh nghiệp). Công ty ra đời trong hoàn cảnh nền kinh tế của đất nước đang có những chuyển biến mạnh theo đường lối đổi mới của Đảng, theo định hướng XHCN. Nghề sản xuất nước mắm của cả nước nói chung và huyện đảo Cát Hải nói riêng đang hình thành nhiều cơ sở chế biến nước mắm. Ra đời giữa năm 1993 công ty gặp không ít khó khăn nhưng đã nhanh chóng tiếp cận thị trường, vừa tổ chức sản xuất, vừa hình thành các bộ phận phục vụ sản xuất kinh doanh, trạm thu mua cá Cát Bà, bộ phận kiểm soát hoá đơn để kiểm soát chặt chẽ đầu ra, thiết lập hệ thống kế toán thống kê và tổ chức hạch toán, kiểm soát chặt chẽ hoá đơn, chứng từ đầu vào và các phiếu xuất kho đầu ra để phản ánh trung thực tình hình thu chi tài chính và đánh giá kết quả tình thình sản xuất kinh doanh theo định kỳ. Cùng với việc ổn định tổ chức sản xuất, công ty triển khai ngay các bộ phận dịch vụ và tiêu thụ sản phẩm tại địa bàn Cát Hải và các vùng lân cận như Quảng Yên, Yên Hưng, Hoành Bồ, Hồng Gai,Cẩm phả. Do vậy chỉ trong thời gian ngắn tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm ban đầu đã cơ bản ổn định và hạch toán sản xuất kinh doanh có hiệu quả khá cao. Trong quá trình phát triển sản xuất và mở rộng thị trường công ty đã ban hành hàng chục văn bản mang tính pháp quy gắn với kiện toàn công tác tổ chức cán bộ quản lý “Kỷ cương và hiệu quả”, đồng thời công ty nhanh chóng thành lập các cửa hàng bán buôn, bán lẻ từ cửa hàng Bến phà Ninh Tiếp, cửa hàng tại cổng chợ Cát Bà đến trạm giao dịch tiêu thụ Máy Chai – Hải Phòng. Những điểm bán hàng ra đời đã góp phần không nhỏ vào việc giải toả thiếu tiền mặt và bằng nhiều hình thức quảng bá thương hiệu sản phẩm Quang Hải. Công ty đã tích cực tham gia các hội chợ tại Hải Phòng, Hà Nội, Quảng Ninh. Sản phẩm nước mắm của công ty đã được tặng nhiều huy chương vàng, cúp vàng: Huy chương vàng đầu tiên tại hội chợ Hà Nội, nổi bật là Huy chương vàng và chứng nhận hàng Việt Nam chất lượng cao phù hợp với tiêu chuẩn năm 2006 và Cúp vàng tại Hội chợ Hội nhập Hải Phòng lần thứ I năm 2004. Nên sản phẩm của Công ty TNHH Quang Hải ngày càng lan toả, mở rộng trải khắp các vùng duyên hải phía Bắc, là địa chỉ tin cậy giao dịch và mua hàng của người tiêu dùng. Kể từ ngày đầu mới thành lập 3/6/1993 đến năm 2006 công ty không ngừng lớn mạnh và phát triển, từ một công ty có quy mô và số vốn nhỏ hoạt động theo cơ chế tự kinh doanh, tự trang trải đã phát triển thành một công ty chế biến gia vi hàng đầu khu vực phía Bắc. Giai đoạn từ 1993 đến 2006 là thời kỳ công ty phát triển mạnh mẽ và trở thanh công ty chế biến gia vị có uy tín và vị thế cao trên thị trường trong và ngoài nước.Công ty đã không ngừng phát triển về quy mô và nguồn lực tài chính. Từ ban đầu công ty đã có 2 xí nghiệp trực thuộc đến năm 2000 công ty có 5 đơn vị trực thuộc. Số vốn của công ty không ngừng tăng trưởng từ 2 tỷ đồng năm 1993 đến năm 2006 là 7 tỷ đồng. Hiện nay công ty TNHH Quang Hải đã có vốn điều lệ ban đầu 10 tỷ đồng. * Ngành nghề kinh doanh: Khai thác,đánh bắt, thu mua, chế biến các mặt hàng thuỷ hải sản. Đào tạo vào cung ứng nguồn lao động 2. Đặc điểm, cơ cấu Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty: - Để đảm bảo cho sự phát triển và hoạt động liên tục có hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh, Công ty áp dụng bộ máy quản lý điều hành, gọn nhẹ hoạt động hiệu quả trên cơ sở các chức danh đều phải kiêm nhiệm thêm nhiều công việc cho từng vị trí. Bộ máy quản lý của Công ty được xây dựng và thực hiện theo điều lệ hoạt động của Công ty, các phòng ban chức năng có quyền hạn trong phạm vi của mình. ● Tổng số cán bộ công nhân viên hiện có: 24 người * Trong đó gồm: - Ban Giám đốc Công ty: 3 người (1 Giám đốc và 2 phó Giám đốc) - Trưởng phòng nghiệp vụ: 2 người - Phó phòng nghiệp vụ: 2 người - CBCNV còn lại ở các phòng nghiệp vụ: 17 người - CBCNV có trình độ Đại học: 10 người - CBCNV có trình độ Trung cấp: 5 người 2.1. Mô hình bộ máy Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty : GIÁM ĐỐC PGĐ PHỤ TRÁCH KINH DOANH PGĐ PHỤ TRÁCH KỸ THUẬT & HÀNG HOÁ PHềNG KINH DOANH PHềNG HÀNH CHÍNH TỔ CHỨC PHềNG KINH TẾ TÀI CHÍNH PHềNG GIAO NHẬN PHềNG KTCLSP (KCS) 2.2. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban trong Công ty * Giám đốc: Là người trực tiếp điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, là người chịu trách nhiệm trước pháp luật và cơ quan quản lý của Nhà nước. * Phó Giám đốc phụ trách kinh doanh: Là người giúp Giám đốc điều hành hoạt động kinh doanh của Công ty và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về công việc được giao. * Phó Giám đốc phụ trách kỹ thuật và hàng hóa: Là người giúp Giám đốc điều hành hoạt động của Công ty về công tác giao nhận và bảo quản hàng hóa, sản xuất chế biến các sản phẩm từ thủy sản, quản lý theo dõi đối với hệ thống máy móc thiết bị và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về công việc được giao. *Phòng Kinh doanh: Lập và thực hiện các phương án sản xuất chế biến kinh doanh Thủy sản theo giấy chứng nhận đăng ký hoạt động Công ty trên nguyên tắc bảo toàn và phát triển đồng vốn, kinh doanh đúng pháp luật. Quản lý và sử dụng hầm đựng, xưởng chế biến và kiốt để phục vụ SXKD. Tổ chức thu mua, chế biến các mặt hàng Thủy sản phục vụ cho xuất khẩu và tiêu thụ nội địa. Chủ động khai thác tìm kiếm nguồn hàng, mở rộng liên doanh, liên kết với các đối tác trong và ngoài nước phục vụ kinh doanh. Chấp hành và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ nộp thuế, lãi suất vay và các khoản chi phí theo đúng chế độ và pháp luật của Nhà nước.Tự chịu trách nhiệm cá nhân về kết quả lãi, lỗ của phương án kinh doanh được duyệt. Quản lý tiền, hàng, sổ sách, hóa đơn chứng từ bán hàng theo quy định.Chủ động tham mưu đề xuất các phương án SXKD mang lại hiệu quả kinh tế cao cho Công ty. *Phòng Hành chính Tổ chức: Soạn thảo và ban hành các văn bản theo đúng quy định.Tiếp nhận và xử lý các loại công văn, giấy tờ liên quan đến hoạt động của Công ty. Quản lý hồ sơ, công tác văn thư lưu trữ, mua sắm, sửa chữa, bảo dưỡng các trang thiết bị văn phòng, bảo hộ lao động. Lập bảng kê mua văn phòng phẩm, vật dụng phục vụ hành chính. Lập bảng kê thanh toán tiền điện, nước, cước chuyển phát nhanh, báo chí, vệ sinh, điện thoại, Fax, internet. Theo dõi tình hình sử dụng đất đai, tài sản của Công ty. Bảo vệ trật tự an toàn cơ quan, công tác PCCC và vệ sinh công nghiệp.Kiểm tra, giám sát việc chấp hành nội quy, quy chế của Công ty. Tham mưu đề xuất công tác Tổ chức Cán bộ, lao động tiền lương, BHXH và các chế độ, chính sách liên quan đến quyền lợi người lao động. Theo dõi công tác xây dựng cơ bản. hoạt động cho thuê văn phòng, nhà xưởng và kho bãi. *Phòng Kinh tế Tài chính: Quản lý thu chi tài chính theo đúng chế độ và Luật kế toán hiện hành. Lập báo cáo và quyết toán tài chính theo quý, năm. Kê khai và nộp thuế đầy đủ, đúng thời gian quy định. Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh theo tháng, quý, xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm của Công ty . Lập bảng lương, trích nộp BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ và các khoản phải nộp theo quy định.Chủ động tham mưu, đề xuất các biện pháp quản lý, hoạt động tài chính nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, bảo toàn và phát triển nguồn vốn .Quản lý lưu trữ hồ sơ, sổ sách các hóa đơn chứng từ liên quan đến kế toán. Chịu sự kiểm tra, giám sát của đơn vị cấp trên và các cơ quan chức năng liên quan đến hoạt động tài chính của Công ty. *Phòng Giao nhận: Giao nhận và bảo quản hàng theo đúng yêu cầu kỹ thuật của từng mặt hàng. Chịu trách nhiệm về số lượng, chất lượng và chi tiết hàng hóa.Tổ chức bố trí hợp lý về nhân lực để không làm ảnh hưởng đến tiến độ nhập xuất hàng hóa. Sắp xếp hàng hóa trong kho theo lô, kê hợp lý dễ thấy, dễ lấy ,dễ kiểm tra. Cập nhật chính xác chi tiết hàng hóa, báo cáo kịp thời lượng hàng hóa bảo quản trong kho theo quy định. Quản lý xe nâng và các trang thiết bị, đồ dựng khác phục vụ công việc giao nhận, bảo quản, tái chế hàng hóa. Duy trì thực hiện nghiêm túc các nội quy quy định về nhập xuất hàng hóa, các quy định về an toàn vệ sinh lao động, công tác PCCC. Chủ động tham mưu đề xuất các biện pháp giao nhận hàng hóa đảm bảo tiết kiệm giảm các chi phí nhằm nâng cao hiệu quả, nghiên cứu và sản xuất chế biến các mặt hàng thủy sản để tiêu thụ thị trường nội địa. Và tự chịu trách nhiệm trước Giám đốc và các cơ quan quản lý Nhà nước về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm. * Phòng kiểm tra chất lượng sản phẩm hàng hoá (KCS): Lập kế hoạch, quản lý và thực hiện công tác kiểm tra, nghiệm thu trong toàn công ty. Lập hồ sơ theo quy định của bộ tài nguyên và môi trường về việc kiểm tra kỹ thuật sản phẩm, chỉ đạo nghiệp vụ, hướng dẫn, đôn đốc, nhắc nhở và kiểm tra, giám sát các tổ sản xuất trong công tác nghiệm thu và giao nộp sản phẩm ở các khâu sản xuất và sản phẩm cuối cùng giao cho khách hàng. Phối hợp với phòng kỹ thuật xem xét những khiếu nại về chất lượng sản phẩm, nghiên cứu nguyên nhân sai sót nếu có, tìm biện pháp xử lý thích hợp. Tổ chức quản lý, lưu trữ, bảo quản một cách khoa học có hệ thống, có hiệu quả các tư tài liệu, hồ sơ lưu trữ, các bán thành phẩm, thành phẩm đo đạc bản đồ. Tổ chức cung ứng tài liệu, cấp phát tài liệu, số liệu kỹ thuật đáp ứng yêu cầu kế hoạch sản xuất của công ty theo quyếtđịnh của giám đốc. Soạn thảo và phổ biến, hướng dẫn các đơn vị thực hiện các văn bản quản lý thuộc phạm vi quản lý của phòng. Đề xuất, xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng kién thức cho cán bộ làm công tác nghiệm thu sản phẩm của công ty nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệo vụ, có khả năng hoàn thành nhiệm vụ được giao. 3. Tổ chức công tác kế toán của doanh nghiệp. a/ Hình thức tổ chức bộ máy kế toán Căn cứ vào đặc điểm tổ chức kinh doanh công ty tổ chức bộ máy kế toán phù hợp với hình thức tổ công tác kế toán . Đáp ứng yêu cầu quản lý, điều hành công việc theo hình thức tập chung. Theo mô hình này toàn công ty tổ chức một phòng kế toán làm nhiệm vụ hạch toán tổng hợp và hạch toán chi tiết, lập báo cáo kế toán , phân tích hoạt động kinh tế và kiểm tra công tác kết toán toàn công ty . b/ Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý bộ máy kế toán : + Kế toán trưởng : Phạm Thu Hường + Kế toán viên: Đoàn Quang Hưng +Đỗ Thị Thanh * Nhiệm vụ của kế toán trưởng : Được phân công chỉ đạo điều hành mọi hoạt động của phòng kế toán. Phụ trách kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết một số phần Thiết lập, tổ chức, quản lý bộ máy kế toán phù hợp với tổ chức kinh doanh của toàn công ty . Thiết lập sổ sách ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đúng theo quy định của nhà nước về chế độ sổ sách đã đăng ký. Tính toán trích lập đúng đủ kịp thời các khoản nộp ngân sách, các khoản vay nợ, công nợ phải trả. Tổ chức kiểm kê tài sản hàng kỳ báo cáo ngay với giám đốc các khoản mất mát, hao hụt hư hỏng. Hoàn thành các báo cáo tài chính, công nợ, thống kê các quyết toán đúng thời điểm . Đảm bảo nội dung các báo cáo phải trung thực hợp lý tình hình tài chính kết quả hoạt động SXKD Tổ chức bảo quản các tài liệu kế toán, giữ bí mật tài liệu sổ sách kế toán Kiểm tra việc thanh toán, tính hợp lý hợp lệ của các chứng từ thu chi vay tín dụng hoạt động SXKD một cách thường xuyên căn cứ trên những số liệu được ghi chép . * Nhiệm vụ của kế toán viên : chịu trách nhiệm phụ trách kế toán chi tiết. Hàng ngày cập nhật chứng từ gốc liên quan đến các nghiệp vụ phát sinh, phản ánh tình hình hiện có và các biến động tăng giảm trong kỳ của các nghiệp vụ kế toán. Đồng thời phụ trách công việc chi trả lương, mua sắm vật tư khi có yêu cầu . * Nhiệm vụ của bộ máy kế toán : Thiết lập tổ chức quản lý hoạt động kế toán phù hợp với tổ chức SXKD toàn công ty . Bộ máy kế toán bao gồm : Kế toán tổng hợp - Chịu trách nhiệm kiểm tra số liệu do kế toán viên ghi chép - Thu thập sử lý ghi chép và cung cấp thông tin tổng quát về hoạt động kinh tế tài chính của công ty - Lập báo cáo tài chính theo dõi tình hình vay và trả nợ ngân hàng , về vốn góp và vòng quay của vốn..... Kế toán chi tiết tại công ty + Kế toán nguồn vốn, doanh thu, thu nhập : Cập nhật chứng từ, hạch toán trên phiếu kế toán, phản ánh tình hình hiện có và vấn đề tăng giảm trong kỳ của các nguồn vốn kinh doanh, các khoản chênh lệch giá, chênh lệch tỷ giá các quý cầu vật tư của các bộ phận trong công ty, đáp ứng vật tư trong công ty,đảm bảo thời gian, số lượng giá trị giá cả.Thường xuyên theo dõi tình hình nhập xuất tồn và giá trị các loại nguyên liệu vật liệu, xuống kho tại các phân xưởng để kiểm tra kiểm soát lượng nhập xuất tồn . Sơ đồ bộ máy kế toán KẾ TOÁN TRƯỞNG Kế Toán Tổng Hợp Kế toán + nguồn vốn +Chi phí giá thành + Doanh thu + Công nợ Kế toán + tiền lương + thuế + Tiêu thụ thành phẩm Kế toán + nguyên vật liệu sản xuất + TSCĐ Hình thức hạch toán kế toán của công ty TNHH Quang Hải theo phương pháp nhật ký chung . CHỨNG TỪ GỐC NHẬT KÝ CHUNG SỔ CÁI BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH SỔ THẺ KẾ TOÁN CHI TIẾT BẢNG TỔNG HỢP CHI TIẾT SỔ NHẬT KÝ ĐẶC BIỆT SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN THEO PHƯƠNG PHÁP NHẬT KÝ CHUNG 7 . Thuân lợi khó khăn và mục tiêu phát triển của công ty: Là một doanh nghiệp được thành lập trong thời kỳ nền kinh tế nước ta đang có những bước phát triển mạnh mẽ, có sự điều tiết của nhà nước nên có những thuận lợi nhất định mà công ty đã sớm từng bước đi vào hoạt động ổn định. Tham gia vào nền kinh tế thị trường có tính cạnh tranh mạnh mẽ thì yêu cầu về chất lượng và giá cả là quan trọng. Nhận rõ được vấn đề đó công ty đã bỏ vốn đầu tư mua sắm các máy móc chính từ nước ngoài còn rất mới và hiện đại với quy trình công nghệ tiên tiến. Vì vậy đã sản xuất ra các sản phẩm có chất lượng cao . Đồng thời các cổ đông góp vốn là các doanh nhân có kinh nghiệm hoạt động lâu năm trong ngành chế biến gia vị và đã xây dựng được một thị trường tiêu thụ đầu ra rộng lớn, không chỉ tiêu thụ trong nước mà còn xuất khẩu sang các nước như Trung Quốc, Hàn Quốc. Nhà máy được xây dựng tại vị trí thuận lợi nơi có nguồn lao động đông đảo, nguyên vật liệi đầu vào đạt chất lượng với giá cả hợp lí,giao thông thuận lợi góp phần không nhỏ trong việc tiết kiệm chi phí đầu vào , hạ giá thành sản phẩm. Bên cạnh những thuận lợi đó doanh nghiệp cũng gặp phải không ít khó khăn . Doanh nghiệp sản xuất mặt hàng gia vị là mặt hàng xuất khẩu truyền thống nên có nhiều đối thủ cạnh tranh cả trong và ngoài nước. Hàng hóa lại xuất sang thị trường rất khó tính đòi hỏi yêu cầu cao về chất lượng và phải qua quy trình kiểm tra nghiêm ngặt . Đồng thời doanh nghiệp cũng ở trong tình trạng chung của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay là quy mô sản xuất nhỏ, chịu cước phí của các dịch vụ có giá cao, năng lực tài chính còn chưa đủ mạnh . Thêm vào đó là hệ thống pháp luật, chính sách chế độ quản lí còn nhiều bất cập, đặc biệt các cơ quan quản lý còn chưa quan tâm đúng mức đến việc hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn giúp các doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh về cơ chế vốn và thị trường.Trong nước giá cả thị trường luôn biến động, lạm phát tăng đã tiếp tục gây ra những khó khăn ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty. Thiên tai và diễn biến thời tiết bất thường làm ảnh hưởng không nhỏ nguồn nguyên liệu vốn đã cạn kiệt, do vậy việc cung cấp nguyên liệu để sản xuất chế biến sản phẩm thuỷ sản còn nhiều hạn chế. Đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ kinh doanh còn yếu chưa phát huy hết lợi thế sẵn có về cơ sở vật chất như thiết bị máy móc, kho tàng xưởng chế biến thuỷ sản. Trỡnh độ tay nghề sản xuất chế biến của lao động cũn nhiều hạn chế, năng suất lao động chưa cao, không tạo ra sự đột biến về lượng và chất trong sản xuất chế biến các mặt hàng thủy hải sản. Trong thực tế công ty TNHH Quang Hải đã phát huy được các thuận lợi và khắc phục các khó khăn để thực hiện các mục tiêu đề ra. Công ty xác định nhiệm vụ mở rộng sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm. Khẳng định chỗ đứng trên thị trường truyền thống đồng thời mở rộng thị truờng sang các nước có nhu cầu về sản phẩm . Sản lượng dự kiến hàng năm của công ty khi đã đi vào ổn định: Thị trường chính Số Xưởng Năng lực SXSP/Xưởng /ngày Số ngày làm việc/ tháng Số tháng làm việc/ năm Tổng sản phẩm năm (lít) Miền Bắc 9 400 25 12 900.000 Châu Á 3 300 25 12 360.000 Tổng cộng 12 25 12 1.200.000 *Những thỏch thức: - Sự cạnh tranh ngày càng gay gắt về giá cả và chất lượng sản phẩm hàng thủy sản xuất khẩu vào các thị trường các nước hơn khi Việt Nam gia nhập WTO. - Sự ô nhiễm môi trường nhất là nguồn nước ở một số vùng đó và dang ảnh hưởng trực tiếp đến việc nuôi trồng thủy hảu sản dẫn đến nguồn nguyên liệu ngày càng cạn kiệt. - Việc sử dụng hóa chất độc hại dùng trong quá trỡnh bảo quản
Tài liệu liên quan