Triết học cổ điển Đức là giai đoạn phát triển mới về chất trong lịch sử tư tưởng Tây Âu so với thời cận đại. Nền triết học này xuất hiện vào nửa sau thế kỷ XVIII và tồn tại đến giữa thế kỷ XIX, được sáng lập bởi nhà triết học vĩ đại Immanuen Cantơ. Trong hệ thống tư tưởng của I.Cantơ thì đạo đức học giữ một vị trí trung tâm và có nhiều đóng góp quan trọng cho sự phát triển của lịch sử tư tưởng triết học nhân loại.
63 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1718 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tìm hiểu đạo đức học của Immanuen Cantơ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài 2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 3
5. Đóng góp của khóa luận 3
6. Kết cấu của khóa luận 3
Chương 1: NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA ĐẠO ĐỨC HỌC I.CANTƠ 4
1.1. Khái quát về đạo đức học I.Cantơ 4
1.2. Những chủ đề chính của đạo đức học I.Cantơ 14
1.2.1. Quan niệm của I.Cantơ về căn nguyên của đạo đức 14
1.2.2. Mệnh lệnh tuyệt đối - Quy luật của đạo đức 19
1.2.3. Tự do là phạm trù trung tâm của đạo đức học I.Cantơ 23
Chương 2: VỊ TRÍ, NHỮNG CỐNG HIẾN VÀ HẠN CHẾ CỦA ĐẠO ĐỨC HỌC I.CANTƠ 29
2.1. Vị trí của đạo đức học trong hệ thống triết học của I.Cantơ 29
2.2. Những cống hiến và hạn chế của đạo đức học I.Cantơ 42
KẾT LUẬN 56
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 59
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Triết học cổ điển Đức là giai đoạn phát triển mới về chất trong lịch sử tư tưởng Tây Âu so với thời cận đại. Nền triết học này xuất hiện vào nửa sau thế kỷ XVIII và tồn tại đến giữa thế kỷ XIX, được sáng lập bởi nhà triết học vĩ đại Immanuen Cantơ. Trong hệ thống tư tưởng của I.Cantơ thì đạo đức học giữ một vị trí trung tâm và có nhiều đóng góp quan trọng cho sự phát triển của lịch sử tư tưởng triết học nhân loại.
Trong lịch sử triết học, đạo đức luôn là mối quan tâm lớn và rất sớm của nhiều nhà triết học, đến I.Cantơ, đạo đức được bàn luận sâu sắc, đem lại một cái nhìn mới mẻ và khá toàn diện. Mặc dù, đạo đức học của I.Cantơ có nhiều điểm không tưởng vì tính phi lịch sử, phi giai cấp và thiếu cơ sở hiện thực, nhưng trong đó cũng chứa đựng nhiều tư tưởng nhân đạo sâu sắc. Đối lập với quan niệm ích kỷ, thực dụng một cách hẹp hòi, đạo đức học I.Cantơ là sự kết tinh nhiều giá trị đạo đức chung của nhân loại từ trước đến giờ, đồng thời thể hiện khát vọng của giai cấp tư sản ở Đức thế kỷ XVIII - đầu thế kỷ XIX nhằm giải phóng con người khỏi những gông cùm hà khắc của chế độ chuyên chế phong kiến và độc tài, mơ ước xây dựng một chế độ xã hội mới đem lại tự do và hạnh phúc cho mọi người.
Nghiên cứu tư tưởng của I.Cantơ nói chung và đạo đức học của ông nói riêng là công việc hết sức khó khăn, nhưng lại là thường xuyên của những người làm công tác triết học. Đối với một sinh viên ngành triết học thì đây là một đòi hỏi không chỉ giúp cho chúng ta nắm được nội dung tư tưởng mà còn giúp cho chúng ta làm sáng tỏ được những cống hiến và hạn chế của I.Cantơ trong lịch sử tư tưởng nhân loại. Hơn nữa, thời đại ngày nay “đạo đức” đang được xem là một trong những vấn đề nổi lên hàng đầu trong tư tưởng của nhân loại. Do vậy, việc nghiên cứu vấn đề này trong triết học của I.Cantơ có thể góp phần làm sáng tỏ một số khía cạnh nhất định mà giới nghiên cứu hiện đang quan tâm.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi quyết định chọn vấn đề “Tìm hiểu đạo đức học của Immanuen Cantơ” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp cử nhân ngành triết học.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Hơn hai trăm năm đã trôi qua, kể từ khi nhà sáng lập ra triết học cổ điển Đức I.Cantơ qua đời, lịch sử đã có nhiều biến động, nhân loại đã nhìn nhận, đánh giá ông dưới nhiều góc độ khác nhau, với những mức độ không giống nhau. Rất nhiều công trình nghiên cứu về I.Cantơ trong đó có triết học lý luận, triết học thực tiễn và triết học thẩm mỹ của ông, khai thác chưa nhiều. Nhìn chung, tài liệu tiếng Việt có các công trình sau:
- Hội thảo khoa học triết học cổ điển Đức: Nhận thức luận và đạo đức học, tham luận của các học giả nước ngoài, Hà Nội, 2003.
- Hội thảo khoa học triết học cổ điển Đức: Những vấn đề nhận thức luận và đạo đức học, Hà Nội, 2004. Đây là cuốn sách gồm các bài tham luận của các nhà khoa học trong và ngoài nước tham gia Hội thảo khoa học Quốc tế về vấn đề triết học cổ điển Đức nhân kỷ niệm 200 năm ngày mất của I.Cantơ - nhà triết học vĩ đại, người sáng lập triết học cổ điển Đức.
- Đặng Hữu Toàn, Tạp chí Triết học, số 5, 2004.
- Vũ Thị Thu Lan, Tạp chí Triết học, số 8, 2005.
- Lê Thanh Sinh, Tạp chí Triết học, số 5, 2004.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là làm rõ nội dung chủ yếu, những cống hiến và hạn chế của đạo đức học I.Cantơ.
Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài:
- Phân tích những chủ đề chính của đạo đức học I.Cantơ.
- Phân tích vị trí, đánh giá những cống hiến và hạn chế của đạo đức học I.Cantơ.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận của đề tài là những nguyên lý của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử được áp dụng vào nghiên cứu một học thuyết triết học.
Phương pháp nghiên cứu của đề tài là kết hợp các nguyên tắc nghiên cứu lịch sử triết học rút ra từ phép biện chứng duy vật với các phương pháp chung như so sánh, phân tích, tổng hợp, chú giải theo từng mục và đặc biệt là phương pháp lôgíc và lịch sử.
5. Đóng góp của khóa luận
Thông qua việc nghiên cứu đạo đức học của I.Cantơ, khóa luận đã góp phần nâng cao trình độ tư duy triết học của bản thân đồng thời giúp chúng ta có được cái nhìn sâu sắc và toàn diện hơn về đạo đức.
Khóa luận góp phần vào việc làm rõ một số nội dung chủ yếu, những cống hiến và hạn chế của đạo đức học I.Cantơ.
6. Kết cấu của khóa luận
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, Khóa luận có 2 chương, 4 tiết.
Chương 1
NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA ĐẠO ĐỨC HỌC I.CANTƠ
1.1. Khái quát về đạo đức học I.Cantơ
Hai trăm năm đã trôi qua kể từ khi I.Cantơ qua đời mà hệ thống triết học đồ sộ của ông để lại chứa đựng nhiều giá trị cho nhân loại đã và đang thu hút sự chú ý từ nhiều phía. Có thể khẳng định rằng, I.Cantơ đã đi vào lịch sử tư tưởng nhân loại với tư cách là người sáng lập nền triết học cổ điển Đức và phép biện chứng tiên nghiệm. Ông thực sự là một trong số không nhiều lắm những tượng đài bất tử trong lịch sử triết học nhân loại mà hôm nay và các thế hệ mai sau sẽ mãi nhắc tới ông với lòng kính trọng và sự ngưỡng mộ. Hệ thống tư tưởng của ông không chỉ có ảnh hưởng sâu sắc đến triết học đương thời mà nó còn là những giá trị vô giá, góp phần tác động sâu sắc đến các tư tưởng triết học của thế hệ sau này.
Trong hệ thống tư tưởng của mình, I.Cantơ đã bàn đến rất nhiều các vấn đề khác nhau của triết học và khoa học tự nhiên, một trong những vấn đề quan trọng trong hệ thống triết học của ông, chính là đạo đức học. Nhà triết học duy tâm chủ quan này nhìn nhận đạo đức như là những năng lực bẩm sinh của con người, nhất quán với hệ thống triết học duy tâm tiên nghiệm của mình. Theo I.Cantơ, lý tính là nguồn gốc sinh ra các nguyên lý, các chuẩn mực đạo đức. Bên cạnh đó, I.Cantơ cũng đã từng khẳng định mạnh mẽ rằng, “mục đích tối hậu của triết học là về vận mệnh con người; và triết học về vận mệnh con người chính là ĐẠO ĐỨC HỌC. Vị trí thượng đẳng của đạo đức học đứng trên mọi lãnh vực hoạt động khác của tinh thần con người chính là lý do tại sao cổ nhân bao giờ cũng hiểu triết gia đồng thời và trước hết phải là một nhà đạo đức” [4; 435]. Đến với triết học của I.Cantơ, chúng ta sẽ nhận thức rõ nhiệm vụ của triết học đó là: xác định bản chất đích thực của con người hay chính xác hơn là xác định điều kiện, năng lực tự do của con người.
Qua đó, lý giải tại sao I.Cantơ lại có nhiều tác phẩm bàn về đạo đức học đến vậy. Trong bộ ba tác phẩm “phê phán” của ông thì người đời hay nhắc nhiều đến tác phẩm “phê phán lý tính thực hành” vì đây là tác phẩm chủ yếu và quan trọng nhất bàn về đạo đức của ông. Tuy nhiên, trước và sau khi tác phẩm “phê phán lý tính thực hành” ra đời thì ông còn có nhiều tác phẩm khác cũng bàn về đạo đức học như: “Đặt cơ sở cho siêu hình học về đạo đức (hay đức lý) - 1785”; “hướng tới một nền hòa bình vĩnh cữu - 1795”; “siêu hình học đạo đức - 1797”…
Đạo đức học của I.Cantơ được ông xây dựng trong bối cảnh xã hội khá phức tạp, đó là sự phân chia giàu nghèo rõ rệt giữa những người giàu và người nghèo, giữa những người được hưởng đặc quyền, đặc lợi và những người không có cả những quyền thông thường nhất, giữa người có quyền lực và người không có quyền lực đã tạo nên nhận thức sai lầm về nhân phẩm và giá trị của con người. Quyền lực, vị thế xã hội, tài năng, giàu có...chính là thước đo giá trị của con người trong xã hội của I.Cantơ. Trong đó, người nghèo và những người không có những quyền tối thiểu bị chính giai cấp thống trị bóc lột và có lẽ việc đánh giá con người dựa trên những giá trị bên ngoài đã làm suy giảm phẩm giá con người - những người không tiếng nói trong xã hội. Không những thế, chính bản thân I.Cantơ cũng đã sống dưới một chế độ chuyên chế nơi mà nhân phẩm và sự tự do bị “xuống cấp”. Dường như, con người trong xã hội ấy trở thành những người nô lệ, trở thành những “công cụ biết nói”. Nhưng có một điều đáng lưu tâm là, trong khi con người sống trong xã hội này bị tước hết quyền sống, quyền tự do thì lúc đó triết học lại chưa thể hiện được vai trò tính đảng của mình là bênh vực, bảo vệ quyền lợi cho giai cấp bị trị trong xã hội.
Chứng kiến sự bất công và bất bình đẳng trong xã hội, I.Cantơ đã đề xuất một triết lý đạo đức cấp tiến để chống lại sự chuyên chế và để bảo vệ nhân quyền cho những người có thân phận thấp kém, những người “thấp cổ bé họng” trong xã hội. Theo ông, sỡ dĩ các khoa học xưa nay vẫn chưa có được nền tảng phát triển vững chắc bởi vì “khoa học về con người” vẫn chưa được chú trọng và phát triển đúng mức và dường như các triết gia từ xưa đến nay đã quên mất vấn đề quan trọng nhất là con người. Vì vậy, trên tinh thần phê phán quan điểm của các nhà khoa học trước đó I.Cantơ đã đặt nhiệm vụ hàng đầu cho triết học của mình là phải xác định bản chất con người trên tinh thần nghiêm túc, đúng mức của khoa học về con người. Triết học phải vạch ra những mục đích tối cao của con người về phương diện đạo đức và có nhiệm vụ “xác định cho con người được cái điều mà ai cũng phải học để làm người”. Như vậy, nhiệm vụ của triết học là phải xác định bản chất của con người với tư cách là chủ thể có lý trí và tự do. Điều này chỉ được thực hiện khi trong bộ ba tác phẩm “phê phán” của mình, I.Cantơ đã đặt ra cho triết học phải giải đáp được các vấn đề sau:
Thứ nhất, tôi (con người) có thể biết gì?
Thứ hai, tôi (con người) cần phải làm gì?
Thứ ba, tôi (con người) có thể hy vọng gì?
Ba vấn đề trên là sự khái quát những điều mà ai cũng phải trăn trở và băn khoăn trong cuộc sống thường ngày. Đồng thời, chúng phản ánh ba khía cạnh cơ bản nhất trong mối quan hệ “con người - thế giới” đó là: nhận thức, thực tiễn và giá trị hay sinh hoạt thẩm mỹ của con người. Lời giải đáp cho cả ba vấn đề trên tựu trung lại chính là trả lời cho câu hỏi lớn và tổng quát hơn: “Con người là gì?” trong triết học của ông. Một điểm khác trong triết học I.Cantơ so với các quan niệm triết học trước kia khi nghiên cứu về con người đó là, nếu như quan niệm triết học trước kia khi luận bàn về vấn đề con người thường tách ra một khía cạnh nhất định để xem xét thì với I.Cantơ con người được đề cập đến với tư cách là chủ thể có lý trí và tự do trong hoạt động sinh hoạt của mình bao gồm cả ba mặt là nhận thức, thực tiễn và thẩm mỹ.
Theo I.Cantơ, trong lĩnh vực đạo đức, con người đồng thời sống ở cả hai thế giới: Thế giới hiện tượng luận, nơi mà mọi cái đều diễn ra theo những quy luật của tự nhiên thì tự do của con người chỉ là thứ yếu, chỉ dừng lại trong khuôn khổ của giác tính. Sống ở trong thế giới hiện tượng luận cuộc sống con người không phải là tự do, do vậy không xứng đáng với địa vị của con người. Và trong thế giới “vật tự nó”, con người được hoàn toàn tự do đối với các quy luật tự nhiên, tự coi mình là mục đích của chính mình. Do vậy, trong thế giới này, cuộc sống của con người là tự do thực sự và con người xứng đáng với địa vị của mình. Theo I.Cantơ, tự do trong thế giới “vật tự nó” là tự do tuyệt đối và trong một chừng mực nhất định con người trở thành chủ thể chân - thiện - mỹ, bởi lúc này con người là một thực tại có lý tính.
Trong triết học lý luận, tự do cũng là một vấn đề quan trọng, song I.Cantơ cho rằng, trong thế giới hiện tượng luận (thế giới các sự vật cảm tính) tự do của con người chỉ là tương đối chứ không phải là tự do tuyệt đối mà đó là tự do trên cơ sở nhận thức các quy luật chi phối giới tự nhiên hiện tượng luận. Triết học lý luận chỉ nêu lên được ý tưởng của con người về tự do tuyệt đối mà không xác định được tự do tuyệt đối đó. Vì vậy, để xác định và chứng minh tự do tuyệt đối của con người, theo I.Cantơ đó chính là nhiệm vụ mà triết học thực tiễn sẽ làm.
Trong triết học thực tiễn I.Cantơ thấy rằng, tất thảy hoạt động của con người đều chịu sự hướng dẫn của một năng lực đó là năng lực tiên thiên hay ông gọi là lý tính thực tiễn. Lý tính thực tiễn không phải là cái gì khác mà chính là lý tính tiên thiên khi nó tham gia hướng dẫn hoạt động thực tiễn của con người, một khi hoạt động thực tiễn nhằm vào các đối tượng kinh nghiệm thì nhất định chúng sẽ bị những cảm giác chất thể (cảm giác có đối tượng) và những điều kiện thường nghiệm chi phối. Khi đó, con người không còn là một chủ thể có lý tính, điều này dẫn đến con người hành động không đúng với bản chất của mình, phi đạo đức và không có tự do. Và rằng, con người chỉ xứng đáng với địa vị, bản chất của mình và có một cuộc sống tự do tuyệt đối khi mà lý tính tiên thiên hướng đến quyết định những hoạt động thực tiễn không vì một đối tượng kinh nghiệm hay một cảm giác chất thể nào mà vì tự ý thức về bản ngã và tuân theo những mệnh lệnh tuyệt đối hình thức của lý tính. Theo I.Cantơ để có những động lực đạo đức thì cần phải thoát ly khỏi mọi cơ sở vật chất, khỏi thế giới hiện tượng luận bởi vì trong các động lực đạo đức đó, ý chí cần thiết lập cho mình một quy tắc bắt buộc trong các hành vi đạo đức. Quy luật đó gọi là “mệnh lệnh tuyệt đối”. “Mệnh lệnh tuyệt đối” là mệnh lệnh xuất phát từ tiếng gọi của lương tri con người, nó tiềm ẩn trong tâm hồn con người, nó mang tính phổ quát, tất yếu…Nói cách khác, mệnh lệnh tuyệt đối thể hiện khả năng tự chủ của con người, khả năng tự do ý chí mà không có tính vụ lợi, không có sự tính toán.
I.Cantơ không những chê trách những phán đoán do cảm xúc và tình cảm mà ông còn chê trách những phán đoán pha phôi, vừa do lý trí lại vừa do tình cảm mà ông không ngần ngại gọi là những “luân thường lai”. Ông viết: “Ý thức về bổn phận, tức ý thức đạo đức, khi không bị nhiễm bởi những sở thích thường nghiệm, thì sẽ có một uy quyền vô cùng lớn lao đối với lương tâm con người khi con người biết nhìn vào lý trí: uy quyền này vô cùng lớn hơn những lý do mà người ta có thể gặp trong lãnh vực kinh nghiệm. Đã ý thức được bản chất cao quý của ý thức đạo đức như vậy, tự nhiên chúng ta sẽ kinh bỉ những lý do thường nghiệm kia. Thay vào ý thức đạo đức đó, ta thử đưa ra một học thuyết luân lý có vẻ lai, pha trộn những duyên do của tình cảm và của xu hướng với những ý tưởng của lý trí, tất lòng ta sẽ lưỡng lự giữa những lý do như thế vì lòng ta không thể quy chúng về một nguyên tắc được, rồi những lý do như thế họa may mới đưa ta tới điều thiện, còn thường là đưa tới điều ác” [7; 151-152]. Với I.Cantơ thì trong hoạt động thực tiễn con người phải là một thực thể có lý tính, hành động có ý thức về bổn phận và hành động phải chắc chắn, nghiêm túc và trong sáng. Vậy, tại sao I.Cantơ lại tỏ ra nghiêm khắc với những lý do lấy ra từ sinh hoạt thường nghiệm như thế? Thưa vì những lý do này luôn đặm mùi tự ái và tư kỷ và nó nguy hiểm đặc biệt khi người ta pha trộn những phán đoán thuần túy đạo đức của lý trí với những tình cảm của sinh hoạt thường nghiệm, bởi vì người ta sẽ dễ dàng tự lừa dối và che đậy những dự tính xấu xa dưới “cái vỏ đạo đức”
Khi con người lâm vào hoàn cảnh như vậy thì hành vi đạo đức của họ không còn vô tư nữa, mà chỉ những hành động tự quyết và hoàn cảnh vô tư mới là tự do thực sự khi ấy tự do mới gồm những hành vi đạo đức. Vì vậy, I.Cantơ đã phân chia hành vi đạo đức thành hai cấp độ: Thứ nhất, những hành vi thể hiện trong đời sống hàng ngày của con người, ở đó có sự đan xen giữa tốt lành và bất hạnh, hạnh phúc và đau khổ, hành vi tốt có thể là xấu trong những trường hợp khác nhau, chúng chỉ được coi là đạo đức theo quan niệm thông thường. Nhưng với I.Cantơ thì chúng lại thuộc về sự vật hay cảm giác chất thể của chủ thể, không thể vô tư cho nên xét về hình thức là phi đạo đức, phi tự do. Thứ hai, những hành vi xuất hiện ngay trong tự ý thức về bản ngã của con người bắt nguồn từ ý niệm về toàn thể cho nên chúng mang đầy đủ phẩm chất của lương tri, hoàn toàn vô tư và thực sự là đạo đức.
Với cách phân biệt như vậy, I.Cantơ cho rằng những hành vi chất thể bao giờ cũng đan xen cái tốt với cái xấu, cái bất hạnh với cái tốt lành…nhưng sự biểu hiện ở mỗi người không giống nhau, những người có hành vi tốt có thể hướng dẫn, dạy bảo cho mình và cho người khác điều tốt…Nhưng theo I.Cantơ những hành vi tốt đó không vô tư cho nên chúng không phải là đạo đức và việc dạy bảo như thế cũng không phải là dạy đạo đức. Và rằng, những hành vi đạo đức của con người chịu sự chỉ dẫn của “thiện chí” vì “thiện chí” là thước đo của đạo đức, nó có tính chất tiên thiên và tuyệt đối. Thiện chí cũng là nền tảng của ý thức đạo đức được in sẵn trong lòng người. Do vậy, “thiện chí” là khuôn thước phổ biến, vượt lên trên mọi điều kiện, được thanh lọc tất cả sự tính toán, vụ lợi và những cảm giác chất thể. Khi đó hành động của con người hoàn toàn vô tư sẽ tạo điều kiện để con người vươn tới tự do tuyệt đối. Một lần nữa I.Cantơ khẳng định ý thức đạo đức là có sẵn trong mỗi chúng ta cho nên không cần học và cũng không học được, không dạy được và cũng không cần dạy.
Từ đó, chúng ta thấy lập trường đạo đức của I.Cantơ thể hiện ở chỗ: “Lý trí và chỉ mình lý trí là khả năng phán đoán đạo đức, và trong việc phán đoán này lý trí phải tuyệt đối gạt bỏ mọi nội dung tình cảm và thực nghiệm, nghĩa là không được nhìn vào các đối tượng của hành động, nhưng chỉ nhìn hình thức thuần túy của hành động thôi” [7; 148]. Như vậy con người muốn đạt được uy quyền tối cao trong hoạt động thực tiễn và hành động của họ được tự do thực sự thì lý trí cần phải thoát khỏi những tình cảm thường nghiệm. I.Cantơ đã dài lời phê phán và dày công vạch trần những cái đạo đức giả ẩn nấp sau những nguyên tắc thực hành thường nghiệm. Với I.Cantơ, tất cả những chủ trương đạo đức lấy tư lợi và hạnh phúc cá nhân làm tiêu chuẩn hành động là những điều thật xấu xa và nguy hiểm. Ông đã thẳng thắn phê phán Epiquya khi ông này lấy “hạnh phúc và khoái lạc cá nhân làm tiêu chuẩn cho mọi hoạt động”. Ông viết: tình cảm khoái lạc hay đau khổ vẫn chỉ dẫn cho mỗi người biết chọn cái hay cái tốt cho bản thân, thì có thể là một quy luật chủ quan được coi là nhất thiết, nhưng khách quan mà coi thì vẫn là bất tất. I.Cantơ còn nhấn mạnh “giả sử tất cả mọi người cùng đồng ý như nhau để lấy nguyên tắc tự ái và hạnh phúc bản thân làm quy luật thực hành, thì sự đồng tâm nhất trí này cũng chỉ có tính chất bất tất thôi: nguyên tắc quyết định như thế vẫn chỉ có giá trị chủ quan và không thể nào có tính chất nhất thiết của một quy luật” [7; 169]. Quả đúng vậy, vì chỉ dựa vào đời sống hàng ngày và những cảm giác thường nghiệm chưa bao giờ dựa vào lý trí thì nó không được coi là thực sự phổ quát và mang tính giá trị khách quan.
Vậy, phải làm gì để quyết định của ta có giá trị đạo đức hay có tự do tuyệt đối?. I.Cantơ đã đưa ra tiêu chí để bảo toàn tính chất cưỡng bức tuyệt đối của những mệnh lệnh tuyệt đối (hay mệnh lệnh đạo đức), đó là không dựa vào kinh nghiệm nào hay một gương sáng nào mà chỉ dựa một cách tiên thiên vào lý tính thực tiễn. Muốn vậy, theo I.Cantơ phải tuân theo nguyên tắc cơ bản của đạo đức là “mệnh lệnh tuyệt đối”.
Nội dung của mệnh lệnh tuyệt đối hay mệnh lệnh đạo đức được I.Cantơ trình bày thông qua các phạm trù: Tự do, thiện chí, nghĩa vụ đạo đức, hạnh phúc…nhưng trong đó tự do chiếm vị trí trung tâm, chính những quy tắc của “mệnh lệnh tuyệt đối” luôn mách bảo cho con người phải hành động như thế này hay như thế kia và chỉ khi những hành vi đạo đức của con người được dẫn dắt bởi lý tính thực tiễn thì giờ đây con người mới thoát khỏi những trở lực trong tâm hồn để có một cuộc sống tự do đích thực và đạt đến giá trị đạo đức. Học thuyết về “mệnh lệnh tuyệt đối” của I.Cantơ đã phản ánh nội dung cơ bản đạo đức của ông và trong đó vấn đề t