Đất nước ta đang trong quá trình xây dựng và đổi mới, ngành xây dựng đóng vai trò rất quan trọng trong sự đổi mới và phát triển của đất nước. Có rất nhiều các công trình đô thị, nhà ở mọc lên như nấm trên mọi miền Tổ quốc. Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu con người ngày càng được nâng cao thì sản phẩm sứ vệ sinh càng không thể thiếu trong các công trình xây dựng. Trên thị trường Việt Nam hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh trong lĩnh vực sứ vệ sinh.
72 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1340 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tìm hiểu đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm trên thị trường nội địa của Công ty Sứ Thanh Trì, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Đất nước ta đang trong quá trình xây dựng và đổi mới, ngành xây dựng đóng vai trò rất quan trọng trong sự đổi mới và phát triển của đất nước. Có rất nhiều các công trình đô thị, nhà ở mọc lên như nấm trên mọi miền Tổ quốc. Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu con người ngày càng được nâng cao thì sản phẩm sứ vệ sinh càng không thể thiếu trong các công trình xây dựng. Trên thị trường Việt Nam hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh trong lĩnh vực sứ vệ sinh. Để tồn tại và phát triển các doanh nghiệp đó buộc phải tìm cách cạnh tranh với nhau bằng cách sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để cắt giảm chí phí, nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm nhằm thoả mãn một cách tốt nhất nhu cầu của khách hàng để bán được sản phẩm với doanh thu cao nhất và chi phí thấp nhất có thể.
Công ty Sứ Thanh Trì là một doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Tổng công ty Thuỷ tinh và Gốm xây dựng ( Viglacera ). Trong những năm gần đây, Công ty đã được đánh giá là một trong những công ty Nhà nước làm ăn có hiệu quả do có đổi mới trong cách nghĩ, cách làm và có bước đầu tư đúng hướng. Công ty đã cố gắng phấn đấu không ngừng để có thể sản xuất ra những sản phẩm sứ vệ sinh có mẫu mã và chất lượng tốt, giá cả phải chăng thoả mãn nhu cầu khách hàng trong và ngoài nước. Đặc biệt đây là doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh có quy mô lớn nên việc thực tập tại Công ty đã khiến em học hỏi được rất nhiều kiến thức thực tế để bổ sung cho kiến thức lý thuyết đã được học ở trường Đại học. Qua 4 tháng thực tập tại phòng kinh doanh của Công ty em đã phần nào hiểu được về hoạt động tiêu thụ sản phẩm sứ vệ sinh của Công ty. Vì vậy em xin mạnh dạn chọn đề tài: “ Đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm trên thị trường nội địa của Công ty Sứ Thanh Trì ” làm đề tài nghiên cứu cho chuyên đề tốt nghiệp của mình. Trong thời gian thực tập và hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp, em đã nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của thầy giáo - TS Trần Việt Lâm và thầy giáo – Th.S Vũ Trọng Nghĩa cùng toàn thể cán bộ công nhân viên tại phòng kinh doanh nói riêng và trong Công ty Sứ Thanh Trì nói chung. Em xin chân thành cảm ơn!
Bố cục chuyên đề tốt nghiệp gồm 3 chương:
Chương I: Giới thiệu khái quát về Công ty Sứ Thanh Trì
Chương II: Thực trạng hoạt động tiêu thụ sản phẩm trên thị trường nội địa của Công ty Sứ Thanh Trì
Chương III: Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm trên thị trường nội địa của Công ty Sứ Thanh Trì
CHƯƠNG I
GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY SỨ THANH TRÌ
1.1.Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Sứ Thanh Trì
1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty
- Thông tin chung về Công ty Sứ Thanh Trì
Công ty Sứ Thanh Trì là một doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Tổng công ty Thuỷ Tinh và gốm xây dựng - Bộ xây dựng chuyên sản xuất sứ vệ sinh cao cấp mang nhãn hiệu Viglacera, Sofa và Monaco phục vụ cho nhu cầu xây dựng trong và ngoài nước. Ngày 24/03/1993 theo quyết định số 076/BXD – TCLĐ của Bộ xây dựng Nhà máy Sứ Thanh Trì đã được thành lập. Ngày 30/07/1994 Nhà máy Sứ Thanh Trì được đổi tên thành Công ty Sứ Thanh Trì theo quyết định số 484/ BXD – TCLĐ.
Tên đầy đủ: Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Sứ Thanh Trì
Tên giao dịch quốc tế của Công ty: Thanh Trì Sanitary Wares Company
Địa chỉ: Phường Thanh Trì, Quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội
Điện thoại: 84-4-8611056, 84-4-86446410
Fax: 84-4-8613147
- Công ty Sứ Thanh Trì được thành lập từ năm 1961 đã có những bước phát triển đáng kể được chia thành các giai đoạn như sau:
Giai đoạn 1961 - 1987:
Tháng 03/1961, Xưởng gạch Thanh Trì được thành lập ( sau đổi tên thành Xí nghiệp gạch Thanh Trì ) với hình thức là Xí nghiệp quốc doanh theo quyết định số 326 ngày 22/03/1961 của Bộ Kiến trúc ( nay là Bộ Xây dựng ) với nhiệm vụ chuyên sản xuất các loại gạch đá men, gạch chịu lửa cấp thấp, gạch lát vỉa hè, ống máy thoát nước…với sản lượng rất nhỏ, chỉ khoảng vài trăm viên mỗi loại. Đến năm 1980 Xí nghiệp được đổi tên thành Nhà máy Sứ xây dựng Thanh Trì và bắt đầu đi vào sản xuất các loại sản phẩm có sứ tráng men như: gạch chịu axit, gạch men sứ, ống sành, sứ vệ sinh... Trong những năm 80 khối lượng sản xuất hàng năm của Nhà máy chỉ khoảng 80 tấn/ năm với đội ngũ công nhân viên là 250 người. Do sản xuất dàn trải nhiều mặt hàng cộng với công nghệ sản xuất lạc hậu, thiết bị chắp vá, tuỳ tiện nên hầu hết các sản phẩm đều có chất lượng thấp, mẫu mã đơn điệu. Tuy nhiên, do cơ chế bao cấp và sản lượng sản xuất ra ít nên Nhà máy vẫn tiêu thụ hết sản phẩm.
Giai đoạn 1988 – 1991:
Giai đoạn này Nhà nước bắt đầu chuyển từ cơ chế quản lý bao cấp sang cơ chế thị trường. Tuy nhiên Nhà máy vẫn chưa kịp thay đổi, vẫn sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng kém, mẫu mã đơn điệu, chi phí sản xuất lại quá cao khiến sản phẩm không thể cạnh tranh được trên thị trường. Nhà máy lâm vào tình trạng làm ăn thua lỗ, hơn một nửa công nhân không có việc làm và đứng bên bờ vực của sự phá sản.
Giai đoạn từ 1992 đến nay:
Trong thời kỳ khó khăn đó, Nhà máy đã nhận được sự giúp đỡ của Bộ Xây dựng và liên hiệp các xí nghiệp Thuỷ tinh và Gốm xây dựng ( nay là Tổng công ty Thuỷ Tinh và Gốm xây dựng). Bộ đã quyết định cải cách Nhà máy theo hướng tổ chức và cải tiến lại bộ máy nhân sự, đổi mới công nghệ cho phù hợp với tình hình chung của nền kinh tế Việt Nam và thế giới. Bộ Xây dựng đã kiên quyết đưa Nhà máy thoát khỏi tình trạng bế tắc hiện tại. Do nhận thức được nhu cầu ngày càng tăng của sản phẩm Sứ vệ sinh và xuất phát từ quan điểm “ Công nghệ quyết định chất lượng sản phẩm ”, Nhà máy đã được chỉ đạo ngừng sản xuất để tập trung vào nghiên cứu công nghệ mới, đổi mới thiết bị và điều kiện làm việc, sắp xếp lại mặt hàng và dây chuyền sản xuất. Thực tế đã chứng minh quyết định này có vẻ táo bạo nhưng lại hoàn toàn đúng đắn. Sau 11 tháng ngừng sản xuất đến tháng 11/1992 Nhà máy bắt đầu sản xuất lại và đã thu được những kết quả đáng khích lệ. Trong vòng 46 ngày cuối năm 1992, Nhà máy đã sản xuất được 20.400 sản phẩm với chất lượng cao hơn hẳn các năm trước, gấp 3-4 lần sản lượng của cả năm 1990, 1991. Từ đó đến nay Nhà máy đã có những bước thay đổi đáng kể cả về chất và lượng. Từ việc sản xuất ra những sản phẩm Sứ vệ sinh đơn điệu, kém chất lượng, Nhà máy đã sản xuất được những sản phẩm Sứ vệ sinh cao cấp, phong phú và đa dạng về mẫu mã, màu sắc và chủng loại. Sản lượng và doanh thu của Nhà máy đều tăng trưởng không ngừng qua mỗi năm sản xuất. Chỉ trong vòng 3-4 năm sau Nhà máy đã chiếm một thị phần không nhỏ trên thị trường Sứ vệ sinh cả nước từ Lạng Sơn, Quảng Ninh đến thành phố Hồ Chí Minh. Cán bộ công nhân viên của Nhà máy đã có việc làm thường xuyên và ổn định.
Ngày 14/03/1994 theo quyết định 076 A/BXD – TCLĐ Nhà máy trở thành Doanh nghiệp Nhà nước.
Ngày 30/09/1994 Nhà máy đổi tên thành Công ty Sứ Thanh Trì trực thuộc Tổng công ty Thuỷ Tinh và Gốm xây dựng theo quyết định 484/BXD – TCLĐ và duy trì cho đến nay.
Năm 1997, Công ty đã trở thành viên chính thức của Hiệp Hội Gốm sứ Anh Quốc ( Ceram Research ). Đến năm 1998 Công ty là hội viên chính thức của Phòng Thương Mại và Công Nghiệp Việt Nam ( VCCI ). Tháng 07/2000 Công ty đã nhận chứng chỉ chất lượng ISO 9002 của BVQI – Anh Quốc và Quacert - Việt Nam. Tháng 12/2003 Công ty đã nhận chứng chỉ phù hợp tiêu chuẩn ISO 9001:2000 của BVQI – Anh Quốc và Quacert - Việt Nam.
Năm 2005, theo Quyết định số 225/TCT – HĐQT của HĐQT Tổng công ty Thuỷ Tinh và Gốm xây dựng thuộc Bộ Xây dựng sát nhập nhà máy Sứ Bình Dương vào Công ty Sứ Thanh Trì nâng tổng công suất đạt hơn 800.000 sản phẩm mỗi năm.
Trải qua những bước thăng trầm trong lịch sử hình thành và phát triển, cho đến nay, Công ty Sứ Thanh Trì đã có vị thế vững chắc trên thị trường Sứ vệ sinh cả trong và ngoài nước.
1.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty
- Chức năng:
Công ty Sứ Thanh Trì chuyên sản xuất các mặt hàng Sứ vệ sinh phục vụ cho nhu cầu xây dựng trong và ngoài nước.
- Nhiệm vụ:
Công ty Sứ Thanh Trì có nhiệm vụ chuyên sản xuất các mặt hàng Sứ vệ sinh xây dựng trong nước và xuất khẩu. Sản phẩm của Công ty được sản xuất trên dây chuyền công nghệ tiên tiến, thiết bị hiện đại của Italia mang nhãn hiệu Viglacera hay Monoco hoặc Sofa. Nhiệm vụ của Công ty được cụ thể hoá như sau:
+ Nghiên cứu nhu cầu và khả năng của thị trường về sản phẩm để xây dựng chiến lược phát triển, xây dựng kế hoạch dài hạn và hàng năm về sản xuất kinh doanh trình Bộ xây dựng duyệt và tổ chức thực hiện nhằm đạt đựơc mục đích đã đề ra.
+ Tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh theo ngành nghề đã đăng ký, đúng mục đích lập, thực hiện kế hoạch, nhiệm vụ Nhà nước giao cho.
+ Tổ chức nghiên cứu nâng cao năng suất lao động, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất, cải tiến công nghệ và chất lượng sản phẩm phù hợp với thị hiếu khách hàng; tổ chức lực lượng lao động có kỹ thuật, thiết bị để sản xuất kinh doanh, đảm bảo chất lượng sản phẩm.
+ Chấp hành luật pháp và những quy định của Nhà nước, thực hiện các chế độ chính sách về quản lý và sử dụng nguồn vốn, vật tư, tài sản, nguồn lực nhằm thực hiện hạch toán kinh tế; bảo toàn và phát triển nguồn vốn; thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước; nộp thuế cho ngân sách.
+ Thực hiện đầy đủ mọi cam kết trong hợp đồng kinh tế đã kí với các tổ chức trong và ngoài nước. Quản lý toàn diện, đào tạo và phát triển đội ngũ công nhân viên chức theo pháp luật của Nhà nước và sự phân cấp của Bộ để thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Công ty; chăm lo đời sống, tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động, thực hiện phân phối theo lao động ; đảm bảo thực hiện tốt công tác vệ sinh môi trường.
+ Bảo vệ doanh nghiệp, bảo vệ môi trường, giữ gìn trật tự an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội theo quy định của pháp luật
1.2. Cơ cấu tổ chức của Công ty Sứ Thanh Trì
1.2.1. Mô hình cơ cấu tổ chức của Công ty
Công ty Sứ Thanh Trì là một đơn vị trực thuộc Tổng công ty Thuỷ tinh và Gốm xây dựng nhưng được phép hạch toán độc lập. Do đó Công ty có quyền quyết định cơ cấu tổ chức cho phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
Công ty được tổ chức theo mô hình trực tuyến chức năng. Cơ cấu này vừa đảm bảo thực hiện chế độ một thủ trưởng vừa phát huy được quyền dân chủ sáng, độc lập tương đối của các phòng ban. Theo cơ cấu này, Giám đốc là người trực tiếp điều hành các phòng ban, phân xưởng, chịu trách nhiệm cao nhất về mọi hoạt động của Công ty. Trợ giúp cho giám đốc là 3 Phó giám đốc: Phó giám đốc phụ trách kỹ thuật, phó giám đốc phụ trách kinh doanh và phó giám đốc xí nghiệp sản xuất khuôn. Cấp dưới nữa là các phòng ban và Nhà máy Sứ Thanh Trì.
BAN
GIÁM ĐỐC
Xí nghiệp sx khuôn
Nhà máy
Sứ
Chi nhánh
Phòng
KD
Phòng
XK
Phòng
TCLĐ
Phòng
KHĐT
Văn phòng
Phòng
TCKT
: Quan hệ trực tuyến
: Quan hệ chức năng
1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận
Ban Giám đốc của Công ty gồm Giám đốc và các phó Giám đốc:
+ Giám đốc:
Là người đứng đầu Công ty, chịu trách nhiệm cao nhất trong việc quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, có quyền ra quyết định trực tiếp điều hành các phòng ban, phân xưởng. Giám đốc do Tổng Công ty Thuỷ tinh và Gốm xây dựng bổ nhiệm, chịu trách nhiệm trước Bộ xây dựng và Tổng Công ty Thuỷ tinh và Gốm xây dựng, luật pháp và toàn bộ cán bộ công nhân viên trong Công ty.
+ Phó giám đốc:
Là người giúp việc cho Giám đốc, tham gia với Giám đốc trong công việc chung của Công ty. Phó giám đốc là người phụ trách kế hoạch sản xuất, công tác kỹ thuật. Khi Giám đốc đi vắng có thể uỷ quyền cho phó Giám đốc thay mặt Giám đốc giải quyết những vấn đề thuộc quyền Giám đốc. Phó giám đốc do Giám đốc đề nghị, Tổng giám đốc có quyền bổ nhiệm, bãi nhiệm. Công ty có 3 phó Giám đốc phụ trách các lĩnh vực khác nhau:
* Phó Giám đốc kinh doanh: phụ trách tiêu thụ sản phẩm, tổ chức mạng lưới bán hàng, các đại lý tiêu thụ sản phẩm cho Công ty, được uỷ quyền ký kết các hợp đồng tiêu thụ sản phẩm, hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao và các kế hoạch về tiêu thụ sản phẩm mà Công ty đề ra.
* Phó Giám đốc sản xuất: phụ trách về sản xuất của Công ty, theo dõi và giám sát quá trình sản xuất, tiếp thu ý kiến từ bộ phận sản xuất để cải tiến quá trình sản xuất, tiến hành đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất.
* Phó Giám đốc kỹ thuật: phụ trách về máy móc thiết bị của Công ty, đảm bảo cho máy móc thiết bị luôn hoạt động tốt. Tiến hành chỉ đạo sửa chữa và bảo dưỡng máy móc thiết bị theo chế độ thường xuyên và tạm thời.
- Phòng Tài chính - Kế toán:
Có chức năng tham mưu cho Giám đốc thực hiện triển khai toàn bộ công tác tài chính thống kê, hạch toán kinh tế theo chế độ và luật kế toán hiện hành.
Phòng kinh doanh:
Đứng đầu là trưởng phòng kinh doanh, là người trực tiếp điều hành các công việc liên quan đến kinh doanh bán hàng và tiến hành công tác xúc tiến tiêu thụ, phân phối. Phòng kinh doanh có các nhiệm vụ cụ thể sau:
+ Tổ chức nghiên cứu thị trường
+ Tổ chức mạng lưới bán hàng
+ Tổ chức xây dựng kênh phân phối và tiến hành phân phối hàng hoá theo kênh phân phối đó
+ Tổ chức nghiệp vụ bán hàng
+ Tổ chức các hoạt động lưu trữ hàng hoá
Phòng tổ chức lao động:
Có chức năng tham mưu cho Đảng uỷ và Giám đốc về công tác tổ chức sản xuất, quản lý và sử dụng lực lượng lao động, thực hiện chế độ chính sách đối với người lao động, tiến hành công tác thanh tra, bảo vệ, lập công tác thi đua khen thưởng…
Phòng kế hoạch - đầu tư:
Phòng kế hoạch và đầu tư có nhiệm vụ theo dõi, đôn đốc thực hiện kế hoạch, chuẩn bị để Giám đốc ký hợp đồng kinh tế; giúp Giám đốc lập kế hoạch để đề ra nhiệm vụ sản xuất kinh doanh cho từng phòng ban cà các đơn vị kinh tế trực thuộc, theo dõi thực hiện các hợp đồng sản xuất, quản lý kế hoạch vật tư, phương tiện vận tải của công ty. Đảm nhận công tác quản lý và sử dụng vốn đầu tư nhằm mở rộng và phát triển công ty.
- Các chi nhánh:
Có nhiệm vụ nghiên cứu thị trường, tổ chức phân phối hàng hoá cho các đại lý, ký kết các hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với các khách hàng trong và ngoài nước. Đồng thời, hàng tháng lập và nộp báo cáo về toàn bộ quá trình hoạt động của mình cho Công ty, chịu trách nhiệm thực hiện các công việc được giao. Các chi nhánh chịu sự quản lý trực tiếp của phó Giám đốc kinh doanh. Công ty có 2 chi nhánh: Chi nhánh Đà Nẵng và Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh.
- Xí nghiệp sản xuất khuôn:
Có nhiệm vụ sản xuất khuôn mẫu bằng thạch cao để phục vụ cho công đoạn gia công, tạo hình sản phẩm. Xí nghiệp có 2 phân xưởng: phân xưởng sản xuất thạch cao và phân xưởng sản xuất khuôn mẫu và phòng thiết kế, phòng tổng hợp khuôn mẫu.
- Nhà máy Sứ: Gồm Nhà máy Sứ Thanh Trì, Nhà máy Sứ Bình Dương và phòng kỹ thuật KCS.
+ Nhà máy Sứ Thanh Trì là đơn vị kinh tế có quy mô lớn nhất và quan trọng nhất của Công ty. Nhà máy gồm 4 phân xưởng sau:
*Ph©n xëng gia c«ng t¹o h×nh:
Cã nhiÖm vô t¹o h×nh c¸c s¶n phÈm, gåm: tæ ®æ rãt vµ tæ hÊp sÊy cìng bøc s¶n phÈm råi ph©n lo¹i s¶n phÈm háng sau c«ng ®o¹n sÊy cìng bøc tríc khi chuyÓn sang c«ng ®o¹n sau.
*Ph©n xëng kü thuËt men.
Thùc chÊt ph©n xëng nµy lµm nhiÖm vô phun men s¶n phÈm tríc khi ®em ®i nung b»ng kü thuËt phun men hiÖn ®¹i.
*Ph©n xëng sÊy nung.
NhiÖm vô cña ph©n xëng lµ ®a s¶n phÈm ®îc phun men vµo lß nung sö dông nguyªn liÖu gas tiªn tiÕn cho phÐp ra lß nh÷ng s¶n phÈm hoµn h¶o vµ ®ång bé.
*Ph©n xëng ph©n lo¹i vµ ®ãng gãi s¶n phÈm.
S¶n phÈm sau khi ®îc sÊy nung ®îc ®em ra ph©n lo¹i thµnh c¸c lo¹i kh¸c nhau. S¶n phÈm ®ñ tiªu chuÈn míi ®îc ®a ra b¸n ngoµi thÞ trêng v× ®Ó gi÷ cho s¶n phÈm cña c«ng ty lµ “m·i m·i víi thêi gian” cho nªn c«ng ty kiªn quyÕt kh«ng b¸n s¶n phÈm lo¹i 2.
+ Phòng kỹ thuật – KCS: có nhiệm vụ giải quyết những vấn đề về kỹ thuật, công nghệ và những ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất để có thể sản xuất ra sản phẩm có chất lượng tốt nhất. Ngoài ra còn phải kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi xuất xưởng để loại bỏ sản phẩm lỗi, hỏng. Đây là bộ phận quyết định trực tiếp đến chất lượng và năng lực cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.
1.3. Đánh giá kết quả hoạt động chủ yếu của Công ty
1.3.1. Cơ sở vật chất
- Địa điểm sản xuất và kinh doanh của Công ty đặt tại Quận Hoàng Mai, Hà Nội. Đây là địa điểm vô cùng thuận lợi vì ở ven nội thành Hà Nội nơi có nhu cầu xây dựng cao nên chi phí vận chuyển vào thị trường Hà Nội khá thấp, làm tăng khả năng cạnh tranh. Đây là doanh nghiệp Nhà nước nên được cấp mặt bằng đất tương đối rộng khoảng hơn 64.000 m2 rất thuận lợi cho sản xuất và kinh doanh.
- Công ty Sứ Thanh Trì được đánh giá có máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ là tương đối hiện đại trong ngành sản xuất sứ ở Việt Nam. Dây chuyền công nghệ, trang thiết bị của Công ty chủ yếu có nguồn gốc nhập ngoại thông qua việc mua bán hoặc chuyển giao công nghệ từ nhiều nước phát triển. Dây chuyên đó đã từng bước được hiện đại hoá qua những năm sau:
Năm 1994, do nhận định được nhu cầu ngày càng tăng của sứ vệ sinh, công ty đã mạnh dạn đầu tư thực hiện dự án dây chuyền sản xuất sứ vệ sinh với công nghệ và thiết bị của Italia có công suất thiết kế là 75.000 sản phẩm/năm với tổng số vốn đầu tư trên 34 tỷ đồng Việt Nam. Dây chuyền này đi vào hoạt động đã cho ra đời các sản phẩm sứ vệ sinh cao cấp đạt tiêu chuẩn Châu Âu. Với ý thức tiết kiệm, tận dụng hết năng lực của từng công đoạn, kết hợp với sự sáng tạo trên cơ sở khoa học của toàn thể cán bộ công nhân viên trong Công ty đã nâng công suất lên 100.000 sản phẩm/năm, bằng 133% công suất thiết kế. Trên cở sở những kết quả đạt được đáng kích lệ đó, từ tháng 5/1996 đến tháng 4/1997, Công ty đã thực hiện việc đầu tư lần 2 cải tạo và mở rộng dây chuyền sản xuất nâng công suất từ 100.000 sản phẩm/năm lên 400.000 sản phẩm/năm với các thiết bị máy móc chủ yếu được nhập từ Italia, Anh, Mỹ. Tổng số vốn đầu tư trên 90 tỷ đồng Việt Nam. Trong những năm gần đây Công ty đã liên tục nhập thêm dây chuyên sản xuất khuôn mẫu, một số máy móc thiết bị sử dụng cho việc chế tạo men chống dính...Hiện nay dây chuyền đang hoạt động của Công ty có năng lực sản xuất lên đến 500.000 – 600.000 sản phẩm/năm, đứng đầu về sản lượng so với các nhà máy sản xuất sứ vệ sinh trong nước.
Bên cạnh những ưu điểm về dây chuyền công nghệ của Công ty vẫn còn một số hạn chế như: công nghệ sản xuất còn chưa mang tính đồng bộ ở tất cả các khâu, đổi mới công nghệ vẫn còn ở dạng chắp vá, sản phẩm sản xuất ra chưa đồng đều về mặt chất lượng…Cần phải thay thế dần những công nghệ lỗi thời, lạc hậu bằng những công nghệ tiên tiến, hiện đại hơn.
1.3.2. Tình hình tài chính
Bảng số 1: Cơ cấu nguồn vốn của Công ty
Đơn vị: nghìn đồng
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
So sánh 2006/2005
Số lượng
Tỷ lệ (%)
Số lượng
Tỷ lệ (%)
Chênh lệch
Tỷ lệ (%)
Theo tính chất
Vốn cố định
61.456.230
67,29
70.562.310
72,99
9.106.080
114,82
Vốn lưu động
29.873.450
32,71
26.118.140
27,01
(3.755.310)
87,43
Theo chủ
sở hữu
Vốn ngân sách cấp
54.732.430
59,93
50.652.500
52,39
(4.079.930)
92,55
Vốn tự có
19.856.320
21,74
25.653.100
26,54
5.796.780
129,19
Vốn vay
16.740.930
18,33
20.374.850
21,07
3.633.920
121,71
Tổng vốn
91.329.680
100
96.680.450
100
5.350.770
105,86
Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán
Cụ thể qua bảng số liệu trên ta thấy:
Công ty Sứ Thanh Trì có hình thức pháp lý là Công ty Nhà nước nên được Nhà nước cấp vốn ưu đãi hàng năm. Nhờ số vốn đó, Công ty được đánh giá là có tổng vốn kinh doanh khá cao so với các doanh nghiệp trong ngành.
Tổng số vốn kinh doanh của Công ty khá cao lên đến hơn 91,3 tỷ VNĐ năm 2005 và tăng hơn 5,3 tỷ VNĐ tương ứng 5,86% so với năm 2005 thành gần 96,7% vào năm 2006. Như vậy quy mô vốn của Công ty là khá lớn.
Vốn cố định của Công ty qua cả năm 2005 và 2006 đều chiếm khoảng hơn 2/3 tổng số vốn. Vốn cố định lớn do Công ty đã đầu tư máy móc, dây chuyền công nghệ hiện đại vào trong quá trình sản xuất dẫn đến quy mô tài sản cố định lớn. Điều này đem lại hiệu quả sản xuất cao, có thể sản xuất ra sản phẩm với số lượng lớn, mẫu mã đẹp, chất lượng tốt nhưng lại là bất hợp lý vì số vốn cố định quá lớn sẽ khiến cho Công ty không thể có tốc độ quay vòng vốn nhanh làm tăng lợi nhuận. Năm 2006 Công t