Trong tiến trình dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, ở bất kỳ nơi đâu trên đất Việt, chúng ta đều bắt gặp những di tích lịch sử – văn hoá như đình, chùa, đền, miếu, lăng tẩm. Đây là những tài sản vô cùng quý giá của dân tộc mà cha ông ta đã để lại cho hậu thế.
Di tích lịch sử - văn hoá là những trang sử. Có sức thuyết phục lớn đối với mọi thế hệ vì ở đó mang dấu ấn của lịch sử, hơi thở của lịch sử truyền lại cho muôn đời sau. Những di tích lịch sử ấy được coi như những bảo tàng về nghệ thuật, kiến trúc, điêu khắc, trang trí, và những giá trị văn hoá phi vật thể. Gìn giữ những di tích lịch sử - văn hoá không chỉ đơn thuần là giữ những thành quả vật chất của ông cha để lại, mà hơn thế là biết tiếp tục kế thừa và phát huy sáng tạo những giá trị văn hoá mới, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại.
Tìm hiểu về di tích lịch sử – văn hoá là tìm về cội nguồn của dân tộc để kế thừa và phát huy, góp phần làm đẹp thêm truyền thống văn hoá. Những di tích ấy sẽ trở nên có ý nghĩa hơn nếu chúng ta đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu, phân tích từng lớp văn hoá chứa đựng trong nó để góp phần hiểu sâu hơn về cội nguồn dân tộc để giữ gìn, bảo tồn những tinh hoa văn hoá, truyền thống đạo đức, góp phần xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Từ đó kết hợp hài hoà giữa quá khứ, hiện tại và hướng tới tương lai.
Trải qua bao nhiêu thế hệ, với những biến cố thăng trầm của lịch sử và xã hội, đã khiến cho nhiều di tích lịch sử – văn hoá quý giá bị huỷ hoại dưới bàn tay vô tình hay hữu ý của con người, thêm vào đó là sự khắc nghiệt của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa và chiến tranh đã tàn phá nặng nề khiến cho nhiều di tích lịch sử – văn hoá ở Hà Nội nói riêng, cũng như trong cả nước nói chung bị thu hẹp, đổ nát và xuống cấp nghiêm trọng hoặc bị phủ một lớp rêu phong vì sự lãng quên của con người.
78 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 4438 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tìm hiều di tích đình Triều Khúc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong tiến trình dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, ở bất kỳ nơi đâu trên đất Việt, chúng ta đều bắt gặp những di tích lịch sử – văn hoá như đình, chùa, đền, miếu, lăng tẩm. … Đây là những tài sản vô cùng quý giá của dân tộc mà cha ông ta đã để lại cho hậu thế.
Di tích lịch sử - văn hoá là những trang sử. Có sức thuyết phục lớn đối với mọi thế hệ vì ở đó mang dấu ấn của lịch sử, hơi thở của lịch sử truyền lại cho muôn đời sau. Những di tích lịch sử ấy được coi như những bảo tàng về nghệ thuật, kiến trúc, điêu khắc, trang trí, và những giá trị văn hoá phi vật thể. Gìn giữ những di tích lịch sử - văn hoá không chỉ đơn thuần là giữ những thành quả vật chất của ông cha để lại, mà hơn thế là biết tiếp tục kế thừa và phát huy sáng tạo những giá trị văn hoá mới, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại.
Tìm hiểu về di tích lịch sử – văn hoá là tìm về cội nguồn của dân tộc để kế thừa và phát huy, góp phần làm đẹp thêm truyền thống văn hoá. Những di tích ấy sẽ trở nên có ý nghĩa hơn nếu chúng ta đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu, phân tích từng lớp văn hoá chứa đựng trong nó để góp phần hiểu sâu hơn về cội nguồn dân tộc để giữ gìn, bảo tồn những tinh hoa văn hoá, truyền thống đạo đức, góp phần xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Từ đó kết hợp hài hoà giữa quá khứ, hiện tại và hướng tới tương lai.
Trải qua bao nhiêu thế hệ, với những biến cố thăng trầm của lịch sử và xã hội, đã khiến cho nhiều di tích lịch sử – văn hoá quý giá bị huỷ hoại dưới bàn tay vô tình hay hữu ý của con người, thêm vào đó là sự khắc nghiệt của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa và chiến tranh đã tàn phá nặng nề khiến cho nhiều di tích lịch sử – văn hoá ở Hà Nội nói riêng, cũng như trong cả nước nói chung bị thu hẹp, đổ nát và xuống cấp nghiêm trọng hoặc bị phủ một lớp rêu phong vì sự lãng quên của con người.
Trong những năm gần đây, hoà chung với xu thế phát triển của đất nước, các di tích lịch sử - văn hoá dần dần được phục hồi, tôn tạo và phát huy tác dụng. Lễ hội được bảo lưu và ngày càng trở nên có ý nghĩa và thiết thực hơn. Người ta thừa nhận rằng chính các di tích lịch sử - văn hoá đã và đang đóng góp phần nhỏ bé vào sự hoàn thiện con người, đưa con người tới một cuộc sống tốt đẹp hơn và hướng người ta trở về với cội nguồn, ngược dòng lịch sử, trở về quá khứ, không lãng quên quá khứ mà trái lại biết trân trọng những thành quả vật chất và tinh thần của quá khứ. Từ đó kế thừa, khai thác phục vụ những mục đích hiện tại của con người.
Một trong những vấn đề cấp bách trong sự nghiệp xây dựng nền văn hoá ở nước ta là công tác bảo tồn, trùng tu và khai thác những giá trị văn hoá còn ẩn chứa bên trong các di tích lịch sử - văn hoá. Chúng ta luôn phải có ý thức bảo vệ, nghiên cứu những viên ngọc quí giá của cha ông để lại. Gìn giữ cho hiện tại và tương lai, kế thừa những tinh hoa, những truyền thống tốt đẹp của tổ tiên, phù hợp với đường lối của Đảng và nhà nước là xây dựng một nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.
Nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng của vấn đề này, là sinh viên năm thứ tư chuyên ngành Bảo tồn - Bảo tàng với niềm say mê nghề nghiệp, cùng kiến thức đã tập hợp được sau bốn năm học và quá trình thức tập thực tế tại một số di tích và bảo tàng ở Hà Nội. Chúng tôi nhận thức được rằng Hà nội là một địa chỉ văn hoá đặc biệt, có số lượng di tích đậm đặc mang những nét riêng của văn hoá Hà Nội. Hiểu rõ tầm quan trọng của việc bảo tồn các di tích lịch sử - văn hoá trên đất Hà Nội, cùng với nguyện vọng của bản thân, tôi nghĩ rằng mình cần phải đóng góp vào sự nghiệp bảo vệ di sản văn hoá quý báu đó. Với sự khuyến khích chỉ bảo của khoa Bảo Tàng và thày giáo Nguyễn Tiến, tôi mạnh dạn chọn đề tài “Tìm hiều di tích đình Triều Khúc” làm khóa luận tốt nghiệp ra trường.
2. Mục đích nghiên cứu:
- Tìm hiểu những giá trị về lịch sử, văn hoá, kiến trúc, nghệ thuật của di
tích đình Triều Khúc Trên cơ sở khảo sát thực tế, bước đầu đề xuất một số giải pháp mong muốn góp phần bảo tồn phát huy tác dụng giá trị di tích trong quá trình đô thị hoá, hiện đại hoá.
Tập hợp những tư liệu nhằm cung cấp thêm thông tin cho việc nghiên cứu về di tích lịch sử - văn hoá có giá trị trong hệ thống các di tích lịch sử - văn hoá của Thủ Đô, góp phần vào việc tìm hiểu Thăng Long - Hà Nội nghìn năm văn hiến.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu là di tích và toàn bộ các di vật của đình Triều Khúc - xã Tân Triều - Thanh Trì - Hà Nội.
Phạm vi nghiên cứu đặt di tích đình Triều Khúc trong không gian lịch sử văn hoá xã Tân Triều - huyện Thanh Trì - Hà Nội.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp điền dã, khảo sát thức tế.
Phương pháp thống kê, phân tích tổng hợp so sánh.
Phương pháp liên nghành. Khảo cổ học, lịch sử văn hoá, bảo tàng học, bảo tồn di tích .
5. Bố cục khoá luận ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục. Khoá luận được kết cấu thành 3 chương:
Chương 1 - Lịch sử hình thành và quá trình tồn tại của di tích.
Chương 2 - Giá trị kiến trúc - nghệ thuật đình Triều Khúc.
Chương 3 - Vấn đề bảo vệ, phát huy tác dụng của di tích .
Trong quá trình viết khoá luận này chúng tôi nhận thấy các tài liệu viết về di tích còn quá ít, nhất là với một sinh viên làm khoá luận tốt nghiệp, kinh nghiệm chưa nhiều nên gặp không ít khó khăn. Song với cố gắng nỗ lực của bản thân, sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy giáo Nguyễn Tiến. Cùng với sự dạy bảo của các thày cô trong khoa Bảo tồn - Bảo tàng trường Đại học văn hoá Hà Nội, lại được sự giúp đỡ tận tình của nhiều cán bộ ban quản lý di tích và danh thắng Hà Nội, và nhiều cụ cao tuổi trong tiểu ban quản lý di tích đình Triều Khúc. Nhân đây chúng tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất tới sự giúp đỡ quý báu đó.
Ý nghĩa giá trị của di tích lịch sử văn hoá đình Triều Khúc rất lớn, không chỉ về mặt kiến trúc và những di vật cổ còn lại trong di tích, mà còn mang những giá trị về ý nghĩa tâm linh sâu sắc, song do trình độ còn hạn chế nên mọi sự nhìn nhận đánh giá và những đề xuất nêu ra không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong các thầy cô giáo, các nhà nghiên cứu và bạn bè đồng nghiệp lượng thứ và tham gia đóng góp ý kiến để bài khoá luận được hoàn chỉnh hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
CHƯƠNG 1
LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ QUÁ TRÌNH TỒN TẠI CỦA DI TÍCH
1.1 - Vài nét về địa danh và cư dân nơi di tích tồn tại.
1.1.1 - Vị trí địa lý.
Làng cổ Triều Khúc nằm giữa hai triền sông Tô và sông Nhuệ, cho đến nay vẫn mang những sắc thái đậm nét của một làng cổ ven đô với mái đình, mái chùa, cây đa, giếng nước.
Đình Triều Khúc tên tự là Miếu Đường Lâm, toạ lạc trên mảnh đất Triều Khúc xã Tân Triều. Triều Khúc là một trong 26 xã của huyện Thanh Trì. Xã Triều Khúc gồm có 2 thôn Yên Xá và Triều Khúc, nguyên trước cách mạng tháng 8 - 1945 là hai xã Tổng Phượng - Thanh Oai, Huyện Thanh Oai, Tỉnh Hà Đông sau này thuộc huyện Thanh Trì - Hà Đông.
Triều Khúc nằm ở phía Tây Nam, cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 10km. Phía Tây giáp với đường quốc lộ số 6 (bên kia là phường Nhân Chính – quận Thanh Xuân và xã Trung Văn – huyện Từ Liêm - Hà Nội) Phía Tây Nam giáp Văn Quán - Hạ Trì - thị xã Hà Đông. Phía Bắc giáp với phường Thanh Xuân Nam và phường Hạ Đình – quận Thanh Xuân. Phía Đông giáp xã Đại Kim – Thanh Liệt – Thanh Trì.
Triều Khúc xưa vốn có tên là Trang Khúc Giang. Tục truyền, trước đây cư dân sinh sống thành từng cụm ở quanh khu vực giếng Liên (nay là trường Đại học An ninh nhân dân Hà Nội). Giếng Liên là giếng nước ăn của dân Trang Khúc Giang, chứng tích của một khu cư dân. Trước đây khu vực này vốn là nơi uốn khúc của dòng sông Nhuệ nên dân cư ở đây đặt tên là Trang Khúc Giang. Về tên gọi “Triều Khúc” có nghĩa là: (do thủy triều lên xuống ở khúc sông này) nên gọi là Triều Khúc. Theo cuốn sách “Thăng Long - Hà Nội 10 thế kỷ đô thị hoá” thì vào khoảng 2.700 năm cách ngày nay, biển còn nằm sát khu vực Thường Tín bây giờ. Qua những biến thiên của lịch sử Trang Khúc Giang từ giếng Liên chuyển về vị trí làng Triều Khúc hiện nay có thể và hai lý do:
+ Trang Khúc Giang – Giếng Liên hẹp, ruộng ít lên phải chuyển vệ vùng đất cao rộng hơn, sau này có tên là Gò Cây Táo. Đất ở đây cao ráo, đồng ruộng dài tốt tươi, tiện cho việc khai hoang trồng trọt.
+ Ở giếng Liên gần đường cái quan giặc dã luôn quấy phá nên dân Trang Khúc Giang – Giếng Liên di dời đến nơi ở hiện nay. Cách nhìn xa trông rộng ấy của tổ tiên làng Triều Khúc về sau được thủ lĩnh nghĩa quân Phùng Hưng chọn làm nơi đặt đại bản doanh chuẩn bị cho trận đánh giải phóng thành Tống Bình khả ách đô hộ nhà Đường vào nửa sau thế kỷ VIII mà sử sách đã nhắc đến (766 – 791).
Làng Triều Khúc ngoài tên thuở xưa là Trang Khúc Giang còn có tên nôm là Đơ Đồng vì lúc ấy dân làng sống chính bằng nghề nông nghiệp, sau khi có nghề dệt qoai thao mới gọi là Đơ Thao, cạnh làng Triều Khúc có làng Yên Xá tên nôm là Đơ Bùi (chưa cón tài liệu nào ghi chép về việc đặt tên này). Song việc ghép tên Đơ trước tên của hai làng là do Hà Đông xưa có thời mang tên tỉnh Đơ, hai làng này gần tỉnh lỵ Đơ nên gọi Đơ Thao, Đơ Bùi.
Toàn bộ đất đai của làng Triều Khúc và Yên Xã xưa kia cũng giống như các làng xã châu thổ sông Hồng trước thế kỷ XII khi nhà Lý chưa đắp đê Cơ Xá và có kế hoạch bồi trúc đê, chịu ảnh hưởng của lũ sông Hồng. Chính lũ sông Hông đã đưa phù sa bồi đắp lên vườn ruộng tươi tốt của Triều Khúc và Yên Xã dấu tích của phù sa và dòng chảy còn tạo nên đầm hồ, gò đống do đó tạo nên cảnh quản thiên nhiên hữu tình sông Tô, sông Nhuệ, ao chùa Triều Khúc, Gò Cây Táo, và mỗi Gò đều gắn với những sự tích lịch sử văn hoá ở địa phương như : đống Ngũ Nhạc ,đống Nghiên, đống Bút, gò Quy (Triều Khúc); gò Mả Yển, đống Vua Ngự, đống Tầm Cấp (Yên Xá).
Theo “Lịch triều hiến chương loại chí ” của Phan Huy Chú thì vào triều Minh Mệnh 1820 – 1840) xã Triều Khúc thuộc tổng Thượng Thanh Oai, xã Yên Xá thuộc tổng Trung Thanh Oai đều nằm trong huyện Thanh Oai, phủ Ứng Hoà (trước đó gọi là phủ Ứng Thiên) Trấn Nam Sơn Thượng.
Sau cách mạng tháng 8 - 1945, Triều Khúc là xã lớn, đông dân nên vẫn là một xã, còn Yên Xá là làng nhỏ, nên đã nhập với làng Xa La, Phùng Khoang lập thành xã mới, tên là xã Duy Tân (tên một vị Vua triều Nguyễn có tư tưởng bài Pháp). Cả hai xã này đều thuộc huyện Thanh Oai, Tỉnh Hà Đông.
Từ tháng 5 – 1948, chính phủ cách mạng nhập Hà Nội và Hà Đông thành tỉnh Lưỡng Hà, nhập 3 huyện Thanh Oai, Thường Tín, Thanh Trì thành huyện Liên Nam và ba huyện Quảng Oai, Hoài Đức, Từ Liêm thành huyện Liên Bắc.
Tháng 5 – 1949, thị xã Hà Đông được tái lập gồm nội thị và 4 xã lớn. Xã Tân Triều được thành lập trên cơ sở xác nhập hai xã cũ là Tân Triều và Duy Tân.
Từ năm 1955 đến cải cách ruộng đất 1956, Tân Triều vẫn là một trong bốn xã thuộc ngoại thị, thị xã Hà Đông. Sau cải cách ruộng đất, Tân Triều gồm cả Yên Phúc, Xa La thuộc huyện Thanh Trì, tỉnh Hà Đông.
Đến tháng 4 – 1961, huyện thanh Trì thuộc về Hà Nội, xã Tân Triều vấn thuộc Thanh Trì nhưng cắt hai thôn Yên Phúc và Xa La về thị xã Hà Đông.
Làng Triều Khúc nằm ở trung tâm xã và được hội tụ bởi 5 xóm: xóm Đình, xóm Cầu, xóm Án, xóm Chùa, xóm Lẻ. Bản thân địa danh Trang Khúc Giang đã nói lên đây là vùng đất cổ có từ đời vua Hùng thứ VI. Để chứng minh cho ngôi làng cổ này, ở làng Triều Khúc còn có di chỉ Gò Cây Táo và khu mộ cổ Giếng Liên … Cả hai dấu tích “Gò cây táo” và “Giếng Liên” đều nằm ngoài khu vực cư dân làng Triều Khúc hiện nay. Sở dĩ gọi là Gò Cây Táo vì đây là khu đất cao, có lẽ người xưa đã từng trồng táo, nên từ lâu dân làng gọi khu đất này là Gò Cây Táo. còn Giếng Liên tương truyền nơi đây xưa kia có nhiều ao hồ xen bên cạnh giếng, vì thế gọi là Giếng Liên. “Liên” có nghĩa là Sen.
Theo sách Hà Nội nghìn xưa do Sở Văn Hoá- Thông Tin Hà Nội xuất bản năm 1975, sau 18 năm khai quật kể từ sau năm 1954, các nhà Khảo cổ học đã tìm được dấu tích cuộc sống xưa nhất của người Việt thời dựng nước trên đất Hà Nội. Sách “Hà Nội nghìn xưa” viết : Nghiên cứu thời đại các vua Hùng dựng nước trên lưu vực sông Hồng, giới khảo cổ học miền Bắc đã khắc hoạ được sự diễn biến văn hoá và lịch sử liên tục từ khoảng cuối thời đại đồ đá mới, qua thời đại đồng thau đến đầu thời đồ sắt. Hà Nội có đủ các di tích tiêu biểu cho dòng diễn biến liên tục về văn hoá và lịch sử suốt 2000 năm trước công nguyên, đã xây dựng được một phổ hệ các giai đoạn phát triển từ thấp đến cao:
Trước hết, giai đoạn Phùng Nguyên, hay đầu thời đại đồng thau từ khoảng 4000 năm đến 3500 cách ngày nay. Đại diện cho giai đoạn này ở Hà Nội là các di chỉ Đồng Vông (Đông Anh), gò Cây Táo, Văn Điển (Thanh Trì).
Di chỉ Gò Cây Táo đã được biết đến như thế nào? sách “Những phát hiện mới về khảo cổ học” của hai tác giả Trần Quốc Vượng và Hà Hùng Tiến, do Nhà xuất bản khoa học xã hội xuất bản năm 1973 cho biết: Tháng 8 – 1970 do nhân dân đào mương ở cách Đồng Miễu và Đồng Đỗi phát hiện có những dấu vết của những ngôi mộ cổ, sau đó các nhà khảo cổ học gặp gỡ một số cụ già trong làng, thăm từ đường họ Giang Nguyên và biết được 4 hiện vật bằng đá là những chiếc bôn, mảnh bôn bị gẫy được tìm thấy ở cánh đồng làng.
Dựa trên cơ sở ấy, các cán bộ khảo cổ học đã đi khảo sát điền dã ở một số cánh đồng, khi tới cánh đồng Miễu, khu vực gò Cây Táo quả nhiên có dấu tích khảo cổ học.
Ngày 12-1-1972, Bộ văn hoá - Thông tin ra quyết định số 10/VH - QĐ cho phép khoa Sử trường Đại học tổng hợp Hà Nội được khai quật di chỉ gò Cây Táo. Di chỉ gò Cây Táo nằm trên cánh đồng Miễu thôn Triều Khúc, xã Tân Triều, Bắc giáp xóm Án, Nam giáp cánh đồng làng Kim Lũ xã Đại Kim, Tây giáp khu đồng Dọc Kiều, Giò Gà của làng. Nhiều hiện vật thu được qua đợt khai quật và bước đầu giám định niên đại, các nhà khảo cổ học đã xếp di chỉ gò Cây Táo (Triều Khúc) cùng chung giai đoạn văn hoá Phùng Nguyên, tức thời đại các Vua Hùng dựng nước, cách ngày nay từ 4200 - 3500 năm.
Nghiên cứu di chỉ gò Cây Táo và di chỉ Văn Điển cạnh đó, cho phép chúng ta đoán định rằng từ thời các vua Hùng dựng nước trên mảnh đất Triều Khúc hiện nay đã có người Việt cổ sinh sống
1.1.2. Lịch sử làng Triều Khúc
Qua các tài liệu khảo cổ học đã dẫn ở phần trên cho ta biết, từ trên 2000 năm về trước, mảnh đất Triều Khúc đã có cư dân người Việt cổ sinh sống, về cơ bản lịch sử làng Triều Khúc đã trải quả các thời kỳ sau:
Vào giữa thế kỷ VIII. Khi nghĩa quân Phùng Hưng từ Đường Lâm về lập quân doanh ở Triều Khúc, trong đó có vị gia tướng họ Giang của Phùng Hưng. Người này trở thành ông tổ họ Giang ở làng Triều Khúc. Hiện nay ở cổng từ đường họ Giang ở Triều Khúc vẫn còn 3 chữ “Dân sơ sinh” ý nói đây là những người đầu tiên của họ Giang đến sinh sống cùng dân làng Triều Khúc.
Người họ Giang Văn, Đường Lâm ở lại sinh cơ lập nghiệp cùng nhân dân làng Triều Khúc đã mang theo đặc trưng giọng nói vốn là thổ ngữ vùng Sơn Tây mà các nhà ngôn ngữ học thường gọi là tiếng “Trại”. Họ Giang ở Triều Khúc được đổi thành Giang Nguyên không rõ vì sao nhưng mãi tới năm Canh Tý (1900) mới có cụ Giang Nguyên Phi, đỗ tú tài. Cụ có nhiều công lao trong việc biên soạn hoành phi câu đối ở đình, chùa làng, sưu tập và chép ngọc phả, tộc phả cho các dòng họ, viết gia phả cho một số gia đình trong làng. Năm 1926 cụ được phong là (Hàn Lâm Viện Thị Hiếu).
Nhờ những ngọc phả, tộc phả, gia phả này mà ngày nay ta biết được các dòng họ ở Triều Khúc đã phát triển và có các vị khoa cử, dưới triều Lê (1428– 1433) họ Nguyễn Huy có hai cụ đỗ Hiếu Lâm được bổ làm Tri Huyện.
Đời vua Lê Thánh Tông (1460 – 1497) họ Bùi có ba cụ đỗ cao được làm đến Tri Phủ, phong tước là Thập Lý Hầu.
Theo sách các nhà khoa bảng Việt Nam (1075 - 1919) niên hiệu Hồng Đức thứ 24 đời vua Lê Thánh Tông, có cụ Nguyễn Nghiễm người Đông Ngạn huyện, Bình Sơn xã đỗ Đệ Tam giáp đồng tiến sĩ, khoa Quý Sửu (1493) làm quan đến chức Thừa Chính Sứ, đến ở làng Triều Khúc. Tại đây cụ Nguyễn Nghiễm sinh ra Nguyễn Gia Du là đời thứ 8, cụ Nguyễn Gia Du đỗ Đệ tam giáp đồng tiên sĩ khoa Ất Sửu niên hiệu Đoan Khánh 1 (1505) đời vua Lê Uy Mục ở Triều Khúc, khi cụ mất dân làng đã đặt bài vị thờ ở Đại Đình. Bài vị ghi là “Chủ bộ văn ban Nguyễn Tiến Sĩ vị tiền” (gian bên tả). Còn gian bên hữu được phối thờ cụ Mai Quận Công với bài vị: “Chư bộ Võ ban Mai Quận Công vị tiền”.
Theo tài liệu ghi chép của cụ Giang Nguyên Đăng để lại thì cụ Mai Quận Công, người Thanh Hoá, làm quan trong triều, vì mến Cảnh nơi đây cụ xin cư trú, dựng “tư dinh” trên đường nối giữa làng Triều Khúc và làng Phùng Khoang.
Về họ Cao Xuân, theo cụ Cao Xuân Cốt và tộc phả có ghi lại: có 1 người của họ Cao Xuân tên Ấm vào định cư ở Hà Tĩnh, sau sinh hạ được 2 người con là Cao Xuân Dục và Cao Xuân Tú. Cao Xuân Dục đỗ cử nhân làm Chi Phủ sau thăng đến chức tổng đốc Sơn Tây
Đầu thế kỷ XX, Triều Khúc mới có 13 dòng họ được hội tụ trong các xóm: Quy Sơn (nay là xóm Đình), xóm Xuân Đài (nay là xóm Chùa), xóm Long Tân (nay là xóm Lẻ), xóm Thọ Vực (nay là xóm Án), xóm Hồ Khê (nay là xóm Cầu)
Hiện nay Triều Khúc có tới 23 dòng họ, trong đó có những họ được chia thành họ mới, chỉ khác tên đệm.
1.1.3. Các nghề thủ công truyền thống.
Do vị trí 2 làng gần trung tâm đô thị Hà Nội, Hà Đông và gần đường giao thông, thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế với các vùng nên đã giúp Triều Khúc và Yên Xá sớm mở mang để phát triển ngành nghề thủ công và tiểu thương.
Vào thời Lê Cảnh Hưng (cuối thế kỷ XVIII), Triều Khúc đã có nghề thủ công nổi tiếng Bắc Kỳ. Theo sách xưa chép về các làng nghề ở vùng Hà Đông cũ, thì lúc đương thời, làng Triều Khúc ngoài nghề làm thao cho nón thúng, còn may áo the, dệt nái, may váy yếm, bao thắt lưng, nghề nhuộm tơ, làm độn tóc đuôi gà, Nhưng đặc biệt nổi tiếng và tồn tại lâu dài nhất là làm qoai thao.
Qoai thao do những bàn tay khéo léo của dân làng Triều Khúc tận dụng mua từ các vùng canh cửi có tiếng ở Hà Đông và vùng Bưởi làm nên. Ngoài qoai thao, Triều Khúc đã tận dụng các vật liệu khác như tóc rối, lông vịt …. làm nên các sản phẩm không những phục vụ nhân dân Kinh Bắc mà còn xuất khẩu ra nước ngoài, vì thế có câu :
“ Quai thao khéo tết vô ngần
Là nghề của Vũ sứ thần dạy cho
Tóc rối, vông vịt, mã cò
Bán cho ngoại quốc cũng to vốn lời”
Dân làng Triều Khúc vừa có bàn tay khéo léo lại giàu trí sáng tạo trong việc tạo ra những sản phẩm mới, để đáp ứng mọi nhu cầu của xã hội. Về sau này Triều Khúc đã phát triển thêm rất nhiều nghề mới như : Kim hoàn, dệt khăn mặt, thêu ren, dệt thổ cẩm, diềm, chân chỉ y môn…..
Vào những năm 1930 cụ Nguyễn Hữu Dị mang hàng vào kinh đô Huế được vua Bảo Đại phong “Hàn Lâm Công Nghệ”.
Hoà bình lập lại, nghề dệt băng, huân huy chương, quân hàm, xuất hiện vào năm 1957. Cục quân nhu còn đặt dân Triều Khúc dệt dây đeo súng, vải màn, khăn len. Có năm nghề dệt có tìm ra tới vài ba chục mặt hàng. Gần đây phát hiện thêm nghề dệt tơ tằm có giá trị xuất khẩu cao.
Để ca ngợi về làng nghề truyền thống của quê hương mình cụ Dương Xuân Lạc có viết một bài thơ : “ Làng nghề Triều Khúc”
“ Hà Đông công nghệ đâu bằng
Có làng Triều khúc ở gần Thanh Xuân
Quai thao khéo tết vô ngần
Là nghề của Vũ Sứ thần dạy cho
Tóc rối, lông vịt, mã cò
Bán cho ngoại quốc cũng to vốn lời
Khăn san kiểu mới tân thời
Cây tua chân chỉ đủ mùi văn minh
Tua cờ nhà đạo nhà binh
Bán ra Hà Nội, Huế, Vinh, Sài Gòn.
Hạt bột chân chỉ y môn
Chỉ tơ, chỉ gốc, lại còn chỉ thêu
Dây đàn dây rút thật nhiều
Chỉ qủa chữ thọ có điều tinh thông
Khéo tay những giải kim tông
Được băng thưởng nhất Hà Đông bảo tàng
Fula – Tơ lụa - Đăng ten
Tiêu thụ các xứ bán buôn được nhiều
Buồng chơi dùng thảm lông cừu
Hỏi thăm Triều Khúc, có người tài hoa
Thắng đai ngựa - chổi lông gà
Thắt lưng, khăn mặt của ta thường ngày
Len đan mũ trẻ ít công
Tích cô dệ máy, tiêu thông mùa hè
Hoa bằng lông vịt mới kỳ
Giỏ đựng tích nước bằng tre khéo làm
Nghề keo mạ thợ kim hoàn
Những điều tinh xảo khôn ngoan ai tày
Quai túi dết, sợi dây tây
Vẽ tranh sơn thuỷ trưng bày buồng chơi.
Hai mươi ba nghệ kim thời
Sĩ, nông công cổ mọi người đều hay
Nghề nào khôn khéo chân tay
Nhất thân vinh hiển buổi ngày cạnh tranh
Đơ Thao Triều Khúc rành rành
Tiếng khen công nghệ nổi danh Bắc kỳ”
Bài thơ là chứng tích ghi n