Đề tài Tìm hiểu doanh nghiệp tư nhân

Doanh nghiệp tư nhân ở Việt Nam được đánh giá là một trong các hình thức kinh tế năng động và linh hoạt nhất trong tổng thể bức tranh kinh tế hiện nay. Với sự hướng dẫn và điều chỉnh của bộ luật doanh nghiệp từ năm 1990 đến 2005, bộ phận kinh tếnày đã khởi sắc và có nhiều đóng góp quan trọng cho nền kinh tế quốc gia.

pdf12 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1551 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Tìm hiểu doanh nghiệp tư nhân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 LỜI MỞ ĐẦU Doanh nghiệp tư nhân ở Việt Nam được đánh giá là một trong các hình thức kinh tế năng động và linh hoạt nhất trong tổng thể bức tranh kinh tế hiện nay. Với sự hướng dẫn và điều chỉnh của bộ luật doanh nghiệp từ năm 1990 đến 2005, bộ phận kinh tế này đã khởi sắc và có nhiều đóng góp quan trọng cho nền kinh tế quốc gia. Luật Doanh nghiệp năm 2005 đã cải tiến nhiều điều khỏan không còn phù hợp của luật Doanh nghiệp năm 1990 và 1999 và đã làm giảm các rào cản về mặt thủ tục đối với các doanh nghiệp tư nhân. Việc đăng ký kinh doanh và nộp đơn xin thành lập doanh nghiệp trở nên dễ dàng hơn rất nhiều so với trước đây. Hệ thống doanh nghiệp tư nhân tại Việt Nam cũng có nhiều đóng góp quan trọng cho nền kinh tế quốc gia. Sản lượng công nghiệp của hệ thống doanh nghiệp tư nhân cũng tăng trường mạnh và chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng sản lượng công nghiệp. Các doanh nghiêp tư nhân cũng tuyển một lượng lớn lao động nhân công và giúp giải quyết tình trạng thất nghiệp. Chúng ta có thể thấy việc phát triển doanh nghiệp tư nhân Việt Nam dưới sự điều chỉnh của các bộ luật kinh tế, đặc biệt là bộ luật doanh nghiệp 2005 là một vấn đề rất đáng quan tâm và cần nghiên cứu tìm hiểu kĩ, đặc biệt đối với các bạn sinh viên. Vì vậy nhóm chúng tôi qua việc nghiên cứu đề tài này muốn làm sáng tỏ các vấn đề liên quan đến doanh nghiệp tư nhân, từ các vấn đề khái quát đến việc thành lập, tổ chức họat động và giải thể phá sản. Nhóm nghiên cứu xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn của giáo sư, tiến sĩ, nhà giáo nhân dân Nguyễn Thị Mơ và sự đóng góp ý kiến của các bạn trong khối TCQTB - K46 để nhóm hoàn thành đề tài này. 2 NỘI DUNG CHÍNH PHẦN 1 – TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN 1.1 - Khái niệm: Điều 141 khoản 1 Luật Doanh nghiệp định nghĩa: “Doanh nghiệp tư nhân là một doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản cuả mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp”. Theo định nghĩa, doanh nghiệp tư nhân có đặc điểm cơ bản sau đây: - Doanh nghiệp tư nhân là một đơn vị kinh doanh - Doanh nghiệp tư nhân do một cá nhân làm chủ, và mỗi cá nhân chỉ được phép thành lập một doanh nghiệp tư nhân. - Chủ doanh nghiệp tư nhân tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động doanh nghiệp. Doanh nghiệp tư nhân có thể có nhiều nhà máy, nhiều phân xưởng, chi nhánh… nhưng tất cả đều thuộc doanh nghiệp và chỉ có doanh nghiệp mới được coi là một đơn vị kinh doanh. Về bản chất pháp lý, doanh nghiệp tư nhân và cá nhân kinh doanh theo Nghị định số 66/HĐBT ngày 2/3/1992 (nay là kinh doanh cá thể theo Nghị định số 02/2000/NĐ-CP) có rất ít điểm khác nhau, chủ doanh nghiệp tư nhân và ngừời kinh doanh đều là một chủ duy nhất và đều phải chịu trách nhiệm vô thời hạn về các khoản nợ trong hoạt động kinh doanh, sự khác nhau cơ bản là quy mô của chúng. Doanh nghiệp tư nhân thường có quy mô lớn hơn so với hoạt động của người kinh doanh nói trong Nghị định 66-HĐBT. Sự phân chia này có ý nghĩa trong việc xác định vai trò quản lý của Nhà nước đối với các loại hình tổ chức kinh doanh có quy mô khác nhau. 3 1.2 - Địa vị pháp lý: Doanh nghiệp tư nhân là loại hình doanh nghiệp duy nhất không có tư cách pháp nhân do ở loại hình doanh nghiệp này không có sự phân biệt giữa tài sản của chủ doanh nghiệp và tài sản doanh nghiệp. Theo điều 141 khoản 2, luật Doanh nghiệp quy định: “ Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào”. 1.3 – Chủ sở hữu doanh nghiệp: Về hình thức sở hữu, doanh nghiệp tư nhân do một cá nhân làm chủ. Đây là điểm khác cơ bản của doanh nghiệp tư nhân so với công ty. Doanh nghiệp tư nhân không có sự hùn vốn, không có sự liên kết của nhiều thành viên mà tất cả sản của doanh nghiệp thuộc về một chủ duy nhất; người chủ duy nhất này là một cá nhân, một người cụ thể. Chủ doanh nghiệp không thể là một tổ chức hoặc do một tổ chức thành lập ra. Dù một chủ, nhưng doanh nghiệp tư nhân vẫn có thể là một đơn vị có tổ chức, có giám đốc điều hành, có người làm công… Tính tổ chức của doanh nghiệp tư nhân là tổ chức hoạt động kinh doanh chứ không phải tổ chức liên kết hợp tác dưới góc độ pháp lý. 1.4 – Trách nhiệm chủ sở hữu: Chủ sở hữu là người có quyết định cao nhất đối với mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Chủ doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm vô thời hạn về các nghĩa vụ của doanh nghiệp. Về mặt pháp lý, đây là đặc điểm rất quan trọng của doanh 4 nghiệp tư nhân. Khi doanh nghiệp tư nhân có nợ nần thì chủ doanh nghiệp phải đem toàn bộ tài sản của mình (cũng chính là tài sản doanh nghiệp) ra để trả cho các chủ nợ. Chế độ trách nhiệm tài sản của doanh nghiệp tư nhân khác với chế độ trách nhiệm của công ty. Khi các công ty có nợ thì các thành viên chỉ chịu trách nhiệm bằng phần vốn đã góp vào công ty chứ không chịu trách nhiệm bằng tài sản riêng. Quan hệ nợ nần của công ty là giữa công ty với các chủ nợ chứ không phải là giữa các thành viên và chủ nợ, trong khi đó quan hệ nợ nần của doanh nghiệp tư nhân là giữa chủ sở hữu doanh nghiệp và các chủ nợ chứ không phải chỉ có doanh nghiệp và các chủ nợ. Chế độ chịu trách nhiệm vô thời hạn là một ưu thế lớn giúp doanh nghiệp tư nhân có thể dễ dàng vay các khoản tín dụng lớn từ ngân hang. Khi cung cấp tín dụng, ngân hang có thể căn cứ vào tài sản của chủ doanh nghiệp chứ không chỉ căn cứ vào tài sản của công ty. Toàn bộ tài sản của chủ doanh nghiệp là một bảo đảm cho việc thanh toán các khản nợ của doanh nghiệp. Chế độ chịu trách nhiệm vô thời hạn cũng có những vấn đề cần chú ý: - Thứ nhất, là trách nhiệm của người điều hành doanh nghiệp trong quan hệ với chủ doanh nghiệp trong trường hợp chủ doanh nghiệp không phải là người điều hành doanh nghiệp. Trách nhiệm này giải quyết trên cơ sỏ hợp đồng chủ doanh nghiệp với người điều hành doanh nghiệp và các quy định trong Pháp luật về hợp đồng lao động. - Thứ hai, là tài sản của vợ chồng. Điều 16 Luật hôn nhân và gia đình quy định vợ chồng có tài sản riêng. Các quy định như vậy cũng có ở nhều nước. Ở các nước công nghiệp phát triển, việc xác định tài sản riêng không còn là vấn đề quá mới mẻ. Nhiều cặp vợ chồng đã thỏa thuận tài sản chung và riêng 5 ngay từ khi kết hôn hôn hoặc trong quá trình chung sống. Pháp luật cũng quy định tài sản nào có thể là tài sản chung tài sản nảo có thể là tài sản riêng. Ở nước ta, do những đặc điểm về văn hóa và trình độ pháp luật của nhân dân nên việc xác định tài sản chung và tài sản riêng của vợ chồng không đơn giản. Thông thường tài sản mà vợ hoặc chồng có trước khi kết hôn có thể là tài sản riêng, quà tặng của mỗi người vv.. Các tài sản chung của vợ chồng phải được đem ra thanh toán cho các khoản nợ. Tài sản riêng của vợ (chồng) không phải chủ doanh nghiệp thì không phải là tài sản doanh nghiệp và không đem ra để thanh toán các khoản nợ. - Thứ ba, chế độ trách nhiệm vô thời hạn có nhược điểm là khiến cho chủ đầu tư không dám mạo hiểm đầu tư vào những lĩnh vực có độ rủi ro cao. Điều đó có thể dẫn đến tình trạng mất cân đối trong nền kinh tế và có những nhu cầu xã hội không được đáp ứng thỏa đáng. 6 PHẦN 2 – TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA DNTN 2.1 – Cơ cấu doanh nghiệp: Doanh nghiệp tư nhân là loại doanh nghiệp một chủ do đó không có mối quan hệ thành viên trong nội bộ doanh nghiệp như công ty. Mặc dù vậy doanh nghiệp tư nhân vẫn là một đơn vị kinh doanh mang tính chất tổ chức. Do quy mô họat động của doanh nghiệp nên chủ doanh nghiệp tư nhân không hoàn toàn lo toan được hết công việc của doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp có thể phải thuê người làm công,có thể thuê giám đốc điều hành và thậm chí cả ban giam đốc điều hành. Doanh nghiệp cũng có thể có nhiều nhà máy, xí nghiệp và vì vậy chủ doanh nghiệp có thể thuê nhiều giám đốc cho từng nhà máy của mình. Đó là những công việc tổ chức điều hành của doanh nghiệp, giám đốc được thuê chỉ là những người đại diện theo sự ủy quyền. Chủ doanh nghiệp là nguyên đơn và bị đơn trong các vụ kiện liên quan đến doanh nghiệp. Doanh nghiệp tư nhân không trở thành nguyên đơn và bị đơn như công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn. Đây chính là một đặc điểm pháp lý rất quan trọng của doanh nghiệp tư nhân, vì doanh nghiệp tư nhân không có sự tách bạch tài sản của doanh nghiệp và các tài sản khác của chủ doanh nghiệp,chủ doanh nghiệp, là người phải chịu trách nhiệm vô hạn về các khoản nợ của doanh nghiệp. 2.2 – Các hoạt động Cho thuê, bán và sát nhập DNTN: Chủ doanh nghiệp có quyền cho thuê toàn bộ doanh nghiệp của mình. Do nhiều lí do khác nhau có thể dẫn tới việc chủ doanh nghiệp không tiếp tục với công 7 việc của doanh nghiệp mà cho người khác thuê. Thuê doanh nghiệp là hình thức khá phổ biến trên thế giới. Cho thuê doanh nghiệp tức là chuyển giao toàn bộ quyền sử dụng doanh nghiệp cho người khác để thu một khoản tiền do người khác phải trả. Việc cho thuê doanh nghiệp liên quan đến nhiều quan hệ xã hội như các quan hệ về tài sản, tên doanh nghiệp, mối quan hệ với khách hàng, người làm công của doanh nghiệp… Khi cho thuê doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp phải báo cáo bằng văn bản với Sở kế hoạch và đầu tư đã cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp. Chủ doanh nghiệp có quyền bán hoặc sáp nhập doanh nghiệp của mình vào một doanh nghiệp khác. Bán doanh nghiệp tức là chủ doanh nghiệp đã chuyển giao quyền sở hữu doanh nghiệp cho người khác để thu 1 khoản tiền,và như vậy chủ doanh nghiệp không còn là chủ doanh nghiệp nữa, người mua doanh nghiệp là chủ doanh nghiệp và họ phải tiếp tục duy trì hoạt động của doanh nghiệp. Khác với việc bán doanh nghiệp, việc sát nhập doanh nghiệp sẽ liên quan đến hàng loạt vấn đề cần giải quyết, đặc biệt là các nghĩa vụ mà doanh nghiệp chưa thực hiện. Vì vậy khi muốn bán hoặc sát nhập doanh phải làm đơn gửi đến ủy ban nhân dân tỉnh đã cấp giấy phép nêu rõ lí do kèm theo các giấy tờ sau: - Giấy xác nhận của chủ nợ về việc doanh nghiệp đã thanh toán hết các khoản nợ,giấy cam kết của doanh nghiệp khác hoặc ngân hang chịu trách nhiệm về các khoản nợ của doanh nghiệp. 8 - Giấy xác nhận của khách hang về doanh nghiệp đã thanh lý hết hợp đồng hoặc giấy cam kết của doanh nghiệp khác về việc tiếp tục thực hiện các hợp đồng đã ký kết. Người mua doanh nghiệp hoặc được sáp nhập có thể thỏa thuận về việc thừa kế các khoản nợ của doanh nghiệp và các hợp đồng mà doanh nghiệp đã ký kết. Thỏa thuận đó có thể coi là một biện pháp bảo đảm thanh toán nợ va thực hiện các hợp đồng đã kí. Việc bán và sáp nhập doanh nghiệp chỉ được thực hiện sau khi ủy ban nhân dân tỉnh chấp thuận đơn đề nghị. Ủy ban nhân dân chỉ chấp thuận việc bán hoặc sáp nhập doanh nghiệp nếu không có đơn khiếu nại kể từ khi chủ doanh nghiệp đã đăng báo ba lần liên tiếp xin bán hoặc sáp nhập doanh nghiệp mỗi lần cách nhau 5 ngày. Sau khi bán hoặc sáp nhập doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp phải khai báo với Sở kế hoạch va đầu tư cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh và phải thông báo công khai việc bán hoặc sáp nhập doanh nghiệp. 9 PHẦN 3 – QUÁ TRÌNH GIẢI THỂ DN VÀ PHÁ SẢN 3.1 – Giải thể doanh nghiệp 3.1.1 – Khái niệm: Giải thể doanh nghiệp là một quá trình để chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp. Giải thể doanh nghiệp tư nhân khác vơi giải thể công ty. Khi giải thể công ty thì trước hết là giải quyết các mối quan hệ của công ty với bên thứ ba, sau đó là việc giải quyết các công việc nội bộ của công ty. Khi giải thể doanh nghiệp tư nhân thì chỉ có mối quan hệ của doanh nghiệp với các bên liên quan đến doanh nghiệp, cụ thể là quan hệ với khách hang,với người làm công và nghĩa vụ đối với Nhà nước. Việc giải thể liên quan chủ yếu đến các quan hệ tài sản nợ nần của doanh nghiệp. Đó là các khoản nợ trong hoạt động kinh doanh mà doanh nghiệp chưa thanh toán, các khoản thuế chưa nộp vào ngân sách, tiền lương của người làm công, tiền vay của ngân hang, hoặc từ các nguồn khác, tiền cung ứng điện nước, tiền thuê nhà, cửa hàng, cửa hiệu v.v… 3.1.2 - Quy trình thực hiện: 10 Luật doanh nghiệp 2005 quy định doanh nghiệp chỉ được giải thể nếu chủ doanh nghiệp bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ của doanh nghiệp và thanh lí hết các hợp đồng mà doanh nghiệp đã kí kết. Quy định này bảo vệ quyền lợi của chủ nợ, của các bên tham gia ký hợp đồng, chống lại các hiện tượng thành lập doanh nghiệp với mục đích chiếm dụng vốn và sau đó xin giải thể để xóa nợ. Khi muốn giải thể doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp phải làm đơn xin giải thể gửi đến ủy ban nhân dan tỉnh đã cấp giấy phép thành lập và thông báo việc xin phép giải thể trên báo trung ương và địa phương. Trong đơn và thông báo phải chi tiết thủ tục và trình tự thanh lý tài sản, thời hạn thanh toán nợ… Việc giải thể chỉ bắt đầu tiến hành khi uỷ ban nhân dân chấp thuận đơn xin phép. 3.2 – Phá sản Doanh nghiệp tư nhân có thể bị tuyên bố phá sản nếu gặp khó khăn hoặc bị thua lỗ đến mức tổng giá trị tài sản doanh nghiệp không đủ thanh toán các khoản nợ đến hạn. Vốn đầu tư ban đầu và tài sản khác mà chủ doanh nghiệp tư nhân sử dụng vào việc kinh doanh phải được ghi chép vào sổ sách kế toán của doanh nghiệp. Tài sản của doanh nghiệp tư nhân được tính bắt đầu bằng vốn đầu tư ban đầu và các tài sản được ghi vào sổ sách kế toán. Khác với việc phá sản của công ty, chủ doanh nghiệp tư nhân phải đem cả tài sản riêng để thanh toán khi doanh nghiệp của họ bị phá sản. 11 KẾT LUẬN Nghiên cứu tìm hiểu về doanh nghiệp tư nhân hiện nay là một trong những nhu cầu cần thiết đối với sinh viên nói riêng cũng như giới doanh nhân Việt Nam nói chung. Dưới sự hướng dẫn và điều chỉnh của bộ luật doanh nghiệp 2005 đối với doanh nghiệp tư nhân, loại hình doanh nghiệp này đã có những bước phát triển vô cùng mạnh mẽ và đóng góp to lớn cho nền kinh tế quốc gia. Việc đi sâu tìm hiểu các quy định của pháp luật sẽ giúp chúng ta có cái nhìn toàn diện hơn ngoài các vấn đề liên quan đến kinh tế thuần túy của loại hình doanh nghiệp này. Trong tiểu luận này chúng tôi đã cố gắng giải quyết những vấn đề sau: - Cung cấp cái nhìn tổng quan về doanh nghiêp tư nhân trong tổng thể nền kinh tế Việt Nam, định nghĩa, địa vị pháp lý, chủ sở hữu. - Các quy định về thành lập tổ chức họat động của doanh nghiệp tư nhân của bộ luật doanh nghiệp 2005. - Các quy định về giải thể phá sản của doanh nghiệp tư nhân của bộ luật doanh nghiệp 2005 Trong đề tài này chúng tôi tập trung đi sâu nghiên cứu địa vị pháp lý của doanh nghiệp tư nhân dưới sự điều chỉnh của pháp luật cũng như các quy định liên quan đến việc tổ chức họat động của loại hình kinh tế năng động này. Trong quá trình thực hiện bài tiểu luận với kiến thức còn chưa nhiều, chắc chắn bài tiểu luận và thuyết trình sẽ có những chỗ chưa được thật sự tốt, chúng tôi mong sẽ nhận được ý kiến đóng góp của các bạn đọc và đặc biệt là của giáo sư, tiến sĩ, nhà giáo nhân dân Nguyễn Thị Mơ. 12 Xin chân thành cảm ơn. Tài liệu tham khảo - Luật doanh nghiệp 2005 - Giáo trình luật kinh tế Việt Nam, NXB ĐHQG Hà Nội
Tài liệu liên quan