Đề tài Tìm hiểu giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam trên thị trường quốc tế

Từ hơn một thập kỷ nay, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và toàn cầu hoá trở thành một xu thế khách quan và diễn ra nhanh chóng, vừa tạo cơ hội cho các nền kinh tế vừa tăng sức ép cạnh tranh. Cạnh tranh là một trong những quy luật kinh tế cơ bản của kinh tế thị trường, là công cụ để thúc đẩy phát triển kinh tế, tạo dựng nên những doanh nghiệp thành đạt đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.

doc30 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1333 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tìm hiểu giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam trên thị trường quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu Từ hơn một thập kỷ nay, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và toàn cầu hoá trở thành một xu thế khách quan và diễn ra nhanh chóng, vừa tạo cơ hội cho các nền kinh tế vừa tăng sức ép cạnh tranh. Cạnh tranh là một trong những quy luật kinh tế cơ bản của kinh tế thị trường, là công cụ để thúc đẩy phát triển kinh tế, tạo dựng nên những doanh nghiệp thành đạt đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế. Vì thế doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển phải có khả năng cạnh tranh cao. Đặc biệt đối với ngành sản xuất dệt may là ngành có tốc độ phát triển nhanh chóng sản phẩm dệt may luôn chiếm tỷ trọng lớn và đứng vị trí thứ hai sau dầu thô của nước ta, có khả năng thâm nhập không chỉ những thị trường quy định hạn ngạch mà cả những thị trường không có hạn ngạch. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may năm 2003 đạt 3,6 tỷ USD, tăng thêm 30% so với năm 2002 là một mốc son mới của ngành dệt may, trong vòng 3 năm kim ngạch xuất khẩu tăng gần hai lần. Do có đặc điểm là không đòi hỏi vốn lớn, lại thu hồi vốn nhanh và sử dụng nhiều lao động, là ngành hầu hết các nước đang phát triển tham gia nên mức độ cạnh tranh càng cao. Từ năm 1995 đến nay, với những lợi thế so sánh về lao động, chi phí, hàng dệt may Việt Nam đã từng bước chiếm lĩnh được thị trường quốc tế, trong đó có ba thị trường lớn: thị trường EU, thị trường Nhật Bản và thị ttrường Mỹ. Nhưng chỉ còn chưa đầy chín tháng nữa Hiệp định hàng dệt may trong khuôn khổ WTO sẽ được thực hiện hoàn toàn. Thương mại thế giới bước vào giai đoạn mới - giai đoạn tự do hoá thương mại hàng dệt may. Khi hàng dệt may thế giới( ATC) chấm dứt, chuyển từ chế độ bảo hộ bằng hạn ngạch sang cạnh tranh thực sự giữa các nước xuất khẩu dệt may trong tổ chức thương mại thế giới thì cạnh tranh quốc tế sẽ ngày càng gay gắt. Hơn thế nữa sức cạnh tranh của phần lớn sản phẩm dệt may của Việt Nam còn yếu cả về chất lượng và giá cả. Cánh cửa duy nhất đảm bảo thành công là nâng cao sức cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam trên thị trường quốc tế vì đó là vấn đề sống còn của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam hiện nay. Để thực hiện được mục tiêu hàng dệt may Việt Nam giành thắng lợi trong cạnh tranh khi hội nhập kinh tế quốc tế, cần phải nâng cao khả năng cạnh tranh và đưa ra các giải pháp nhằm tăng khả năng cạnh tranh đối với hàngdệt may Việt Nam trên thị trường quốc tế. Đó cũng là lý do mà em chọn đề tài: “ Giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam trên thị trường quốc tế”. Nội dung của đề án: Ngoài phần mở đầu, kết luận và mục lục, đề án gồm những phần chính sau đây: Chương I: Một số vấn đề về khả năng cạnh tranh. Chương II: Thực trạng về khả năng cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam trên thị trường quốc tế. Chương III: Giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam trên thị trưòng quốc tế. Do trình độ còn hạn hẹp và thời gian hạn chế nên đề án không tránh khỏi những thiếu sót nhất định.Mong được sự góp ý, điều chỉnh, bổ sung của thầy Nguyễn Đình Trung để đề án của em được đầy đủ và hoàn thiện hơn. Em xin cảm ơn thầy. CHương I Một số vấn đề về khả năng cạnh tranh I - Khái niệm Cạnh tranh là gì? Ngày nay, hầu hết tất cả các quốc gia trên thế giới đều phải thừa nhận trong mọi hoạt động kinh tế đều phải có cạnh tranh và coi cạnh tranh không những là môi trường, động lực của sự phát triển nói chung, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển và tăng năng suất lao động, hiệu quả của các doanh nghiệp nói riêng mà còn là yếu tố quan trọng làm lành mạnh hoá các quan hệ xã hội. Một trong những khó khăn là không có một sự đồng nhất trong quan niệm về cạnh tranh. Lý do là thuật ngữ này được sử dụng để đánh giá cho tất cả các doanh nghiệp, các ngành, các quốc gia và cả khu vực liên quốc gia. Khi xác định tính cạnh tranh của một doanh nghiệp hay của một ngành công nghiệp chỉ cần xét đến tiềm năng sản xuất một hàng hoá hay dịch vụ ở một mức giá ngang bằng hay thấp hơn mức giá phổ biến mà không phải có trợ cấp. Uỷ ban cạnh tranh công nghiệp của Tổng thống Mỹ sử dụng định nghĩa cạnh tranh đối với một quốc gia như sau: “Cạnh tranh đối với một quốc gia là mức độ mà ở đó dưới các điều kiện thị trường tự do và công bằng , có thể sản xuất các hàng hoá và dịch vụ đáp ứng được các đòi hỏi của các thị trường quốc tế , đồng thời duy trì và mở rộng được thu nhập thực tế của nhân dân nước đó”. Báo cáo về cạnh tranh toàn cầu định nghĩa cạnh tranh đối với một quốc gia là: “Khả năng của nước đó đạt được những thành quả nhanh và bền vững về mức sống nghĩa là đạt được các tỉ lệ tăng trưởng kinh tế kinh tế cao được xác định bằng sự thay đổi của tổng sản phẩm quốc nội(GDP) trên đầu người theo thời gian”. Diễn đàn cấp cao về cạnh tranh công nghiệp của tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) đã chọn định nghĩa về cạnh tranh, cố gắng kết hợp các doanh nghiệp , ngành và quốc gia như sau : “ Khả năng của các doanh nghiệp, ngành, quốc gia và vùng trong việc tạo ra việc làm và thu nhập cao hơn trong điều kiện cạnh tranh quốc tế”. Định nghĩa trên phù hợp vì nó phản ánh khả năng cạnh tranh quốc gia nằm trong mối liên hệ trực tiếp với hoạt động cạnh tranh của các doanh nghiệp và lợi thế cạnh tranh trở thành một nhân tố quan trọng trong hoạt động kinh tế . 2. Khả năng cạnh tranh là gì ? Thuật ngữ “khả năng cạnh tranh” được sử dụng rộng rãi trong các phương tiện thông tin đại chúng, trong sách báo chuyên môn, trong giao tiếp hàng ngày của các chuyên gia kinh tế, các nhà kinh doanh… Nhưng cho đến nay vẫn chưa có một sự nhất trí cao trong các học giả và giới chuyên môn về khái niệm khả năng cạnh tranh ở cả cấp quốc gia lẫn cấp ngành, công ty, xí nghiệp. Lý do cơ bản là ở chỗ có nhiều cách hiểu khác nhau về khả năng cạnh tranh. Đối với một số người, khả năng cạnh tranh chỉ có ý nghĩa rất hẹp, được thể hiện qua các chỉ số về tỷ giá thực và trong mối quan hệ thương mại.Trong khi đó, đối với những người khác, khái niệm khả năng cạnh tranh lại bao gồm khả năng sản xuất hàng hoá và dịch vụ đủ sức đáp ứng đòi hỏi của cạnh tranh quốc tế và yêu cầu bảo đảm mức sống cao cho các công dân trong nước . Trong cuốn sách nổi tiếng “Lợi thế cạnh tranh của các quốc gia”của M.Porter đã cho rằng chỉ có năng suất là chỉ số có ý nghĩa khi nói về khả năng cạnh tranh quốc gia. Còn Krugman(1994) thì lại cho rằng : Khái niệm về khả năng cạnh tranh chỉ phù hợp với cấp độ công ty, đơn giản là vì nếu một công ty nào đó không đủ khả năng bù đắp chi phí của mình, thì chắc chắn phải từ bỏ kinh doanh hoặc phá sản. II .Phân loại khả năng cạnh tranh Khả năng cạnh tranh của nền kinh tế gồm khái niệm cạnh tranh quốc gia, khái niệm cạnh tranh doanh nghiệp và khái niệm cạnh tranh của hàng hoá và dịch vụ.Trong đó, khả năng cạnh tranh của hàng hoá và dịch vụ là nhiệm vụ trọng tâm và cơ bản để phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta. 1 . Khả năng cạnh tranh quốc gia Đây là một khái niệm phức hợp, bao gồm các yếu tố ở tầm vĩ mô, đồng thời cũng bao gồm khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong cả nước. Khả năng cạnh tranh được định nghĩa là khả năng của một nền kinh tế đạt được tăng trưởng bền vững, thu hút được đầu tư bảo đảm ổn định kinh tế xã hội, nâng cao đời sống của người dân . 2 . Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp được đo bằng khả năng duy trì và mở rộng thị phần, thu lợi nhuận của doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh trong nước và quốc tế. Một doanh nghiệp có thể kinh doanh một hay nhiều sản phẩm và dịch vụ. Vì vậy mà có phân biệt khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp với khả năng cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ. 3 . Khả năng cạnh tranh của sản phẩm Khả năng cạnh tranh của sản phẩm được đo bằng thị phần của sản phẩm đó trên thị trường . Giữa ba cấp độ khả năng cạnh tranh có mối quan hệ qua lại mật thiết với nhau, tạo điều kiện cho nhau, chế định và phụ thuộc lẫn nhau. Một nền kinh tế có khả năng cạnh tranh cao phải có nhiều doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh. Ngựơc lại để tạo điều kiện cho doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh, môi trường kinh doanh của nền kinh tế phải thuận lợi, các chính sách kinh tế vĩ mô phải rõ ràng, có thể dự báo được, nền kinh tế phải ổn định, bộ máy nhà nước phải trong sạch, hoạt động có hiệu quả, có tính chuyên nghiệp. Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp được thể hiện qua hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp được đo thông qua lợi nhuận, thị phần của doanh nghiệp, thể hiện qua chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Là tế bào của nền kinh tế , khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp tạo cơ sở cho khả năng cạnh tranh quốc gia. Đồng thời khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp cũng thể hiện qua khả năng cạnh tranh của các sản phẩm mà doanh nghiệp đó kinh doanh. Doanh nghiệp có thể kinh doanh một hay một số sản phẩm có khả năng cạnh tranh. Khả năng cạnh tranh của sản phẩm phụ thuộc vào chính sách quốc gia, vào năng lực và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. III - Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của dệt may Việt Nam 1. Nhóm nhân tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của ngành dệt may Việt Nam 1.1. Các đối thủ cạnh tranh hiện tại và tiềm ẩn Một trong các yếu tố ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh của ngành dệt may là cuộc cạnh tranh giữa các đối thủ cạnh tranh hiện tại và đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn. M.Porter- Giáo sư trường kinh doanh Havard nói: cuộc cạnh tranh giữa các đối thủ nói chung cũng có hình thức như một cuộc đua ngựa để giật giải, sử dụng các chiến thuật như cạnh tranh về giá, các cuộc chiến về quảng cáo, giới thiệu sản phẩm và tăng cường phục vụ khách hàng…” Có thể nói khi xâm nhập vào thị trường dệt may thế giới đặc biệt là thị trường EU, Nhật Bản, Mỹ bằng con đường xuất khẩu thì đối thủ cạnh tranh khổng lồ và đáng gờm nhất đối với các doanh nghiệp dệt may Việt Nam là Trung Quốc. Trung Quốc giữ vị trí hàng đầu trong ngành dệt may thế giới về sản lượng sợi bông, vải bông và sản phẩm may mặc và đứng thứ hai về sợi hoá học. Kể từ đầu những năm 90, Trung Quốc luôn là một trong những nước đứng đầu thế giới về xuất khẩu hàng dệt và may mặc. Kim ngạch xuất khẩu chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng kim ngạch buôn bán hàng dệt may toàn cầu. Trung bình kim ngạch xuất khẩu hàng may chiếm 20% kim ngạch xuất khẩu toàn cầu trong đó các thị trường truyền thống là: Nhật Bản, Hồng Kông, Mỹ, EU. Bốn thị trường chính này chiếm trên 80% tổng giá trị xuất khẩu hàng dệt may của Trung Quốc năm 2002. Sau khi gia nhập WTO, đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng may của Trung Quốc sẽ chiếm đến 47% thị trường may mặc của thế giới( theo dự đoán của các chuyên gia nghiên cứu thế giới). Ngành dệt may của Trung Quốc là một ngành có sức cạnh tranh mạnh nhất trên thị trường thế giới vì ngành này có nhiều lợi thế rất lớn từ nguyên liệu bông, xơ, hóa chất, thuốc nhuộm đến máy móc thiết bị sợi, dệt hoàn tất đều do các ngành sản xuất trong nước cung cấp cộng với giá nhân công thấp và các chính sách hỗ trợ xuất khẩu của chính phủ Trung Quốc đã làm cho ngành này phát triển nhanh chóng. Bên cạnh Trung Quốc thì các đối thủ cạnh tranh khác như: Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan, Singapore, Philippines… là các nước xuất khẩu hàng may với kim ngạch xuất khẩu cao hơn Việt Nam bởi họ tạo được nhiều lợi thế hơn so với các sản phẩm hàng dệt may củaViệt Nam. Năm 2001, kim ngạch xuất khẩu hàng may của Thái Lan bằng 4 lần, Trung Quốc bằng hơn 25 lần của Việt Nam. Ngoài ra, ấn độ, cộng hoà dân chủ nhân dân Triều Tiên cũng là những nhà sản xuất tơ lụa có tiếng mà các doanh nghịêp Việt Nam phải tính đến khi tham gia vào thị trường khu vực và thế giới. Rõ ràng đối với ngành dệt may Việt Nam có quá nhiều đối thủ cạnh tranh nặng ký. Điều này làm cho mức độ cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu thế giới rất gay gắt và quyết liệt buộc các doanh nghiệp Việt Nam phải đầu tư đúng mức về mọi phương diện để trụ được một cách vững vàng trên thị trường thế giới. 12. Nhà cung ứng Trong sản xuất dệt may , nguyên liệu đóng vai trò quan trọng và có ảnh hưởng quyết định đến chất lượng sản phẩm và hiệu quả sản xuất. Ngành dệt may Việt Nam sử dụng các nguyên liệu chính là: bông xơ, xơ sợi tổng hợp, len, đay ,tơ tằm, xơ liber khác, các loại hoá chất cơ bản khác và thuốc nhuộm…trong đó quan trọng nhất là bông xơ và xơ sợi tổng hợp. Do không chủ động được nguồn nguyên liệu(80%% nguyên liệu sử dụng cho ngành dệt may phải nhập từ nước ngoài)nên ngành dệt may Việt Nam phải chịu sức ép nặng nề của việc tăng giá nguyên liệu trên thế giới. Mặt khác, nguồn nguyên liệu phụ thuộc vào nhập khẩu mà không thống nhất ở một vài đơn vị có chức năng nhập và do nhiều đầu mối, thậm chí không phải ngành dệt may vẫn đứng ra nhập và phân phối theo nhiều loại giá khác nhau, làm cho biến động giá đầu vào khiến đầu ra không ổn định.Hiện nay phần lớn nguyên liệu sử dụng cho ngành dệt may phải nhập từ Trung Quốc. Ngoài ra còn nhập của một số nước như:Thái Lan,Australia,Hàn Quốc,Pakistan…làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của ngành dệt may, gây nên tình trạng bị động trong điều hành sản xuất… 1.3. .Khách hàng Thị trường được hiểu là những nhóm khách hàng. Quyền lực thương lượng của nhóm khách hàng này xét về tổng thể là một trong những lực lượng cạnh tranh cơ bản quyết định khả năng sinh lợi tiềm tàng của một ngành. Các khách hàng là khác nhau, việc lựa chọn khách hàng là một yếu tố chiến lược.Sự lựa chọn khách hàng có thể tác động mạnh đến tỉ lệ tăng trưởng của ngành và có thể giảm tới mức tối thiểu quyền lực của khách hàng . Hàng dệt may Việt Nam hiện đang xuất khẩu vào hai khu vực : thị trường có hạn ngạch và thị trường phi hạn ngạch. Trong thị trường có hạn ngạch quan trọng nhất là thị trường EU.Thời gian gần đây, việc xuất khẩu hàng dệt may vào EU trở nên khó khăn hơn vì kiểm tra chất lượng gắt gao và phía EU gây sức ép đối với ta. Mỹ là thị trường xuất khẩu dệt may rất hấp dẫn,có thể khai thác lợi thế từ đặc điểm của thị trường Mỹ.Tuy nhiên vào thị trường Mỹ cần phải chú ý đến các vấn đề như: quy dịnh rất khắt khe về nhãn hiệu, biểu tượng hàng may… Nhật Bản là thị trường phi hạn ngạch quan trọng nhất. Nhưng trong thời gian gần đây, xuất khẩu sang thị trường này cũng gặp nhiều khó khăn do nền kinh tế Nhật Bản vẫn tiếp tục suy thoái, làm giảm sức mua của người dân. 2 . Nhóm nhân tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam 2.1.Marketing Marketing là thực hiện các công việc bao gồm việc định giá, xúc tiến bán hàng, quảng cáo và phân phối giúp cho doanh nghiệp bán được hàng hoá và giữ được vị trí trên thị trường so với các đối thủ cạnh tranh. Đặc biệt các doanh nghiệp dệt may cần quảng bá sản phẩm hàng hóa của mình để tiêu thụ được sản phẩm trên thị trường quốc tế. Xúc tiến rhương mại là vấn đề bức xúc của hoạt động xuất khẩu, để đạt được hiệu quả cao, công tác nàyphải được đẩy mạnh ở cả 3 cấp: chính phủ, các bộ, các cơ quan xúc tiến thương mại và các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp có thể chủ động tìm kiếm khác hàng qua các biện pháp xúc tiến xuất khẩu như: Internet, hội chợ, triển lãm, đại lý… Hợp tác liên kết mở văn phòng đại diện thương mại tại các thị trường xuất khẩu. Việc định ra được các chính sách Marketing thích hợp sẽ giúp cho các doanh nghiệp cạnh tranh với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường để chiếm lĩnh và mở rộng được thị trường. 2.2 .Nguồn nhân lực Nguồn nhân lực có vai trò quyết định và ảnh hưởng tới sự thành bại của một doanh nghiệp. Lao động của doanh nghiệp là một yếu tố đầu vào cơ bản của quá trình sản xuất. Doanh nghiệp sử dụng lao động có kỹ năng càng cao thì càng hiệu quả và thực hiện nhiệm vụ một cách nhanh hơn và chính xác hơn so với các lao động có kỹ năng thấp. Do vậy nguồn nhân lực tốt là một đảm bảo cho sự phát triển lâu dài và bền vững. Các doanh nghiệp dệt may cần một đội ngũ lớn công nhân lành nghề, cán bộ quản lý, kỹ sư thực hành, nhà thiết kế thời trang, thiết kế mẫu mã cho đến giám đốc doanh nghiệp và cán bộ quản lý cấp cao để đảm bảo hoạt động có hiệu quả, góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm dệt may đặc biệt là trên thị trường quốc tế. 2.3 .Tài chính Tài chính của các doanh nghiệp có thể tạo lập điểm mạnh hay điểm yếu. Thực vậy, khả năng tài chính có thể ảnh hưởng đến khả năng của doanh nghiệp đối với việc xây dựng khả năng cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ mà yêu cầu cần có những khoản đầu tư thích hợp. Khả năng tạo lập vị thế tài chính của một doanh nghiệp phụ thuộc vào việc doanh nghiệp lập kế hoạch cho sự phát triển của nó như thế nào theo cách nhìn của ngân hàng và các nhà đầu tư. Đối với ngành sản xuất dệt may, do có đặc điểm là không đòi hỏi vốn lớn, lại thu hồi vốn nhanh và sử dụng nhiều lao động nên mức độ cạnh tranh của ngành này rất cao. Do vậy, doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển phải có nguồn lực về tài chính khá cao. 2.4 . Cơ sở hạ tầng Cơ sở hạ tầng giúp cho doanh nghiệp đạt được mục tiêu một cách có hiệu quả và là môi trường trong đó tất cả các hoạt động tạo ra giá trị khác diễn ra. Trước hết, cơ sở hạ tầng giúp cho doanh nghiệp có thể thúc đẩy, duy trì hiệu qủa trên phạm vi doanh nghiệp và khuyến khích sự hợp tác giữa các bộ phận chức năng trong việc theo đuổi mục tiêu hiệu quả. Các doanh nghiệp cầnphát triển cơ sở hạ tầng để tạo điều kiện thuận lợi cho các bộ phận chức năng đạt được hiệu quả siêu ngạch, nâng cao khả năng cạnh tranh cho các sản phẩm của doanh nghiệp . Chương II Thực trạng về khả năng cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam trên thị trường quốc tế I – Tình hình xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam trong những năm qua Ngành may Việt Nam thực sự khởi săc từ thập niên 90 và có tốc độ tăng trưởng khá nhanh. Số liệu về tốc độ tăng xuất khẩu của hàng dệt may Việt Nam trên ba thị trường chủ yếu: Mỹ , EU và Nhật Bản đã phản ánh những cố gắng lớn của ngành này trong hơn mười năm qua. Hàng may Việt Nam xuất khẩu giai đoạn 1994-2000 sang thị ttrường Mỹ chưa đáng kể , tốc độ tăng xuất khẩu đạt trung bình 52,6 % / năm. Nhưng với sự mở đường của Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ thì kim ngạch xuất khẩu vào Mỹ đã tăng nhanh từ 49 triệu USD năm 2001 lên 975 triệu USD năm 2002 và theo Hiệp định dệt may Việt Nam - Hoa Kỳ vừa ký, hạn ngạch nhập khẩu hàng dệt may của Việt Nam năm 2003 ước đạt 1,7 tỷ USD và triển vọng tăng trưởng ổn định trong những năm tới. EU được coi là thị trường chính, khá quen thuộc của ngành may Việt Nam, khi Việt Nam ký Hiệp định hàng Dệt- May vào năm 1992 thì từ năm 1993 đến 1997, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng dệt may đạt hơn 23%/ năm. Và hạn ngạch giai đoạn 1998 -2000 tăng thêm 40% so với giai doạn trước và thoả thuận sơ bộ cho giai đoạn 2003-2005 có mức tăng từ 50- 70% tuỳ theo nhóm hàng.Tuy nhiên, 2 năm 2001 và 2002 kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang EU đang có xu hướng giảm từ 617 triệu USD năm 2001 xuống còn 540 triệu USD năm 2000 ( giảm 12%) Nhật bản là thị trường không hạn ngạch lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu tăng nhanh, đặc biệt kể từ năm 1994. Năm 1997, Việt Nam đã trở thành một trong bẩy nước xuất khẩu quần áo lớn nhất vào Nhật Bản với thị ttrường hàng dệt thoi là 3,6% và dệt kim là 2,3%. Nhưng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang Nhật Bản đang trong chiều hướng giảm, năm 2000 đã đạt 619 triệu USD tăng 5% so với năm trước nhưng năm 2001 giảm 0,5% còn 616 triệu USD và năm 2002 là 419 triệu USD, giảm 20%. Tuy nhiên, cũng như ở các thị trường khác, hàng may Việt Nam cũng chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ bé trong tổng nhập khẩu của thị trường này: năm 2001 tỷ trọng hàng dệt may Việt Nam là 3,18%. Trong 10 năm trở lại đây ngành dệt may đã chứng tỏ là một ngành công nghiệp mũi nhọn trong nền kinh tế, có những bước tiến vượt bậc trong lĩnh vực xuất khẩu. Từ năm 1991 đến nay, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may nước ta không ngừng tăng. Năm 1991, tổng giá trị xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam chỉ đạt 158 triệu USD, đến năm 1998 đã gấp 9,18 lần, đạt 1450 triệu USD, tương đương với tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm là 43,5% tức khoảng 160 triệu USD/năm. Năm 2001 kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may đạt 2 tỷ USD gấp 16,9 lần so với năm 1990 và chiếm tỷ trọng 13,25% trong cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu
Tài liệu liên quan