Đề tài Tìm hiểu kinh tế ngoại thương Việt Nam trong các thế kỉ XI - XvIII

Do những nhận thức hạn chế của thời phong kiến đối với vai trò của kinh tế ngoại thương nên sử liệu trong thư tịch cổ còn ít và gián đoạn. Về sử liệu gốc có thể kể đến một số tác phẩm sau: - Đại Việt sử kí toàn thư của Ngô Sĩ Liên, ghi chép về các sự kiện giao thương của nước ta với các nước trong khu vực từ thời dựng nước đến thời Lê Trung Hưng (thế kỉ XVI). Tuy nhiên do lối chép sử biên niên, các sự kiện giao thương không được ghi chép có hệ thống mà được lồng vào các sự kiện chính trị, ngoại giao theo thứ tự thời gian từng triều đại. Sách do Phan Huy Giu dịch, Nxb Khoa Học Xã Hội, Hà Nội, 1967-1968. - Khâm Định Việt Sử thông giám cương mục, Quốc sử quán triều Nguyễn, bản dịch, Nxb Giáo dục, 1998, cũng với lối chép sử biên niên, các sự kiện giao thương được ghi chép lồng vào các sự kiện chính trị, ngoại giao từ thời dựng nước đến hết thời Lê Trung Hưng, đầu thời Tây Sơn. - Phủ biên tạp lục của Lê Qúy Đôn chương IV và VI ghi chép về lệ thuế đầu nguồn, tuần ty, đầm hồ, chợ đò, thuế vàng, bạc, đồng, lệ vận tải , sản vật và một số hoạt động buôn bán trao đổi hàng hóa ở hai tỉnh Quảng Nam và Thuận Hóa vào thế kỉ XVII-XVIII dưới sự quản lý của chính quyền chúa Nguyễn (Đàng Trong). Sách do Nxb Văn hóa thông tin dịch và xuất bản năm 1971. - Đại Nam thực lục tiền biên và chính biên do Quốc Sử Quán triều Nguyễn biên soạn, có nhiều ghi chép về một số sự kiện giao thương với nước ngoài thời các chúa Nguyễn và các vua đầu triều Nguyễn. Cũng do lối chép sử biên niên, các sự kiện giao thương cũng không được ghi chép tập trung mà lồng vào các sự kiện chính trị ngoại giao theo thứ tự thời gian từng triều đại. Sách do Viện Sử Học dịch và nhà xuất bản Sử Học, Nhà xuất bản Khoa Học Xã Hội Hà Nội xuất bản từ năm 1963 đến năm 1974. - Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ là một công trình có qui mô thuộc loại đồ sộ nhất trong kho tàng thư tịch cổ viết bằng chữ Hán của Việt Nam. Sách do Nội các triều Nguyễn biên soạn, gồm 262 quyển, trong đó từ quyển 48 đến quyển 50 ghi chép cách thức đánh thuế ngoại thương ở cửa bể, cửa tuần, bến tuần và từ quyển 64 đến quyển 67 ghi chép về công việc thu mua của nhà Nguyễn đối với các mặt hàng nước ngoài như tơ lụa Tàu, tơ lụa nước ngoài, các vị thuốc, các thứ trà, các thứ quả, đồ dùng, tạp liệu . Những ghi chép này tương đối có hệ thống nhưng chỉ cung cấp được một phần tư liệu đầu thế kỉ XIX. Sách do Viện Sử học và Uỷ Ban Khoa học xã hội Việt Nam dịch, Nhà xuất bản Thuận Hóa sản xuất năm 1993, gồm 15 tập. - Kiến văn tiểu lục quyển V ghi chép về núi sông, thành quách, sản vật, thuế khóa, đường sá ở các trấn Sơn Tây, Hưng Hóa, Tuyên Quang dưới thời Trịnh- Nguyễn. Bản dịch do Nxb Sử học, Hà Nội, xuất bản năm 1962. - Đại Việt thông sử (còn gọi là Lê triều thông sử), của Lê Qúy Đôn, bản dịch do Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội xuất bản năm 1978. Nội dung sách có nhiều ghi chép về các sự kiện giao thương, được trình bày theo dạng kỷ truyện, bắt đầu từ thời Lê sơ đến triều Mạc. Tuy nhiên các sự kiện giao thương được đề cập chỉ sơ lược đầu triều Lê dưới thời Lê Thái Tổ còn về sau chủ yếu đề cập đến các nhân vật lịch sử dưới các triều đại trên.

pdf152 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 2188 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tìm hiểu kinh tế ngoại thương Việt Nam trong các thế kỉ XI - XvIII, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TPHCM KHOA LỊCH SỬ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP TÌM HIỂU KINH TẾ NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM TRONG CÁC THẾ KỈ XI-XVIII  Giảng viên hướng dẫn: TS.TRẦN THỊ THANH THANH Sinh viên thực hiện : ĐÀO THỊ PHƢƠNG HUYỀN Khóa 31 (2005-2009) THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 6-2009 Luận văn tốt nghiệp - Kinh tế ngoại thương Việt Nam trong các thế kỉ XI-XVIII SVTH: Đào Thị Phương Huyền 1 Lời cảm ơn Em xin trân trọng cảm ơn các Thầy Cô đã nhiệt tình giảng dạy, đã truyền đạt kiến thức khoa học và thực tiễn trong suốt bốn năm qua để hôm nay em được trở thành một cô giáo dạy lịch sử. Em xin chân thành cảm ơn cô Trần Thị Thanh Thanh đã tận tình hướng dẫn em ngay từ những buổi đầu khi em bắt đầu suy nghĩ về đề tài cho đến khi em hoàn thành luận văn này. Em cũng xin chân thành cảm ơn sự động viên, giúp đỡ từ gia đình và bạn bè, để em có thể hoàn thành công việc nghiên cứu rất thú vị nhưng cũng đầy khó khăn này. Hôm nay luận văn được hoàn thành, em xin kính trình Quý Thầy Cô trong Hội đồng chấm khóa luận tốt nghiệp. Do trình độ nghiên cứu và thời gian có hạn, luận văn chắc chắc còn nhiều thiếu sót. Em rất mong nhận được sự chỉ dẫn của Thầy Cô. Em xin trân trọng cảm ơn. Học trò Đào Thị Phương Huyền Luận văn tốt nghiệp - Kinh tế ngoại thương Việt Nam trong các thế kỉ XI-XVIII SVTH: Đào Thị Phương Huyền 2 MỤC LỤC MỞ ĐẦU I. Lý do chọn đề tài II. Lịch sử vấn đề và nguồn sử liệu III. Phƣơng pháp nghiên cứu Chƣơng I: NHỮNG ĐIỀU KIỆN LỊCH SỬ-KINH TẾ CỦA NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM TRONG CÁC THẾ KỈ XI-XVIII I. Điều kiện lịch sử - địa lý II. Những điều kiện kinh tế- xã hội làm tiền đề cho hoạt động ngoại thương. 1. Chính sách trọng nông của các triều đại phong kiến. 2. Tầng lớp thương nhân. 3. Về sự hình thành của nền kinh tế hàng hóa và thị trường dân tộc thống nhất Chƣơng II : TÌNH HÌNH NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM TRONG CÁC THẾ KỈ XI-XVIII A. Khái niệm ngoại thương B. Tình hình ngoại thương dưới các triều đại phong kiến dân tộc I. Thời Lý-Trần ( Thế kỉ XI-XIV) II. Thời Lê ( Thế kỉ XV) III. Thời Nam-Bắc phân tranh và thời Tây Sơn (Thế kỉ XVI-XVIII) Chƣơng III: VAI TRÒ CỦA HOẠT ĐỘNG NGOẠI THƢƠNG ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI VIỆT NAM TRONG CÁC THẾ KỈ XI-XVIII I. Đánh giá vai trò của ngoại thương trong tiến trình phát triển của lịch sử dân tộc từ thế kỉ XI-XVIII. II. Vai trò tác dụng của ngoại thương đối với xã hội Việt Nam: 1. Đối với chính quyền phong kiến 2. Đối với nhân dân KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC Luận văn tốt nghiệp - Kinh tế ngoại thương Việt Nam trong các thế kỉ XI-XVIII SVTH: Đào Thị Phương Huyền 3 MỞ ĐẦU I. Lý do chọn đề tài: Trong chế độ phong kiến trung ương tập quyền ở nước ta, cơ sở vật chất của xã hội dựa vào kinh tế nông nghiệp, ruộng đất là nguồn tư liệu sản xuất chính, địa tô phong kiến là nguồn sống, nguồn bóc lột chủ yếu của nhà nước phong kiến. Vì vậy, các triều đại phong kiến khi nắm quyền luôn phải có chính sách “trọng nông”, “khuyến nông”, tu sửa đê điều, mở mang thủy lợi, phát triển khai hoang…Đặc biệt, theo quan niệm “dĩ nông vi bản, dĩ thương vi mạt”, hiện tượng bỏ “nghề gốc” (nghề nông) theo “nghề ngọn”(nghề buôn) sẽ làm ảnh hưởng đến nguồn tô thuế từ ruộng đất, sự lớn mạnh của tầng lớp thương nhân sẽ có thể đe dọa ngai vàng... Nghề buôn, người đi buôn…do vậy thường bị xem thường, bị khinh miệt Nhưng kinh tế ngoại thương lại là một nội dung quan trọng của chế độ phong kiến. Ngoại thương phản ánh tình hình kinh tế nói chung và có thể phản ánh cả những nét đặc sắc hay tính chất của chế độ xã hội đương thời. Cơ sở kinh tế xã hội của một giai đoạn quyết định chủ trương của nhà nước và tính chất của ngoại thương trong giai đoạn đó. Nền ngoại thương luôn gắn liền với hệ thống các yếu tố tác động đến hàng hóa. Đó là việc tổ chức giao dịch, các cơ quan giao dịch, các sản phẩm mua bán, thể lệ mua bán, hệ thống giao thông, hệ thống đo lường, chế độ thuế khóa, quan hệ giữa lái buôn và người sản xuất, các phương tiện vận tải… Ngoại thương hoạt động tăng cường hay giảm sút đều tác động trở lại đến nền kinh tế của quốc gia nói chung. Nhu cầu về các loại hàng hóa trao đổi với nước ngoài có thể tác động đến việc tổ chức sản xuất trong nước đối với các sản phẩm trở thành hàng hóa đó. Ngoại thương là quá trình nền kinh tế hàng hóa được mở rộng khỏi thị trường trong nước. Vì vậy, có thể coi ngoại thương là một động lực kinh tế thúc đẩy xã hội phong kiến phát triển đến mức cao, đồng thời ngoại thương cũng là nơi biểu hiện của những mầm mống dẫn đến sự tan rã của chế độ phong kiến. Việc nghiên cứu kinh tế ngoại thương thời phong kiến ở nước ta có thể góp phần làm rõ vai trò và sự thăng trầm của các triều đại, góp phần làm rõ những bài học lịch sử cho ngày nay, khi nước ta đang trong giai đoạn kinh tế thị trường, hội nhập và phát triển. Với ý nghĩa đó, em chọn vấn đề “Tìm hiểu kinh tế ngoại thương Việt Nam trong các thế kỉ XI-XVIII” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp. Trong khuôn khổ một luận văn tốt nghiệp và trình độ nghiên cứu còn hạn chế, em chưa thể đưa ra những kiến giải khoa học mới mà chỉ hy vọng qua việc sưu tầm, tổng hợp, hệ thống hóa, phân tích, đánh giá khách quan các sử liệu mà phục dựng được phần nào diện mạo lịch sử của ngoại thương Việt Nam thời phong kiến, trải qua các triều đại từ nhà Lý đến nhà Tây Sơn, góp phần làm phong phú thêm nhận thức của bản thân về một vấn đề, một giai đoạn của lịch sử Việt Nam. Đồng thời, em cũng hy vọng đề tài nghiên cứu này sẽ góp phần giúp các bạn sinh viên Khoa Lịch sử và những người yêu thích lịch sử có thêm một phần tư liệu phục vụ cho quá trình học tập, tìm hiểu và nghiên cứu.Việc thực hiện đề tài này còn là một dịp tập dượt nghiên cứu khoa học và giúp ích cho em trong nghề nghiệp sau này Luận văn tốt nghiệp - Kinh tế ngoại thương Việt Nam trong các thế kỉ XI-XVIII SVTH: Đào Thị Phương Huyền 4 II. Lịch sử vấn đề và nguồn sử liệu: Do những nhận thức hạn chế của thời phong kiến đối với vai trò của kinh tế ngoại thương nên sử liệu trong thư tịch cổ còn ít và gián đoạn. Về sử liệu gốc có thể kể đến một số tác phẩm sau: - Đại Việt sử kí toàn thư của Ngô Sĩ Liên, ghi chép về các sự kiện giao thương của nước ta với các nước trong khu vực từ thời dựng nước đến thời Lê Trung Hưng (thế kỉ XVI). Tuy nhiên do lối chép sử biên niên, các sự kiện giao thương không được ghi chép có hệ thống mà được lồng vào các sự kiện chính trị, ngoại giao… theo thứ tự thời gian từng triều đại. Sách do Phan Huy Giu dịch, Nxb Khoa Học Xã Hội, Hà Nội, 1967-1968. - Khâm Định Việt Sử thông giám cương mục, Quốc sử quán triều Nguyễn, bản dịch, Nxb Giáo dục, 1998, cũng với lối chép sử biên niên, các sự kiện giao thương được ghi chép lồng vào các sự kiện chính trị, ngoại giao… từ thời dựng nước đến hết thời Lê Trung Hưng, đầu thời Tây Sơn. - Phủ biên tạp lục của Lê Qúy Đôn chương IV và VI ghi chép về lệ thuế đầu nguồn, tuần ty, đầm hồ, chợ đò, thuế vàng, bạc, đồng, lệ vận tải , sản vật và một số hoạt động buôn bán trao đổi hàng hóa ở hai tỉnh Quảng Nam và Thuận Hóa vào thế kỉ XVII-XVIII dưới sự quản lý của chính quyền chúa Nguyễn (Đàng Trong). Sách do Nxb Văn hóa thông tin dịch và xuất bản năm 1971. - Đại Nam thực lục tiền biên và chính biên do Quốc Sử Quán triều Nguyễn biên soạn, có nhiều ghi chép về một số sự kiện giao thương với nước ngoài thời các chúa Nguyễn và các vua đầu triều Nguyễn. Cũng do lối chép sử biên niên, các sự kiện giao thương cũng không được ghi chép tập trung mà lồng vào các sự kiện chính trị ngoại giao… theo thứ tự thời gian từng triều đại. Sách do Viện Sử Học dịch và nhà xuất bản Sử Học, Nhà xuất bản Khoa Học Xã Hội Hà Nội xuất bản từ năm 1963 đến năm 1974. - Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ là một công trình có qui mô thuộc loại đồ sộ nhất trong kho tàng thư tịch cổ viết bằng chữ Hán của Việt Nam. Sách do Nội các triều Nguyễn biên soạn, gồm 262 quyển, trong đó từ quyển 48 đến quyển 50 ghi chép cách thức đánh thuế ngoại thương ở cửa bể, cửa tuần, bến tuần và từ quyển 64 đến quyển 67 ghi chép về công việc thu mua của nhà Nguyễn đối với các mặt hàng nước ngoài như tơ lụa Tàu, tơ lụa nước ngoài, các vị thuốc, các thứ trà, các thứ quả, đồ dùng, tạp liệu….. Những ghi chép này tương đối có hệ thống nhưng chỉ cung cấp được một phần tư liệu đầu thế kỉ XIX. Sách do Viện Sử học và Uỷ Ban Khoa học xã hội Việt Nam dịch, Nhà xuất bản Thuận Hóa sản xuất năm 1993, gồm 15 tập. - Kiến văn tiểu lục quyển V ghi chép về núi sông, thành quách, sản vật, thuế khóa, đường sá…ở các trấn Sơn Tây, Hưng Hóa, Tuyên Quang dưới thời Trịnh- Nguyễn. Bản dịch do Nxb Sử học, Hà Nội, xuất bản năm 1962. - Đại Việt thông sử (còn gọi là Lê triều thông sử), của Lê Qúy Đôn, bản dịch do Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội xuất bản năm 1978. Nội dung sách có nhiều ghi chép về các sự kiện giao thương, được trình bày theo dạng kỷ truyện, bắt đầu từ thời Lê sơ đến triều Mạc. Tuy nhiên các sự kiện giao thương được đề cập chỉ sơ lược đầu triều Lê dưới thời Lê Thái Tổ còn về sau chủ yếu đề cập đến các nhân vật lịch sử dưới các triều đại trên. Luận văn tốt nghiệp - Kinh tế ngoại thương Việt Nam trong các thế kỉ XI-XVIII SVTH: Đào Thị Phương Huyền 5 Bên cạnh sử liệu gốc còn có một số sách thông sử và chuyên khảo, còn gọi là các công trình nghiên cứu, cũng đề cập đến vấn đề ngoại thương trong giai đoạn này. Có thể kể một số công trình tiêu biểu sau: - Ngoại thương Việt Nam hồi thế kỉ XVII, XVIII và đầu thế kỉ XIX của tác giả Thành Thế Vỹ. Đây là công trình duy nhất đặt vấn đề một cách có hệ thống trong suốt chiều dài thời gian gần ba thế kỉ và chỉ giới hạn trong vấn đề ngoại thương. Sách gồm hai phần chính. Phần thứ nhất đề cập đến: hoàn cảnh trong nước, thế giới trong giai đoạn này ảnh hưởng và tác động của nó đến sự phát triển của nền ngoại thương nước nhà. Phần thứ hai đi vào nội dung chính, dựng lại bức tranh ngoại thương Việt Nam trong giai đoạn hồi thế kỉ XVII, XVIII và đầu XIX với các mục nghiên cứu về quá trình phát triển và suy tàn của ngoại thương trong những thế kỉ XVII, XVIII và đầu XIX, tính chất ngoại thương, các mặt hàng, thể lệ, thủ tục, bộ máy, thuế khóa, cách thức mua bán, phương tiện vị trí địa lý, màu buôn bán… Sách do Nxb Sử học, Hà Nội xuất bản năm 1961. - Kinh tế xã hội Việt Nam dưới các vua triều Nguyễn, của tác giả Nguyễn Thế Anh, Nxb Lửa Thiêng, năm 1971. Tác giả dành chương V gồm 53 trang nói về hoạt động thương nghiệp, nêu ra các yếu tố giao thông vận tải, trung tâm buôn bán, hoạt động thương mại và chính sách thuế khoá. Đặc biệt tác giả chú ý đến vai trò của nhà nước trong tổ chức hoạt động ngoại thương và địa vị của thương gia Hoa kiều trong nền ngoại thương Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX. - Tác giả Đỗ Bang với Kinh tế thương nghiệpViệt Nam dưới triều Nguyễn, tác phẩm ngoài phần mở đầu gồm có bốn chương trong đó tác giả dành riêng chương IV để nói về tình hình ngoại thương dưới triều Nguyễn và hai chương đầu nói về điều kiến giao lưu hàng hóa và chính sách của triều Nguyễn đối với thương nghiệp. Sách do Nhà xuất bản Thuận Hóa xuất bản năm 1997. - Li Tana, Xứ Đàng Trong - lịch sử kinh tế xã hội Việt Nam thế kỉ XVII-XVIII. Trong tác phẩm này tác giả đã dành trọn hai chương 3 và 4 viết về thành phần thương gia và tiền tệ, thương mại ở đất Đàng Trong dưới thời các chúa Nguyễn. Sách do Nguyễn Nghị dịch, Nhà xuất bản Trẻ, năm 1991. - Nguyễn Thị Phương Chi, Nguyễn Tiến Dũng với bài Về các mối giao thương của quốc gia Đại Việt thời Lý – Trần (thế kỉ XI-XIV), trong bài viết này các tác giả đã dành khoảng hơn 10 trang để dựng lại bức tranh giao thương của quốc gia Đại Việt thời Lý – Trần về các mặt ngoại giao và ngoại thương với Trung Quốc, Champa, Ja-va và các nước khác trong khu vực. Bài viết được đăng tải trên tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 7 năm 2007. - Tác giả Phạm Văn Kính với bài Bộ mặt thương nghiệp Việt Nam thời Lý- Trần, đăng trên T/C Nghiên cứu lịch sử số 6, năm 1979, đã dành khoảng 8 trang để miêu tả về tình hình phát triển của nội thương và ngoại thương Việt Nam trong đó tác giả đã đi sâu lý giải những yếu tố đưa đến sự phát triển của hoạt động giao thương thời kỳ này như điều kiện đất nước độc lập tự chủ sau hơn 1000 năm Bắc thuộc, sự mở mang của hệ thống giao thông nội địa và trên biển, sự ra đời và phát triển của nền kinh tế hàng hóa, sự phát triển của nền kinh tế nông nghiệp…Và những mặt còn hạn chế của nền ngoại thương nước nhà như nền kinh tế tự nhiên vẫn còn chiếm ưu thế, giao thông đi lại khó khăn, khan hiếm phương tiện vận tải và tầng lớp thương nhân vẫn chưa đủ lớn mạnh để có thể đảm nhận vai trò chính trong hoạt động ngoại thương. Luận văn tốt nghiệp - Kinh tế ngoại thương Việt Nam trong các thế kỉ XI-XVIII SVTH: Đào Thị Phương Huyền 6 - Vài nét về tình hình công thương nghiệp Việt Nam thời Tây Sơn của tác giả Phạm Ái Phương đăng trên tạp chí nghiên cứu kinh tế, số 1, năm 1989. Trong bài viết này tác giả đã đề cập đến vài nét về tình hình phát triển công thương nghiệp ở Đàng Trong và Đàng Ngoài trước khi nhà Tây Sơn lên nắm quyền; Những chủ trương chính sách của triều Tây Sơn đối với công thương nghiệp và một vài nét về tình hình công thương nghiệp thời Tây Sơn. - Chính sách giao thương của chúa Nguyễn ở Đàng Trong - cơ sở hội nhập và phát triển của Đại Việt thế kỉ XVII-XVIII. Tác giả bài viết đã đề cập đến những nguyên nhân khiến chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong thay đổi quan niệm truyền thống “trọng nông ức thương” sang thực hiện chính sách “trọng thương” tạo điều kiện cho thương nghiệp, đặc biệt là ngoại thương thế kỉ XVII – XVIII lần đầu tiên đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh tế - xã hội ở Đàng Trong: Nhu cầu phát triển nhanh chóng vùng đất mới để đối đầu với chúa Trịnh, đảm bảo sự tồn tại của họ Nguyễn; Điều kiện tự nhiên – xã hội của vùng đất mới cơ sở “thiên tạo” cho việc thực hiện chính sách giao thương; Sự năng động, tư tưởng tự do của “người đi mở cõi”; bối cảnh thuận lợi của thương mại Quốc tế lúc bấy giờ. Và những chủ trương, biện pháp chủ yếu thể hiện chính sách giao thương của chúa Nguyễn: Chú trọng sản xuất giao thương nội địa làm cơ sở để giao thương với nước ngoài; chủ động mời gọi thương nhân nước ngoài đến buôn bán với Đàng Trong… Đặc biệt, ở phần cuối bài viết tác giả đã rút ra những bài học hữu ích từ chính sách giao thương này đối với quá trình hội nhập và phát triển của đất nước ta hiện nay. Bài viết của tác giả Lê Huỳnh Hoa, được đăng trong cuốn “Tuyển tập báo cáo khoa học”, của Hội thảo quốc tế Việt Nam học lần thứ ba, tại Hà Nội từ ngày 4 đến ngày 7 tháng 12 năm 2008, NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội và Viện KHXH Việt Nam. - Tác giả Vũ Duy Mền với bài: Ngoại thương Việt Nam thế kỉ XVII-XVIII đã dành phần mở đầu đề cập đến bối cảnh lịch sử đã tạo nên sự hưng khởi của ngoại thương trong giai đoạn này đó là cuộc chiến tranh Trịnh-Nguyễn và ba mục chính để nói về quan hệ buôn bán với Trung Quốc, Nhật Bản và các nước phương Tây. Trong đó mục cuối tác giả đưa ra một số nhận xét về tình hình ngoại thương trong giai đoạn này. Bài viết được đăng trên tạp chí Nghiên cứu kinh tế số 292, tháng 9 năm 2002. - Chính sách ngoại thương Đàng Trong thế kỷ XVI-XVII, của tác giả Vũ Duy Mền đăng trên tạp chí Nghiên cứu kinh tế số 274, tháng 3 năm 2001. Đề cập đến những yếu tố thúc đẩy ngoại thương Đàng Trong phát triển như tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng, có vị trí trọng yếu hàng đầu trong công cuộc nam tiến cũng như công cuộc kiến quốc và cứu nước của dân tộc, có một nền kinh tế hàng hóa phát triển, chính sách của chúa Nguyễn thúc đẩy buôn bán với nước ngoài. Phần hai đi vào nội dung chính là đề cập đến những chính sách ngoại thương của chúa Nguyễn và tác động của ngoại thương đến sự phát triển kinh tế - xã hội Đàng Trong thế kỉ XVI – XVIII. Và phần cuối đề cập đến sự trì trệ của ngoại thương thế kỉ XVIII và sự tàn lụi của phố Hội An. - Thành Thế Vỹ với bài Một số tài liệu về ngoại thương ở Đường Ngoài đầu thế kỉ XVII của tác giả Thành ThếVỹ, đề cập đến các nội dung các nước buôn bán với Đường Ngoài hồi thế kỉ XVII, tiến hành giao dịch như thế nào với tàu buôn nước ngoài và các mặt hàng trao đổi, cách thức thanh toán. Luận văn tốt nghiệp - Kinh tế ngoại thương Việt Nam trong các thế kỉ XI-XVIII SVTH: Đào Thị Phương Huyền 7 - Bài viết Bước đầu tìm hiểu về chính sách thương nghiệp của nhà nước phong kiến Việt Nam của tác giả Trương Thị Yến được đăng trên tạp chí Nghiên cứu lịch sử số 4 năm 1979. Đề cập đến những mặt tích cực và tiêu cực trong chính sách thương nghiệp của nhà nước phong kiến thế kỉ XVII, XVIII. - Nguyễn Thừa Hỷ với bài Phải chăng ngoại thương tư nhân Việt Nam đã phát triển từ thế kỉ XVII? Tác giả đã phản biện lại quan điểm của nhà du hành người Pháp gốc Bỉ thế kỉ XVIII Jean Baptiste Tavernier trong cuốn “Du kí mới và kì thú về Vương quốc Đàng Ngoài” cho rằng ngoại thương tư nhân của Việt Nam đã phát triển từ thế kỉ XVII. - Trên tạp chí Nghiên cứu kinh tế số 219 tháng 8, năm 1996 có giới thiệu bài: Chính sách ngoại thương của triều Nguyễn – thực trạng và hậu quả của tác giả Đỗ Bang đề cập đến chính sách bế quan tỏa cảng của triều Nguyễn và những chính sách của triều đại này đối với tàu thuyền và thương nhân nước ngoài. - Trên tạp chí nghiên cứu lịch sử số 6 năm 1993 có giới thiệu bài: Vài nét về thương nghiệp Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX của tác giả Trương Thị Yến. Tác giả đã dành riêng hơn 3 trang đề cập đến tình hình ngoại thương Việt Nam ở nửa đầu thế kỉ XIX, các hoạt động buôn bán với các nước láng giềng phương Đông và các nước tư bản phương Tây.’ - Chu Thiên với bài Vài nét về công thương nghiệp triều Nguyễn, được đăng trên Tạp chí nghiên cứu lịch sử số 33 năm 1961, đã dành hơn một trang để miêu tả sự sa sút của thương nghiệp Việt Nam dưới các vị vua đầu triều Nguyễn. - Lê Văn Năm với Sản xuất hàng hóa và thương nghiệp Nam Bộ thế kỉ XVII- nửa đầu thế kỉ XIX , qua các bài viết được đăng tải liên tiếp trên các số 3,4,5,6 năm 1988 của Tạp chí nghiên cứu lịch sử tác giả đã nêu khá đầy đủ những hoạt động sản xuất, lưu thông hàng hóa và sự hình thành các trung tâm buôn bán ở vùng đất Nam Bộ vào thời kì nói trên. - Tạp chí nghiên cứu Kinh tế số 9 năm 1999 có bài Kinh tế thương nghiệp Phú Xuân- Thanh Hà thế kỉ XVII-XVIII của tác giả Đỗ Bang. Bài viết nêu lên những điều kiện của hoạt động thương nghiệp như tiên tệ, giá cả… và mối quan hệ buôn bán của Phú Xuân- Thanh Hà với bên ngoài trong hai thế kỉ phát triển của vùng đất này. Vấn đề ngoại thương còn được đề cập đến ở một số tài liệu khác như : - Tràng An, bài “Sông nước, bến chợ Sài Gòn xưa”- trong cuốn “Sài Gòn xưa và nay” (Nhiều tác giả), Nxb T rẻ Thành phố.HCM Tạp chí Xưa và nay, năm 1998 - Đào Duy Anh, Lịch sử cổ đại Việt Nam, Nxb Văn hóa thông tin Hà Nội, 2005. - Lê Minh Đức, Từ điển kinh doanh Anh- Việt, Nxb Trẻ,TP.HCM, 1994 - Phạm Văn Chiến, Lịch sử kinh tế Việt Nam, Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội, 2003. - Hoàng Xuân Hãn, Lý Thường Kiệt, Nxb Sông Nhị, ,Hà Nội, 1949. - Phan Khoang, Việt sử xứ Đàng Trong, Nhà sách Khai Trí,1998. - Văn Tạo, Ủy ban khoa học xã hội Việt Nam,Viện sử học, Đô thị cổ Việt Nam, Hà Nội, 1989. - Nguyễn Đức Tuấn - Địa lý kinh tế học - Nxb Thống kê, Hà Nội, năm 2002. - Phan Lạc Tuyên, Lịch sử bang giao Việt Nam- Đông Nam Á (Trước công nguyên- Thế kỉ XIX),Bộ Gíao Dục và Đào Tạo, Viện Đào Tạo Mở Rộng, Khoa Đông Nam Á. Luận văn tốt nghiệp - Kinh tế ngoại thương Việt Nam trong các thế kỉ XI-XVIII SVTH: Đào Thị Phương Huyền 8 - Trần Ngọc Thêm, Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, năm 1996. - Nguyễn Khắc Thuần, Đại cương lịch sử Việt Nam cổ trung đại, Nxb Giáo dục, 1977. - Nguyễn Công Thống, Lịch sử kinh tế thế giới và Việt Nam, NXB t