Nông nghiệp là một trong những ngành kinh tế có vai trò quan trọng và đã có bước phát triển vượt bậc trong thời gian qua. Ngoài việc đáp ứng về cơ bản nhu cầu tiêu dùng trong nước ngày một tăng với 85 triệu dân, kim ngạch xuất khẩu nông lâm sản năm 2006 đã đạt trên 7,2 tỷ USD, tăng 22% so với năm 2005. Một số ngành hàng đã có vị thế quan trọng trên thị trường thế giới như gạo, cà phê, cao su, hạt điều, hạt tiêu, lâm sản Có được những thành công đó, một mặt là nhờ đóng góp của người nông dân và các doanh nghiệp kinh doanh trong nông nghiệp, mặt khác là do có sự quan tâm đặc biệt của Chính phủ đến nông nghiệp, nông thôn và nông dân.
85 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1409 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tìm hiểu mối liên hệ giữa đầu tư cho thuỷ lợi với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và tăng trưởng nông nghiệp ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời cam đoan
Tôi xin cam đoan những số liệu ghi chép trong đề tài hoàn toàn trung thực và chính xác, được căn cứ từ các văn bản của Bộ Kế hoạch – Đầu tư, từ nguồn niên giám thống kê 2006, báo cáo, tạp chí, đề tài ngiên cứu khoa học. Nếu có bất kỳ sự thiếu trung thực nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Sinh viên
Nguyễn Lê Hà
Lời cảm ơn
Trong 4 n¨m häc tËp vµ rÌn luyÖn t¹i trêng §¹i häc N«ng nghiÖp Hµ Néi t«i ®· ®îc sù chØ b¶o d¹y dç cña c¸c thÇy c« gi¸o, sù ®éng viªn nhiÖt t×nh cña gia ®×nh, b¹n bÌ ®Õn nay t«i ®· hoµn thµnh luËn v¨n tèt nghiÖp cña m×nh. Qua ®©y t«i xin ch©n thµnh c¶m ¬n Ban gi¸m hiÖu trêng §¹i häc N«ng nghiÖp Hµ Néi, C¸c thÇy c« gi¸o trong khoa Kinh tÕ vµ Ph¸t triÓn n«ng th«n ®· t¹o ®iÒu kiÖn cho t«i tÝch lòy kiÕn thøc, tu dìng ®¹o ®øc.
§Æc biÖt t«i xin ch©n thµnh c¶m ¬n GS.TS. §ç Kim Chung - Trëng khoa Kinh tÕ vµ Ph¸t triÓn n«ng th«n ®· tËn t×nh híng dÉn, gióp ®ì t«i trong qu¸ tr×nh thùc tËp vµ hoµn thµnh luËn v¨n tèt nghiÖp cña m×nh.
T«i xin ch©n thµnh c¶m ¬n c¸c c« chó trong Vô Kinh tÕ n«ng nghiÖp – Bé KÕ ho¹ch §Çu t ®· t¹o ®iÒu kiÖn gióp t«i hoµn thµnh tèt luËn v¨n.
§ång thêi t«i xin ch©n thµnh c¶m ¬n gia ®×nh, b¹n bÌ ®· ®éng viªn gióp ®ì t«i trong suèt 4 n¨m häc võa qua.
Hµ Néi, ngµy 22 th¸ng 05 n¨m 2008
Sinh viªn
NguyÔn Lª Hµ
MỤC LỤC
DANH M ỤC BẢNG, ĐỒ THỊ VÀ SƠ ĐỒ
Bảng 4.1: Nguồn vốn đầu tư thủy lợi giai đoạn 2001 – 2006 trên cả nước - 30 -
Bảng 4.2: Thực hiện vốn đầu tư phát triển toàn ngành nông nghiệp theo lĩnh vực năm 2001 – 2005 - 31 -
Bảng 4.3: Hạng mục công trình thủy lợi lớn trên toàn quốc - 33 -
Bảng 4.4: Giá trị sản xuất nông – lâm - thuỷ sản của cả nước (ĐVT: Tỷ đồng) - 40 -
Bảng 4.5: Cơ cấu giá trị sản xuất nông – lâm - thuỷ sản của cả nước - 41 -
Bảng 4.6: Diện tích nuôi trồng thủy sản và trồng lúa nước ta giai đoạn 2001 -2006 - 42 -
Bảng 4.7: Giá trị sản xuất nông nghiệp và vốn đầu tư thủy lợi - 45 -
Bảng 4.8 : Bảng ước lượng hồi quy tuyến tính giữa GTSX NN và Vốn đầu tư thuỷ lợi 46
Bảng 4.9: Diện tích, sản lượng nuôi trồng thủy sản và gieo trồng lúa nước ta giai đoạn 2001 - 2006 48
Bảng 4.10: Tình hình vốn đầu tư thủy lợi và giá trị sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản nước ta giai đoạn 2001 - 2006 51
Sơ đồ 2.1: Mối liên hệ giữa đầu tư thủy lợi với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và tăng trưởng nông nghiệp - 12 -
Đồ thị 4.1: Nguồn vốn đầu tư thủy lợi giai đoạn 2001 – 2006 trên cả nước - 30 -
Đồ thị 4.2: Diện tích gieo trồng lúa và nuôi trồng thủy sản nước ta giai đoạn 2001 – 2006 - 43 -
Đồ thị 4.3: Sản lượng lúa và sản lượng thủy sản nước ta giai đoạn 2001 – 2006 49
PHẦN I: MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Nông nghiệp là một trong những ngành kinh tế có vai trò quan trọng và đã có bước phát triển vượt bậc trong thời gian qua. Ngoài việc đáp ứng về cơ bản nhu cầu tiêu dùng trong nước ngày một tăng với 85 triệu dân, kim ngạch xuất khẩu nông lâm sản năm 2006 đã đạt trên 7,2 tỷ USD, tăng 22% so với năm 2005. Một số ngành hàng đã có vị thế quan trọng trên thị trường thế giới như gạo, cà phê, cao su, hạt điều, hạt tiêu, lâm sản… Có được những thành công đó, một mặt là nhờ đóng góp của người nông dân và các doanh nghiệp kinh doanh trong nông nghiệp, mặt khác là do có sự quan tâm đặc biệt của Chính phủ đến nông nghiệp, nông thôn và nông dân.
Hiện nay chúng ta đang hội nhập mạnh với nền kinh tế thế giới. Ngày 11/01/2007 Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức Kinh tế Thế giới (WTO). Đây là một mốc quan trọng của nền kinh tế Việt Nam nói riêng và của cả đất nước nói chung. Nó mở ra cho nông nghiệp nhiều cơ hội nhưng cũng không ít thách thức. Bối cảnh hội nhập quốc tế đang đặt ra các yêu cầu Việt Nam phải mở cửa thị trường, cắt giảm thuế và tiến tới thực hiện một khu vực phi thuế quan. Việt Nam không được thực hiện các biện pháp trợ cấp làm bóp méo thương mại, đặc biệt là các biện pháp trợ cấp xuất khẩu. Vì thế các biện pháp hỗ trợ trong nông nghiệp nhất là thực hiện nhóm chính sách hộp xanh là rất quan trọng và cần thiết, trong đó cần chú trọng vào đầu tư thủy lợi.
Hiện nay Nhà nước đã có đầu tư rất lớn cho ngành nông nghiệp, đặc biệt cho phát triển thuỷ lợi. Thuỷ lợi tuy không mang lại hiệu quả trực tiếp như ngành nông nghiệp hoặc các ngành khác nhưng lại có tác động rất lớn tới ngành nông nghiệp, các ngành khác và đời sống kinh tế - xã hội, đặc biệt là ảnh hưởng của nó tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và tăng trưởng nông nghiệp. Thuỷ lợi có vai trò rất quan trọng nhưng đầu tư cho nó như thế nào? Đầu tư bao nhiêu đang là một vấn đề đặt ra? Đất nước ta đang trong quá trình Công nghiệp hoá – Hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn, nguồn vốn cho đầu tư phát triển kinh tế còn thiếu và gặp nhiều khó khăn, tuy nhiên đầu tư cho nông nghiệp đã tăng lên đáng kể. Trong thời gian qua Chính phủ cũng đã có những quan tâm nhất định đến vấn đề này đặc biệt là đầu tư cho cơ sở hạ tầng nông nghiệp. Tập trung chủ yếu cho xây dựng, nâng cấp hệ thống cấp, thoát nước, đập, đê điều, cơ sở vật chất kỹ thuật của các viện, trường, trạm, trại... Trong đó chính sách thuỷ lợi luôn được coi trọng. Trước đổi mới đã coi thuỷ lợi là mặt trận hàng đầu, quản lý tập trung theo kế hoạch, tập trung xây dựng nhiều công trình lớn, vừa. Sau đổi mới đã bước đầu phi tập trung hoá, thu thuỷ lợi phí, tập trung đầu tư cứng hoá kênh mương.
Thủy lợi có vai trò rất quan trọng trong sản xuất và đời sống. Riêng đối với nông nghiệp, nông thôn, nông dân thì thủy lợi có ý nghĩa quyết định đối với năng suất, sản lượng, giá thành của các sản phẩm nông nghiệp có tưới ( như lúa gạo, cà phê, rau, màu, cây ăn quả…). Chính vì vậy, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến thủy lợi và đã thực hiện nhiều chủ trương, chính sách đối với vấn đề này theo phương châm “ Nhà nước và nhân dân cùng làm”.
Vì thuỷ lợi tác động rất lớn tới sản xuất nông nghiệp và đây đang được xem là một trong những vấn đề được Chính phủ quan tâm đầu tư trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế nên tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Tìm hiểu mối liên hệ giữa đầu tư cho thuỷ lợi với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và tăng trưởng nông nghiệp ở Việt Nam”
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung:
Qua nghiên cứu tình hình đầu tư phát triển thuỷ lợi cũng như sự gia tăng giá trị sản xuất nông nghiệp của nước ta qua một số năm, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp từ đó tìm hiểu mối liên hệ giữa đầu tư thuỷ lợi với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và tăng trưởng nông nghiệp ở Việt Nam.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể:
- Góp phần hệ thống hoá một số vấn đề lí luận và thực tiễn về mối liên hệ giữa đầu tư phát triển thuỷ lợi với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và tăng trưởng nông nghiệp.
- Xem xét và đánh giá tình hình đầu tư thuỷ lợi trong thời gian qua ở nước ta
- Xem xét mối liên hệ giữa đầu tư phát triển thuỷ lợi với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và tăng trưởng nông nghiệp ở nước ta.
- Đề xuất một số giải pháp góp phần phát triển thuỷ lợi.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu:
Tình hình đầu tư thuỷ lợi, tình hình tăng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và tình hình trưởng nông nghiệp của nước ta qua một số năm, ở đây chủ yếu xem xét trong giai đoạn 2001 – 2006.
Bên cạnh việc xem xét tình hình chung của cả nước, nhận thấy vùng đồng bằng sông Cửu Long là một vùng nhạy cảm với vấn đề đầu tư phát triển thủy lợi nên chúng tôi tìm hiểu rõ hơn tình hình đầu tư thủy lợi ở vùng này.
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi về nội dung: nghiên cứu tác động, ảnh hưởng của đầu tư thuỷ lợi tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và tăng trưởng nông nghiệp ở nước ta.
- Phạm vi về không gian:
Tình hình đầu tư phát triển thủy lợi, tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và tăng trưởng nông nghiệp ở Việt Nam.
Tình hình đầu tư phát triển thủy lợi ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long
- Phạm vi về thời gian: Vì chính sách thuỷ lợi là một chính sách trong dài hạn, ảnh hưởng và tác động của nó là trong một thời gian dài nên thời gian nghiên cứu dài, do đó số liệu thu thập dùng để nghiên cứu chủ yếu từ năm 2001 – 2006
Thời gian thực tập từ 14/1 đến 20/5/2008
PHẦN II: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ MỐI LIÊN HỆ GIỮA ĐẦU TƯ THUỶ LỢI VỚI CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP VÀ TĂNG TRƯỞNG NÔNG NGHIỆP
2.1 Những khái niệm cơ bản
2.1.1 Một số lý luận đầu tư phát triển thuỷ lợi và công tác thủy lợi
2.1.1.1 Khái niệm
Khái niệm đầu tư.
Trong thời đại hiện nay thuật ngữ “Đầu tư” đang được sử dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực về lý luận cũng như thực tiễn, song thuật ngữ này cũng có nhiều cách hiểu và cách diễn đạt khác nhau.
Đầu tư là đem một khoản tiền của đã được tích luỹ để sử dụng vào một việc nhất định nhằm thu lại các lợi ích có gái trị lớn hơn hay vì một mục đích sinh lợi trong tương lai.
Đầu tư là những biện pháp cường độ hoá quá trình tái sản xuất thông qua việc tạo ra những tài sản cố định mới mở rộng hay hiện đại hóa những tài sản hiện có nhằm thay thế đổi mới hoặc nâng cao chất lượng, trình độ của các tài sản cố định đã được sử dụng trong tất cả các khu vực của nền kinh tế.
Đầu tư là bỏ vốn vào một doanh nghiệp, một công trình hay một sự nghiệp bằng nhiều biện pháp như cấp phát ngân sách vốn tự có, liên doanh, hoặc vay dài hạn để mua sắm thiết bị, xây dựng mới, hoặc thực hiện việc hiện đại hoá, mở rộng xí nghiệp nhằm thu doanh lợi hay phát triển phúc lợi công cộng. Có đầu tư sản xuất (xây dựng xí nghiệp, trang bị tư liệu sản xuất để sản xuất ra của cải và đem lại doanh lợi) và đầu tư dịch vụ (xây dựng những cơ sở phục vụ lợi ích công cộng như bệnh viện, trường học, thương mại, du lịch…)
Như vậy, khái niệm vốn đầu tư sẽ được hiểu là quá trình sử dụng vốn đầu tư nhằm tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng các cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế nói chung và các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ nói riêng.
Vốn đầu tư là khoản tiền tích luỹ của xã hội từ các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ, là tiền tiết kiệm của dân và số tiền có thể huy động được từ các nguồn khác nhau như liên doanh, liên kết hoặc tài trợ của nước ngoài... được sử dụng cho hoạt động đầu tư.
Khái niệm về thủy lợi
- Dự án đầu tư phát triển thuỷ lợi là loại hình đầu tư dùng các biện pháp kỹ thuật để sử dụng cũng như điều tiết các nguồn nước thiên nhiên một cách hữu ích nhằm đạt được những mục tiêu nào đó. Một quá trình đầu tư có thể là một mục tiêu hoặc nhiều mục tiêu khác nhau.
Trong đầu tư mỗi quá trình đầu tư đều đặt ra những mục tiêu chính nhất định. Quá trình đầu tư phát triển thuỷ lợi đặt ra chủ yếu phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn. Trong đầu tư có nhiều hình thức đầu tư cho các công trình, có thể là đầu tư xây mới hoàn toàn, sửa chữa nâng cấp hoặc lắp đặt thêm máy móc thiết bị.
- Công tác thuỷ lợi là tổng hợp các biện pháp khai thác, sử dụng, bảo vệ các nguồn nước trên mặt và nước ngầm, đấu tranh phòng chống và hạn chế những thiệt hại do nước gây ra đối với kinh tế quốc dân và dân sinh, đồng thời làm tốt công tác bảo vệ môi trường.
- Công trình thuỷ lợi là công trình khai thác mặt lợi của nước, phòng chống tác hại do nước gây ra, bảo vệ môi trường và cân bằng sinh thái.
Công trình thuỷ lợi bao gồm trạm bơm, máy bơm, kênh mương, cống qua đê,...
- Nâng cấp công trình thuỷ lợi là quá trình làm tăng khả năng hoạt động tưới tiêu của công trình bằng các biện pháp như tu sửa, lắp đặt thêm máy móc, thiết bị...
Từ một số khái niệm về đầu tư và công tác thủy lợi ta có thể có thể khái quát khái niệm về đầu tư thủy lợi: Đầu tư thủy lợi là quá trình sử dụng vốn đầu tư vào việc tu sửa hoặc xây mới một số công trình thủy lợi như xây dựng các hồ chứa, trạm bơm, cống qua đê, kênh mương nội đồng, các tuyến đê phòng chống lụt bão, ngăn mặn khử chua… nhằm mục đích tưới tiêu, cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, phòng chống thiên tai bão lũ…
Nguồn vốn dùng để đầu tư phát triển thủy lợi có thể là vốn ngân sách của Nhà nước, nguồn vốn đầu tư nước ngoài hoặc vốn vay nước ngoài, vốn do phát hành trái phiếu chính phủ, vốn từ các công ty thủy nông, vốn do dân đóng góp…
2.1.1.2 Đặc điểm của công trình thuỷ lợi và đầu tư thuỷ lợi
Hệ thống thủy lợi hoặc các công trình thủy lợi có những đặc điểm chung sau:
- Các hệ thống thủy lợi đều phục vụ đa mục tiêu (ít nhất là 2 mục tiêu trở lên), trong đó có tưới, tiêu, cấp nước sinh hoạt, thủy sản, sản xuất công nghiệp, phát điện, giao thông, du lịch, chống lũ, ngăn mặn, cải tạo đất đai, môi trường, sinh thái…
- Vốn đầu tư xây dựng công trình thủy lợi thường rất lớn. Tùy theo điều kiện cụ thể ở từng vùng, để có công trình khép kín trên diện tích 1 ha được tưới thì bình quân phải đầu tư thấp nhất 30-50 triệu đồng, cao nhất 100-200 triệu đồng.
- Công trình thuỷ lợi muốn phát huy hiệu quả cao phải được xây dựng đồng bộ, khép kín từ đầu mối ( phần do Nhà nước đầu tư ) đến tận ruộng (phần do dân tự xây dựng).
- Mỗi công trình, hệ thống công trình thủy lợi chỉ phục vụ cho một vùng nhất định theo thiết kế, không thể di chuyển từ vùng đang thừa nước đến vùng thiếu nước theo yêu cầu thời vụ; đều phải có một tổ chức của Nhà nước, tập thể hay cá nhân trực tiếp quản lý, vận hành theo yêu cầu của các hộ sử dụng nước
- Hệ thống công trình thuỷ lợi nằm rải rác ngoài trời, trải trên diện rộng, có khi qua các khu dân cư, nên ngoài tác động của thiên nhiên, còn chịu tác động trực tiếp của con người (người dân).
- Hiệu quả của công trình thủy lợi hết sức lớn và da dạng, có loại có thể xác định được bằng tiền hoặc bằng khối lượng vật chất cụ thể, nhưng có loại không thể xác định được. Riêng về lĩnh vực tưới tiêu thì hiệu quả được thể hiện ở mức độ tưới hết diện tích, tạo khả năng tăng vụ, cấp nước kịp thời vụ, đảm bảo yêu cầu dùng nước của mỗi loại cây trồng, chi phí quản lý thấp, tăng năng suất và sản lượng cây trồng... góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho nông dân ở nông thôn (Nguyễn Xuân Tiệp, 2007 – Thủy lợi phí miễn, giảm như thế nào- Tạp chí Quản lý kinh tế).
Đặc điểm đầu tư phát triển thuỷ lợi:
Trong đầu tư mỗi quá trình đầu tư đều đặt ra những mục tiêu chính nhất định. Quá trình đầu tư phát triển thuỷ lợi đặt ra chủ yếu phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn. Trong đầu tư có nhiều hình thức đầu tư cho các công trình, có thể là đầu tư xây mới hoàn toàn, sửa chữa nâng cấp hoặc lắp đặt thêm máy móc thiết bị.
Một đặc điểm lớn đối với các dự án xây dựng công trình thuỷ lợi là loại hình đầu tư cơ bản mang đầy đủ các đặc điểm của một công trình xây dựng: thời gian đầu tư dài, lợi ích kinh tế xã hội kéo dài trong nhiều năm. Vì thế số tiền chi phí đầu tư thường khá lớn và phải nằm khê đọng, không vận động và dễ gây thoát vốn trong quá trình đầu tư.
Một quá trình đầu tư được coi là thành công chỉ khi đạt được những mục tiêu đề ra. Chính vì vậy tuổi thọ của các công trình cũng như hiệu quả của các công trình mang lại sẽ có thể được sử dụng trong nhiều năm đủ để các lợi ích thu được tương ứng và lớn hơn chi phí bỏ ra trong suốt quá trình đầu tư của công trình.
Phạm vi và quy mô ảnh hưởng của các công trình thuỷ lợi rất lớn. Công trình ra đời và đi vào vận hành sẽ không chỉ ảnh hưởng đến vùng được đầu tư mà còn ảnh hưởng đến môi trường, ảnh hưởng sâu rộng đến các vùng lân cận. Chính vì vậy mà việc xác định hiệu quả của các công trình, đặc biệt là hiệu quả kinh tế tương đối khó khăn và phức tạp, nhiều khi chỉ mang tính tương đối.
Trong tình hình đất nước còn khó khăn ngân sách giành cho đầu tư phát triển còn hạn hẹp thì nguồn vốn đầu tư cho thuỷ lợi nước ta chủ yếu là nguồn vay của nước ngoài và một phần ngân sách nhà nước. Ngoài ra có một phần vốn của các công ty thuỷ nông và vốn huy động trong nhân dân.
Từ những đặc điểm trên cho thấy: công trình thủy lợi không đơn thuần mang tính kinh tế, kỹ thuật, mà còn mang tính chính trị, xã hội. Vì vậy việc đầu tư xây dựng và quản lý, bảo vệ, khai thác công trình thủy lợi phải có sự tham gia của người dân (PIM), thông qua việc thực hiện chủ trương “ Nhà nước và nhân dân cùng làm”
2.1.2 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
2.1.2.1 Khái niệm về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
Khái niệm cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp: Cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp thực chất là cấu trúc bên trong của ngành nông nghiệp, cấu trúc này bao gồm các ngành hợp thành các mối quan hệ hữu cơ và sự tác động qua lại cả về số lượng và chất lượng giữa các ngành đó trong điều kiện thời gian và không gian nhất định.
Cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp nếu hiểu theo nghĩa rộng bao gồm cơ cấu kinh tế giữa các ngành nông – lâm – thuỷ sản và cơ cấu kinh tế nội bộ các ngành đó.
Cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp nếu hiểu theo nghĩa hẹp chỉ gồm cơ cấu kinh tế giữa các ngành trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ trong nông nghiệp và cơ cấu kinh tế trong nội bộ ngành đó.
Sự thay đổi trong cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp từ trạng thái này sang trạng thái khác cho phù hợp với môi trường và điều kiện phát triển gọi là sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Việc chuyển dịch phải dựa trên cơ sở một cơ cấu hiện có và nội dung của sự chuyển dịch là cải tạo cơ cấu cũ, lạc hậu hoặc chưa phù hợp để xây dựng cơ cấu mới tiên tiến, hoàn thiện và bổ sung cơ cấu cũ nhằm biến cơ cấu cũ thành cơ cấu mới hiện đại và phù hợp hơn.
Như vậy thực chất chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp là quá trình thay đổi các yếu tố bên trong và các mối quan hệ, các yếu tố hợp thành của kinh tế ngành nông nghiệp theo một chủ định hoặc phương hướng nhất định.
Nội dung của chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp là xác định tỷ lệ hợp lý giữa các ngành nông – lâm - thuỷ sản và nội bộ từng ngành. Những ngành này có quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động qua lại lẫn nhau trong những điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội, cả về mặt định tính và định lượng.
2.1.2.2 Sự cần thiết phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp nhằm phát triển một nền nông nghiệp toàn diện, đáp ứng nhu cầu về nông sản của xã hội, nhu cầu tiêu dùng của dân cư.
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp là điều kiện và nhu cầu để mở rộng thị trường
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp tạo cơ sở cho việc thay đổi bộ mặt nông thôn nói chung và nông nghiệp nói riêng, xây dựng một nền nông nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá.
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp nhằm tạo ra một nền sản xuất chuyên môn hoá, thâm canh tiên tiến.
2.1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
- Nhóm các nhân tố về điều kiện tự nhiên gồm: đất đai, khí hậu, thời tiết, nguồn nước... Các nhân tố tự nhiên tác động một cách trực tiếp tới sự hình thành, vận động và biến đổi cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp. Chúng là tư liệu sản xuất chủ yếu của nông nghiệp, quy mô và cơ cấu sản xuất nông nghiệp phụ thuộc rất lớn vào các yếu tố này đặc biệt là yếu tố nguồn nước.
- Nhóm các nhân tố kinh tế xã hội. Nhóm này luôn có tác động mạnh mẽ tới sự hình thành và chuyển dich cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp. Các nhân tố này gồm có: thị trường, hệ thống chính sách kinh tế vĩ mô của chính phủ, vốn, kết cấu hạ tầng nông thôn, tập quán truyền thống sản xuất của dân cư...
- Nhóm nhân tố về tổ chức kỹ thuật, nhóm này bao gồm các hình thức tổ chức sản xuất trong nông nghiệp, sự phát triển của khoa học kỹ thuật và việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất...
2.1.3 Tăng trưởng kinh tế
2.1.3.1 Khái niệm và một số vấn đề cơ bản về tăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng là sự gia tăng về thu nhập quốc nội (GDP) hay thu nhập nhập quốc dân (GNP). Nghĩa là, sản phẩm hàng hoá và dịch vụ của một quốc gia tăng lên nó được coi là tăng trưởng kinh tế. Tăng trưởng cũng được áp dụng để đánh giá theo từng vùng. Cụ thể, chúng ta có thể dùng để đánh giá sự tăng trưởng của các vùng nông thôn. Đây là một trong những chỉ tiêu quan trọng được dùng để đánh giá sự phát triển nông thôn, một chỉ tiêu có tính chất nền tảng. Như vậy tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng của GDP hoặc GNP hoặc thu nhập bình quân đầu người trong một thời gian nhất định. Tăng trưởng kinh tế thể hiện sự thay đổi về lượng của nền kinh tế.
2.1.3.2 Các chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế
Qui mô của