Đề tài Tìm hiểu một số biện pháp nhằm giảm thiểu tranh chấp trong quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu phân bón hoá học ở công ty CP Xuất nhập khẩu Vật tư Nông nghiệp và Nông sản Hà Nội

Trong xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới đang diễn ra sôi động , nền kinh tế Việt Nam đang từng bước hội nhập với các nền kinh tế khu vực và quốc tế , thì hoạt động thương mại quốc tế ( TMQT ) trở thành hoạt động mang tính chất sống còn vì sự cất cánh và phát triển của Đất nước cũng như của từng doanh nghiệp

doc82 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1426 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tìm hiểu một số biện pháp nhằm giảm thiểu tranh chấp trong quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu phân bón hoá học ở công ty CP Xuất nhập khẩu Vật tư Nông nghiệp và Nông sản Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu Trong xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới đang diễn ra sôi động , nền kinh tế Việt Nam đang từng bước hội nhập với các nền kinh tế khu vực và quốc tế , thì hoạt động thương mại quốc tế ( TMQT ) trở thành hoạt động mang tính chất sống còn vì sự cất cánh và phát triển của Đất nước cũng như của từng doanh nghiệp Ngoài những khuyến khích của nhà nước , thì môi trường quốc tế đã tạo điều kiện rất thuận lợi cho các doanh nghiệp kinh doanh XNK hiện nay. Như Việt Nam đã tham gia khu vực mậu dịch tự do của ASEAN ( AFTA ), hiệu lực thương mại Việt Nam –Hoa Kỳ đã có hiệu lực , và Việt Nam đang trong vòng đàm phán gia nhập tổ chức thương mại thế giới ( WTO ) ..Tình hình trên đã mở ra nhiều cơ hội , song cũng đặt ra cho các doanh nghiệp kinh doanh TMQT những thách thức không nhỏ , ảnh hưởng lớn đến quá trình nghiệp vụ giao dịch mua bán , ký kết và thực hiện các hợp đồng TMQT của các doanh nghiệp . Phần lớn các giao dịch giữa doanh nghiệp Việt Nam với đối tác nước ngoài được thực hiện tốt , bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể . Tuy nhiên vẫn còn một số giao dịch có phát sinh tranh chấp . Đây là một thực tế khách quan khó tránh khỏi vì các chủ thể tham gia giao dịch thuộc các hệ thống pháp luật , văn hoá kinh doanh khác nhau. Điều đó đòi hỏi phải đào tạo một đội ngũ cán bộ có đủ năng lực để đảm đương những nhiệm vụ phức tạp và phù hợp với yêu cầu mới của hoạt động TMQT trong xu thế hội nhập. Đặc biệt , đòi hỏi nay càng cấp thiết đối với ngành kinh doanh phân bón hoá học . Nước ta là một nước nông nghiệp nhưng phân bón hoá học hoàn toàn lệ thuộc vào nhập khẩu .Tuy nhiên trong kinh doanhNk phân bón các doanh nghiệp Việt Nam luôn gặp phải những thua thiệt dẫn tới tổn thất cho doanh nghiệp.Vấn đề được đặt ra là các doanh nghiệp kinh doanh XNK phân bón phải làm thế nào để khi giao dịch với doanh nghiệp nước ngoài để không bị thua thiệt , bảo vệ được quyền lợi và kinh doanh có lãi ? Xuất phát từ yêu cầu đó và sau một thời gian tìm hiểu thực tế tại công ty CP XNK Vật tư Nông nghiệp và Nông sản I Hà Nội , em đã lựa chọn đề tài : Một số biện pháp nhằm giảm thiểu tranh chấp trong quy trình thực hiện hợp đồng NK phân bón hoá học ở công ty CP XNK Vật tư Nông nghiệp và Nông sản HN.. làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình . Do thời gian và quy mô có hạn , trên cơ sở tập trung vào tranh chấp thường gặp trong quy trình thực hiện hợp đồng NK luận văn chỉ đề cập đến các tranh chấp phát sinh giữa nhà XK và công ty mà không xét đến các tranh chấp với bên thứ ba như hãng bảo hiểm , người vận tải , ngân hàng .. Đề tài được hoàn thành dựa trên sự sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu như phương pháp phân tích tổng hợp , đối chiếu so sánh và phương pháp điều tra. Cụ thể luận văn được trình bày gồm những phần sau : Phần mở đầu . Chương 1 – Khái quát chung về hợp đồng thương mại quốc tế và những vấn đề về tranh chấp trong quy trình thực hiện hợp đồng NK . Đề cập đến những vấn đề về hợp đồng TMQT và một số tranh chấp thường gặp trong quy trình thực hiện hợp đồng NK , nguyên tắc hạn chế tranh chấp . Chương 2 :Thực trạng quy trình thực hiện hợp đồng NK phân bón hoá học và những tranh chấp thường gặp ở công ty . Đề cập đến thực tế tình hình thực hiện và kết quả hoạt động kinh doanh NK phân bón hoá học ở công ty trong những năm gần đây và một số tranh chấp xảy ra trong thực hiện hợp đồng NK tại công ty . Chương 3 Một số giải pháp nhằm giảm thiểu tranh chấp trong quy trình thực hiện hợp đồng NK tại công ty . Phần này đưa ra các giải pháp – kiến nghị nhằm giảm tranh chấp để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh NK phân bón hoá học ở công ty. Phần kết luận Do thời gian và trình độ cũng như kinh nghiệm thực tế còn hạn chế nên luận văn sẽ không tránh khoỉ những thiếu sót về mặt kiến thức hay sự nhìn nhận vấn đề . Em rất mong nhận được sự giúp đỡ , đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo , các cô chú trong công ty và các bạn để bài luận văn được hoàn thiên hơn . Em xin chân thành cảm ơn Thầy giáo Tiến sĩ Nguyễn Quốc Thịnh , các cô chú ở phòng kế hoạch kinh doanh và toàn thể cán bộ nhân viên trong công ty đã tận tình hướng dẫn giúp đỡ , tạo điều kiện tốt nhất để em hoàn thành bài luận văn này. Chương I Khái quát chung về hợp đồng TMQT và tranh chấp trong thực hiện hợp đồng NK I. Hợp đồng thương mại quốc tế 1. Khái niệm, đặc diểm và phân loại hợp đồng thương mại quốc tế. 1.1.Khái niệm, đặc điểm hợp đồng thương mại quốc tế. * Khái niệm: Hợp đồng thương mại quốc tế ( TMQT ) là sự thoả thuận giữa các đương sự có trụ sở kinh doanh ở các quốc gia khác nhau, theo đó 1 bên gọi là bên bán ( bên xuất khẩu ) có nghĩa vụ chuyển quyền sở hữu cho 1 bên khác gọi là bên mua ( bên nhập khẩu ) một tài sản nhất định gọi là hàng hoá. Bên mua có nghĩa vụ nhận hàngvà trả tiền hàng. Như vậy, hợp đồng nhập khẩu là hợp đồng mua hàng của thương nhân nước ngoài, và thực hiện quá trình nhận quyền sở hữu hàng hoá và thanh toán tiền hàng. Hợp đồng TMQT giữ một vai trò quan trọng trong kinh doanh TMQT, nó xác nhận những nội dung giao dịch mà các bên đã thoả thuận và cam kết thực hiện các nội dung đó. Hợp đồng là cơ sở để các bên thực hiện nghĩa vụ của mình đồng thời yêu cầu bên đối tác thực hiện các nghĩa vụ của họ. Bản chất của hợp đồng là sự tự nguyện ,thoả thuận giữa các chủ thể ký kết hợp đồng. Hợp đồng phải thể hiện ý chí thực sự, không được cưỡng bức, lừa dối lẫn nhau. Do đó Hợp đồng TMQT là cơ sở đánh giá mức độ thực hiện nghĩa vụ của các bên và là cơ sở pháp lý quan trọng để khiếu nại khi bên đối tác không thực hiện toàn bộ hay từng phần nghĩa vụ của mình đã thoả thuận trong hợp đồng. Nên hợp đồng càng quy định chi tiết rõ ràng, dễ hiểu, càng dễ thực hiện và ít xảy ra tranh chấp. * Đặc điểm: Hợp đồng TMQT có đặc điểm khác với hợp đồng mua bán thông thường ở chỗ nó mang tính chất quốc tế hay còn gọi là yếu tố nước ngoài do vậy nó có một số đặc điểm khác với hợp đồng thông thường như sau: Chủ thể hợp đồng TMQT là các bên có quốc tịch khác nhau. Chủ thể hợp đồng có thể là tự nhiên nhân hoặc là pháp nhân và phải có đầy đủ tư cách pháp lý. Tư cách pháp lý của chủ thể bên nước ngoài được xác định theo luật của nước mà họ mang quốc tịch. Chủ thể bên Việt Nam phải là thương nhân được phép hoạt động thương mại trực tiếp với nước ngoài. Hàng hoá là đối tượng của hợp đồng thông thường được di chuyển từ quốc gia này sang quốc gia khác. Tức là hàng hoá trong hợp đồng là hàng hoá được phép mua bán theo quy định pháp luật của nước bên mua và bên bán. Đồng tiền tính giá và đồng tiền thanh toán giữa các bên mua bán thường là ngoại tệ đối với ít nhất một trong các bên ký kết. Luật điều chỉnh hợp đồng TMQT cũng phức tạp hơn các loại hợp đồng mua bán trong nước. Quyền và nghĩa vụ các bên liên quan ngoài việc quy định trong hợp đồng còn có thể được điều chỉnh bởi các điều ước quốc tế về thương mại, tập quán TMQT hoặc luật thương mại các quốc gia (luật quốc gia người bán, luật quốc gia người mua, luật quốc gia nơi hàng hoá đi qua). -Hình thức : Công ước Viên 1980 cho phép các thành viên sử dụng hợp đồng bằng hình thức văn bản và hình thức miệng tuy nhiên ở Việt Nam, hình thức văn bản là bắt buộc đối với hợp đồng TMQT. Mọi sửa đổi bổ sung hợp đồng cũng phải làm thành văn bản, thư từ, điện báo và telex cũng được coi là hình thức văn bản. 1.2 Phân loại hợp đồng TMQT Có rất nhiều tiêu thức để phân loại hợp đồng TMQT, tuy nhiên phổ biến nhất hiện nay có thể dựa vào một số tiêu thức sau: * Dựa vào phương thức thực hiện hợp đồng, thì có: - Hợp đồng một chiều: là hợp đồng mà doanh nghiệp kinh doanh quốc tế chỉ thực hiện xuất khẩu hoặc nhập khẩu hàng hoá. - Hợp đồng hai chiều còn gọi là hợp đồng mua bán đối lưu là hợp đồng mà doanh nghiệp vừa mua vừa kèm theo bán hàng. - Hợp đồng gia công: theo hợp đồng này doanh nghiệp giao nguyên vật liệu hoặc bán thành phẩm cho các đơn vị sản xuất và thoả thuận với họ về sản xuất gia công, chế biến thành phẩm theo những yêu cầu kỹ thuật mẫu mã, kích cỡ, chất lượng quy định trước. Sau khi đơn vị sản xuất nhận hàng thì doanh nghiệp phải trả tiền công cho đơn vị nhận gia công. Trong nghiệp vụ gia công, nhập nguyên liệu và xuất thành phẩm đi đều không có sự chuyển dịch quyền sở hữu, chúng đều thuộc một cuộc giao dịch, các việc có liên quan đều được quy định trong cùng một hợp đồng. Do vậy nghĩa vụ, quyền lợi của người nhận gia công, người thuê gia công được ràng buộc rất chặt chẽ. Hợp đồng này đảm bảo cho người nhận gia công về việc tiêu thụ thành phẩm trước những rủi ro do biến động của thị trường. Hợp đồng tái xuất: trong giao dịch tái xuất, hợp đồng xuất khẩu và hợp đồng nhập khẩu có liên quan mật thiết với nhau. Chúng thường phù hợp với nhau về hàng hoá, bao bì mã hiệu, nhiều khi cả về thời hạn giao hàng và các chứng từ hàng hoá. Việc thực hiện hợp đồng nhập khẩu phải tạo cơ sở đầy đủ và chắc chắn cho việc thực hiện hợp đồng xuất khẩu. Trong hợp đồng tái xuất có sự tham gia của ba chủ thể là nước xuất khẩu, nước tái xuất và nước nhập khẩu do đó khi xảy ra vấn đề tranh chấp thì việc giải quyết thường rất khó khăn và phức tạp. * Dựa vào thời gian thực hiện hợp đồng: Hợp đồng ngắn hạn thường được ký kết trong một thời gian tương đối ngắn và sau khi hai bên đã hoàn thành nghĩa vụ trong hợp đồng thì quan hệ pháp lý giữa các chủ thể hợp đồng cũng kết thúc. Hợp đồng dài hạn là hợp đồng có thời gian thực hiện tương đối dài mà trong thời gian đó việc giao hàng được thực hiện làm nhiều lần. * Ngoài ra còn có các loại hợp đồng khác như: - Hợp đồng xuất nhập khẩu gián tiếp (là hợp đồng uỷ thác XNK): các hợp đồng này doanh nghiệp sản xuất uỷ thác cho doanh nghiệp ngoại thương đứng ra tiến hành xuất nhập khẩu hàng hoá, bên doanh nghiệp sản xuất phải chịu một chi phí nhất định gọi là chi phí uỷ thác. - Hợp đồng một văn bản và hợp đồng gồm nhiều văn bản. 2. Nguồn luật điều chỉnh trong hợp đồng TMQT. Do tính chất quốc tế của hợp đồng TMQT mà luật điều chỉnh hợp đồng TMQT phức tạp hơn các loại hợp đồng mua bán trong nước. Quyền và nghĩa vụ của các bên ngoài việc quy định trong hợp đồng còn có thể được điều chỉnh bởi các điều ước quốc tế về thương mại , tập quán thương mại quốc tế, hoặc luật thương mại các quốc gia. - Trước tiên là các điều ước quốc tế về thương mại .Trên thế giới hiện nay có rất nhiều các điều ước quốc tế liên quan tới lĩnh vực TMQT như: các công ước quốc tế về vận tải hàng hoá, bảo hiểm hàng hoá, vận đơn, hải quan. Nhưng quan trọng và được áp dụng rộng rãi ở nhiều quốc gia là Công ước Viên 1980. Công ước này quy định về tính chất pháp lý của các văn bản được coi như hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế, chỉ rõ quyền và nghĩa vụ của những người tham gia ký kết và thực hiện hợp đồng ấy. Việt Nam chưa phải là thành viên của Công ước Viên nhưng các doanh nghiệp Việt nam vẫn có thể áp dụng nếu dẫn chiếu vào hợp đồng . - Thứ hai là các thông lệ, tập quán thương mại quốc tế (Lex mercatoria ). Các tập quán này khi được dẫn chiếu vào trong hợp đồng sẽ có hiệu lực bắt buộc đối với các chủ thể ký kết. Trong đó, “Quy tắc quốc tế giải thích các điều kiện thương mại” được nêu trong cuốn “ Điều kiện Thương mại quốc tế” (Incorterms ) và quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ(UCP) là các tập quán được sử dụng phổ biến nhất trong hoạt động TMQT. Incorterms làm rõ sự phân chia trách nhiệm, chi phí và rủi ro trong quá trình chuyển hàng từ người bán đến người mua. UCP quy định rõ các nội dung về chứng từ thanh toán trách nhiệm của nhân hàng. Cả hai ấn phẩm này đều do Phòng thương mại quốc tế (ICC) xuất bản, và đã được sửa đổi bổ sung nhiều lần. Vì vậy , để tránh hiểu lầm và tranh chấp các bên nên dẫn chiếu ấn phẩm nào trong hợp đồng . Ngoài ra hợp đồng TMQT có thể còn chịu sự điều chỉnh của các tập quán buôn bán đối với từng ngành hàng, các thông lệ của từng cầu cảng, vận chuyển v.v Tuy nhiên các bộ luật cũng như các tập quán buôn bán này sẽ không có giá trị áp dụng hiệu lực nêú không dược dẫn chiếu trong hợp đồng . - Thứ ba là luật quốc gia: có thể là luật quốc gia người bán , luật quốc gia người mua hoặc luật quốc gia mà hàng đi qua. Tuỳ theo các bên chủ thể của hợp đồng thoả thuận chọn luật của quốc gia nào thì luật của quốc gia đó trở thành nguồn luật điều chỉnh hợp đồng. ở Việt Nam luật áp dụng trong hợp đồng TMQT có luật Thương Mại được quốc hội khoá IX thông qua và có hiệu lực từ ngày 31/7/1998 và có các văn bản dưới luật như Nghị Định số 57//1998/NĐCP của chính phủ ngày 31/7/1998 quy định chi tiết thi hành luật thương mại về hoạt động XK, NK, gia công và đại lý mua bán hàng hoá cho người nước ngoài . Nguồn luật điều chỉnh trong hợp đồngTMQT rất đa dạng và phức tạp. Nhưng trên thực tế, các bên khi ký kết hợp đồng thường rất hay bỏ qua điều khoản này. Khi tranh chấp phát sinh, điều khoản này lại là vấn đề được đem ra xem xét trước tiên và có ảnh hưởng lớn tới kết quả của việc giải quyết tranh chấp . 3) Kết cấu và nội dung cơ bản của HĐTMQT 3.1.Kết cấu. Hợp đồng TMQT là sự thoả thuận của các bên ký kết hợp đồng. Tuỳ từng phương thức ký kết hợp đồng mà kết cấu hợp đồng có thể khác nhau. Tuy nhiên một hợp đồng TMQT thường gồm hai phần chính: phần trình bày chung và phần các điều khoản của hợp đồng . Phần trình bày chung , bao gồm : Số hiệu của hợp đồng, địa điểm ngày tháng ký kết hợp đồng, các định nghĩa dùng trong hợp đồng (nếu có ) cơ sở pháp lý để ký kết hợp đồng .. Đây không phải là nội dung pháp lý bắt buộc của hợp đồng. Nhưng nó tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình kiểm tra, giám sát, điều hành, và thực hiện hợp đồng của các bên. Hơn nữa, nó là cơ sở để giải quyết khiếu nại sau này . Trên thực tế, khi ký hợp đồng các bên thường coi nhẹ phần tưởng như không quan trọng này. Và dẫn đến xảy ra các tranh chấp liên quan đến phần này như: tranh chấp liên quan đên hiệu lực hợp đồng TMQT , tranh chấp liên quan đến địa vị pháp lý của các chủ thể. Do đó, các bên cần phải nêu chính xác đầy đủ phần này . Phần các điều khoản của hợp đồng . Nội dung của hợp đồng TMQT bao gồm các điều khoản mà các bên cam kết và thoả thuận với nhau. Những điều khoản thoả thuận đó làm phát sinh quyền và nghĩa vụ các bên và không trái pháp luật. Tuỳ theo từng loại hợp đồng theo, từng hàng hoá mà số lượng các điều khoản trong hợp đồng sẽ khác nhau, các nội dung đề cập đến trong điều khoản cũng khác nhau . Theo Luật Thương Mại Việt Nam, hợp đồng TMQT phải có ít nhất 6 điều khoản : _ Điều khoản tên hàng . _Điều khoản số lượng hàng hoá . -Điều khoản quy cách chất lượng . -Điều khoản giá cả . -Điều khoản thanh toán . - Điều khoản địa điểm và thời hạn giao nhận hàng. 3.2. Nội dung cơ bản các điều khoản trong hợp đồng TMQT. Tuỳ theo từng loại hợp đồng, từng đối tượng mua bán mà số lượng các điều khoản và nội dung đề cập đến trong từng điều khoản cũng sẽ khác nhau. Tuy nhiên người ta thường chia các điều khoản thành các nhóm điều khoản: * Nhóm điều khoản về hàng hoá, bao gồm: Điều khoản về tên hàng. Đây là điều khoản chỉ rõ đối tượng cần giao dịch của hợp đồng, có tác dụng hướng dẫn các bên dựa vào đó xác định mặt hàng cần mua bán trao đổi. Vì vậy nó là một điều khoản quan trọng và không thể thiếu giúp cho các bên tránh được các hiểu lầm có thể dẫn đến tranh chấp sau này. Có nhiều cách diễn dạt tên hàng, ví dụ như: ghi tên thương mại kèm theo tên thông thường và tên khoa học của hàng hoá; ghi tên hàng hoá kèm theo tên hãng sản xuất; ghi tên hàng hoá kèm theo tên địa phương sản xuất; ghi tên hàng hoá kèm theo nhãn hiệu của nó... Khi quy định tên hàng các bên phải lưu ý quy định chính xác, rõ ràng, cụ thể. Cố gắng sử dụng tên gọi thông dụng trên thị trường thế giới và kèm theo tên khoa học, như thế sẽ hạn chế tranh chấp cũng như thuận lợi cho việc áp mã tính thuế hay cước phí vận chuyển. - Điều khoản số lượng. Điều khoản này bao gồm trọng lượng và khối lượng hàng hoá. Các bên phải thống nhất với nhau về đơn vị đo lường, cách ghi số lượng trong hợp đồng. Nếu là trọng lượng thì phải ghi rõ trọng lượng tịnh, trọng lượng lý thuyết và trọng lượng cả bì, hay trọng lượng thương mại. Nếu là khối lượng phải quy định cụ thể đơn vị tính số lượng và cách tính số lượng, đơn vị tính không được quy định rõ ràng sẽ rất dễ dẫn đến sự hiểu lầm khối lượng hàng hoá mua bán giữa các bên. Nguyên nhân của sự hiểu lầm này là do, trong TMQT, nhiều đơn vị đo lường có cùng tên gọi nhưng ở mỗi nước lại có một nội dung khác. Ví dụ, một bao bông ở Ai Cập là 33kg, ở Braxin là 18 kg. Ngoài ra, một số nguyên nhân đáng kể nữa là sự áp dụng đồng thời nhiều hệ thống trong TMQT: hệ mét hay hệ đo lường của Anh, của Mỹ. Ngoài ra, khi quy định số lượng cần quy định rõ dung sai (nếu số lượng được xác định phỏng chừng), đặc biệt là bên nào có quyền chọn dung sai. Do tầm quan trọng của điều khoản số lượng, và để giảm tranh chấp trong thực hiện hợp đồng các bên cần chú ý nắm chính xác về số lượng hàng để từ đó quy định cụ thể, rõ ràng khi ký hợp đồng. * Điều khoản chất lượng Chất lượng hàng hoá là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới giá trị sử dụng và giá cả của hàng hoá. Chất lượng là một bộ phận cấu thành quan trọng trong thuyết minh hàng, là cơ sở để hai bên mua bán giao nhận hàng. Đặc biệt trong nhập khẩu, chất lượng hàng hoá nhập khẩu phù hợp với yêu cầu đề ra là vấn đề quan trọng bảo vệ lợi ích doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả kinh doanh. Để hạn chế tranh chấp, các bên cần thoả thuận chi tiết về quy cách, chất lượng hàng hoá một cách chính xác, phù hợp. - Đối với hàng hoá đã được tiêu chuẩn hoá, các bên có thể căn cứ vào tiêu chuẩn đã được công nhận để xác định chất lượng hàng và ghi vào hợp đồng . - Đối với hàng hoá chưa được tiêu chuẩn hoá, các bên có thể sử dụng phương pháp mô tả (mô tả những đặc điểm về màu sắc, hình dáng, kích thước, tính năng..và các chỉ tiêu khác về phẩm chất hàng hoá), hoặc sử dụng mẫu hàng để làm căn cứ xác định hàng hoá giao nhận. Ngoài ra, có thể sử dụng các phương pháp khác như dựa vào các chất chủ yếu trong hàng hoá, dựa vào tài liệu kỹ thuật..để xác định chất lượng hàng hoá. * Điều khoản về bao bì. Có thể nói, bao bì là một bộ phận cấu thành chất lượng và giá cả hàng hoá. Hàng hoá được đóng gói thích hợp sẽ thuận tiện cho việc vận chuyển, bốc dỡ, lưu trữ, bảo quản, kiểm kê, trưng hàng và mang xách, hơn nữa còn khó mất, giữ gìn về số lượng, tạo thuận lợi về các mặt. Với ý nghĩa như vậy, điều khoản bao bì cũng được coi như điều khoản chính trong hợp đồng. Trong thực tế, có nhiều cách để quy định bao bì, có thể quy định một cách chung chung (như bao bì theo tiêu chuẩn XK). Tuy nhiên, đối với mặt hàng phân bón hoá học là mặt hàng dễ làm hỏng bao bì khi biến chất, do vậy để tránh những tranh chấp liên quan đến bao bì, hai bên cần thoả thuận rõ ràng, cụ thể về chất lượng bao bì, giá cả bao bì, hình thức bao bì vào trong hợp đồng. * Nhóm điều khoản tài chính, giá cả. Nhóm điều khoản này bao gồm điều khoản về giá cả và điều khoản thanh toán. Đây luôn là nhóm điều khoản trung tâm của hợp đồng mua bán, bởi nó có mối quan hệ mật thiết và ảnh hưởng tới các điều khoản khác như bảo hiểm, vận tải, thời gian bảo hành.. -Đối với điều khoản giá cả, các bên cần phải quy định chính xác mức giá, đồng tiền tính giá, phương pháp quy định giá, và thường gồm cả các yếu tố cấu thành giá như điều kiện cơ sở giao hàng, giảm giá, bảo hành v.v. -Đối với điều khoản thanh toán, phải quy định những nội dung sau: Đồng tiền thanh toán, địa điểm thanh toán, thời hạn thanh toán, phương thức thanh toán và điều kiện đảm bảo hối đoái. Đặc biệt, các bên cần phải lưu ý hơn đến thời hạn thanh toán và phương thức thanh toán. Hiện nay trong thanh toán quốc tế thường sử dụng phương thức tín dụng chứng từ, đây là phương thức có nhiều ưu điểm như đối với nhà NK chỉ khi chắc chắn hàng đã được giao và bộ chứng từ hàng hoá hợp lệ thì mới thanh toán. Bên cạnh đó có thể sử dụng các phương thức khác như: phương thức nhờ thu, phương thức chuyển tiền. Đây là điều khoản liên quan tới lợi ích của hai bên mua, bán. Vì vậy, khi đàm phán phải cố gắng thoả thuận hình thức thanh toán có lợi nhất cho mình. Tuy nhiên, trên thực tế tranh chấp lại thường phát sinh từ khâu này. * Nhóm điều khoản về vận tải. Đối với nhà nhập khẩu thì điều khoản này có ý ng
Tài liệu liên quan