Thế giới đã và đang diễn ra những biến đổi to lớn và sâu sắc. Các quốc gia trên thế giới phụ thuộc lẫn nhau trong mối quan hệ kinh tế, không có quốc gia nào phát triển mà không mở rộng mối quan hệ kinh tế đối ngoại, đặc biệt là ngoại thương. Xu hướng khu vực hoá và toàn cầu hoá càng thể hiện một cách rõ nét chẳng hạn như sự lớn mạnh của các tổ chức kinh tế khu vực và thế giới: WTO, EU, ASEAN, APEC
69 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1314 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tìm hiểu một số biện pháp thúc đẩy xuất khẩu ở Việt Nam trong quá trình hội nhập AFTA, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lời mở đầu
Thế giới đã và đang diễn ra những biến đổi to lớn và sâu sắc. Các quốc gia trên thế giới phụ thuộc lẫn nhau trong mối quan hệ kinh tế, không có quốc gia nào phát triển mà không mở rộng mối quan hệ kinh tế đối ngoại, đặc biệt là ngoại thương. Xu hướng khu vực hoá và toàn cầu hoá càng thể hiện một cách rõ nét chẳng hạn như sự lớn mạnh của các tổ chức kinh tế khu vực và thế giới: WTO, EU, ASEAN, APEC ... Thêm vào đó, cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật trên thế giới diễn ra hết sức sôi động và phát triển như vũ bão . Sự phát triển của khoa học công nghệ đã đẩy nhanh quá trình quốc tế hoá đời sống kinh tế thế giới. Chính vì vậy, ngày nay hợp tác quốc tế đã trở thành yêu cầu tất yếu đối với sự phát triển đi lên cửa mỗi quốc gia.
Hoà nhập với xu thế trên, trong công cuộc phát triển kinh tế ,xây dựng đất nước, đặc biệt là sau khi tiến hành đổi mới kinh tế xã hội, Đảng và Chính phủ Việt Nam rất coi trọng hoạt động kinh tế đối ngoại. Việc định ra một chiến lược phát triển kinh tế, trong đó đặc biệt coi trọng chiến lược công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu, là một yêu cầu thực sự cấp bách đối với Việt Nam hiện nay. Chiến lược kinh tế hướng về xuất khẩu của Việt Nam phải hướng vào không ngừng mở rộng phân công và hợp tác quốc tế trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, khoa học kỹ thuật, khai thác tối đa và có hiệu quả lợi thế so sánh của đất nước để phát triển kinh tế thông qua con đường xuất khẩu.
Để thực hiện chiến lược trên, trong những năm qua Việt Nam đã không ngừng mở rộng quan hệ kinh tế với các nước trên thế giới, các tổ chức kinh tế khu vực và thế giới. Việc gia nhập ASEAN (07/1995) đánh dấu một bước khởi đầu cho Việt Nam trong tiến trình hội nhập với các tổ chức kinh tế trên thế giới. Là thành viên của ASEAN, Việt Nam đã cam kết thực hiện CEPT/AFTA. Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) đặt cho Việt Nam những cơ hội và thách thức mới đối với hoạt động ngoại thương. Những cơ hội và thách thức này đỏi hỏi trong tiến trình thực hiện chiến lược công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu, Việt Nam cần đặt ra cho mình các chính sách và biện pháp thúc đẩy xuất khẩu sao cho phát huy được những mặt lợi thế và khắc phục những mặt hạn chế.
Xuất phát từ thực tế khách quan trên và dưới sự tận tình hướng dẫn của giáo viên, tôi chọn đề tài “Một số biện pháp thúc đẩy xuất khẩu ở Việt Nam trong quá trình hội nhập AFTA” cho luận văn tốt nghiệp của mình, với mong muốn từ sự phân tích thực trạng xuất khẩu của Việt Nam trong quá trình hội nhập AFTA, sẽ là cơ sở đánh giá các mặt ưu nhược điểm trong hoạt động xuất khẩu của Việt Nam.Từ đó đề ra một số biện pháp thúc đẩy xuất khẩu đối với Việt Nam trước thềm thế kỷ mới.
Kết cấu luận văn trừ phần mở đầu và kết luận được chia làm ba chương chính:
Chương 1: Xuất khẩu với xu thế hội nhập AFTA.
Chương 2: Phân tích thực trạng xuất khẩu trong quá trình hội nhập AFTA.
Chương 3: Một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu trong quá trình hội nhập AFTA.
Chương 1
Xuất Khẩu Với Xu Thế Hội Nhập AFTA
1.1-/ Vai trò của xuất khẩu đối với nền kinh tế quốc dân.
1.1.1-/ Nguồn gốc hoạt động xuất khẩu.
Xuất khẩu và nhập khẩu là nội dung quan trọng và cốt lõi của thương mại quốc tế. Vì vậy nghiên cứu nguồn gốc ra đời của hoạt động xuất khẩu trước hết ta nghiên cứu về nguồn gốc của thương mại quốc tế.
Thương mại quốc tế là sự trao đổi hàng hoá và dịch vụ giữa các nước thông qua mua bán. Hoạt động trao đổi giữa các quốc gia có vai trò vô cùng quan trọng đổi với nền kinh tế bởi thương mại quốc tế mở rộng khả năng sản xuất và tiêu dùng của một nước. Thương mại quốc tế cho phép một nước tiêu dùng tất cả các mặt hàng với số lượng nhiều hơn mức có thể tiêu dùng so với đường giới hạn khả năng sản xuất trong nước khi thực hiện chế độ đóng cửa, tự cung, tự cấp.
Tiền đề xuất hiện sự trao đổi là phân công lao động xã hội, sự khác biệt về điều kiện tự nhiên và khả năng sản xuất. Với tiến bộ của khoa học kỹ thuật, phạm vi chuyên môn hoá ngày càng sâu rộng, số sản phẩm và dịch vụ thoả mãn nhu cầu con người ngày một dồi dào,sự phụ thuộc giữa các quốc gia ngày càng tăng.
Điều này là tất yếu bởi thương mại quốc tế xuất hiện từ sự đa dạng về điều kiện tự nhiên sản xuất giữa các quốc gia dẫn tới việc chuyên môn hoá sản xuất một số mặt hàng có lợi thế để xuất khẩu và nhập khẩu các mặt hàng từ nước ngoài mà kém lợi thế khi sản xuất trong nước.
Tuy nhiên, vì sao một quốc gia hoàn toàn kém lợi thế hơn trong việc sản xuất các sản phẩm mà vẫn duy trì đưọc hoạt động thương mại quốc tế ? Quy luật lợi thế tương đối của David Ricardo đã trả lời cho câu hỏi này. Lý thuyết này khẳng định nếu mỗi quốc gia chuyên môn hoá vào sản xuất các sản phẩm mà nước đó có lợi thế tương đối hay có hiệu quả sản xuất so sánh cao nhất thì thương mại quốc tế đem lại lợi ích cho tất cả các nước. Nền tảng của quy luật lợi thế tương đối là chi phí cơ hội.
Chi phí cơ hội của một sản phẩm là số lượng các sản phẩm khác mà người ta phải từ bỏ để sản xuất thêm một đơn vị sản phẩm đó. Sự chênh lệch giữa các nước về chi phí cơ hội trong việc sản xuất ra một mặt hàng là cơ sở quyết định phương thức thương mại quốc tế. Và sau nay phát triển lên thành lý thuyết H-O. Lý thuyết H-O còn được gọi là lý thuyết lợi thế so sánh về các nguồn lực sản xuất vốn có. Đây cũng chính là lý thuyết hiện đại giải thích về nguồn gốc thương mại quốc tế nói chung và hoạt động xuất khẩu nói riêng. Lý thuyết này được các nhà kinh tế nổi tiếng khác như T.M Rubczyuski, Wolfgang Stolper, Paul A Samuelson, James William...tiếp tục mở rộng và phát triển hơn để khẳng định những tư tưởng khoa học và giá trị thực tiễn to lớn của định lý H-O, hay còn gọi là quy luật H-O về tỷ lệ cân đối các yếu tố sản xuất mà trước đó đã được Hecksher và Ohlin đưa ra với nội dung là: một nước sẽ xuất khẩu hàng hoá mà việc sản xuất nó cần sử dụng nhiều yếu tố rẻ và tương đối sẵn có của đất nước đó và nhập khẩu hàng hoá mà việc sản xuất nó cần nhiều yếu tố đắt và tương đối đắt ở nước đó.
Tuy còn có những khiếm khuyết lý luận trước thực tiễn phát triển phức tạp của hoạt động thương mại quốc tế ngay nay. Xong quy luật này vẫn đang là quy luật chi phối động thái phát triển của thương mại quốc tế và có ý nghĩa chỉ đạo thực tiễn quan trọng đối với các nước đang phát triển, đặc biệt đối với nước chưa phát triển. Vì nó chỉ ra rằng đối với những nước này, đa số là nước đông dân, nhiều lao động, nhưng nghèo vốn. Do đó, trong giai đoạn đầu công nhgiệp hoá đất nước, cần tập trung xuất khẩu những hàng hoá sử dụng nhiều lao động. Sự lựa chọn các sản phẩm xuất khẩu phù hợp với các lợi thế so sánh về các nguồn lực sản xuất vốn có, sẽ là điều kiện cần thiết để đưa các nước đang phát triển và chưa phát triển có thể nhanh chóng hội nhập vào sự phân công lao động và hợp tác thương mại quốc tế. Trên cơ sơ lợi ích thương mại thu được sẽ thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế đất nước
1.1.2-/ Vai trò của hoạt động xuất khẩu đối với quá trình phát triển kinh tế
Đối với các quốc gia trên thế giới hoạt động xuất nhập khẩu đóng vai trò quan trọng, không thể thiếu được trong mục tiêu phát triển kinh tế đất nước. Mỗi quốc gia trên đều có điều kiện sản xuất, tài ngyên, thiên nhiên và trình độ kỹ thuật khác nhau ...vì thế một quốc gia không thể sản xuất các mặt hàng để đáp ứng nhu cầu của người dân, mà sẽ tập trung chuyên môn hoá vào sản xuất các mặt hàng đem lại lợi thế cao hơn. Hoạt động xuất khẩu sẽ giúp quốc gia đó khai thác triệt để lợi thế so sánh và mở rộng khả năng tiêu dùng của nước nhập khẩu. Xuất khẩu là cơ sơ của nhập khẩu, là hoạt động kinh doanh đem lại lợi nhuận lớn, và là phương tiện thúc đẩy phát triển kinh tế . Mở rộng xuất khẩu để tăng thu ngoại tệ, tạo điều kiện cho nhập khẩu và phát triển cớ sở hạ tầng. Luôn luôn coi trọng và thúc đẩy các ngành kinh tế hướng vè xuất khẩu, khuyến kích các thành phần kinh tế mở rộng xuất khẩu còn giải quyết việc làm và chuyển đổi cơ cấu kinh tế . Vì vậy, vai trò của xuất khẩu thể hiện ở những điểm sau:
a, Xuất khẩu tạo nguồn vốn quan trọng để thoả mãn nhu cầu nhập khẩu và tích luỹ phát triển sản xuất phục vụ công nghiệp hoá đất nước.
Công nghiệp hoá đất nước theo những bước đi thích hợp là con đường tất yếu để khắc phục tình trạng nghèo nàn và chậm phát triển. Để công nghiệp hoá đất nước trong thời gian ngắn đòi hỏi phải có số vốn lớn để nhập khẩu máy móc thiết bị kỹ thuật, công nghệ tiên tiến. Nguồn vốn để nhập khẩu có thể được hình thành từ nhiều nguồn như: liên doanh đầu tư nước ngoài , vay nợ , viện trợ, thu từ hoạt động du lịch, từ hoạt động xuất khẩu. Xong các nguồn vốn này rồi cũng phải trả nợ bằng cách này hay cách khác ở thời kỳ sau này. Vì vậy xuất khẩu là nguồn vốn quan trọng nhất để thoả mãn nhu cầu nhập khẩu những tư liệu sản xuất thiết yếu phục vụ cho công nghiệp hoá và hiện đại háo đất nước. Bài học kinh nghiệm của một số nước trên thế giới tăng trưởng chri dựa trên nguòon vốn vay nợ, viện trợ và đầu tư nước ngoài đã phải trả một giá đắt đã ming chứng cho điều này. Hơn nữa, trong thực tế xuất khẩu và nhập khẩu có mối quan hệ mật thiết với nhau, vừa là kết quả vừa là tiền đề của nhau. Đẩy mạnh xuất khẩu là để tăng cường nhập khẩu để nó mở rộng, tăng nhanh khả năng xuất khẩu.
b, Xuất khẩu góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang nền kinh tế hướng ngoại:
Cơ cấu sản xuất và tiêu dùng trên thế giới đã và đang thay đổi vô cùng mạnh mẽ. Đó là thành quả của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật công nghệ hiện đại. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tấe sang nền kinh tế hướng ngoại trong quá trình công nghiệp hoá ở nước ta hiện nay là phù hợp với xu hướng phát triển kinh tế thế giới. Có hai cách nhìn nhận về tác động của xuất khẩu đối với sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Một là, xuất khẩu chỉ là việc tiêu thụ những sản phẩm thừa do sản xuất vượt quá nhu cầu nội địa. Trong trường hợp nền kinh tế còn lạc hậu và chậm phát triển như ở nước ta, sản xuất về cơ bản chưa đủ để tiêu dùng nếu chỉ thụ động ở sụ dư thừa của sản xuất thì xuất khẩu vẫn cứ nhỏ bé và chậm chạp. Hơn nữa, nó không góp phần chuyên môn hoá sản xuất và thuíc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng có lợi.
Hai là, coi thị trường và đặc biệt là thị trường thế giới là hướng quan trọng để tổ chức sản xuất. Điều đó có tác động tích cực đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế thể hiện ở:
Xuất khẩu tạo điều kiện cho ngành liên quan có điều kiện phát triển thuận lợi. Chẳng hạn, khi phát triển ngành dệt may xuất khẩu sẽ tạo điều kiện cho việc phát triển ngành sản xuất nguyên liệu như bông hay thuốc nhuộm. Sự phát triển của công nghiệp chế biến thực phẩm xuất khẩu (dầu thực vật, chè...) kéo theo sự phát triển của ngành công nghiệp chế tạo thiết bị để sản xuất ra các sản phẩm đó.
Xuất khẩu tạo khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ, cung cấp đầu vào cho sản xuất, khai thác tối đa sản xuất trong nước.
Xuất khẩu tạo những tiền đề kinh tế, kỹ thuật nhằm đổi mới thường xuyên năng lực sản xuất trong nước. Nói cách khác, xuất khẩu là điều kiện tạo thêm vốn kỹ thuật, công nghệ tiên tiến từ thế giới bên ngoài vào Việt Nam nhằm hiện đại hoá nền kinh tế nước ta.
Thông qua xuất khẩu, hàng hoá Việt Nam sẽ tham gia vào cuộc cạnh tranh trên thị trường thế giới về giá cả và chất lượng. Cuộc cạnh tranh này đòi hỏi phải tổ chức lại sản xuất phù hợp với nhu cầu thị trường. Để đáp ứng yêu cầu cao của thị trường thế giới về quy cách, chất lượng sản phẩm, muốn thắng lợi trong cạnh tranh thì một mặt sản xuất phải đổi mới trang thiết bị công nghệ, mặt khác người lao động phải nâng cao tay nghề học hỏi kinh nghiệm sản xuất tiên tiến trên thế giơí. Hơn nữa, nhu cầu sở thích của người tiêu dùng ngày càng đa dạng và hết sức phong phú, muốn xuất khẩu được hàng hoá đoì hỏi phải có sự đổi mới về mẫu mã, chất lượng, kiểu dáng, kích thước của hàng hoá.
Xuất khẩu còn đòi hỏi các doanh nghiệp luôn luôn đổi mới và hoàn thiện công tác quản lý sản xuất, kinh doanh nâng cao chất lượng sản phẩm hạ giá thành.
c, Xuất khẩu góp phần tích cực vào giải quyết công ăn việc làm và cải thiện đời sống nhân dân.
Xuất khẩu góp phần tích cực vào giải quyết công ăn việc làm. Các ngành công nghiệp nhẹ, công nghiệp chế biến hàng xuấ khẩu, các khu công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu đã tác động tích cực đến đội ngũ lao động không chỉ gia tăng về số lượng lao động có việc làm mà từng bước nâng cao chất lượng đội ngũ lao động để đáp ứng với yêu cầu công nghiệp hoá. Sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường quốc tế đối với mặt hàng xuất khẩu đã khiến cho Việt nam cũng đã bắt đầu hình thành và đang có xu hướng phát triển ngày càng mạnh đội ngũ lao động gồm cả trí thức, công nhân kỹ thuật cao trong một số ngành kinh tế kỹ thuật hiện đại như dầu khí, điện tử tin học, cơ khí chính xác, bưu chính viễn thông ... Phát triển các ngành sản xuất hàng xuất khẩu cần nhiều lao động là một trong những con đường chắc chắn nhất để tạo nên nhiều công ăn việc làm và thu được nhiều ngoại tệ mà không phải sử dụng tài nguyên quí hiếm. Dựa vào việc lập hàm hồi qui về mối quan hệ giữa xuất khẩu và việc làm cho thấy nếu xuất khẩu tăng lên 1% so với năm gốc thì chỗ việc làm cho người lao động sẽ tăng lên ít nhất 0,4% so với năm gốc. Xuất khẩu tạo công ăn việc làm và làm tăng thu nhập cho người lao động không chỉ ở các vùng đô thị, các khu chế xuất, các xí nghiệp công ty liên doanh đầu tư nước ngoài mà đã lan rộng đến nhiều vùng nông thôn. Do vậy, xuất khẩu đã góp phần cải thiện đời sống của nhân dân và từng bước xoá bỏ chênh lệch mức sống thực tế giữa các tầng lớp dân cư ở nhiều khu vực lãnh thổ khác nhau. Hơn nữa, xuất khẩu còn tạo nguồn vốn nhập khẩu về vật phẩm tiêu dùng thiết yếu phục vụ cho đời sống, và đáp ứng ngày càng phong phú thêm nhu cầu tiêu dùng của nhân dân.
d, Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại của nước ta.
Xuất khẩu và các mối quan hệ kinh tế đối ngoại đã làm cho nền kinh tế nước ta gắn chặt với phân công lao động quốc tế. Thông thường hoạt động xuất khẩu ra đời sớm hơn các hoạt động kinh tế đối ngoại khác nên nó thúc đẩy các quan hệ này phát triển. Chẳng hạn, xuất khẩu và sản xuất hàng xuất khẩu thúc đẩy quan hệ tín dụng đầu tư vận tải quốc tế ... Đến lượt nó chính xác các quan hệ kinh tế đối ngoại lại tạo điều kiện tiền đề mở rộng xuất khẩu. Như việc ký kết các hiệp định và tham gia vào các tổ chức quốc tế và khu vực lại khuyến khích hoạt động xuất khẩu.
Như vậy, nhận thức được vai trò của xuất khẩu, đối với nước ta, một quốc gia đang chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước thì hoạt động xuất khẩu được đặt ra cấp thiết và có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy toàn bộ nền kinh tế xã hội. Không thể nào xây dựng được một nền kinh tế hoàn chỉnh nếu chỉ dựa trên nguyên tắc"Tự cung tự cấp", vì nó đòi hỏi rất tốn kém về vật chất, thời gian và cũng rất khó mà đạt được hiệu quả như mong đợi. Vì vậy, cần phải đẩy mạnh nâng cao hiệu quả của hoạt động mở rộng ngoại thương, trên cơ sở" Hợp tác bình đẳng không phân biệt thể chế chính trị và đôi bên cùng có lợi" như nghị quyết của đại hội Đảng lần thứ VII đã khẳng định.
Hơn nữa, nước ta còn đang là một trong những nước có trình độ phát triển kinh tế thấp, những nhân tố thuộc tiềm năng là: tài nguyên thiên nhiên và lao động rẻ. Còn những nhân tố thiếu là: vốn, kỹ thuật, thị trường và khả năng quản lý thì việc mở rộng quan hệ buôn bán giữa nước ta với nước ngoài là điều kiện quan trọng thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế. Muốn phát triển nền kinh tế ta phải dựa vào sự đầu tư về vốn, kỹ thuật từ nước ngoài, trong đó kết hợp tận dụng nguồn lao động dồi dào, giá rẻ cùng với nguồn tài nguyên phong phú để tăng hiệu quả sản xuất, hấp thụ khoa học kỹ thuật hiện đại nhằm hướng tới xuất khẩu các sản phẩm có lợi thế đưa ra thị trường quốc tế thu được ngoại tệ, tạo công ăn việc làm cho người lao động, ổn định và phát triển nền kinh tế, biến nước ta trỏ thành một mắt xích quan trọng trong sự phân công và chuyên môn hoá lao động trên thế giới hiện nay.
1.2-/ Xu thế hội nhập AFTA
1.2.1-/ Xu thế toàn cầu hoá và liên kết kinh tế khu vực
Trong mấy thập niên qua, thế giới trải qua khong ít biến động to lớn mà hệ quả là diện mạo đời sống kinh tế chính trị, xã hội trên trường quốc tề đã và đang có những thay đổi hết sức căn bản, toàn diện và sâu sắc, trật tự kinh tế thế giới cũng đã có những biến đổi so với thời kỳ trước "Chiến tranh lạnh". Hiện tượng này đưa đến xu thế hội nhập và toàn cầu hoá giữa mọi quốc gia, dân tộc, đặc biệt là sự giao thoa về kinh tế ngày càng bức xúc. Một mặt, luôn tạo thêm nguồn lực cần thiết thúc đẩy toàn cầu hoá, mặt khác, cũng làm nảy sinh không ít trở ngại cho quá trình này. Việc xem xét trên bình diện chung nhất quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới của từng quốc gia, trong đó có Việt Nam, dưới sự tác động của toàn cầu hoá là vấn đề không kém phần bức xục hiện nay.
Trước hết, kể từ sau thời kỳ "Chiến tranh lạnh" với dấu mốc quan trọng là sự tan rã của Liên Xô cũ và sự suy yếu trên một số mặt của Hoa Kỳ (so voí các quốc gia đối thru và đồng minh khác), thế gới đã chuyển từ hai cực luôn đối đầu sang xu thế đối thoại, tìm điểm tương đồng cần thiết, sẵn sàng thoả hiệp để gắn hết mọi lợi ích kinh tế, chính trị và văn hoá theo mục đích chung. Theo đó việc truyền bá văn hoá, tri thức thông tin và mọi phương thức sinh tồn ngày càng mang tính toàn cầu. Hơn nữa, sản xuất và dịch vụ có xu thế quốc tế hoá rõ rệt. Cuộc cánh mạng khoa học và công nghệ đạt tới giai đoạn cao đã và đang thúc đẩy mạnh mẽ quá trình chuyên môn hoá và hợp tác hoá giữa các quốc gia làm cho lực lượng sản xuất được quốc tế hoá cao độ. Thực ra sự xuất hiện rất sớm của các công ty xuyên quốc gia ở một số nước phát triển đã khởi động cho sự ra đời hệ thống sản xuất toàn cầu vào nửa đầu thế kỷ XX, phát triển nhanh vào sau chiến tranh thế giới thứ hai và đến cuối thập niên 70 thì trở thành làn sóng lớn, dần dần loại trừ, thay thế cơ cấu sản xuất trong nước. Đến nay chính các công ty xuyên quốc gia cũng luôn phải đổi mới hàng ngày đểv mở rộng ảnh hưởng trực tiếp, thúc đẩy chu chuyển vốn đầu tư đi kèm sát nhập và hợp nhất để lớn mạnh lên nhanh chóng. Thập niên 80 và 90 được ghi nhận bởi hiện tượng nổi trội về đầu tư quốc tế vượt quá mức tăng trưởng mậu dịch quốc tế.
Đáng chú ý là thị trường tài chính quốc tế phát triển hết sức nhanh chóng đã trở thành một sức mạnh kinh tế xuyên quốc gia. Từ cuối thập niên 70, kỹ thuật tin học bắt đầu được ứng dụng rộng rãi làm cho việc chuyển tải thông tin được dễ dàng và nhanh chóng; giúp cho nghiệp vụ tài chính quốc tế phát triển mạnh mẽ, thu hẹp dần phạm vi quản chế cứng nhắc thị trường tiền tệ theo từng quốc gia năng lực khống chế của ngân hàng trung ương đối với gía trị đồng bản tệ ngày càng gảim sút. Thị trường tài chính thế giới phát triển mạnh cũng thúc đẩy mạnh theo quá trình quốc tế hoá sản xuất và dịch vụ, bởi lẽ các công ty xuyên quốc gia có thể tập trun và di chuyển một cách thuận lợi trên thị trường tài chính thế giới mà khộng bị khống chế. Các ngân hàng và các công ty giao dịch chứng khoán thường tổ chức thành công ty độc quyền dạng Xanh-đi-ca, giúp đỡ nhau và cạnh tranh nhau. Các ngân hàng lớn đều đặt chi nhánh hoặc văn phòng đại diện ở các trung tâm tài chính chủ yếu cuả thế giới.
Cuối cùng, vấn đề môi trường cũng trở thành nan giải, mang tính toàn cầu do hậu quả của công nghiệp hoá mang tính toàn cầu phát triển đến mức khó kiểm soát gây nên tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng. Tính nghiêm trọng đáng báo động còn ở chỗ không một quốc gia nào có khả năng một mình giải quyết được vấn đề ô nhiễm môi trường mang tính toàn cầu này.
Rõ ràng, trong khung cảnh mang tính toàn cầu hoá như vậy, hội nhập kinh tế thế giới bằng cánh hình thành các liên bang kinh tế khu vực và toàn cầu là một tất yếu khách quan đối với bất kỳ một nước nào trên con đường phát triển trong điều kiện mới ngày nay.
Liên kết kinh tế khu vực là bao gồm các mối liên kết kinh tế và vị trí địa lý để hình thành các khối liên kết kinh tế, các khu vực kinh tế hay còn gọi là khu vực hoá nền kinh tế như khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ (NAFTA), liên minh châu Âu (EU), hiệp ước thị trường chung Nam Mỹ (MERCOSUR)...
Đặc điểm chung nhất của các tổ chức kinh tế khu vực là quan hệ láng giềng