- Khi mới thành lập công ty được gọi là Trung tâm phát triển Điện lực và Viễn thông, thành lập theo quyết định số 53/TCT – TCQĐ ngày 12/07/1997 của Tổng giám đốc Tổng công ty phát triển Công nghệ và Du lịch, trực thuộc Tổng công ty phát triển Công nghệ và Du lịch.
- Trung tâm phát triển Điện lực và Viễn thông đổi tên thành Công ty phát triển Điện lực và Viễn thông trực thuộc Tổng công ty phát triển Công nghệ và Du lịch theo quyết định số 74/TCT – TCQĐ ngày 28/06/1999 của Tổng giám đốc Tổng công ty phát triển Công nghệ và Du lịch.
36 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1386 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tìm hiểu một số giải pháp nâng cao khả năng thắng thầu của Công ty Đầu tư phát triển Điện lực và Hạ tầng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục
Phần I. Giới thiệu Công ty Đầu tư phát triển Điện lực và Hạ tầng
I. Thông tin chung
1. Tên công ty
2. Trụ sở giao dịch
3. Tài khoản
4. Mã số thuế
II. Quá trình hình thành và phát triển
1. Quá trình hình thành
2. Giấy phép hoạt động
3. Chức năng, nhiệm vụ
4. Kinh nghiệm
III. Bộ máy tổ chức và chức năng nhiệm vụ
1. Ban Giám đốc công ty
2. Các phòng ban chức năng
3. Các đơn vị thành viên
Phần II. Tình hình đầu tư và hoạt động kinh doanh của công ty PIDI trong những năm qua
I. Vốn và nguồn vốn của công ty PIDI
II. Nội dung đầu tư của công ty PIDI
1. Đầu tư xây dựng cơ bản
2. Đầu tư phát triển nguồn nhân lực
3. Đầu tư ra ngoài doanh nghiệp
III. Kết quả và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của CTy PIDI
Phần III. Hoạt động đấu thầu tại công ty PIDI
I. Các bước thực hiện đấu thầu tại công ty PIDI
II. Các công trình thực hiện thành công thông qua hoạt động đấu thầu của công ty PIDI
III. Kết luận
Dự kiến đề tài chuyên đề: “Một số giải pháp nâng cao khả năng thắng thầu của Công ty Đầu tư phát triển Điện lực và Hạ tầng” Đề cương chuyên đề
Đề tài: Một số giải pháp nâng cao khả năng thắng thầu của Công ty Đầu tư phát triển Điện lực và Hạ tầng
Lời mở đầu
Chương I. Một số vấn đề lý luận về đấu thầu và khả năng thắng thầu trong đấu thầu xây lắp
I. Đấu thầu xây lắp và vai trò của đấu thầu xây lắp trong doanh nghiệp
1. Một số khái niệm cơ bản
2. Đấu thầu xây lắp
2.1. Khái niệm
2.2. Hình thức đấu thầu
2.3. Phương thức đấu thầu
2.4. Những nguyên tắc cơ bản trong đấu thầu
3. Vai trò đấu thầu xây lắp trong doanh nghiệp
- Thông qua đấu thầu doanh nghiệp phát huy tính chủ động, linh hoạt, tìm kiếm việc làm
- Nâng cao khả năng, năng lực của nhà thầu
- Khẳng định vị trí của mình trên thị trường, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế
II. Các chỉ tiêu đánh giá khả năng thắng thầu của doanh nghiệp
1. Năng lực và kinh nghiệm
2. Kỹ thuật và tiến độ thi công
3. Giá dự thầu
III. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thắng thầu trong đấu thầu xây lắp
1. Các nhân tố bên trong
1.1. Năng lực tài chính
1.2. Máy móc, thiết bị, công nghệ thi công
1.3. Nguồn nhân lực
1.4. Hoạt động liên doanh, liên kết
1.5. Trình độ chuẩn bị hồ sơ dự thầu
2. Các nhân tố bên ngoài
2.1. Cơ chế chính sách của Nhà nước
2.2. Chủ đầu tư
2.3. Đối thủ cạnh tranh
2.4. Cơ quan tư vấn
Chương II. Đánh giá thực trạng khả năng thắng thầu của Công ty Đầu tư Phát triển Điện lực và Hạ tầng
I. Giới thiệu về công ty PIDI
1. Thông tin chung
2. Quá trình hình thành và phát triển
3. Cơ cấu tổ chức
4.Tình hình sản xuất kinh doanh trong những năm qua
II. Tình hình tham dự thầu và khả năng thắng thầu của công ty
- Tình hình tham dự thầu: Số gói thầu tham dự, số gói thầu trúng
- Tính khả năng thắng thầu của công ty:
Tỷ lệ trúng thầu = số dự án thắng thầu / số dự án dự thầu
Tỷ lệ trúng thầu = giá trị các dự án trúng thầu / giá trị các dự án dự thầu
III. Kết quả và hiệu quả đấu thầu đối với hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty
Chương III. Một số giải pháp nâng cao khả năng thắng thầu trong đấu thầu của công ty PIDI trong thời gian 2005 – 2010
I. Dự báo về thị trường xây lắp điện
II. Một số giải pháp cơ bản
1. Nghiên cứu xác định cơ hội, xây dựng kế hoạch dự thầu
2. Hoàn thiện kỹ năng xây dựng hồ sơ dự thầu, đặc biệt chú trọng đến phương án chọn giá dự thầu
3. Mở rộng, nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn vốn
4. Tiếp tục đầu tư nâng cấp, sửa chữa, đầu tư mới máy móc thiết bị phục vụ cho thi công xây lắp công trình
5. Đầu tư phát triển nguồn nhân lực của công ty
III. Kiến nghị với Nhà nước
1. Tiếp tục hoàn thiện quy chế quản lý đầu tư và xây dựng
2. Hoàn thiện quy chế đấu thầu
3. Nhà nước có chính sách hỗ trợ Nhà thầu khi tham gia đấu thầu quốc tế
Kết luận
Phần I. Giới thiệu công ty đầu tư phát triển điện lực và hạ tầng
I. Thông tin chung
1. Tên công ty
Tên công ty: Công ty đầu tư phát triển điện lực và hạ tầng
Tên giao dịch quốc tế: Power anh infrastructure development investment company
Tên viết tắt: PIDI
2. Trụ sở giao dịch
- Địa chỉ :Số 20 ngõ 2 phố Hoa Lư, Phường Lê Đại Hành, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
- Điện thoại : 84 4 9.745852
- Fax : 84 4 9.745805
3. Tài khoản
Tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội:
- Tiền gửi (VND) : 05182 – 630 – 0
- Tiền gửi (USD) : 05182 – 680 – 0
Tại chi nhánh Ngân hàng công thương Khu công nghiệp Bắc Hà Nội:
- Tiền gửi : 710A – 00611
4. Mã số thuế : 0101 038419
II. Quá trình hình thành và phát triển
1. Quá trình hình thành
- Khi mới thành lập công ty được gọi là Trung tâm phát triển Điện lực và Viễn thông, thành lập theo quyết định số 53/TCT – TCQĐ ngày 12/07/1997 của Tổng giám đốc Tổng công ty phát triển Công nghệ và Du lịch, trực thuộc Tổng công ty phát triển Công nghệ và Du lịch.
- Trung tâm phát triển Điện lực và Viễn thông đổi tên thành Công ty phát triển Điện lực và Viễn thông trực thuộc Tổng công ty phát triển Công nghệ và Du lịch theo quyết định số 74/TCT – TCQĐ ngày 28/06/1999 của Tổng giám đốc Tổng công ty phát triển Công nghệ và Du lịch.
- Công ty phát triển Điện lực và Viễn thông chuyển từ doanh nghiệp hạch toán phụ thuộc thành doanh nghiệp hạch toán độc lập theo quyết định số 474/QĐ - KHCNQG ngày 03/-5/2000 của Giám đốc Trung tâm khoa học tự nhiên và Công nghệ quốc gia.
- Công ty phát triển Điện lực và Viễn thông – TED đổi tên thành công ty Đầu tư phát triển Điện lực và Hạ tầng – PIDI theo quyết định số 1885/2000/QĐ - KHCNQG ngày 20/12/2000 của Giám đốc Trung tâm Khoa học tự nhiên và Công nghệ quốc gia.
2. Giấy phép hoạt động
- Giấy phép kinh doanh số 0106000311 ngày 02/8/2004 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp.
- Chứng chỉ hành nghề xây dựng số 494/BXD – CSXD ngày 18/11/1997 do Bộ Xây Dựng cấp.
- Chứng chỉ hành nghề Tư vấn xây dựng số 06/BXD – CSXD ngày 26/01/1998 do Bộ Xây Dựng cấp.
- Giấy chứng nhận đăng ký mã số doanh nghiệp xuất nhập khẩu số 2733 do Cục Hải quan Hà Nội - Tổng cục Hải quan cấp.
3. Chức năng, nhiệm vụ
- Căn cứ vào thông báo số 1784 ngày 17 tháng 4 năm 1996 của Thủ tướng Chính phủ cho phép thành lập lại Tổng công ty Phát triển Công nghệ và Du lịch (DETETOUR).
- Căn cứ vào Quyết định số 1194/KHCNQG – QĐ của Giám đốc Trung tâm Khoa học tự nhiên và Công nghệ Quốc gia ký ngày 27 tháng 05 năm 1996 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn tổ chức bộ máy Tổng công ty DETETOUR.
- Căn cứ Quyết định số 474/QĐ - KHCNQG ngày 03/05/2000 của Giám đốc Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia về việc thành lập Công ty Phát triển Điện lực và Viễn thông trực thuộc Tổng công ty Phát triển Công nghệ và Du Lịch.
- Căn cứ vào quyết định số 1885/2000/QĐ - KHCNQG của Giám đốc trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia về việc đổi tên Công ty Phát triển Điện lực và Viễn thông thành Công ty đầu tư phát triển Điện lực và Hạ tầng.
Công ty Đầu tư phát triển Điện lực và Hạ tầng có những chức năng, nhiệm vụ và các ngành nghề kinh doanh sau đây:
Tư vấn đầu tư về lĩnh vực điện lực, cơ điện công trình và viễn thông; lập dự án đầu tư xây dựng; khảo sát xây dựng; lập tổng dự toán công trình xây dựng; thẩm tra các thiết kế, dự toán; giám sát và kiểm tra chất lượng công trình xây dựng.
Đầu tư cơ sở hạ tầng và phát triển kinh doanh nhà; đầu tư xây dựng các nhà máy phát điện vừa và nhỏ.
Thiết kế các công trình điện, cơ điện, công trình viễn thông nội bộ; thiết kế qui hoạch.
Thi công xây lắp các công trình công nghiệp, dân dụng, kỹ thuật hạ tầng đô thị; lắp đặt trang thiết bị công nghệ, cơ điện, điện lạnh, cầu thang máy, thiết bị thông tin, cấp thoát nước, phòng cháy chữa cháy; triển khai công nghệ xử lý môi trường, trang trí nội – ngoại thất công trình xây dựng.
Đại tu sửa chữa, nâng cấp công trình điện, cơ điện công trình viễn thông nội bộ.
ứng dụng công nghệ mới vào lĩnh vực kiểm định, kiểm tra kỹ thuật các công trình và thử nghiệm các thiết bị điện.
Kinh doanh thiết bị, vật tư thuộc điện lực, cơ điện công trình và viễn thông.
Kinh doanh xăng dầu và các sản phẩm dầu khí.
4. Kinh nghiệm hoạt động
Bảng 1: Các lĩnh vực hoạt động công ty thực hiện từ năm 1997 đến nay
STT
Lĩnh vực hoạt động
Thời gian hoạt động
1
Tư vấn; thiết kế các công trình điện, cơ điện, viễn thông nội bộ; lắp đặt máy phát điện.
Từ 1997 đến nay
2
Tư vấn thiết kế công trình xây dựng
Từ 2001 đến nay
3
Xây lắp các công trình điện đến 35 KV
Từ 1997 đến nay
4
Xây lắp các công trình công nghiệp và dân dụng
Từ 2001 đến nay
5
Kinh doanh thiết bị, vật tư ngành điện lực
Từ 1997 đến nay
6
Nhập khẩu trực tiếp vật tư, thiết bị ngành điện lực
Từ 1997 đến nay
Nguồn: Phòng Kế hoạch - Đầu tư
iII. Bộ máy tổ chức và chức năng nhiệm vụ
Xí nghiệp đầu tư và xây lắp điện lực
TT tư vấn thiết kế và xây dựng
TT tư vấn thiết kế điện
Xí nghiệp xây lắp điện
Xí nghiệp sửa chữa xây lắp điện
Xí nghiệp xây lắp công nghiệp
Giám đốc
Phó Giám đốc
P. Tổ chức – Hành chính
P. Tài chính – Kế toán
P. Kế hoạch - Đầu tư
Văn phòng đại diện tại TP.HCM
P. Kinh doanh – Vật tư
1. Ban Giám đốc công ty
Chức năng, nhiệm vụ:
- Điều hành sản xuất kinh doanh của công ty theo nội quy, quy chế, nghị quyết được ban hành trong công ty và các quy định của pháp luật.
- Báo cáo với ban lãnh đạo của Tổng công ty về hoạt động của công ty.
2. Các phòng ban chức năng
Các phòng ban của công ty gồm có: Phòng kế hoạch - đầu tư, phòng kinh doanh – vật tư, phòng kế toán, phòng tổ chức – hành chính.
Các phòng ban này có nhiệm vụ: tham mưu, giúp ban lãnh đạo công ty điều hành, kiểm soát mọi hoạt động sản xuất kinh doanh và các mặt công tác khác của công ty đảm bảo đúng luật và hiệu quả. Đứng đầu các phòng ban là các Trưởng phòng, Phó phòng chịu trách nhiệm về hoạt động và kết quả công tác của phòng do mình phụ trách, chịu trách nhiệm trước ban Giám đốc công ty.
2.1. Phòng Kế hoạch - Đầu tư
Chức năng, nhiệm vụ:
- Quản lý kế hoạch toàn công ty
- Điều độ sản xuất toàn công ty
- Giám sát, quản lý chất lượng các công trình xây lắp của công ty và các đơn vị thành viên.
- Làm công tác thị trường: Tìm kiếm khách hàng, marketing, làm các hồ sơ dự thầu các công trình xây lắp của công ty.
2.2. Phòng Kinh doanh – Vật tư
Chức năng, nhiệm vụ:
- Kinh doanh thương mại các vật tư thiết bị điện
- Cấp phát vật tư cho các công trình của công ty và các công trình của xí nghiệp
- Quản lý các vật tư tồn kho của công ty
2.3. Phòng Tài chính – Kế toán
Chức năng, nhiệm vụ:
- Đảm bảo vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
- Thực hiện công tác thống kê theo quy định của pháp luật và của công ty
- Giám sát, kiểm tra công tác tài chính kế toán tại các đơn vị thành viên
2.4. Phòng Tổ chức – Hành chính
- Quản lý nhân sự toàn công ty
- Tổ chức thực hiện quy chế lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
- Thực hiện các công tác hành chính khác cho công ty
3. Các đơn vị thành viên
Công ty gồm có 6 đơn vị thành viên:
1. Xí nghiệp đầu tư và xây lắp điện lực
2. Xí nghiệp sửa chữa và xây lắp cơ điện
3. Xí nghiệp xây lắp điện
4. Xí nghiệp xây lắp công nghiệp
5.Trung tâm tư vấn thiết kế điện
6. Trung tâm tư vấn thiết kế và xây dựng
7. Văn phòng đại diện tại TP. Hồ Chí Minh
Với chức năng, nhiệm vụ của từng đơn vị thành viên như sau:
3.1. Xí nghiệp đầu tư và xây lắp điện lực:
- Thi công các công trình điện: đường dây cao thế, trạm biến thế.
- Thi công xây lắp các công trình công nghiệp và dân dụng.
- Triển khai các công nghệ xử lý môi trường.
- Đầu tư xây dựng nhà máy phát điện vừa và nhỏ.
3.2. Xí nghiệp sửa chữa và xây lắp cơ điện:
- Đại tu các thiết bị công trình điện, cơ điện.
- Sản xuất, sửa chữa các thiết bị vật tư thuộc ngành điện lực.
- ứng dụng công nghệ mới vào lĩnh vực kiểm định.
- Kiểm tra kỹ thuật các công trình và thử nghiệm các thiết bị điện.
- Thi công các công trình điện, đường dây cao thế, trạm biến thế; thi công xây lắp các công trình công nghiệp và dân dụng.
3.3. Xí nghiệp xây lắp điện:
- Thi công các công trình điện đường dây cao thế, trạm biến thế.
- Thi công xây lắp các công trình công nghiệp và dân dụng.
- Sản xuất, sửa chữa các thiết bị vật tư thuộc ngành điện lực.
- Đại tu các thiết bị, công trình điện, cơ điện.
3.4. Xí nghiệp xây lắp công nghiệp:
- Thi công các công trình điện: đường dây cao thế, trạm biến thế, các công trình viễn thông nội bộ.
- Lắp đặt các trang thiết bị công nghệ cơ điện, điện lạnh, cầu thang máy, thiết bị thông tin.
- Tư vấn cho khách hàng trong và ngoài nước về ngành viễn thông.
- Đại tu các thiết bị máy động lực và viễn thông.
3.5. Trung tâm tư vấn thiết kế điện:
- Tư vấn cho chủ đầu tư về việc lập hồ sơ dự thầu, tổ chức đấu thầu dự án điện lực trong nước và nước ngoài đầu tư tại Việt Nam.
- Tư vấn về thủ tục đầu tư xây dựng, công trình điện, cơ điện và viễn thông.
- Kiểm tra, thẩm định hồ sơ thiết kế, dự toán các công trình điện lực.
- Nghiên cứu tiền khả thi, khả thi và lập báo cáo tiền khả thi, báo cáo khả thi các dự án điện lực.
- Khảo sát, thiết kế các công trình điện lực; khảo sát, thiết kế quy hoạch các công trình điện lực.
- Lập dự toán các công trình về điện lực nhóm B, C.
3.6. Trung tâm tư vấn thiết kế và xây dựng:
- Lập dự án đầu tư cho khách hàng trong và ngoài nước, khảo sát xây dựng, thiết kế quy hoạch, lập tổng dự toán các công trình xây dựng.
- Thẩm tra các thiết kế, dự toán, giám sát và kiểm tra chất lượng các công trình xây dựng.
- Thi công xây lắp các công trình công nghiệp, dân dụng, kỹ thuật hạ tầng đô thị, cấp thoát nước, phòng cháy, chữa cháy, trang trí nội thất và ngoại thất các công trình xây dựng.
3.7. Văn phòng đại diện tại TP. Hồ Chí Minh
- Tìm kiếm, thúc đẩy việc mở rộng thị trường của Công ty tại phía Nam.
- Xúc tiến xây dựng các dự án hợp tác kinh tế của Công ty tại phía Nam.
- Theo dõi, đôn đốc việc thực hiện các hợp đồng đã ký kết của Công ty khi triển khai tại phía Nam.
Phần II. Tình hình đầu tư và hoạt động kinh doanh của công ty PIDI trong những năm qua
I. Vốn và nguồn vốn của công ty
Khi doanh nghiệp được thành lập tổng số vốn pháp định là 6.077.000.000 đồng. Trong đó:
+ Vốn cố định: 5.577.000.000 đồng
+ Vốn lưu động: 500.000.000 đồng
Vốn dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được thực hiện từ hai nguồn: - Ngân sách nhà nước cấp
- Vốn vay ngân hàng
Năm 2003 cấp tiếp cho doanh nghiệp số vốn là 785.000.000 đồng
Về vốn vay ngân hàng:
Tính đến thời điểm T 12/2002 đã vay 7.748.819.347 đồng
T 12/2003: 19.044.548.630 đồng
T 12/2004: 29.344.267.166 đồng
II. Nội dung đầu tư của công ty PIDI
1. Đầu tư xây dựng cơ bản:
Tổng vốn ngân sách Nhà nước cấp là 3.804.998.990 đồng
Vốn đầu tư xây dựng cơ bản của công ty PIDI hàng năm là:
Năm 2002: 715.011.011 đồng
Năm 2003: 375.781.620 đồng
Năm 2004: 449.709.921 đồng
Vốn này được dùng chủ yếu cho đầu tư vào máy móc, thiết bị phục vụ thi công xây lắp công trình và thí nghiệm của công ty. Đến nay thiết bị thi công và thí nghiệm ngày càng được đáp ứng đầy đủ hơn đáp ứng những đòi hỏi của công trình.
Bảng 2: Danh sách thiết bị thi công và thí nghiệm của công ty
STT
Tên thiết bị
Công suất hoặc số liệu đặc trưng
Số lượng
(chiếc)
I
Máy móc thi công
1
Xe cẩu tự hành
7 tấn
02
2
Cẩu bánh lốp ADK
10 tấn
01
3
Ô tô tải tự đổ
10 tấn
01
4
Ô tô tải IFA
7 tấn
02
5
Ô tô tải
2,5 tấn
04
6
Cần cẩu thiếu nhi
500kg
10
7
Máy trộn bê tông
250 lít
02
8
Máy trộn bê tông
500 lít
02
9
Máy đầm đùi
10
10
Máy đầm bàn (đầm cóc)
06
11
Máy bơm nước
3 m3/h
06
12
Máy hàn
15KVA
06
13
Giàn giáo cốt pha thép
300
14
Máy phá bê tông bằng khí nén
7m3/phút
04
15
Máy cắt bê tông, đường nhựa
01
16
Máy phát điện
15; 20; 5KVA
03
17
Máy mài cầm tay
10
18
Máy khoan cầm tay
30
19
Kích thuỷ lực
02
20
Bàn cắt ống
01
21
Máy khoan bàn
02
22
Máy phun sơn
02
23
Máy đột lỗ thuỷ lực
50 tấn
02
24
Kích răng
5 tấn
05
25
Máy cắt cáp thủy lực
04
26
Kìm ép cốt thuỷ lực
04
27
Giá ra cáp chuyên dụng
5 tấn
04
28
Kìm bóc lớp cách điện cách nhiệt
W-325
04
29
POLY chuyên dụng
40 tấn
04
30
Chân tó
5 tấn
04
31
Đèn khò ga
10
32
Palăng xích
5 tấn
10
33
Mụp đầu cáp chuyên dụng
10
34
Giá đỡ chuyên dụng để kích kéo MBA
04
35
Máy cắt kim loại cầm tay
05
36
Tipho kéo cáp
2 tấn
05
37
Dụng cụ uốn thanh cái
CYO 50B
03
38
Súng bắn DPOXY 3M
04
II
Máy móc thí nghiệm
1
Máy đo điện trở đất
02
2
Máy thử cao áp
AID 70
01
3
Megôm mét
2500V
01
4
Đồng hồ đo điện vạn năng
07
5
Dụng cụ kiểm tra độ võng
05
6
Cầu đo
P333T
02
7
Ampe kìm
06
8
Xe sửa chữa điện
2,5 tấn
01
9
TE 20 met
01
Nguồn: Phòng Kế hoạch - Đầu tư
2. Đầu tư phát triển nguồn nhân lực
Trong những năm qua doanh nghiệp đã hết sức chú trọng đến vấn đề đầu tư phát triển nguồn nhân lực như: triển khai bồi huấn và tổ chức thi nâng bậc lực lượng công nhân kỹ thuật có đủ điều kiện, đầu tư cho đào tạo: học tại chức, cao học.
Các khoản đầu tư cho nguồn nhân lực:
Năm 2002: 243 triệu đồng
Năm 2003: 200 triệu đồng
Năm 2004: 315 triệu đồng
Nhờ doanh nghiệp chú trọng đến đầu tư phát triển nguồn nhân lực mà đến nay lực lượng cán bộ chuyên môn và kỹ thuật của công ty tăng lên cả về số lượng và chất lượng:
Bảng 3: Cán bộ chuyên môn và kỹ thuật của công ty
STT
Cán bộ chuyên môn và kỹ thuật theo nghề
Số lượng (người)
Theo thâm niên
>5 năm
>10 năm
>15 năm
I
Trên đại học
1
Thạc sỹ Quản trị kinh doanh
11
3
2
6
Cộng
11
3
2
6
II
Đại học
1
Kỹ sư hệ thống điện
10
5
3
2
2
Kỹ sư tự động hóa
5
1
4
3
Kỹ sư thiết bị điện
5
1
4
4
Kỹ sư kinh tế nănglượng
5
2
1
2
5
Kỹ sư kinh tế giao thông
2
2
6
Kỹ sư cơ khí
2
2
7
Kỹ sư cơ khí ô tô
2
2
8
Kỹ sư xây dựng
5
4
1
9
Kiến trúc sư
7
3
2
2
10
Kỹ sư tin học
2
2
11
Kỹ sư điện tử
2
2
12
Cử nhân Tài chính kế toán
10
6
2
2
13
Cử nhân Quản trị kinh doanh Thương mại
2
2
14
Cử nhân quản trị kinh doanh công nghiệp
3
3
15
Cử nhân Kinh tế ngoại thương
2
2
16
Cử nhân Luật
1
1
17
Cử nhân Kinh tế lao động
2
2
Cộng
67
36
21
10
III
Cao đẳng và trung cấp
1
Cao đẳng hệ thống điện
10
10
2
Cao đẳng ngân hàng
2
2
3
Tin học xây dựng
1
1
4
Trung cấp xây dựng
2
2
5
Trung cấp kế toán
3
1
2
6
Trung cấp ngân hàng
3
2
1
Cộng
21
16
5
0
Nguồn: Phòng Kế hoạch - Đầu tư
3. Đầu tư ra ngoài doanh nghiệp
Đối với hoạt động đầu tư, công ty đang từng bước tham gia vào lĩnh vực đầu tư kinh doanh nhà. Sau một thời gian tìm hiểu thông tin thị trường công ty đã trực tiếp đầu tư một số dự án dưới hình thức đầu tư thứ phát như đầu tư kinh doanh 60 căn hộ cao cấp tại khu nhà M3 – M4 đường Nguyễn Chí Thanh với số vốn đầu tư là 4,8 tỷ đồng.
Hiện nay công ty đang tiếp tục triển khai một số dự án đầu tư khác như:
1. Đầu tư khu Đô thị mới Tứ Hiệp (Khu nhà ở di dân giải phóng mặt bằng để bán cho thuê) ở Thanh Trì với số vốn đầu tư là 80 tỷ đồng.
2. Nhà sách Hoàng Diệu, Câu lạc bộ Quân đội 14 Hoàng Diệu, Trung tâm báo chí ASEM với số vốn đầu tư là 2 tỷ đồng.
3. Toà nhà 28 tầng Làng Quốc tế Thăng Long – Tổng Công ty xây dựng Hà Nội (Đầu tư bằng phần xây lắp cơ điện để đổi lấy việc kinh doanh nhà) với số vốn đầu tư là 15 tỷ đồng.
4. Công ty tham gia góp vốn đầu tư liên doanh xây dựng Câu lạc bộ tập Gold Yên Sở ở Thanh Trì, Hà Nội.
5. Cột đo gió phục vụ triển khai công nghệ điện gió với số vốn góp là 500 triệu đồng.
III. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty PIDI
Công ty PIDI là một doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực điện lực và hạ tầng. Hiện nay sản phẩm chủ yếu của công ty là các công trình điện, đường dây cao thế, trạm biến thế, các công trình viễn thông nội bộ, các trang thiết bị công nghệ cơ điện, điện lạnh, cầu thang máy, thiết bị thông tin…Lĩnh vực kinh doanh hạ tầng hiện đang trong giai đoạn thăm dò, tìm hiểu thị trường là chính.
Về lĩnh vực xây lắp điện công ty đã đạt được những kết quả khả quan, từng bước tạo được uy tín trên thị trường qua chất lượng và tiến độ thi công các công trình, tạo được thị trường riêng và hoạt động có lãi. Điều này được thể hiện qua số hợp đồng xây lắp công ty thực hiện liên tục tăng trong vài năm qua.
Bảng 4: Danh