Trong những năm gần đây, nền kinh tế nước ta có những chuyển biến tích cực, từ nền kinh tế hiện vật sang nền kinh tế hàng hoá, từ cơ chế quản lý tập trung bao cấp chuyển sang hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa.
Hoạt động trong cơ chế thị trường dưới sự quản lý của Nhà nước, mỗi doanh nghiệp thực sự trở thành chủ thể kinh thế của quá trình tái sản xuất xã hội.
89 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1331 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tìm hiểu một số phương hướng và biện pháp nhằm duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu
Trong những năm gần đây, nền kinh tế nước ta có những chuyển biến tích cực, từ nền kinh tế hiện vật sang nền kinh tế hàng hoá, từ cơ chế quản lý tập trung bao cấp chuyển sang hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa.
Hoạt động trong cơ chế thị trường dưới sự quản lý của Nhà nước, mỗi doanh nghiệp thực sự trở thành chủ thể kinh thế của quá trình tái sản xuất xã hội. Doanh nghiệp phải vận động trên thị trường, tìm mua các yếu tố cần thiết cho sản xuất và tìm khách hàng tiêu thụ các sản phẩm sản xuất ra. Phương châm chi phối hoạt động của các doanh nghiệp là “sản xuất và đưa ra thị trường cái mà thị trường cần chứ không thể bắt thị trường chấp nhận những sản phẩm mà doanh nghiệp có sẵn”. Điều đó chứng tỏ rằng, thị trường là chiếc “cầu nối” giữa sản xuất và tiêu dung, thị trường là khâu quan trọng nhất trong quá trình tái sản xuất hàng hoá của doanh nghiệp.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp không những có nhiệm vụ sản xuất ra sản phẩm mà còn có nhiệm vụ tổ chức tiêu thụ số sản phẩm đó. Tiêu thụ sản phẩm là giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh, là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp chỉ có thể tồn tại và phát triển bền vững nếu họ luôn bán sát, thích ứng được với mọi biến động của thị trường và có trách nhiệm đến cùng với sản phẩm của mình, kể cả khi sản phẩm đó đang được người tiêu dùng sử dụng. Vì thế, để tiêu thụ được sản phẩm, trang trải được các khoản chi phí, đảm bảo kinh doanh có lãi thật sự không phải là vấn đề đơn giản. Các doanh nghiệp phải đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu thị trường, đặc biệt là thị trường tiêu thụ sản phẩm, để từ đó đề ra các phương hướng và biện pháp nhằm duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm - một trong những yêu cầu hàng đầu của quản lý doanh nghiệp. Muốn vậy đòi hỏi các nhà doanh nghiệp phải suy nghĩa, trăn trở chứ không thể bình thản trước sự đời.
Là sinh viên khoa Quản trị kinh doanh – cử nhân kinh tế tương lai - tôi mong muốn được hiểu được tất cả các những vấn đề liên quan tới thị trường một cách hệ thống và sâu sắc. Và đó là lý do thôi thúc tôi quyết định chọn đề tài:
“Một số phương hướng và biện pháp nhằm duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm”
Đề tài được nghiên cứu tại Công ty Cơ khí Hà Nội, bao gồm những nội dung cơ bản sau:
- Lời nói đầu
- Phần thứ nhất: lý luận chung về thị trường và tiêu thụ sản phẩm
- Phần thứ hai: Phân tích thực trạng công tác duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm ở Công ty Cơ khí Hà Nội
- Phần thứ ba: Một số phương hướng và biện pháp cơ bản nhằm duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm ở Công ty Cơ khí Hà Nội
- Phần kết luận
Phần thứ I
Lý luận chung về thị trường và tiêu thụ sản phẩm
I. Các quan điểm cơ bản về thị trường
1. Khái niệm thị trường
Theo Các Mác, hàng hoá là sản phẩm được sản xuất ra không phải để cho người sản xuất tiêu dùng mà sản xuất ra để bán. Hàng hoá được bán ở thị trường
Có nhiều quan điểm khác nhau về thị trường:
1.1 Theo định nghĩa của kinh tế học: thị trường là sự biểu hiện thu gọn của quá trình mà thông qua đó các quyêt định của các gia đình về tiêu dùng mặt hàng nào, các quyết định của các Công ty về sản xuất ra cái gì, sản xuất như thế nào và các quyết định của người công nhân về việc làm bao lâu, cho ai đều được dung hoà bằng sự điều chỉnh giá cả.
1.2 Theo F.Phôn-kha-ích: Thị trường là một trật tự nội tại của sản xuất, nó không hề bị chi phối bởi bất kỳ nhiệm vụ nào: “Nó chỉ liên kết, phục vụ tất cả các mục tiêu cạnh tranh, nhưng không có khản năng dự báo chính xác là mục tiêu nào sẽ được thực hiện, bởi vì trong kinh tế thị trường không tồn tại một giá trị duy nhất nào đó. Thị trường không săn đuổi mục tiêu nào, vì vậy chúng ta không nên phê phán nó chỉ vì mục tiêu không đạt được. Hiệu quả của nó là làm sao nâng khả năng của mọi người thực hiện mục tiêu của chính mình. Nhưng xét cho cùng nó lại giúp thực hiện mục tiêu của người khác, xã hội hội nói chung”
(Trích trong “Các vấn đề kinh tế” số 4/1989)
1.3 Theo Paul A Samuel Son: thì “thị trường là một quá trình trong đó người mua, người bán tác động qua lại lẫn nhau để xác định số lượng và giá cả hàng hoá”
Thị trường là do hàng triệu người mua, người bán gặp gỡ nhau trao đổi với nhau, nhưng không có nghĩa lf thị trường là vô hướng mà nó vận hành theo một cơ chế tinh vị như có bàn tay vô hình điều khiển thông qua các quy luật kinh tế trên thị trường. Người mua và người bán tác động một cách trực tiếp, không có sự điều khiển tập trung
1.4 Hiểu theo cách khác: thị trường là một nhón khách hàng hay những khách hàng đang có khả năng thanh tón và nhu cầu chưa được thỏa mãn
1.5 Theo quan điểm của Marketing:thị trường là tổng số nhu cầu (hoặc tập hợp nhu cầu) về một loại hàng hoá nào đó, là nơi diễn ra các hoạt động mua bán hàng hoá bằng tiền tệ. Theo khái niệm này, thị trường chứa tổng số cung, tổng số cầu và cơ cấu của tổng cung và cầu về một loại hàng, nhóm hàng nào đó. Thị trường bao gồm cả yếu tố không gian và thời gian. Trên thị trường luôn diễn ra các hoạt động mua bán và các quan hệ hàng hoá tiền tệ
Qua cách hiểu thị trường như trên, ta thấy thị trường là nơi gặp nhau của cả người bán và người mua các hàng hoá dịch vụ. Một số thị trường (các cửa hàng và các quầy bán hoa quả) là nơi người bán và nguời mua trực tiếp gặp nhau. Số thị trường khác (thị trường chứng khoán) chủ yếu là hoạt động thông qua những người trung gia – người môi giới chứng khoán – là những người thực hiện giúp doanh nghiệp thay mặt khách hàng. ở các siệu thị người bán định giá, sắp hàng vào các giá và để cho khách hàng tự chọn thứ cần mua...
Mặc dù có sự khác nhau về hình thức nhưng các thị trường đều thực hiện cùng một chức năng kinh tế. Chúng ấn định giá cả đảm bảo sao cho số lượng hàng của những người muốn mua bằng số lượng hàng của những người muốn bán.
Trong nền kinh tế thị trường khi mà cạnh tranh khốc liệt, các doanh nghiệp muốn tồn tại và vươn lên thì điều cơ bản nhất là phải biết nắm bắt được những nhu cầu của thị trường. Vì thế, theo tôi khái niệm về thị trường theo quan điểm của Marketing là đầy đủ, đúng đắn và phù hợp nhất trong điều kiện này.
2. Các chức năng của thị trường.
Chức năng của thị trường là những tác động khách quan vốn có bắt nguồn từ bản chất của thị trường tới quá trình tái sản xuất và tới đời sống kinh tế xã hội.
Thị trường có 4 chức năng: thừa nhận, thực hiện, điều tiết và thông tin
2.1 Chức năng thừa nhận
Chức năng này được thể hiện ở chỗ: hàng hoá hay dịch vụ của doanh nghiệp có bán được hay không, nếu bán được có nghĩa là được thị trường chấp nhận. Hàng hoá, dịch vụ được thị trường thừa nhận có nghĩa là người mua chấp nhận và quá trình tái sản xuất của doanh nghiệp được thực hiện. Thị trường thừa nhận tổng số lượng hàng hoá và dịchvụ đưa ra thị trường, tức thừa nhận giá trị sử dụng của hàng hoá, dịch vụ đó.
2.2 Chức năng thực hiện:
Thị trường là nơi diễn ra các hành vi mua bán hàng hoá và dịch vụ, một hàng hoá đã được thị trường thừa nhận thì hành vi mua bán sẽ được thực hiện. Người bán cần giá trị của hàng hoá, còn người mua thì lại cần giá trị sử dụng của hàng hoá, nhưng theo trình tự thì sự thực hiện về giá trị chỉ xảy ra khi nào thực hiện được giá trị sử dụng.
2.3 Chức năng điều tiết và kích thích của thị trường.
* Chức năng điều tiết: thông qua nhu cầu thị trường, các nhà sản xuất kinh doanh sẽ chủ động điều tiết tiền vốn, vật tư, lao động của mình từ lĩnh vực này sang lĩnh vực khác nhằm thu lợi nhuận nhiều nhất. Điều này chỉ có thị trường mới chỉ ra được
* Chức năng kích thích: thị trường chỉ chấp nhận những hàng hoá có chi phí sản xuất và lưu thông trung bình hay mức thấp nhất. Do đó, nó kích thích các nhà sản xuất tiết kiệm chi phí sản xuất, giảm giá thành để hạ giá bán. Muốn vậy thì họ phải tiết kiệm lao động sống và lao động vật hoá.
2.4 Chức năng thông tin:
Thị trường cung cấp thông tin cho cả người sản xuất và người tiêu dùng: thị trường chỉ cho người sản xuất biết nên sản xuất hàng hoá, dịch vụ nào, với khối lượng bao nhiêu để đưa sản phẩm ra thị trường vào thời điểm nào là thích hợp và có lợi nhất: thị trường chỉ cho người tiêu dùng biết nên mua những loại hàng hoá, dịch vụ nào, ở đâu vào thời điểm nào là có lợi cho họ nhất. Chức năng này rất quan trọng, nó chứa đựng những thông tin: tổng số cung cầu, cơ chế cung cầu và các yếu tố ảnh hưởng đến việc mua bán.
Bốn chức năng trên thị trường có mối quan hệ mật thiết với nhau. Mỗi hiẹn tượng kinh tế diễn ra trên thị trường đều thể hiện 4 chức năng trên.
3. Các cách phân loại và phân đoạn thị trường.
3.1 Các cách phân loại thị trường
Phân loại thị trường chính là chia thị trường theo các góc độ khách quan khác nhau. Phân loại thị trường là cần thiết là khách quan để nhanạ thức cặn kẽ thị trường. Hiện nay, trong kinh doanh người ta dựa vào nhiều tiêu thức khác nhau để phân loại thị trường.
a. Căn cứ vào quan hệ mua bán giữa các nước, người ta chia thành;
* Thị trường trong nước:
- Thị trường thành thị – thị trường nông thôn
- Thị trường miền xuôi – thị trường miền ngược
* Thị trường quốc tế
b. Căn cứ vào hàng hoá lưu thông trên thị trường, người ta chia thành:
*Thị trường hàng hoá:
- Thị trường tư liệu sản xuất (TLSX)
- Thị trường tư liệu tiêu dùng (TLTD)
* Thị trường dịch vụ:
c. Căn cứ vào vai trò người mua người bán trên thị trường, người ta chia thành:
* Thị trường người mua
* Thị trường người bán
d. Căn cứ vào khả năng biến nhu cầu thành hiện thực, người ta chia thành:
* Thị trường thựuc tế: là thị trường mà người mua thực tế đã mua được hàng hoá để thoả mãn nhu cầu tiêu dùng của mình.
* Thị trường tiềm năng : là thị trường thực tế + một bộ phận khách hàng có nhu cầu, có khả năng thanh toán nhung vì một lý do nào đó mà chưa mua được hàng hoá đẻ thỏa mãn nhu cầu
* Thị trường lý thuyết: là thị trường tiềm năng + một bộ phận khách hàng có nhu cầu nhưng không có khả năng thanh toán.
e. Căn cứ vào vai trò của từng thị trường trong hệ thống thị trường người ta chia thành
* Thị trường chính (trung tâm)
* Thị trường phụ (nhánh)
f. Căn cứ vào số lượng người mua - người bán trên thị trường người ta chia thành:
* Thị trường độc quyền: + Độc quyền đơn phương
+ Độc quyền đa phương
* Thị trường cạnh tranh hoàn hảo
* Thị trường cạnh tranh không hoàn hảo
3.2 Phân khúc (đoạn) thị trường.
Phân khúc thị trường là việc căn cứ vào mục đích nghiên cứu và các tiêu thức cụ thể để chia thị trường thành một số đơn vị nhỏ (đoạn, khúc) để doanh nghiệp, Công ty áp dụng chíên lược Marketing thích hợp cho khúc hay đoạn thị trường đó.
Các doanh nghiệp cần phải phân khúc (đoạn) thị trường, bởi vì thị trường là một thể thống nhất nhưng không đồng nhất. Trong đó có nhiều người mua, bán có giới tính, thu nhập, tuổi tác khác nhu, đặc điểm thói quen tiêu dùng khác nhau và khả năng của các doanh nghiệp có hạn. Chính vì vậy phải tìm cho mình một khúc (đoạn) thị trường nào đó phù hợp vói đặc điểm và áp dụng chiến lược Marketing thích hợp với thị trường đó.
Thị trường rất đa dạng, do đó không phải bất cứ thị trường nào phải phân đoạn. Có thị trường vô khúc, thị trường đa khúc, đa đoạn.
Việc phân khúc, phân đoạn thị trường được dựa vào những tiêu thức sau:
* Tiêu thức dân số
* Tiêu thức địa lý
* Tiêu thức tâm lý
* Tiêu thức thái độ đối với khách hàng
4. Các nhân tố ảnh hưởng đến thị trường.
Thị trường là một lĩnh vực kinh tế phức tạp, do đó các yếu tố ảnh hưởng tới thị trường cũng rất phong phú và phức tạp. Để nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới thị trường cần phân loại các nhân tố đó.
4.1 Căn cứ vào sự tác động của các lĩnh vực thị trường.
Người ta chia ra các nhân tố thuộcvề kinh tế – chính trị – xã hội, tâm sinh lý....
* Các nhân tố về kinh tế có vai trò quyết đinh, bởi vì nó có tác động trực tiếp đến cung càu, giá cả, tiền tệ, quan hệ cung cầu... các nhân tố thuộc về kinh tế rất phong phú
* Các nhân tố thuộc về chính trị – xã hội cũng ảnh hưởng to lớn đến thị trường. Các nhân tố này thường được thể hiện qua chính sách tiêu dùng, dân tộc, quan hệ quốc tế, chiến tranh và hoà bình.... Nhân tố chính trị – xã hôị tác động trực tiếp tới kinh tế và do đó cũng tác động trực tiếp tới thị trường.
* Các nhân tố tâm, sinh lý tác động mạnh mẽ tới người tiêu dùng và do đó tác động mạnh mẽ tới nhu cầu mong muốn trên thị trường.
* Cũng như các nhân tố thuộc về tâm sinh lý, nhân tố thời tiết, khí hậu cũng ảnh hưởng trực tiếp to lớn đến người tiêu dùng, tới nhu cầu và mong muốn. Tuy nhiên, thời tiết, khí hậu cũng ảnh hưởng mạnh mẽ tới sản xuất, tới cung của thị trường
4.2 Theo tính chất quản lý và cấp quản lý
Người ta chia ra các nhân tố thuộc quản lý vĩ mô và các nhân tố thuộc quản lý vĩ mô:
* Các nhân tố thuộc quản lý vĩ mô là các chủ trương, chính sách, biện pháp của Nhà nước, các cấp tác động vào thị trường. Thực chất những nhân tố này thể hiện sự quản lý của Nhà nước với thị trường, sự điều tiết của Nhà nước đối với thị trường.
Tuỳ theo điều kiện cụ thể của từng nước, từng thị trường, từng thời kỳ mà các chủ trương, chính sách và biện pháp của Nhà nước tác động vào thị trường sẽ khác nhau. Song những chính sách, biện pháp hay được sử dụng là: thuế, quỹ điều hoà giá cả, trợ giá (bảo hiểm giá cả), kho đệm.... Mỗi biện pháp có vai trò khác nhau tới thị trường. Song nhìn chung, các biện pháp này tác động trực tiếp vào hoặc cung, hoặc cầu va do đó cũng tác động gián tiếp vào giá cả. Đó là ba yếu tố quan trọng nhất của thị trường. Những yếu tố này tạo ra môi trường kinh doanh, đó cũng là những nhân tố mà các cơ sở kinh doanh không quản lý được.
* Những nhân tố thuộc quản lý vi mô là những chiến lược, chính sách và biện pháp của các cơ sở kinh doanh sử dụng trong kinh doanh. Những nhân tố này rất phong phú và phức tạp. Những nhân tố này thường là các chính sách là sản phẩm thích ứng với thị trường: phân phối hàng hoá, giá cả, quảng cáo, các bí quyết cạnh tranh... Đó cũng là những chiến lược, chính sách, biện pháp để các cơ sở kinh doanh tiếp cận và thích ứng với thị trường.... các cơ sở kinh doanh quản lý được các nhân tố này.
Từ đó, ta có thể khái quát những nhân tố ảnh hưởng tới thị trường theo sơ đồ sau đây
Nhà nước
Quản lý vĩ mô về kinh tế
Thị trường
Quản lý vĩ mô
Cơ sở kinh doanh
5. Nghiên cứu thị trường
Trong cơ chế thị trường, thị trường đào tạo nên môi trường kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp nào có khả năng thích ứng cao với sự đa dạng và động thái của thị trường doanh nghiệp đó mới có điều kiện tồn tại và phát triển. Mặt khác, trên thị trường có nhiều doanh nghiệp khác cùng hoạt động, doanh nghiệp nào cũng đạt yêu cầu mở rộng phần thị trường của mình. Bởi vậy, để đảm bảo khả năng thắng lợi trong cạnh tranh, để tránh những rủi ro bất chấp trong kinh doanh, mỗi doanh nghiệp phải hiểu biết cặn kẽ thị trường và khách hàng trên thị trường ấy. Nghĩa là doanh nghiệp phải làm tốt công tác nghiên cứu thị trường. Nghiên cứu thị trường là quá trình phân tích thị trường về mặt lượng và mặt chất. Mục đích chủ yếu của việc nghiên cứu thị trường là tìm ra những khoảng trống của thị trường, tìm chiến lược thị trường (vô khúc đa khúc đa dạng, một khúc trung tâm) để từ đó xác định được chiến lược Marketing thích ứng cho khúc hay đoạn thị trường đó.
Nội dung chủ yếu của việc nghiên cứu thị trường là nghiên cứu khả năng thâm nhập thị trường và mở rộng thị trường của doanh nghiệp. Hiện này người ta thường tiến hành hai loại nghiên cứu thị trường và tương ứng với chúng là các phương pháp nghiên cứu khái quát thị trường và nghiên cứu chi tiết thị trường.
5.1. Nghiên cứu khái quát thị trường
Nghiên cứu khái quát thị trường thực chất là nghiên cứu vĩ mô. Đó là nghiên cứu tổng cầu hàng hoá, tổng thu hàng hoá, giá cả thị trường của hàng hoá, chính sách của chính phủ về loại hàng hoá đó( kinh doanh tự do, kinh doanh có điều kiện, khuyến khích kinh doanh hay cấm kinh doanh).
Nghiên cứu tổng cầu hàng hoá là nghiên cứu tổng khối lượng hàng hóa và cơ cấu loại hàng hoá tiêu dùng thông qua mua sắm hoặc sử dụng với giá cả thị trường trong một khoảng thời gian. Tổng khối lượng hàng hoá chính là quy mô của thị trường. Nghiên cứu quy mô thị trường phải nắm được số lượng người hoặc đơn vị tiêu dùng. Nghiên cứu tổng cầu và cơ cấu hàng hoá cần nghiên cứu trên mỗi địa bàn đặc biệt thị trường trọng điểm phải ở đó tiêu thụ lượng hàng hoá lớn và giá thị trường của hàng hoá đó trên địa bàn từng thời gian.
Nghiên cứu tổng cung hàng hóa là nghiên cứu để xác định xem khả năng sản xuất trong một thời gian các đơn vị sản xuất có khả năng cung ứng cho thị trường tổng số bao nhiêu hàng? khả năng nhập khẩu bao nhiêu? khả năng dự trù (Tồn kho) xã hội bao nhiêu? giá cả bán hàng của doanh nghiệp sản xuất, giá hàng nhập khẩu. Nghiên cứu giá cả thị trường phải tìm được chênh lệch giá bán (trên thị trường bán) và giá mua. Có thể ước chi phí vận chuyển và nộp thuế để xác định thị trường mua hàng và quyết định khối lương hàng cần đặt, hàng cần thu mua hoặc nhập khẩu.
Nghiên cứu chính sách của chính phủ về loại hàng kinh doanh cho phép. Đó là chính sách thuế, giá các loại dịch vụ có liên quan. Ngoài những vấn đề trên, nghiên cứu khái quát thị trường còn cần phải nghiên cứu động thái của cầu, cung trên từng địa bàn và trên từng thời điểm.
5.2. Nghiên cứu chi tiết thị trường
Nghiên cứu chi tiết thị trường thực chất là nghiên cứu đối tượng mua bán loại hàng hóa mà doanh nghiệp kinh doanh, cơ cấu thị trường hàng hóa và chính sách mua bán của các doanh nghiệp có nguồn hàng lớn. Nghiên cứu chi tiết thị trường phải trả lời các câu hỏi : Ai mua hàng? mua bao nhiêu? cơ cấu của loại hàng, mua ở đâu? mua hàng dùng là gì? đối thủ cạnh tranh?
Nghiên cứu thị trường phải nghiên cứu nhu cầu và yêu cầu của khách hàng về loại hàng mà doanh nghiệp kinh doanh.
Khi nghiên cứu chi tiết thị trường, doanh nghiệp phải xác định được tỷ trọng thị trường mà doanh nghiệp đạt được(thị phần của doanh nghiệp) và thị phần của các doanh nghiệp khác cùng ngành so sánh về chất lượng sản phẩm, giá cả sản phẩm, mẫu mã, mầu sắc và các dịch vụ phục vụ khách hàng của doanh nghiệp so với các doanh nghiệp khác... để đổi mới thu hút khách hàng mua hàng của doanh nghiệp mình.
6. Vai trò của thị trường
Thị trường có vai trò quan trọng đối với sản xuất hàng hoá, kinh doanh và quản lý kinh tế.
Tái sản xuất hàng hoá gồm có sản xuất, phân phối, trao đổi và tiêu dùng. Thị trường nằm trong khâu lưu thông. Như vậy, thị trường là một khâu tất yếu của sản xuất hàng hoá. Thị trường chỉ mất khi sản xuất hàng hoá không còn. Như vậy, không nên và không thể coi phạm trù thị trường chỉ gắn với nền kinh tế TBCN. Thị trường là chiếc "Cầu nối" của sản xuất và tiêu dùng. Thị trường là mục tiêu của quá trình sản xuất hàng hoá (theo nghĩa rộng), thị trường là khâu quan trọng nhất của quá trình tái sản xuất hàng hoá. Để sản xuất hàng hoá xã hội phải chi các chi phí sản xuất, chi phí lưu thông. Thị trường là nơi kiểm nghiệm các chi phí đó và thực hiện yêu cầu quy luật tiết kiệm lao động xã hội.
Thị trường không chỉ là nơi diễn ra các hoạt động mua và bán, nó còn thể hiện các quan hệ hàng hoá tiền tệ. Do đó, thị trường còn được coi là môi trường của kinh doanh. Thị trườnglà khách quan, từng cơ sở sản xuất, kinh doanh không có khả năng làm thay đổi thị trường và ngược lại họ phải tiếp cận để thích ứng với thị trường. Thị trường là "tấm gương" để các cơ sở kinh doanh nhận biết nhu cầu xã hội và để đánh giá hiệu quả kinh doanh của chính bản thân mình. Thị trườnglà thước đo khách quan của mọi cơ sơ kinh doanh.
Trong quản lý kinh tế, thị trường có vai trò vô cùng quan trọng. Thị trườnglà đối tượng, là căn cứ của kế hoạch hóa. Cơ chế thị trường là cơ chế quản lý nền kinh tế hàng hoá. Thị trường là công cụ bổ sung cho các công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế của Nhà nước. Thị trường là môi trường kinh doanh, là nơi nhà nước tác động vào quá trình kinh doanh của cơ sở. Như vậy, thị trường có vai trò quyết định sự sống còn của doanh nghiệp. Vấn đề thị trường ngày trở nên quan trọng trong quản lý kinh tế cũng như trong toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.
II. Các q