Đề tài Tìm hiểu một số phương pháp can thiệp đối với hành vi và nhận thức của trẻ tự kỷ tại các gia đình ở Hà Nội

Theo thống kê dịch tễ học, tự kỷ là một rối loạn tâm trí sớm ở trẻ em chiếm tỷ lệ khoảng 4-5/10 000 trẻ trong đó có1/2 trẻ có bệnh cảnh tự kỷ điển hình và 3/4 trẻ có giới tính nam 11. Số trẻ tự kỷ được phát hiện ngày càng tăng đòi hỏi sự quan tâm, giúp đỡ của những nhà chuyên môn, bác sĩ, nhà tâm lý. và các dịch vụ xã hội càng nhiều. Song việc chăm sóc và trị liệu trẻ tự kỷ trong thời gian gần đây được phát sinh theo nhu cầu của xã hội mang tính đối phó và thiếu sự chuẩn bị cần thiết về mặt chuyên môn và nhân sự. Hiện nay có rất nhiều phương pháp can thiệp, nhiều trung tâm chăm sóc và giáo dục cho trẻ tự kỷ nhưng các bậc phụ huynh luôn băn khoăn không biết đâu là lựa chọn tốt nhất cho con mình. Đưa con vào trung tâm thì không tin tưởng, trung tâm nói con tiến bộ nhưng bản thân họ lại không nhận thấy. Để trẻ ở nhà thì trẻ quậy phá không cho họ một phút giây yên tĩnh, họ không biết phải làm gì để giúp đỡ chúng. Một số cha mẹ muốn để con yên không can thiệp gì vì cho rằng những chương trình can thiệp sẽ gây căng thẳng cho trẻ và cho đời sống gia đình. Tệ hơn nữa là có những cha mẹ buông xuôi vì nghĩ không thể thay đổi được gì cho đứa con tự kỷ của mình. Nhưng nhìn chung phản ứng thông thường của cha mẹ là muốn làm bất cứ điều gì để giúp con, không muốn bỏ lỡ cơ hội nào dù vì mệt mỏi hay vì tài chính. Trên thế giới có rất nhiều lý thuyết hay về can thiệp cho trẻ tự kỷ song còn ít người biết đến hoặc có biết thì cũng chỉ là trên sách vở, khi bắt tay vào làm thực tiễn có rất nhiều sai xót, lúng túng. Thực tế ở nước ta việc áp dụng, kết hợp các phương pháp còn tuỳ tiện. Điều đó khiến cho những trẻ tự kỷ vốn đã phải chịu nhiều thiệt thòi lại khó khăn thêm, làm cho những gia đình có con tự kỷ ngày càng hoang mang, bế tắc, không lối thoát, tuyệt vọng, buông xuôi. Ở Việt Nam cũng chưa có nghiên cứu nào có tính chất thực sự chuyên sâu về phương pháp can thiệp cho trẻ tự kỷ. Những đề tài nghiên cứu trước đây như đề tài “ Bước đầu tìm hiểu một số đặc điểm tâm lý ở trẻ tự kỷ” của Trần Thị Việt Hà, khoá luận tốt nghiệp, 2002, “Một số triệu chứng lâm sàng quan sát ở trẻ tự kỉ” của Lý Nguyễn Thảo Linh, báo cáo thực tập, 2004, thuộc chuyên ngành tâm lý học chỉ mang tính lý luận, chưa giải quyết được những vấn đề trong thực tiễn mà khi làm việc với trẻ tự kỷ hàng ngày cha mẹ và các giáo viên phải đối mặt. Vì vậy tôi chọn đề tài: “Tìm hiểu một số phương pháp can thiệp đối với hành vi và nhận thức của trẻ tự kỷ tại các gia đình ở Hà Nội” với mong muốn có thể đóng góp một phần tâm huyết cùng các gia đình tìm con đường đúng đắn nhất để giúp cho những đứa trẻ tự kỷ sớm được phục hồi.

doc58 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 2778 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tìm hiểu một số phương pháp can thiệp đối với hành vi và nhận thức của trẻ tự kỷ tại các gia đình ở Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Theo thống kê dịch tễ học, tự kỷ là một rối loạn tâm trí sớm ở trẻ em chiếm tỷ lệ khoảng 4-5/10 000 trẻ trong đó có1/2 trẻ có bệnh cảnh tự kỷ điển hình và 3/4 trẻ có giới tính nam (11(. Số trẻ tự kỷ được phát hiện ngày càng tăng đòi hỏi sự quan tâm, giúp đỡ của những nhà chuyên môn, bác sĩ, nhà tâm lý... và các dịch vụ xã hội càng nhiều. Song việc chăm sóc và trị liệu trẻ tự kỷ trong thời gian gần đây được phát sinh theo nhu cầu của xã hội mang tính đối phó và thiếu sự chuẩn bị cần thiết về mặt chuyên môn và nhân sự. Hiện nay có rất nhiều phương pháp can thiệp, nhiều trung tâm chăm sóc và giáo dục cho trẻ tự kỷ nhưng các bậc phụ huynh luôn băn khoăn không biết đâu là lựa chọn tốt nhất cho con mình. Đưa con vào trung tâm thì không tin tưởng, trung tâm nói con tiến bộ nhưng bản thân họ lại không nhận thấy. Để trẻ ở nhà thì trẻ quậy phá không cho họ một phút giây yên tĩnh, họ không biết phải làm gì để giúp đỡ chúng. Một số cha mẹ muốn để con yên không can thiệp gì vì cho rằng những chương trình can thiệp sẽ gây căng thẳng cho trẻ và cho đời sống gia đình. Tệ hơn nữa là có những cha mẹ buông xuôi vì nghĩ không thể thay đổi được gì cho đứa con tự kỷ của mình. Nhưng nhìn chung phản ứng thông thường của cha mẹ là muốn làm bất cứ điều gì để giúp con, không muốn bỏ lỡ cơ hội nào dù vì mệt mỏi hay vì tài chính. Trên thế giới có rất nhiều lý thuyết hay về can thiệp cho trẻ tự kỷ song còn ít người biết đến hoặc có biết thì cũng chỉ là trên sách vở, khi bắt tay vào làm thực tiễn có rất nhiều sai xót, lúng túng. Thực tế ở nước ta việc áp dụng, kết hợp các phương pháp còn tuỳ tiện. Điều đó khiến cho những trẻ tự kỷ vốn đã phải chịu nhiều thiệt thòi lại khó khăn thêm, làm cho những gia đình có con tự kỷ ngày càng hoang mang, bế tắc, không lối thoát, tuyệt vọng, buông xuôi. Ở Việt Nam cũng chưa có nghiên cứu nào có tính chất thực sự chuyên sâu về phương pháp can thiệp cho trẻ tự kỷ. Những đề tài nghiên cứu trước đây như đề tài “ Bước đầu tìm hiểu một số đặc điểm tâm lý ở trẻ tự kỷ” của Trần Thị Việt Hà, khoá luận tốt nghiệp, 2002, “Một số triệu chứng lâm sàng quan sát ở trẻ tự kỉ” của Lý Nguyễn Thảo Linh, báo cáo thực tập, 2004, thuộc chuyên ngành tâm lý học chỉ mang tính lý luận, chưa giải quyết được những vấn đề trong thực tiễn mà khi làm việc với trẻ tự kỷ hàng ngày cha mẹ và các giáo viên phải đối mặt. Vì vậy tôi chọn đề tài: “Tìm hiểu một số phương pháp can thiệp đối với hành vi và nhận thức của trẻ tự kỷ tại các gia đình ở Hà Nội” với mong muốn có thể đóng góp một phần tâm huyết cùng các gia đình tìm con đường đúng đắn nhất để giúp cho những đứa trẻ tự kỷ sớm được phục hồi. 2. Mục đích nghiên cứu Tìm hiểu phương pháp can thiệp nói chung, can thiệp đối với hành vi và nhận thức nói riêng của trẻ tự kỷ nhằm tìm ra cách thức tốt nhất để giúp trẻ tự kỷ loại bỏ hay hạn chế những hành vi bất thường, hình thành những hành vi, cách ứng xử phù hợp với các tình huống trong cuộc sống, để chúng dễ dàng hoà nhập hơn với môi trường xã hội. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu lý luận: - Làm rõ một số khái niệm cơ bản của đề tài - Một số lý thuyết về can thiệp cho trẻ tự kỷ trước đây và hiện nay, trong và ngoài nước Nghiên cứu thực tiễn: - Tìm hiểu một số phương pháp can thiệp đối với hành vi và nhận thức của trẻ tự kỷ đang được áp dụng tại các gia đình ở Hà Nội. - Tổng hợp, chọn lọc, đưa ra những điều nên làm, nên tránh trong quá trình can thiệp cho trẻ tự kỷ, đề xuất cách thức tốt nhất khi áp dụng lý thuyết vào thực tiễn. Đưa ra kết luận và kiến nghị đối với phương pháp can thiệp cho trẻ tự kỷ tại gia đình hiện nay. 4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: phương pháp can thiệp đối với hành vi và nhận thức của trẻ tự kỷ tại các gia đình ở Hà Nội - Khách thể nghiên cứu: Các gia đình có trẻ tự kỷ ở Hà Nội đã và đang can thiệp tại nhà. Số lượng khách thể: 4 gia đình. Trong đó: cả 4 trường hợp đều là trẻ tự kỷ mức độ nặng, chưa nói được, có nhiều hành vi bất thường, được can thiệp tại nhà, hoàn toàn không có sự tác động nào khác. Trẻ nam có độ tuổi từ 3 tuổi rưỡi đến 4 tuổi. 5. Giả thuyết khoa học - Kỹ thuật dạy với tốc độ nhanh, số lượng nhiều, không để trẻ mắc lỗi và luôn bắt đầu từ những thứ trẻ thích, trẻ làm được của phương pháp can thiệp “mới” làm cho trẻ cảm thấy thích thú khi đến giờ học, việc học vui vẻ, không nhàm chán, khối lượng kiến thức trẻ học được nhiều hơn. Nhận thức của trẻ sẽ tăng lên. - Nhận thức và hành vi của trẻ có mối liên hệ mật thiết và ảnh hưởng qua lại lẫn nhau. Nhận thức tăng lên thì hành vi ứng xử xấu sẽ giảm bớt, khi đó trẻ sẽ có cơ hội học được nhiều hơn và nhận thức sẽ ngày càng tốt hơn. Trẻ càng giỏi thì mọi người càng dễ bỏ qua những hành vi chưa tốt của chúng, chúng sẽ có nhiều cơ hội hơn để hoà nhập. 6. Phạm vi nghiên cứu Luận văn chỉ dừng lại ở sự đánh giá hiệu quả, ưu điểm, nhược điểm của một số phương pháp can thiệp hiện đang được áp dụng tại 4 gia đình ở Hà Nội (thông qua quan sát lâm sàng, phỏng vấn người trực tiếp can thiệp cho trẻ, gia đình trẻ và kết quả đánh giá sau 50 ngày nghiên cứu). 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp quan sát Quan sát là một phương pháp nghiên cứu trong đó người quan sát sử dụng các quá trình tri giác để thu thập thông tin về hành vi, cử chỉ, lời nói của khách thể nghiên cứu nhằm đạt được mục đích nghiên cứu nhất định. Cụ thể ở đây là quan sát hành vi, cách ứng xử của trẻ tự kỷ trong và ngoài giờ trị liệu, trong gia đình và ngoài xã hội; quan sát cách xử lý hành vi ứng xử xấu và dạy hành vi ứng xử phù hợp cho trẻ của gia đình và người trị liệu. 7.2. Phương pháp hỏi chuyện, phỏng vấn sâu Phỏng vấn là phương pháp thu thập thông tin của nghiên cứu tâm lý học, thông qua việc tác động tâm lý xã hội giữa người hỏi và người được hỏi nhằm thu thập thông tin phù hợp với mục tiêu và nhiệm vụ của người nghiên cứu. Phỏng vấn lâm sàng (còn gọi là hỏi chuyện lâm sàng) là một khâu quan trọng nhất của các kỹ thuật tâm lý lâm sàng, được sử dụng trong thực hành tâm lý cũng như trong nghiên cứu tâm lý học lâm sàng. Trong luận văn, phỏng vấn lâm sàng được tiến hành giữa người nghiên cứu với những người trực tiếp can thiệp cho trẻ tự kỷ, với gia đình trẻ tự kỷ. Mục đích là nhằm thu thập các thông tin về trẻ tự kỷ, bao gồm các thông tin về tiền sử, bệnh sử, các triệu chứng, các thói quen, các khả năng, các cách thức ứng xử, hành vi, các năng lực của trẻ, nghiên cứu hồi cứu những phương pháp, cách thức, kỹ thuật trị liệu... trẻ tự kỷ đó đã tham gia, hiệu quả, hậu quả và cách khắc phục đã và đang áp dụng. 7.3. Phương pháp nghiên cứu trường hợp Nghiên cứu trường hợp (nghiên cứu ca) trong lâm sàng là phương pháp nghiên cứu một cá nhân cụ thể trong một tình huống lâm sàng để thu thập những thông tin trực tiếp, điển hình và có tính hệ thống về một loại rối nhiễu nào đó nhằm phục vụ cho một mục tiêu đánh giá, chẩn đoán hoặc trị liệu lâm sàng. Trong luận văn, tôi sử dụng phương pháp này nghiên cứ 4 trường hợp trẻ tự kỷ được trị liệu tại gia đình với những đặc điểm của khách thể như đã nêu ở phần trên. 7.4. Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Tài liệu là nguồn cung cấp các thông tin nhằm đáp ứng mục tiêu và nội dung nghiên cứu. Tài liệu được sử dụng trong nghiên cứu này gồm: hồ sơ, bệnh án, sổ theo dõi hàng ngày, nhật ký của trẻ và một số tài liệu tham khảo, sách, tập san...liên quan đến cơ sở lý luận của đề tài. Nghiên cứu tài liệu nghĩa là xem xét các thông tin có sẵn trong các tài liệu để rút ra những thông tin cần thiết nhằm đáp ứng mục tiêu nghiên cứu. 7.5. Phương pháp sử dụng test đánh giá Đây là phương pháp sử dụng test đã được chuẩn hoá về kĩ thuật sử dụng nhằm đánh giá, đo lường một chỉ báo về tâm lý của một người hay một nhóm người trên cơ sở đối chiếu với một thang đo đã được chuẩn hoá hoặc một hệ thống phân loại trên những nhóm mẫu khác nhau về phương diện xã hội. Trong báo cáo này, tôi sử dụng test C.A.R.S (Bảng đánh giá mức độ tự kỷ của trẻ em) để xác định lại một lần nữa tình trạng, mức độ tự kỷ của trẻ tại thời điểm bắt đầu nghiên cứu. Tuy nhiên để đánh giá được sâu hơn những nội dung nghiên cứu của đề tài, tôi đã lập ra một bảng đánh giá kết quả trước và sau 50 ngày nghiên cứu để đánh giá sự tiến bộ về hành vi và nhận thức của 4 trẻ. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Chương 1: Cơ sở lý luận 1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu Sơ lược về lịch sử tự kỷ và can thiệp: Trước khi hiểu được mối quan hệ giữa bộ não và các hành vi, người ta cho răng trẻ khuyết tật nói chung, trẻ tự kỷ nói riêng là sự trừng phạt của chúa trời hoặc là do quỷ ám. Những đứa trẻ này bị bỏ rơi hoặc chỉ được điều trị bằng những phương pháp thô sơ như sử dụng các loại cỏ, côn trùng, phân động vật tán thành bột...nhưng hầu như không có hiệu quả gì. Với một người nào đó có hành vi bất thường, người ta thường tìm cách trục xuất các loại ma quỷ đó ra khỏi người bệnh. Hơn nữa do niềm tin mù quáng vào tôn giáo đã khiến nhiều bậc cha mẹ chỉ thỉnh cầu vào thánh thần, xin cứu chữa cho đứa con của mình mà không làm gì khác. (13( Đến thời kỳ khoa học bắt đầu phát triển, người ta có cách hiểu sâu sắc và đúng đắn hơn với những trẻ khuyết tật nhờ khoa học giáo dục và tâm lý. Tuy nhiên trước khi có cái tên tự kỷ như hiện nay thì đã có những người mắc phải những rối loạn tâm trí như vậy mà người ta cho đó là những đứa trẻ khác thường, kỳ lạ. Trên thế giới: Năm 1801, Jean Marc Gaspard Itard, một bác sĩ người Pháp, viện trưởng Viện câm điếc Paris được giao nhiệm vụ chăm sóc một cậu bé 12 tuổi tên là Victor, được gọi là “cậu bé hoang dã ở Aveyron”. Người ta tìm thấy cậu sống trong rừng và đã mang cậu về. Cậu bé này có những hành vi kỳ lạ và không biết nói. Bác sĩ Itard đã tiến hành thử nghiệm việc áp dụng cách thức hướng dẫn có hệ thống cho người bệnh, bao gồm nhiều hoạt động nhằm phát triển các chức năng cảm giác, tư duy và tình cảm. (2(, (13( Năm 1809, ở Anh, ông John Haslam kể lại chuyện một cậu bé bị lên sởi nặng khi mới lên 1 tuổi. Sau đó, cậu có những hành vi giống như trẻ tự kỷ. Khi lên năm tuổi cậu được đưa vào bệnh viện Hoàng gia Bethlem. (2(, (13( Trong nửa đầu thế kỉ XX nhiều người đã viết về các nhóm trẻ có hành vi kỳ lạ, mỗi người nêu lên một hoàn cảnh, một câu chuyện khác nhau nhưng lại có nhiều điểm chung về hành vi. Đầu tiên, các nhà khoa học xếp các rối loạn kiểu này vào một dạng của tâm thần phân liệt.(13( Năm 1919, Lightner Witmer, một nhà tâm lý học người Mỹ có bài viết về Don, một đứa trẻ 2 năm 7 tháng có hành vi như trẻ tự kỷ điển hình. Sau một thời gian dài được dạy bảo riêng, em tỏ ra có tiến bộ, tập được các kỹ năng thiết thực. (2( Năm 1943, Leo Kanner, một nhà tâm thần nhi thuộc trường đại học John Hopkins ở Baltimore (Mỹ) đã công nhận một số trẻ được đưa tới bệnh viện của ông đều có chung một dạng hành vi khác thường, và lần đầu tiên đưa ra khái niệm và đặt tên là “Hội chứng Kanner” hay “Tự kỷ thời ấu nhi – early infantile autism”. Ông đã mô tả chi tiết và đưa ra một số điểm đặc biệt quan trọng trong việc chẩn đoán. Ông cũng nhấn mạnh là tình trạng này có thể thấy được từ khi đứa trẻ ra đời hoặc trong khoảng 30 tháng đầu.(13( Năm 1944, có sự trùng hợp kỳ lạ là bác sĩ nhi khoa Hans Asperger ở nước Áo công bố bài viết đầu tiên của mình về một nhóm trẻ nhỏ và thanh thiếu niên có dạng hành vi khác lạ mà ngày nay gọi là “Hội chứng Asperger”. Những nét khác thường này được phát hiện khi trẻ được 3 tuổi trở lên hoặc bắt đầu đi học. Công trình nghiên cứu của ông được in ra bằng tiếng Đức, và mới được dịch sang tiếng Anh năm 1991. (13( Năm 1962, các cha mẹ và các nhà chuyên môn quan tâm đến vấn đề tự kỷ đã thành lập hiệp hội tự nguyện đầu tiên tại nước Anh, nay gọi là “Hội tự kỷ quốc gia”. Nhờ những cố gắng của Hội này, cùng với tác dụng tuyên truyền của các phương tiện truyền thông mà mọi người biết đến nhiều hơn về chứng tự kỷ. Những lần xuất bản đầu tiên của Hệ thống phân loại bệnh quốc tế ICD không nói tới hiện tượng tự kỷ. Năm 1967, khi tái bản lần thứ 8 ( ICD - 8) cũng chỉ coi hiện tượng tự kỷ ở trẻ em là một dạng tâm thần phân liệt và khi tái bản lần thứ 9 (1977) đã đặt tự kỷ vào trong mục “loạn tâm trẻ em”. Trong lần tái bản lần thứ 10, ICD - 10(1992) và trong bảng phân loại bệnh Hoa Kỳ DSM – IV(1994), cả hai hệ thống này đã sử dụng tên gọi là “các dạng rối loạn phát triển lan toả”. Tại Việt Nam Đối với phần lớn dân số Việt Nam hiện nay, tự kỷ vẫn là một khái niệm mới mẻ. Một phần có thể do trẻ tự kỷ có bề ngoài như trẻ bình thường, thậm chí còn xinh xắn hơn trẻ thường nên ít ai biết bệnh của các em. Cho đến nay ở nuớc ta chưa có một công trình nghiên cứu chuyên sâu nào về trẻ tự kỷ và cũng chưa xác định được một phương pháp chăm sóc cụ thể nào. Thuốc men, nhân điện, châm cứu, cúng bái... đều không đưa lại một kết quả cụ thể. Cách đây khoảng 20 năm, một số phụ huynh có con bị tự kỷ đã tự tìm kiếm thông tin, cách chữa trị từ nước ngoài, áp dụng cho con mình thấy có hiệu quả, sau đó mở trung tâm để giúp đỡ những gia đình khác. Ở Hà Nội có trung tâm Sao Mai và Phúc Tuệ thuộc dạng này và khá nhiều năm nghiên cứu. Điều đáng lưu ý ở đây là trong khi phụ huynh lăn lội tìm kiếm phương pháp hữu hiệu nhất cho con mình thì những bác sĩ, nhà tâm lý, nhà khoa học chỉ biết đến một vài phương pháp chung chung. Họ còn nhiều vấn đề phải quan tâm, trẻ tự kỷ chỉ là một trong những đối tượng cần đến sự giúp đỡ của họ. Có phải vì thế mà những cha mẹ có con tự kỷ nhiều năm nay có kinh nghiệm hơn? Các bác sĩ tâm thần nhi chỉ giúp được những gia đình mới phát hiện bệnh của con, chẩn đoán, đánh giá nhưng chưa có phương pháp can thiệp hiệu quả nào và họ cũng không có đủ thời gian để theo hẳn một ca nào trị liệu từ đầu đến cuối. Những năm gần đây, trẻ tự kỷ mới được biết đến và phát hiện ra rất nhiều chủ yếu ở thành phố. Nông thôn thì rất ít hoặc người dân không biết đến. Đa số trẻ tự kỷ chỉ được quan tâm chăm sóc như một dạng chậm khôn trong số trường chuyên biệt hoặc khoa tâm lý tại một vài bệnh viện nhi đồng, trong khi trẻ tự kỷ và trẻ chậm phát triển có rất nhiều khác biệt cả về nguyên nhân, biểu hiện, đặc biệt là phương pháp trị liệu và giáo dục. Trước nhu cầu của xã hội, hàng loạt các trung tâm ra đời, chưa tính đến chất lượng song về số lượng cũng chưa đủ đối với số trẻ tự kỷ được phát hiện ngày càng nhiều. Một trẻ tự kỷ cần có sự can thiệp của nhà tâm lý lâm sàng, bác sĩ nhi, chuyên viên giáo dục đặc biệt, chuyên viên ngôn ngữ, nhân viên công tác xã hội...Nhưng thực tế chưa có một trung tâm hay một kiểu chữa trị nào ở nước ta đáp ứng được yêu cầu đó và cũng chẳng có một gia đình nào có khả năng mời một lúc từng ấy người can thiệp cho con. ở các trường và trung tâm hiện nay đa số là mỗi cô giáo phải đảm nhiệm ít nhất 5 đến 10 trẻ, một số trung tâm có trị liệu cá nhân 1 cô - 1trò (1giờ /ngày) xong sau đó trẻ lại quay về lớp học chung và hầu như chỉ chơi một mình trong suốt thời gian còn lại. Trình độ, kỹ năng, kinh nghiệm của những người làm công tác can thiệp cho trẻ tự kỷ còn rất thấp. Một trong số họ là giáo viên các trường mầm non, cử nhân tâm lý học, đa số là giáo viên giáo dục đặc biệt. Họ tự nghiên cứu tài tiệu hoặc qua những khóa tập huấn và quá trình làm việc thực tế tự rút ra kinh nghiệm, kỹ thuật can thiệp chưa thực sự bài bản và khoa học, chỉ áp dụng được với những trường hợp cụ thể mà không phải trường hợp nào cũng đem lại hiệu quả tích cực. Các phương pháp can thiệp cho trẻ tự kỷ trên thế giới ( ABA ( Applied Behaviour Analysis - Phân tích Hành vi ứng dụng) : (7( ABA đã có từ lâu nhưng mới được biết tới nhiều từ năm 1987 nhờ bài viết về sự luyện tập một nhóm nhỏ trẻ tự kỷ của tiến sĩ Lovaas và các cộng sự của ông tại đại học UCLA ở California, tuy ông đã áp dụng phương pháp này từ thập niên 1960. ý chính của phương pháp này là trẻ không chỉ học ở trường rồi ngưng khi về nhà mà vẫn tiếp tục học trong suốt cả ngày, tương tác và học từ môi trường xung quanh hàng ngày. Hơn nữa là khi buổi học chấm dứt một cách phấn khởi thành công thì lần học kế tiếp sẽ dễ hơn, do đó việc học của trẻ phải giữ sao cho không kết thúc bằng thất bại, không bao giờ để trẻ sai, phải làm sao cho trẻ luôn đúng, luôn thành công. Cuối cùng, Lovaas nhận xét rằng khi trẻ ở trong viện thì kỹ năng đã thạo được duy trì trong thời gian trẻ ở đó, nhưng khi về nhà thì xuống dốc. Vì vậy muốn duy trì thành công của trẻ thì cha mẹ cũng cần được huấn luyện để tạo môi trường thích hợp ở nhà cũng như ở viện. Phương pháp sửa đổi hành vi không mới song cách dạy của ông đòi hỏi nhiều thời gian, có thứ tự chặt chẽ và gồm những bước lập đi lập lại theo đó trẻ nghe lệnh và được thưởng mỗi lần có phản ứng đúng cách. ABA dạy trẻ biết nghe lời, thuận theo yêu cầu của cha mẹ và giảm bớt những hành vi thái quá do chứng tự kỷ gây ra. Đầu tiên là học ngồi yên và làm theo chỉ dẫn vì đó là cái căn bản cho trẻ học tới những hành vi khác phức tạp hơn. Thời gian tập ABA tuỳ theo mức độ bệnh nặng nhẹ của trẻ. Song số lượng thôi thì chưa đủ vì hiệu quả của việc dạy còn tuỳ thuộc vào khả năng của trị liệu viên và sự tận tình hăng hái của họ. Trị liệu viên không cần có chuyên môn vì cha mẹ trẻ có thể huấn luyện hay nhờ cố vấn của tổ chức ABA huấn luyện. Vì vậy họ có thể là bất kỳ ai yêu mến và có thể làm việc được với trẻ tự kỷ đó. Có thể là ông bà, người thân trong gia đình, cô giáo mầm non hay sinh viên tâm lý... Thành công của ABA một phần nhờ trẻ được can thiệp sớm, có chương trình không nhận trẻ trên 6 tuổi. Còn nếu gia đình tự dạy cho trẻ ở nhà thì có thể bắt đầu ngay từ khi nhận ra trẻ có điểm khác thường, trẻ khoảng 2 tuổi. Gần đây phương pháp trên được thay đổi cho phù hợp với từng trường hợp riêng rẽ. Thời gian học và cách thức dạy cũng tuỳ theo từng đối tượng. Tuy có cơ sở lý thuyết chung là trị liệu hành vi, chương trình này ghi chính xác dạy cái gì và dạy ra sao (bộ sách vaf băng video The me book của tiến sĩ Lovaas) song khi áp dụng vào thực tế thì muôn hình muôn vẻ, nói đến ABA là nói đến một khái niệm vô cùng rộng và các bậc phụ huynh còn rất mơ hồ trong việc áp dụng phương pháp ABA như thế nào cho phù hợp với đứa con tự kỷ của mình. ( TEACCH ( Treatment and Education of Autistic and related Communication Hanđicappe Children - Điều trị và giáo dục trẻ khuyết tật liên quan đến giao tiếp và trẻ tự kỷ). Đây là một phân bộ của đại học North Carolina hoạt động từ năm 1972. Tác giả soạn thảo phương pháp này là một tập thể gồm nhiều bác sĩ, nhà tâm lý, chuyên viên thuộc nhiều ngành nhưng TEACCH thường được gắn liền với tên tuổi của tác giả Eric Schopler, người đầu tiên điều khiển chương trình này.(12( TEACCH có nhiều chương trình từ trẻ nhỏ đến tuổi trưởng thành, cho người có khả năng thấp đến người có khả năng cao. Chương trình TEACCH giúp trẻ học cơ cấu và trật tự , ảnh hưởng tốt đến cả hành vi và khả năng học của trẻ tự kỷ. Những đề mục được đề cập trong chương trình TEACCH: 1- Bắt chước, 2- Nhận thức, 3- Vận động thô, 4- Vận động tinh, 5- Phối hợp mắt và tay, 6- Kỹ năng hiểu biết, 7- Kỹ năng ngôn ngữ, 8- Kỹ năng tự lập, 9- Kỹ năng xã hội hoá. ( PECS ( Picture exchange Communication System) (7( Phương pháp dạy bằng hình ảnh. Dùng hình có rất nhiều tiện lợi cho trẻ không biết nói, là phương tiện liên lạc, bày tỏ ý của trẻ, giúp trẻ giao tiếp dễ đàng hơn. Nhiều cha mẹ lo lắng trẻ sẽ không nói mà chỉ mãi mãi dùng hình ảnh. Thực tế cho thấy cách này không cản trở việc học nói của trẻ. Có trẻ dùng PECS một thời gian rồi nói được song chưa chứng minh được là nhờ PECS hay do sự phát triển tự nhiên. ( AIT ( Auditory Integration Training - Huấn luyện thính giác): (7( AIT có mục đích làm giảm mức nhậy cảm thính giác của trẻ bằng cách chỉnh lại khả năng nghe của trẻ. Cách huấn luyện này được bác sĩ tai mũi họng người Pháp, Guy Berard khởi xướng năm 1982, ông cho rằng sự biến dạng của thính giác có thể nhận ra trên biểu đồ âm thanh là những âm khiến người nghe nhạy cảm bị chói tai. Từ đó xác định và loại bỏ những âm thanh loại này, kết quả là làm giảm bớt hay loại trừ hẳn sự biến dạng do những âm này gây ra.. Đa số trung tâm sử dụng phương pháp
Tài liệu liên quan