Trong những thập niên gần đây, nền kinh tếNhật Bản phát triển nhanh
chóng, trởthành một cường quốc kinh tế đứng thứhai sau Mỹ. Từsựphát triển
kinh tếtoàn cầu, nền văn hóa Nhật Bản đã lan truyền rộng khắp các nước. Nhắc
tới Nhật Bản là người ta nhắc tới khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp, đất nước của
xứhoa anh đào, cũng nhưnhững lễhội truyền thống đậm sắc dân tộc. Bên cạnh
đó còn phải kể đến văn học Nhật Bản. Văn học Nhật Bản đã góp phần làm phong
phú thêm cho văn học thếgiới với những tài năng văn học nổi tiếng. Hai nhà văn
lớn Kawabata Yasunari và Oe Kenzaburo được giải thưởng Nobel văn học. Và
những tài năng lớn khác nhưMurasaki Shikibu, Akutagawa Ryunosuke,
Mishima Yukio. Trong những năm gần đây, tiếp tục nổi lên các cây viết hiện đại
đã nhanh chóng gây được ấn tượng với các độc giảcác nước. Trong đó nổi lên bộ
ba: Murakami Haruki, MurakamiRyu và Yoshimoto Banana. Gần đây cây bút nữ
duy nhất trong bộba – Yoshimoto Banana - đồng thời là hiện tượng nổi bật trên
văn đàn Nhật Bản trong vòng 20 năm trởlại đây, một cây bút nữmà danh tiếng
và sức ảnh hưởng không những ởtrong nước mà còn lan rộng tới các nước trên
thếgiới. Đã có những tác phẩm dịch ra tiếng Việt và được các bạn trẻViệt Nam
yêu thích.
176 trang |
Chia sẻ: lamvu291 | Lượt xem: 1402 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tìm hiểu nghệ thuật trong các tác phẩm của yoshimoto banana, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG
KHOA ĐÔNG PHƯƠNG
-----X W -----
BÁO CÁO
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
ĐỀ TÀI:
TÌM HIỂU NGHỆ THUẬT TRONG CÁC TÁC
PHẨM CỦA YOSHIMOTO BANANA
吉本ばななの作品の中の芸術についての研究
NGUYỄN THỊ HƯỜNG
BIÊN HÒA, THÁNG 12/2009
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG
KHOA ĐÔNG PHƯƠNG
-----X W -----
BÁO CÁO
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
ĐỀ TÀI:
TÌM HIỂU NGHỆ THUẬT TRONG CÁC TÁC
PHẨM CỦA YOSHIMOTO BANANA
吉本ばななの作品の中の芸術についての研究
GVHD: TS. LÊ TÂY
CN. ĐỒNG THỊ THU HÀ
SVTH: NGUYỄN THỊ HƯỜNG
MSSV: D05601050
NIÊN KHÓA: 2005-2010
BIÊN HÒA, THÁNG 12/2009
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận tốt ngiệp này không chỉ là công sức của riêng bản
thân em, mà em còn được sự giúp đỡ rất nhiều từ gia đình, thầy cô, bạn bè.
Trước hết con xin cảm ơn cha mẹ đã nuôi con khôn lớn, dạy bảo con những
điều hay lẽ phải trong cuộc sống, cho con được học hành, được lớn lên trong
vòng tay ấm áp của mẹ cha. Mặc dù gia đình ở xa, nhưng những lúc khó khăn,
cha mẹ và các anh chị luôn là những người đầu tiên động viên, an ủi, giúp con
vững tin và vượt qua tất cả.
Em xin chân thành cảm ơn thầy, cô hướng dẫn luận văn – Tiến Sĩ Lê Tây,
cô Đồng Thị Thu Hà đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt quá
trình làm luận văn. Mặc dù bận rộn, song thầy cô vẫn dành những khoảng thời
gian quý báu chỉ cho em từng lỗi sai, sửa bài một cách nhiệt tình, truyền đạt cho
em những kinh nghiệm quý báu, giúp em học hỏi được rất nhiều điều từ khóa
luận này.
Em xin chân thành cảm ơn Thầy Hiệu trưởng, quý thầy cô khoa Đông
Phương trường Đại học Lạc Hồng đã tạo điều kiện cho em được học tập và rèn
luyện trong suốt bốn năm Đại học. Các thầy cô không những truyền đạt cho em
những tri thức, mà còn cung cấp cho em những hiểu biết về cuộc sống, giúp em
ngày càng hoàn thiện bản thân hơn.
Nhân đây em cũng muốn nói lời cảm ơn tới tất cả các bạn bè đã động viên,
giúp đỡ em trong những năm học Đại học và hoàn thành khóa luận này.
Một lần nữa cho em được nói lời cảm ơn tất cả mọi người. Những tình cảm
của cha mẹ, thầy cô, bạn bè, em nguyện sẽ ghi nhớ trong lòng và sẽ cố gắng tiếp
tục học tốt trên con đường phía trước.
Biên Hòa, tháng 12 năm 2009
Sinh viên Nguyễn Thị Hường
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài...................................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài. ......................................................................................2
3. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài....................................................................................3
4. Đóng góp của luận văn...........................................................................................3
5. Những dự kiến nghiên cứu tiếp tục về đề tài. ........................................................4
6. Phương pháp và phạm vi nghiên cứu.....................................................................4
7. Kết cấu của đề tài ...................................................................................................4
CHƯƠNG I: CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP SÁNG TÁC CỦA
YOSHIMOTO BANANA
1.1. Cuộc đời ..............................................................................................................6
1.2. Sự nghiệp sáng tác ..............................................................................................8
1.3. Các tác phẩm đã xuất bản..................................................................................13
CHƯƠNG II: NGHỆ THUẬT TRONG SÁNG TÁC CỦA YOSHIMOTO
BANANA
2.1. Các chủ đề .........................................................................................................19
2.1.1. Bi kịch - cái chết ............................................................................................19
2.1.2. Tình yêu .........................................................................................................28
2.2. Cách xây dựng nhân vật....................................................................................33
2.2.1. Nhân vật đời thường.......................................................................................33
2.2.2. Nhân vật tự sự ................................................................................................36
2.2.3. Nhân vật kỳ ảo ...............................................................................................39
2.3. Những đặc trưng nghệ thuật khác .....................................................................42
2.3.1. Không gian nghệ thuật ...................................................................................42
2.3.2. Thời gian nghệ thuật ......................................................................................46
2.3.3. Ngôn ngữ........................................................................................................47
2.3.4. Giọng điệu......................................................................................................52
CHƯƠNG III: MỘT VÀI NHẬN ĐỊNH VỀ CÁC TÁC PHẨM CỦA
YOSHIMOTO BANANA
3.1. Một vài nhận xét về tác phẩm của Yoshimoto Banana.....................................57
3.2. Ý nghĩa nhân văn ..............................................................................................58
3.3. Tác phẩm của Yoshimoto Banana mang tính huyền thọai ...............................63
3.4. Tính chất Manga trong các tác phẩm của Yoshimoto Banana..........................66
3.5. Chất truyền thống và hiện đại trong các tác phẩm của Yoshimoto Banana .....68
3.6. So sánh Murakami Haruki và Yoshimoto Banana............................................72
KẾT LUẬN .............................................................................................................78
TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................................................81
PHỤ LỤC................................................................................................................85
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong những thập niên gần đây, nền kinh tế Nhật Bản phát triển nhanh
chóng, trở thành một cường quốc kinh tế đứng thứ hai sau Mỹ. Từ sự phát triển
kinh tế toàn cầu, nền văn hóa Nhật Bản đã lan truyền rộng khắp các nước. Nhắc
tới Nhật Bản là người ta nhắc tới khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp, đất nước của
xứ hoa anh đào, cũng như những lễ hội truyền thống đậm sắc dân tộc. Bên cạnh
đó còn phải kể đến văn học Nhật Bản. Văn học Nhật Bản đã góp phần làm phong
phú thêm cho văn học thế giới với những tài năng văn học nổi tiếng. Hai nhà văn
lớn Kawabata Yasunari và Oe Kenzaburo được giải thưởng Nobel văn học. Và
những tài năng lớn khác như Murasaki Shikibu, Akutagawa Ryunosuke,
Mishima Yukio. Trong những năm gần đây, tiếp tục nổi lên các cây viết hiện đại
đã nhanh chóng gây được ấn tượng với các độc giả các nước. Trong đó nổi lên bộ
ba: Murakami Haruki, Murakami Ryu và Yoshimoto Banana. Gần đây cây bút nữ
duy nhất trong bộ ba – Yoshimoto Banana - đồng thời là hiện tượng nổi bật trên
văn đàn Nhật Bản trong vòng 20 năm trở lại đây, một cây bút nữ mà danh tiếng
và sức ảnh hưởng không những ở trong nước mà còn lan rộng tới các nước trên
thế giới. Đã có những tác phẩm dịch ra tiếng Việt và được các bạn trẻ Việt Nam
yêu thích.
Yoshimoto Banana được coi là một nữ tác giả chuyên viết về thế giới nội
tâm, về những con người mà ta bắt gặp đâu đây ngay trong cuộc sống đời thường,
trong thế giới hiện đại. Với những cảm xúc vui, buồn, bi ai cùng với lối nói giản
dị, gần gũi trong cuộc sống hiện tại, Yoshimoto Banana đã góp phần làm nên sự
khởi sắc mới của văn học Nhật Bản hiện đại, đồng thời cũng góp phần làm thay
đổi bộ mặt văn học hiện đại Nhật Bản. Vậy thì những sáng tác của cô có sự khác
biệt gì với các nhà văn khác? Các tác phẩm của cô có gì đặc sắc? Đó cũng là lý
do khiến tôi chọn đề tài: “Tìm hiểu nghệ thuật trong các tác phẩm của Yoshimoto
Banana” làm khóa luận tốt nghiệp của mình.
Là một người vốn yêu thích văn học, trong đó có văn học Nhật Bản, tôi hy
vọng rằng luận văn của mình sẽ là một trong những công trình nghiên cứu
1
nghiêm túc về hiện tượng Banana ở Việt Nam. Người viết sẽ cố gắng góp phần
bé nhỏ của mình làm chiếc cầu nối phổ biến các tác phẩm của Yoshimoto Banana
với bạn đọc Việt Nam. Hy vọng công trình nghiên cứu này sẽ đến tay các bạn
đọc yêu thích Yoshimoto Banana và có thể trở thành tài liệu tham khảo cho sinh
viên ngành Nhật Bản học các khóa sau.
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài
Nền văn học Nhật Bản là một nền văn học lớn, có nhiều đóng góp cho kho
tàng văn học nhân loại. Do vậy mà từ lâu, văn học Nhật Bản đã được nhiều nước
nghiên cứu và học tập. Tiêu biểu như một số tựa sách nổi tiếng như “Dawn to the
West: Japannese Literature in the Modern Era” của tác giả Donald Keen, công
trình (Henry Holt and com. New York, 1984, New York in Cotemporary
Japannese Culture – A reading của Murakami Haruki, Yoshimoto Banana,
Yoshimoto Takaaki and Karatani Kojin “of Murakami Fuminobu” (Routledge,
the USA and Canada, 2005)… Ở Việt Nam kể từ thập niên 1990 nhiều công trình
nghiên cứu, và những bài viết về văn học Nhật Bản lần lượt ra đời như “Văn học
Nhật Bản từ khởi thủy đến 1986”, “Nhật Bản trong chiếc gương soi”, “Thơ ca
Nhật Bản” của tác giả Nhật Chiêu, nhưng tiếc rằng trong các công trình của
Yoshimoto Banana không được đề cập đến.
Ngoài ra cũng có một lượng lớn các bài bình luận về tác giả - tác phẩm và
các lời tựa tác phẩm được đăng tải trên các tạp chí văn học nước ngoài, văn học
nghệ thuật và các Website. Các tựa sách của Murakami Haruki và Yoshomoto
Banana trong những năm gần đây đã xuất hiện trên thị trường sách ở Việt Nam,
gây sự chú ý, quan tâm của nhiều độc giả. Và cái tên Yoshimoto Banana đã tạo
được những ấn tượng và danh tiếng nhất định. Tuy nhiên trên thực tế đây là một
cái tên khá mới mẻ với đa số độc giả Việt Nam. Những công trình nghiên cứu về
các tác phẩm của Yoshimoto Banana vẫn còn hết sức khiêm tốn. Có những lời
nhận xét, đánh giá về các tác phẩm của cô như: Tạp chí người đưa tin Unesco
12/1990, những lời bình của Hoàng Lan, Lương Việt Dzũng… Hiện nay cô đã có
tới 12 tiểu thuyết, 7 tập tiểu luận với 6 triệu bản in được dịch ra nhiều thứ tiếng
trên thế giới. Ở Việt Nam, nhờ vào các hoạt động chuyển nhượng bản quyền tích
2
cực của công ty văn hóa và truyền thông Nhã Nam, một số tác phẩm của cô được
dịch ra tiếng Việt, tiêu biểu như: “Kitchen”, “N.P”, “ Vĩnh biệt Tugumi”,
“ Amrita”. Ngoài ra cũng có khá nhiều bài nghiên cứu ngắn của các nhà nghiên
cứu người Việt cũng như những lời nhận xét, những bài dịch được đưa lên báo và
trên mạng Internet. Chỉ qua một vài tiểu thuyết, truyện ngắn tiêu biểu cũng đủ để
bạn đọc Việt Nam cảm thấy ấn tượng và bị thuyết phục bởi “ Bananamia” – hiện
tượng Banana của văn hóa và văn học hiện đại Nhật Bản. Hiện nay các tác phẩm
của Yoshimoto Banana dần thu hút sự quan tâm tìm hiểu, nghiên cứu của nhiều
người.
Chính vì vậy, tôi muốn nghiên cứu những nét độc đáo riêng biệt về nghệ
thuật trong các sáng tác của cô, với mong muốn hiểu rõ hơn về nữ tác giả này,
đặc biệt là những đặc trưng nghệ thuật nổi bật thông qua một số tác phẩm văn
học làm nên tên tuổi của cô.
3. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Văn học luôn mang tinh thần thời đại, do vậy tìm hiểu về văn học Nhật Bản
cũng như là tìm hiểu về con người và xã hội Nhật Bản. Văn học Nhật Bản hiện
đại thể hiện những con người trong đời sống đương đại. Và xã hội Nhật Bản hiện
đại cũng tác động rất nhiều đến các tác phẩm văn học hiện đại. Ở đó không chỉ
chứa đựng cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, mà còn chứa đựng đời sống tinh thần
của mỗi con người. Những sáng tác của Yoshimoto Banana đã nhận được những
giải thưởng lớn trong lĩnh vực văn học Nhật Bản, do vậy việc tìm hiểu nghệ thuật
thông qua những tác phẩm của nhà văn mang ý nghĩa khoa học rất lớn để hiểu
được văn học hiện đại Nhật Bản.
Hơn nữa mỗi sáng tác của Yoshomoto Banana mang lại cho người đọc nhận
thức đổi mới về những điều đã quá quen thuộc đó là gia đình, tình yêu, tình bạn,
tình cảm giữa con người với con người. Với luận văn này tôi hy vọng sẽ có một
cách tiếp cận mới về văn học hiện đại Nhật Bản.
4. Đóng góp của luận văn
3
Nghiên cứu về nghệ thuật trong các tác phẩm của Yoshimoto Banana,
nghiên cứu về những nét độc đáo, riêng biệt trong các sáng tác của cô, để có thể
hiểu được sự phản ánh tâm lý xã hội, phản ánh cuộc sống của những con người
trẻ tuổi trong cuộc sống hiện đại; đồng thời giới thiệu đến bạn đọc Việt Nam một
tác giả lớn, một cây bút trẻ tuổi, một tài năng văn học đã góp phần làm đổi mới
cho nền văn học hiện đại Nhật Bản. Danh tiếng và sức ảnh hưởng của cô đã vượt
ra ngoài nước Nhật để vươn lên tầm thế giới, được phổ biến rộng rãi ở nhiều
nước Châu Á như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Việt Nam…
5. Những dự kiến nghiên cứu tiếp tục về đề tài
Từ việc nghiên cứu nghệ thuật qua những sáng tác của Yoshimoto Banana,
người viết nếu có điều kiện sẽ cố gắng tìm hiểu về các tác giả khác như Haruki
Murakami, Ryu Murakami, Yamada Amy… để có thể có được một cái nhìn khái
quát và chính xác hơn về diện mạo văn học hiện đại Nhật Bản.
6. Phương pháp và phạm vi nghiên cứu
Về phương pháp nghiên cứu, người viết sử dụng phương pháp phân tích,
tổng hợp, so sánh, quy nạp, diễn dịch để trình bày một cách có hệ thống các vấn
đề mà khóa luận đã đặt ra. Hai phương pháp được người viết chú ý là phương
pháp so sánh và phương pháp phân tích.
Người viết sẽ sử dụng nhiều nguồn tư liệu khác nhau. Đó là các nguồn tư
liệu từ sách báo, các tạp chí nghiên cứu khoa học, các tác phẩm của Yoshimoto
Banana, cũng như những tư liệu trên Internet để tiến hành việc nghiên cứu.
Phạm vi nghiên cứu là tìm hiểu nghệ thuật được thể hiện qua các tác phẩm
của Yoshimoto Banana.
7. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm có 3 chương:
Chương 1: Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Yoshimoto Banana.
Đây là chương giới thiệu về thân thế, sự nghiệp sáng tác, tóm tắt nội dung
một số tác phẩm của Yoshimoto Banana.
4
Chương 2: Nghệ thuật trong sáng tác của Yoshimoto Banana
Đây là chương tập trung làm nổi bật nghệ thuật trong các tác phẩm của
Yoshimoto Banana từ các khía cạnh như: chủ đề, cách xây dựng nhân vật, ngôn
ngữ, giọng điệu...
Chương 3: Một vài nhận định về các tác phẩm của Yoshimoto Banana
Đây là chương đưa ra những nhận xét của các nhà phê bình, tạp chí, độc giả
về các tác phẩm của Yoshimoto Bannana; so sánh Banana với tác giả Murakami
Haruki.
5
CHƯƠNG I
CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP SÁNG TÁC CỦA
YOSHIMOTO BANANA.
1.1 Cuộc đời
Nữ tác giả Yoshimoto Banana (吉本ばなな) tên thật là Mahoko Yoshimoto
(本名:吉本真秀子), sinh ngày 24/07/1964 tại Tokyo trong một gia đình trí thức
danh tiếng có truyền thống văn nghệ. Cô sinh ra trong một gia đình theo phái tả,
gia đình cô là một gia đình tự do nên cô được hưởng cuộc sống “thoáng” hơn rất
nhiều thanh niên cùng lứa tuổi. Cha cô – Yoshimoto Takaai (吉本隆明) hay
Yoshimoto Ryumei, là thi sĩ, triết gia, nhà lí luận, phê bình văn học có thế lực,
nổi tiếng và có ảnh hưởng lớn tới xã hội Nhật Bản những năm sáu mươi. Chị gái
cô – Haruno Yoiko (ハルノ宵子) là họa sĩ vẽ tranh, họa sĩ phim hoạt hình nổi
tiếng cũng được rất nhiều người biết đến. Từ bé, Banana đã được tiếp xúc với
nhiều sách báo khác nhau bởi ảnh hưởng của bố mình. Có lẽ chính vì vậy mà cô
sớm được tiếp thu nền giáo dục vững chắc qua việc đọc sách, xác định được
những nhận thức độc lập. Gia đình chính là nguồn mạch đầu tiên khơi dậy trong
cô nguồn cảm hứng sáng tác.
Khi còn nhỏ, về thị lực Banana bị yếu mắt trái, qua trị liệu cô phải nhìn chủ
yếu bằng mắt phải. Cũng có thời kỳ Banana bị rơi vào tình trạng mắt hầu như
không nhìn rõ. Những trải nghiệm trong thời gian này cũng ảnh hưởng đến tác
phẩm của cô sau này.
Ý hướng trở thành nhà văn đã đến với Yoshimoto Banana từ rất sớm, ngay
từ khi còn bé, khoảng 5 tuổi cô đã viết văn. Cũng có thời kỳ cô muốn trở thành
người vẽ tranh do chịu ảnh hưởng bởi người chị là nhà họa sĩ Haruno, thế nhưng
cô nghĩ rằng chắc là không thể thắng nổi chị mình - người vẽ tranh rất giỏi. Cô đã
tìm lĩnh vực riêng cho mình, và cô bắt đầu viết văn. Cô cảm thấy việc trở thành
nhà văn giống như là định mệnh của mình, như là một đặc ân mà trời ban cho cô.
Banana tốt nghiệp ngành văn, khoa nghệ thuật tại trường Đại học Nihon
năm cô 22 tuổi, nhưng sự nghiệp văn chương của cô chỉ thực sự bắt đầu từ năm
6
kế đó. Tại nơi đây cô đã lấy bút danh là “Banana” (nghĩa gốc trong tiếng Anh là
chuối), một cái tên mà theo cô là rất “chúa” và “lưỡng tính”. Với cái tên đầy hấp
dẫn và thú vị này, đã bước đầu tạo được ấn tượng tốt đối với độc giả. Đồng thời
qua đó cũng hé mở cho chúng ta thấy một con người khá táo bạo và đầy cá tính.
Cũng có lúc cô giải thích việc cô lấy bút danh ấy đơn giản là vì cô thích hoa
chuối. Đối với người nước ngoài họ cũng thích cái bút danh này của cô, vì cái tên
ấy gợi cho họ cảm giác gần gũi và thân mật.
Sau khi tốt nghiệp Đại học, Yoshimoto Banana đã làm bồi bàn tại một nhà
hàng trong câu lạc bộ đánh golf, kiếm được khoảng 480 đô la một tháng. Cô chỉ
có thể lén lút viết tiểu thuyết của mình trong thời gian làm việc trên những chiếc
bàn trong quán cà phê. Trong những ngày tháng uể oải và nhàm chán ấy (theo lời
kể của Banana) cô đã hoàn thành tác phẩm đầu tay “Kitchen” (Nhà bếp) –1987
và ngay lập tức trở nên nổi tiếng.
Bắt đầu sự nghiệp văn chương ở tuổi 23, Yoshimoto Banana đã tự nói lên
tiếng nói của chính thế hệ mình chứ không phải hồi tưởng, hoài niệm về thời
thanh xuân. Cái nhìn có thể có mặt hạn chế, chưa sâu nhưng lại mang vẻ tự nhiên,
vô tư, dễ gần gũi, thiết thực và nhận được sự đồng cảm nơi độc giả trẻ tuổi. Cho
nên tác phẩm của cô nhanh chóng được độc giả các nước đón nhận.
Ngoài việc gắn liền với văn chương, Yoshimoto Banana cũng có sở thích
khác là phim và âm nhạc. Khi nói tới nhà văn thường thì người ta nghĩ đến một
khung cảnh đầy ấn tượng đó là sự im lặng trong một biệt thự yên tĩnh, nơi không
gian dành riêng cho việc sáng tác, thế nhưng Yoshimoto Banana lại khác, cô có
sự quan tâm, say mê âm nhạc đến mức vừa nghe nhạc, vừa viết tiểu thuyết. Điều
đó càng chứng tỏ cá tính độc đáo của cô.
Mặc dù đã nổi tiếng như thế, cô vẫn tỏ ra là một con người có tính chất bí
ẩn vượt ra ngoài tự nhiên. Một người phụ nữ trầm tĩnh, kín đáo, ăn mặc giản dị, ít
trang điểm, luôn lúng túng khi nói về mình, ít ai ngờ rằng cô lại là cây viết nổi
tiếng trong số các nhà văn đương đại Nhật Bản đáng chú ý nhất. Một cây bút nữ
tinh tế, táo bạo luôn mơ ước đoạt giải Nobel văn học. Yoshimoto Banana thậm
7
chí còn được so sánh ngầm với Kawabata Yasunari, bậc tiền bối đã từng đoạt giải
Nobel văn học.
Khác với sự nghiệp văn chương thành công rực rỡ của mình, hiện tại
Yoshimoto Banana đang sống một cuộc sống khá bình dị ở Tokyo với chồng và
một con trai nhỏ (sinh năm 2003). Cô rấi ít tiết lộ về đời sống riêng tư của mình,
thường khi xuất hiện trước công chúng, cô hay tập trung nói về “những đứa con
tinh thần” của mình.
Là một nhà văn trẻ, khá năng động và linh hoạt, Banana đã chủ trì một
Website riêng của mình để thường xuyên trao đổi thông tin về tác phẩm, cũng
như trả lời các câu hỏi của độc giả. Đồng thời cô còn chủ trì một tờ báo điện tử
on - line cho độc giả nói tiếng Anh. Cô còn chấp nhận cho đăng tải các tác phẩm
của mình trên cả các tạp chí thời trang và làm đẹp nhằm phổ biến rộng rãi tác
phẩm đến với bạn đọc. Do vậy mà độc giả có thể truy cập vào các trang Web để
đọc và tìm kiếm các thông tin về tác phẩm của cô. Như thế không chỉ độc giả
trong nước mà các độc giả nước ngoài cũng có thể thường xuyên truy cập. Cũng
có những nhận định cho rằng cô muốn đại chúng hóa tác phẩm như nhạc Pop,
truyện tranh, thời trang. Cô viết mỗi n