Trước đó, trong các năm từ 2004 đến 2006, Viện Nghiên cứu Giáo dục có thực
hiện một đề tài mang tên “Nghiên cứu sự lựa chọn các hình thức học tập và
hướng nghiệp của học sinh sau THCS”. Đề tài tập trung vào tìm hiểu các động
cơ học tập và định hướng tiếp theo của học sinh trung học phổ thông và trường
nghề. Kết quả cho thấy có nhiều vấn đề mà nhà trường, phụ huynh và xã hội
chúng ta cần phải quan tâm trong việc giúp cho học sinh trong việc có được các
mục tiêu phù hợp với năng lực và thiên hướng của mình cũng như rèn luyện kỹ
năng lập kế hoạch nhằm thực hiện mục tiêu đặt ra.
Với mục đích thực hiện các cam kết giữa Viện Nghiên cứu Giáo dục, nhà
trường và với sự tài trợ của Công ty Wrigley, đề tài “Tìm hiểu nhận thức và
thái độ của thanh niên Việt Nam đối với định hướng tương lai” được tiến
hành với mong muốn có cái nhìn sâu sắc về nhận thức và thái độ của giới trẻ
đối với tương lai, từ đó đưa ra những kiến nghị cần thiết đến những tổ chức có
liên quan nhằm giúp giới trẻ có một tương lai tốt đẹp hơn.
35 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 3151 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tìm hiểu nhận thức và thái độ của học sinh, sinh viên về định hướng tương lai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu” Tìm hiểu nhận thức và thái độ của học sinh/sinh viên về
định hướng tương lai”
1
_____________________________________________________________________
Báo cáo tổng kết
TÌM HIỂU NHẬN THỨC VÀ THÁI ĐỘ CỦA
HỌC SINH/SINH VIÊN VỀ ĐỊNH HƢỚNG
TƢƠNG LAI
Tháng 10/2008
Cơ quan nghiên cứu: TRUNG TÂM ĐÁNH GIÁ VÀ KIỂM ĐỊNH CHẤT LƢỢNG GIÁO DỤC
VIỆN NGHIÊN CỨU GIÁO DỤC - TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
115 Hai Bà Trƣng, Quận 1, Tp.Hồ Chí Minh
Tel.: (84)-08- 8277404 - 8224813-21 Fax (84)-08- 8273833
Email: kimnguyen@ier.edu.vn or dungng@hcmup.edu.vn
Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu” Tìm hiểu nhận thức và thái độ của học sinh/sinh viên về
định hướng tương lai”
2
_____________________________________________________________________
Mục lục
I. Giới thiệu
II. Lời cám ơn
III. Tóm tắt kết quả nghiên cứu
IV. Mục tiêu của đề tài
V. Phƣơng pháp nghiên cứu
VI. Báo cáo kết quả và phân tích dữ liệu
VII. Kiến nghị
VIII. Kết luận
IX. Phụ lục
Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu” Tìm hiểu nhận thức và thái độ của học sinh/sinh viên về
định hướng tương lai”
3
_____________________________________________________________________
Phần I: Giới thiệu
Trước đó, trong các năm từ 2004 đến 2006, Viện Nghiên cứu Giáo dục có thực
hiện một đề tài mang tên “Nghiên cứu sự lựa chọn các hình thức học tập và
hướng nghiệp của học sinh sau THCS”. Đề tài tập trung vào tìm hiểu các động
cơ học tập và định hướng tiếp theo của học sinh trung học phổ thông và trường
nghề. Kết quả cho thấy có nhiều vấn đề mà nhà trường, phụ huynh và xã hội
chúng ta cần phải quan tâm trong việc giúp cho học sinh trong việc có được các
mục tiêu phù hợp với năng lực và thiên hướng của mình cũng như rèn luyện kỹ
năng lập kế hoạch nhằm thực hiện mục tiêu đặt ra.
Với mục đích thực hiện các cam kết giữa Viện Nghiên cứu Giáo dục, nhà
trường và với sự tài trợ của Công ty Wrigley, đề tài “Tìm hiểu nhận thức và
thái độ của thanh niên Việt Nam đối với định hướng tương lai” được tiến
hành với mong muốn có cái nhìn sâu sắc về nhận thức và thái độ của giới trẻ
đối với tương lai, từ đó đưa ra những kiến nghị cần thiết đến những tổ chức có
liên quan nhằm giúp giới trẻ có một tương lai tốt đẹp hơn.
Phần II: Lời cảm ơn
CEEA xin chân thành cảm ơn TS. Hồ Thiệu Hùng, nguyên Giám đốc Sở Giáo
dục và Đào tạo Tp. Hồ Chí Minh, người đã cùng CEEA tiến hành nghiên cứu
đề tài này. CEEA cũng xin cảm ơn Công Ty Wrighley - Nhãn hàng CoolAir –
Người đồng hành với Viện Nghiên cứu Giáo dục trong những hoạt động dành
cho học sinh-sinh viên - đã tài trợ cho công trình nghiên cứu này. Chúng tôi
cũng trân trọng sự đóng góp công sức không nhỏ của Công Ty Starlit đã giúp
cho đề tài tiến triển thuận lợi.
Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu” Tìm hiểu nhận thức và thái độ của học sinh/sinh viên về
định hướng tương lai”
4
_____________________________________________________________________
CEEA cũng chân thành cảm ơn các cán bộ quản lý và sinh viên Trường sau đây
đã tham gia phần trả lời phiếu và phỏng vấn khảo sát của đề tài. Các ý kiến của
các trường đã giúp chúng tôi có được các thông tin và cơ sở để phân tích và
tổng hợp để đưa ra các kiến nghị nhằm giúp học sinh-sinh viên xác định hướng
đi trong tương lai:
1/ Trường THPT Chuyên Trần Đại Nghĩa – Tp. HCM
2/ Trường THPT Ngô Thời Nhiệm – Tp. HCM
3/ Trường THPT Mạc Đĩnh Chi – Tp. HCM
4/ Trường Đại học KHXH & NV – Tp. HCM
5/ Trường Cao đẳng Nghề Hàng hải – Tp. HCM
6/ Trường Đại học Hoa Sen - Tp. HCM
7/ Trường Đại học Thăng Long – Hà Nội
8/ Học viện Quản lý Giáo dục – Hà Nội
9/ Trường Cao đẳng Mẫu giáo Trung ương – Hà Nội
10/ Trường THPT Đinh Tiên Hoàng – Hà Nội
11/ Trường THPT Dân lập Nguyễn Bỉnh Khiêm – Hà Nội
12/ Trường THPT Tây Hồ - Hà Nội
13/ Trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn – Đà Nẵng
14/ Trường THPT Phan Châu Trinh – Đà Nẵng
15/ Trường THPT Trần Phú – Đà Nẵng
16/ Trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng
17/ Trường Cao đẳng Lương thực Thực phẩm Đà Nẵng
18/ Trường Đại học Dân lập Duy Tân – Đà Nẵng
19/ Trường THPT Chuyên Lý Tự Trọng - Cần Thơ
20/ Trường THPT Lê Quý Đôn - Cần Thơ
21/ Trường THPT Bán công - Nguyễn Việt Dũng
22/ Trường Đại học Cần Thơ
23/ Trường Đại học Dân lập Tây Đô
24/ Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật
Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu” Tìm hiểu nhận thức và thái độ của học sinh/sinh viên về
định hướng tương lai”
5
_____________________________________________________________________
Phần III: Tóm tắt kết quả nghiên cứu
Động cơ học tập
Học sinh-sinh viên chọn các động cơ học tập của mình (được sắp xếp theo mức
độ từ cao đến thấp) như sau: có việc làm tốt trong tương lai (95%); có sự hiểu
biết rộng (94%); tự khẳng định mình (81.5%); phục vụ cho đất nước (74.7%);
được mọi người kính trọng (71.5%); trở nên giàu có (69.1%); làm vui lòng gia
đình (66.8%); không thua kém bạn bè (62.5%); trở thành lãnh đạo (50.2%);
thỏa mãn ý thích cá nhân (46.7%); có thể đi du học (44.7%); trở nên nổi tiếng
(23.2%).
Nhận thức về tƣơng lai của mình
Có đến 85.7% cho rằng mình „có nhiều ước mơ đẹp trong tương lai’. Có
hơn phân nữa (57.8%) cho là mình „sẽ rất thành công trong tương lai’
dù có đến 81.9% nghĩ rằng mình „có thể thực hiện được những ước mơ
của mình’;
Có 90.7% học sinh-sinh viên „thích quan điểm cho rằng tương lai của
mỗi người là do chính người đó quyết định’. Đó là lý do mà có đến 93%
học sinh-sinh viên đang „tự trang bị cho mình những kiến thức và kỹ
năng cần thiết cho tương lai của mình‟;
Khoảng 1/6 học sinh-sinh viên tham gia khảo sát (15.8%) nghĩ rằng
mình „rất mơ hồ về tương lai của mình‟ và 10.8 % cho là „thành công
hay thất bại trong tương lai là do số phận định đoạt‟. Tương tự như vậy,
có 9.2% học sinh-sinh viên thích quan điểm „sống cho hiện tại đi, tương
lai biết thế nào mà chuẩn bị’.
Dự định cho tƣơng lai
Hầu hết học sinh-sinh viên đang có các kế hoạch cho tương lai và phần
lớn nghĩ rằng các hoạt động sau đây là cần thiết: Theo dõi thông tin trên
các phương tiện truyền thông (82.8%); Lập thời gian biểu cho các kế
Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu” Tìm hiểu nhận thức và thái độ của học sinh/sinh viên về
định hướng tương lai”
6
_____________________________________________________________________
hoạch của mình (67.9%); Tham gia các khoá học về kỹ năng sống
(67.1%); Đi làm thêm để có kinh nghiệm thực tế (65.0%); Tham gia các
hoạt động cộng đồng - xã hội (59.8%); Tham gia các diễn đàn để trao
đổi và chia sẻ quan điểm và kiến thức của mình với người khác (52.0%);
Chỉ có 48.1% học sinh-sinh viên cho các hoạt động thể dục thể thao là
quan trọng và có đến gần 13% cho là không quan trọng. Có chưa đến
50% (48.9%) học sinh-sinh viên cho là các hoạt động câu lạc bộ, hoạt
động đội nhóm là quan trọng. Hơn phân nửa học sinh-sinh viên cho là
bình thường (41.9%) và không quan trọng (9.2%).
Kế hoạch sau khi học xong ( tốt nghiệp)
Xu hướng chung của học sinh phổ thông, sinh viên cao đẳng và đại học
là tiếp tục học lên (75.4%- 81,8% học sinh và 69,6% sinh viên) và học
thêm một số kiến thức/kỹ năng cần thiết khác (tin học, ngoại ngữ…)
(77.1%);
Có đến 23.2% sinh viên học sinh có kế hoạch đi du học sau khi học
xong;
Có 2.7% bạn chưa có kế hoạch gì và có 5.1% bạn có kế hoạch ở nhà phụ
giúp gia đình.
Các kiến thức, kỹ năng và phẩm chất cần thiết cho tƣơng lai
Phần lớn học sinh-sinh viên cho rằng cần phải trang bị các kỹ năng
„cứng‟, tức là kiến thức về ngoại ngữ (91.6%), vi tính (86.1%) và cố
gắng học giỏi các môn học (83.5%) để chuẩn bị cho tương lai của mình;
Hầu hết sinh viên học sinh đều cho là các phẩm chất được đề tài liệt kê
là quan trọng đến rất quan trọng theo thứ tự như sau: Có tinh thần trách
nhiệm, Có tính kiên trì, Nhiệt tình, thật thà, trung thực, tế nhị, nhân ái và
khiêm tốn;
Những phẩm chất cần thiết cho làm việc nhóm (khiêm tốn, nhân ái, tế
nhị) không được sinh viên học sinh đánh giá cao bằng nhiệt tình, kiên trì
Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu” Tìm hiểu nhận thức và thái độ của học sinh/sinh viên về
định hướng tương lai”
7
_____________________________________________________________________
và có tính trách nhiệm. Có đến khoảng hơn 1/5 học sinh-sinh viên cho là
các đức tính này (khiêm tốn, nhân ái, tế nhị) là bình thường;
Các kỹ năng như „có cá tính‟, „có khả năng lãnh đạo‟, „biết làm việc độc
lập‟, „biết tham gia các hoạt động xã hội‟, „có niềm đam mê một lĩnh
vực nào đó‟ và „có nhiều năng khiếu khác nhau‟ không được học sinh-
sinh viên đánh giá cao.
Các giải pháp nhằm có đƣợc kiến thức/kỹ năng cần thiết
Phần lớn học sinh-sinh viên cho là nhà trường cần tổ chức tham quan
thực tế (81.6%) và các câu lạc bộ nhằm giúp cho học sinh-sinh viên thực
hành các kỹ năng (78.8%) cũng như tổ chức các khóa tập huấn về các kỹ
năng sống (77.0%), các hoạt động sinh hoạt tập thể (73.8%).
Các giải pháp khác cũng được hơn phân nữa học sinh-sinh viên đồng
tình: tổ chức các bài test hướng nghiệp (68.7%); mời các chuyên gia
hướng nghiệp đến tư vấn định kỳ (63.5%); mời những người thành đạt
đến trường để nói chuyện (63.4%) và thành lập phòng tư vấn ngay trong
trường (60.6%).
Khả năng tập trung
Có 91.1% học sinh-sinh viên cho rằng tập trung là một khả năng rất
quan trọng cho việc có được kết quả tốt trong học tập.
Phần lớn học sinh-sinh viên cho rằng ngủ đủ giấc (64%) và học trong
môi trường yên tĩnh (63.7%) và nghe nhạc nhẹ (52%) là các hình thức
hữu hiệu nhất giúp cho việc tập trung.
Các hình thức khác được lựa chọn tiếp theo là nghỉ giải lao (46.5%), viết
ra giấy những gì đang học (39.7%) và nhai gum (37.7%).
Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu” Tìm hiểu nhận thức và thái độ của học sinh/sinh viên về
định hướng tương lai”
8
_____________________________________________________________________
Phần IV: Mục tiêu của đề tài
Đề tài có mục đích tìm hiểu nhận thức và thái độ của học sinh-sinh viên về định
hướng tương lai. Thông qua kết quả nghiên cứu, nhóm nghiên cứu đề xuất các
giải pháp nhằm giúp học sinh-sinh viên và những đối tượng có liên quan (nhà
trường, phụ huynh và các nhà quản lý giáo dục) có những giải pháp để giúp học
sinh-sinh viên thực hiện mơ ước trong tương lai của mình. Đề tài đặt ra các
mục tiêu cụ thể như sau:
1. Hiểu được thái độ của học sinh-sinh viên Việt Nam về tương lai của
mình;
2. Xác định nhận thức của học sinh-sinh viên Việt Nam về các yếu tố tác
động đến tương lai của mình. Các yếu tố đó có thể bao gồm:
a. Học sinh-sinh viên có lên kế hoạch cho tương lai của mình
không?
b. Nếu có, họ lập kế hoạch gì?
c. Các kiến thức/kỹ năng gì mà học sinh-sinh viên cho là cần thiết
cho tương lai của mình?
3. Các kiến nghị nhằm giúp đỡ học sinh-sinh viên có được một tương lai tốt
đẹp.
Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu” Tìm hiểu nhận thức và thái độ của học sinh/sinh viên về
định hướng tương lai”
9
_____________________________________________________________________
Phần V: Phƣơng pháp nghiên cứu
Chúng tôi sử dụng kết hợp các cách tiếp cận định lượng lẫn định tính trong đề
tài của mình. Các dữ liệu có được từ các bảng hỏi dành cho học sinh và sinh
viên sẽ được phân tích theo phương pháp định lượng. Bên cạnh đó, phương
pháp định tính chủ yếu được sử dụng nhằm phân tích, tổng hợp các ý kiến có
được thông qua phỏng vấn. Các cách tiếp cận này giúp cho chúng tôi vừa có
được cái nhìn tổng hợp vừa có thể đi sâu vào việc khám phá sâu nhận thức và
quan điểm của các đối tượng tham gia nghiên cứu.
Các phương pháp chủ yếu được sử dụng:
Khảo sát (chủ yếu là bảng hỏi)
Phỏng vấn: chủ yếu dành cho các nhà quản lý giáo dục
Phân tích thống kê (sử dụng phần mềm SPSS)
Mẫu nghiên cứu
Chúng tôi thực hiện nghiên cứu này ở 4 thành phố lớn: Tp. HCM, Hà Nội, Đà
Nẵng và Cần Thơ. Sau khi thu thập dữ liệu ở các trường đại học, cao đẳng và
trung học phổ thông ở 4 tỉnh thành lớn Việt Nam (Tp. HCM, Hà Nội, Đà Nẵng
và Cần Thơ) nhóm nghiên cứu sẽ phân tích số liệu thu được nhằm xem xét
nhận thức và thái độ của học sinh-sinh viên trong việc định hướng tương lai.
Nhóm nghiên cứu cũng phỏng vấn các nhà quản lý ở các trường nhằm xem xét
các giải pháp mà các trường đang sử dụng để giúp học sinh-sinh viên chuẩn bị
cho tương lai của mình. Sau đây là một số thông tin về mẫu nghiên cứu mà
chúng tôi đã chọn.
Có 981 (chiếm tỉ lệ 49.1%) học sinh phổ thông, 322 (16.1%) sinh viên cao
đẳng và 697 (34.9%) sinh viên đại học tham gia nghiên cứu:
Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu” Tìm hiểu nhận thức và thái độ của học sinh/sinh viên về
định hướng tương lai”
10
_____________________________________________________________________
TRUONG
Dai hocCao dangPho thongMissing
C
ou
nt
1200
1000
800
600
400
200
0
Sơ đồ 1: Cấp học (N=2000)
Bảng 1: Loại hình trƣờng (N=2000)
Loại trƣờng Số lƣợng Tỉ lệ
Phổ thông dân lập 330 16.5
Phổ thông công lập thường 426 21.3
Phổ thông công lập chuyên 225 11.3
Cao đẳng 322 16.1
Đại học công lập 332 16.6
Đại học dân lập (tư thục) 365 18.3
Tổng 2000 100
Trong số 2000 học sinh-sinh viên tham gia đề tài, có 592 từ Thành phố Hồ Chí
Minh, 550 từ Hà Nội, 431 từ Đà Nẵng và 427 từ Cần Thơ.
Ha Noi
Da Nang
Can Tho
Sai Gon
Missing
Sơ đồ 2: Thành phố (N=2000)
Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu” Tìm hiểu nhận thức và thái độ của học sinh/sinh viên về
định hướng tương lai”
11
_____________________________________________________________________
LOP
Nam 4Nam 3Nam 2Nam 11211Missing
C
o
u
n
t
700
600
500
400
300
200
100
0
Sơ đồ 3: Lớp/năm học
Các học sinh-sinh viên từ các lớp/năm học sau: Phổ thông: bao gồm lớp 11
(369) và lớp 12 (617), cao đẳng và đại học (năm 1: 142; năm 2: 428; năm 3:
241 và năm 4: 179) tham gia khảo sát.
Bảng 2: Giới tính
Giới tính Số lƣợng Tỉ lệ
Nam 921 46.0
Nữ 1074 53.6
Dữ liệu mất 5 .3
Tổng 2000 100
Bảng 3: Tuổi (2000)
Tuổi Số lƣợng Tỉ lệ
Dưới 18 958 47.9
Từ 18-23 957 47.9
Trên 23 82 4.1
Dữ liệu mất 3 .2
Tổng 2000 100
Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu” Tìm hiểu nhận thức và thái độ của học sinh/sinh viên về
định hướng tương lai”
12
_____________________________________________________________________
Bảng 4: Thành phần gia đình (N=2000)
Thành phần gia đình Số lƣợng Tỉ lệ
Lao động trí óc 978 51.9
Lao động chân tay 755 40.1
Khác 152 7.6
Dữ liệu mất 115 5.8
Tổng 2000 100
Bảng 5: Danh hiệu Học sinh giỏi (N=2000)
Học sinh giỏi Số lƣợng Tỉ lệ
Cấp trường 546 27.3
Cấp quận 99 4.9
Cấp thành phố 282 14.1
Cấp quốc gia 26 1.3
Dữ liệu mất 1047 52.3
Tổng 2000 100
Chúng tôi sử dụng phần mềm SPSS version 15.0 để phân tích số liệu thu được.
Các số liệu được phân tích chủ yếu ở dạng phần trăm, giá trị trung bình và một
số phần có xem xét độ lệch chuẩn. Chúng tôi cũng có sử dụng thêm một vài kỹ
thuật so sánh dạng compare means cũng như cross tabulation. Các dữ liệu có từ
các phỏng vấn cũng được tổng hợp và phân tích.
Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu” Tìm hiểu nhận thức và thái độ của học sinh/sinh viên về
định hướng tương lai”
13
_____________________________________________________________________
Phần VI: Báo cáo kết quả và phân tích dữ liệu
Động cơ học tập
Khi được hỏi ý kiến về động cơ thúc đẩy học sinh, sinh viên học tập, chúng tôi
nhận được kết quả sau đây (được sắp xếp theo mức độ từ cao đến thấp và
chúng tôi chỉ chọn những động cơ được nhiều sinh viên học sinh đưa ra trong
những nghiên cứu trước đây): 1) có việc làm tốt trong tương lai (95%), 2) có sự
hiểu biết rộng (94%); 3) tự khẳng định mình (81.5%); 4) phục vụ cho đất nước
(74.7%); 5) được mọi người kính trọng (71.5%); 6) trở nên giàu có (69.1%); 7)
làm vui lòng gia đình (66.8%); 8) không thua kém bạn bè (62.5%); 9) trở thành
lãnh đạo (50.2%); thỏa mãn ý thích cá nhân (46.7%); 11) có thể đi du học
(44.7%); 12) trở nên nổi tiếng (23.2%).
Bảng 6: Động cơ thúc đẩy học tập (N=2000)
Tôi học để:
Từ rất đồng ý đến đồng
ý (%)
Không đồng ý cũng
không phản đối (%)
Từ hoàn toàn không đồng ý
đến không đồng ý (%)
1) có việc làm tốt trong tương lai 95.0 4.0 1.0
2) có sự hiểu biết rộng 94.0 5.4 .7
3) tự khẳng định mình 81.5 18.4 2.9
4) phục vụ cho đất nước 74.7 22.7 2.6
5) được mọi người kính trọng 71.5 23.1 5.4
6) trở nên giàu có 69.1 26.0 4.9
7) làm vui lòng gia đình 66.8 33.2 10.5
8) không thua kém bạn bè 62.5 25.8 11.6
9) trở thành lãnh đạo 50.2 38.8 11.0
10) thỏa mãn ý thích cá nhân 46.7 31.3 22.1
11) có thể đi du học 44.7 42.2 13.1
12) trở nên nổi tiếng 23.2 42.3 34.5
Bảng 7.1: So sánh kết quả về động cơ thúc đẩy học sinh-sinh viên học tập
(N=2000)
Đề tài
Hiểu biết Giàu có
Phục
vụ
Tự khẳng
định
Vui lòng
gia đình Nổi tiếng
Đề tài 2008 Mean 4.5 3.9 4.0 4.2 3.8 2.9
Đề tài 2004 Mean 4.6 3.5 4.2 4.0 3.9 2.9
Tổng Mean 4.5 3.8 4.1 4.1 3.8 2.9
Mean= Giá trị trung bình giữa 5 (rất đồng ý) và 1 (rất không đồng ý)
Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu” Tìm hiểu nhận thức và thái độ của học sinh/sinh viên về
định hướng tương lai”
14
_____________________________________________________________________
Bảng 7.2: So sánh kết quả về động cơ thúc đẩy học sinh-sinh viên học tập
(N=2000)
Đề tài
Thỏa mãn cá
nhân
O thua
bạn bè
Việc làm
tốt Du học Lãnh đạo
Kính
trọng
Đề tài 2008 Mean 3.4 3.7 4.6 3.5 3.6 4.0
Đề tài 2004 Mean 3.3 3.7 4.6 3.6 3.2 3.8
Tổng Mean 3.3 3.7 4.6 3.5 3.4 3.9
Mean= Giá trị trung bình giữa 5 (rất đồng ý) và 1 (rất không đồng ý)
Kết quả này, nếu đem so sánh với kết quả thu được từ đề tài năm 2004, sẽ thấy
có một số khác biệt. Tất nhiên, các đối tượng khác nhau sẽ có cái nhìn khác
nhau về động cơ học tập. Ở đây, có thể đưa ra kết luận là ở lứa tuổi càng lớn,
các mục tiêu học tập sẽ càng trở nên rõ ràng hơn, thực dụng hơn, mong muốn
tự khẳng định cá nhân càng cao hơn.
Kết quả cho chúng tôi nhiều suy nghĩ về động cơ học tập của học sinh-sinh
viên chúng ta. Xét về động cơ học tập có tính hướng về tương lai thì học để
hiểu biết là có thể dễ dàng hiểu được. Xét về động cơ học tập có tính hướng
nghiệp thì học để hiểu biết là một động cơ khá mơ hồ. Chúng tôi cho rằng hiểu
biết chỉ là một điều kiện cần nhưng chưa đủ để có thể có việc làm tốt, trở nên
giàu có, làm lãnh đạo, phục vụ đất nước. Trong “Nghiên cứu các hình thức học
tập và hướng nghiệp của học sinh các trường sau trung học cơ sở” trước đây
của chúng tôi thì các đối tượng khác (phụ huynh, giáo viên và cán bộ quản lý
giáo dục) cũng cho „học để hiểu biết‟ là động cơ học tập chính của học sinh-
sinh viên. Một khi cả học sinh-sinh viên lẫn các đối tượng khác cho rằng hiểu
biết là động cơ học tập quan trọng nhất của học sinh-sinh viên, thì hiện tượng
quá tải, quá thiên về lý thuyết trong nền giáo dục Việt Nam hiện nay cũng là
điều dễ hiểu.
Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu” Tìm hiểu nhận thức và thái độ của học sinh/sinh viên về
định hướng tương lai”
15
_____________________________________________________________________
Những động cơ thúc đẩy HS/SV
học tập
Rất đồng ý
5
Đồng ý
4
Không đồng ý cũng không
phản đối
3
Không đồng ý
2
Hoàn toàn không đồng ý
1
4 .4 9
3 .9 2
4
4 .18
3 .8
2 .8 7
3 .3 5
3 .6 7
4 .6 2
3 .4 5
3 .57
3 .9 7
1.00 2.00 3.00 4.00 5.00
Có hi ểu bi ết r ộng
T r ở nên gi àu có
P hục vụ cho đất nước
T ự khẳng định mình
Làm vui l òng gi a đình
T r ở nên nổi t i ếng
T hoả mãn ý t hích cá nhân
Không t hua kém bạn bè
Có vi ệc l àm tốt t r ong tương l ai
Có t hể đi du học
T r ở t hành l ãnh đạo
Được mọi người k ính t r ọng
Sơ đồ 4: Động cơ thúc đẩy học sinh-sinh viên học tập (N=2000)
Thực trạng này đã hằn sâu vào nếp nghĩ và khó thay đổi trong tư duy xã hội.
Trong khi đó, xu hướng của chương trình dạy học hiện đại trên thế giới từ lâu
đã coi trọng kỹ năng, năng lực thực tiễn hơn là kiến thức. Chúng tôi cho rằng
mục tiêu gi