Thời nghèo nàn, lạc hậu của nước Việt Nam đã qua đi và giờ đây nó nhường chỗ cho sự phát triển dữ dội của đất nước đó chính là sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế thị trường, sự thay đổi về cải cách chính trị, về biện pháp và phương pháp giáo dục đời sống con người ngày càng được phát triển và nâng cao, nhu cầu giao lưu hội nhập kinh tế, văn hoá ngày càng lớn, từ đó tạo ra sự đa dạng và phong phú hơn cả về vật chất và tinh thần. Bên cạnh đó là sự phát triển cải tiến về mặt khoa học kỹ thuật được nâng cao và đưa vào thực tiễn ngày càng nhiều.
Song trái lại những mặt tích cực đó thì xã hội lại xuất hiện nhiều thành phần tiêu cực như: Quan liêu, tham nhũng, kinh doanh buôn bán bất hợp pháp vì vậy các nhà sản xuất, các nhà doanh nghiệp ngày càng phải đối mặt với thị trường buôn bán nhiều biến động và rủi do như sự phá sản hay thất bại của doanh nghiệp này, cùng với sự thành công trên thương trường của doanh nghiệp khác là một xu thế tất yếu, nhưng thiết nghĩ điều mà làm cho nhiều nhà doanh nghiệp nhức nhối và lo ngại hơn cả đó là làm thế nào để trở thành một nhà doanh nghiệp chuyên nghiệp và thành công. Đây cũng chính là vấn đề không chỉ đối với các nhà doanh nghiệp nói riêng mà còn góp phần cho sự phát triển của đất nước.
Bởi trong công cuộc đổi mới của đất nước ta đặc biệt về phương diện kinh tế diễn ra sự thay đổi từ cơ chế tập trung quan liêu sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa theo sự điều tiết của nhà nước chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu mang ý nghĩa to lớn về mặt kinh tế chính trị, văn hoá xã hội ngày càng phong phú hơn, đa dạng hơn, đời sống con người ngày càng được nâng cao.
Từ năm 1986 đến nay trong công cuộc đổi mới của Đảng đã diễn ra một cách liên tục, đó là: Vừa thử nghiệm vừ rút kinh nghiệm đã gặt hái được nhiều thành công đưa đất nước ta từng bước đi lên một cách vững chắc cả về tăng trưởng kinh tế và ổn định chính trị xã hội bằng hoạt động thực tiễn điều hành sản xuất kinh doanh thích nghi dần với nền kinh tế nhiều thành phần. Vì vậy đối với nền kinh tế nói riêng đã không ngừng đổi mới và phát triển, nhưng để có được chỗ đứng vững chắc trên thị trường trong nước thì phụ thuộc rất nhiều vào nhu cầu tiêu dùng của khách hàng đối với sản phẩm và khách hàng đã trở thành vấn đề sống còn của doanh nghiệp, trở thành vị trí trung tâm trong sản xuất, kinh doanh, các nhà doanh nghiệp phải làm thế nào để đáp ứng một cách tốt nhất đối với nhu cầu của khách hàng.
82 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 7785 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tìm hiểu nhu cầu sử dụng điện thoại di động của sinh viên hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI CẢM ƠN
Được sự chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, bạn bè, cùng người thân trong suốt thời gian tìm hiểu và nghiên cứu đề tài: “Nhu cầu sử dụng điện thoại di động của sinh viên hiện nay”. Với sự giúp đỡ tận tình đó đã giúp tôi hoàn thành khoá luận tốt nghiệp đúng thời hạn. Đây cũng là sự đánh dấu kết quả học tập của tôi dưới mái trường Đại học KHXH&NH suốt 5 năm.
Qua đây tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất tới các thầy cô giáo trong khoa Tâm lý học, cùng các bạn tập thể lớp K46 Tâm lý học, tập thể lớp K47 Lịch sử, tập thể lớp K48 Ngôn ngữ, và tập thể lớp K49 khoa văn đã nhiệt tình giúp đỡ tôi thực hiện đề tài. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đế thầy giáo Nguyễn Hữu Thụ - người đã ân cần hướng dẫn và chỉ bảo tận tình cho tôi trong suốt thời gian nghiên cứu và hoàn thành khoá luận tốt nghiệp này.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn!
CHƯƠNG I
ĐẶT VẤN ĐỀ
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI VÀ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Lý do chọn đề tài
Thời nghèo nàn, lạc hậu của nước Việt Nam đã qua đi và giờ đây nó nhường chỗ cho sự phát triển dữ dội của đất nước đó chính là sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế thị trường, sự thay đổi về cải cách chính trị, về biện pháp và phương pháp giáo dục đời sống con người ngày càng được phát triển và nâng cao, nhu cầu giao lưu hội nhập kinh tế, văn hoá ngày càng lớn, từ đó tạo ra sự đa dạng và phong phú hơn cả về vật chất và tinh thần. Bên cạnh đó là sự phát triển cải tiến về mặt khoa học kỹ thuật được nâng cao và đưa vào thực tiễn ngày càng nhiều.
Song trái lại những mặt tích cực đó thì xã hội lại xuất hiện nhiều thành phần tiêu cực như: Quan liêu, tham nhũng, kinh doanh buôn bán bất hợp pháp…vì vậy các nhà sản xuất, các nhà doanh nghiệp ngày càng phải đối mặt với thị trường buôn bán nhiều biến động và rủi do như sự phá sản hay thất bại của doanh nghiệp này, cùng với sự thành công trên thương trường của doanh nghiệp khác là một xu thế tất yếu, nhưng thiết nghĩ điều mà làm cho nhiều nhà doanh nghiệp nhức nhối và lo ngại hơn cả đó là làm thế nào để trở thành một nhà doanh nghiệp chuyên nghiệp và thành công. Đây cũng chính là vấn đề không chỉ đối với các nhà doanh nghiệp nói riêng mà còn góp phần cho sự phát triển của đất nước.
Bởi trong công cuộc đổi mới của đất nước ta đặc biệt về phương diện kinh tế diễn ra sự thay đổi từ cơ chế tập trung quan liêu sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa theo sự điều tiết của nhà nước chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu mang ý nghĩa to lớn về mặt kinh tế chính trị, văn hoá xã hội ngày càng phong phú hơn, đa dạng hơn, đời sống con người ngày càng được nâng cao.
Từ năm 1986 đến nay trong công cuộc đổi mới của Đảng đã diễn ra một cách liên tục, đó là: Vừa thử nghiệm vừ rút kinh nghiệm đã gặt hái được nhiều thành công đưa đất nước ta từng bước đi lên một cách vững chắc cả về tăng trưởng kinh tế và ổn định chính trị xã hội bằng hoạt động thực tiễn điều hành sản xuất kinh doanh thích nghi dần với nền kinh tế nhiều thành phần. Vì vậy đối với nền kinh tế nói riêng đã không ngừng đổi mới và phát triển, nhưng để có được chỗ đứng vững chắc trên thị trường trong nước thì phụ thuộc rất nhiều vào nhu cầu tiêu dùng của khách hàng đối với sản phẩm và khách hàng đã trở thành vấn đề sống còn của doanh nghiệp, trở thành vị trí trung tâm trong sản xuất, kinh doanh, các nhà doanh nghiệp phải làm thế nào để đáp ứng một cách tốt nhất đối với nhu cầu của khách hàng.
Như vậy, để tiêu thụ được sản phẩm điện thoại di động của mình thì các công ty cũng như các nhà doanh nghiệp, các nhà sản xuất cần nắm bắt đựơc tâm lý, nhu cầu và thị hiếu của khách hàng xem họ muốn dùng loại điệ thoại di động nào, mẫu mã chất lượng sản phẩm ra làm sao, giá cả thế nào là hợp lý đối với họ… vì thế tất cả những gì mà nhà kinh doanh có thể làm là làm thế nào để giúp cho khách hàng có được những phản ứng tự nhiên để mua hàng họ muốn chắc chắn rằng họ đang mua đúng thứ họ cần giúp cho công việc kinh doanh được thuận lợi và phát triển mạnh mẽ hơn đem lại nhiều lợi ích cho nhà sản xuất kinh doanh cũng như đối với người tiêu dùng giữa cung và cầu đều có lợi để góp phần làm cho xã hội ngày một giàu đẹp, văn minh, đất nước phồn thịnh.
Đây cũng chính là lý do để tôi chọn đề tài: “ Tìm hiểu nhu cầu sử dụng điện thoại di động của sinh viên hiện nay” để làm khoá luận tốt nghiệp. Tôi mong rằng với những đóng góp nhỏ bé của mình sẽ giúp cho các nhà doanh nghiệp, các nhà sản xuất trong nước cũng như nước ngoài tìm ra được những giải pháp để phục vụ cho nhu cầu sử dụng của sinh viên hiện nay đối với sản phẩm điện thoại di động trên thị trường với mẫu mã, chất lượng, giá cả phù hợp nhất.
II. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
2.1. Ý nghĩa khoa học
Nhu cầu sử dụng điện thoại di động là vấn đề đang được nhiều ngành khoa học quan tâm mỗi ngành tiếp cận theo một kiểu khác nhau dựa trên những đặc thù riêng về phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của ngành. Với đề tài này chúng tôi tiếp cận theo hướng nghiên cứu tâm lý học. Đó là sự vận dụng cac lý thuyết tâm lý học đại cương, các kiến thức tâm lý chuyên ngành và ngoài ra là một số ngành có liên quan để phát triển lý thuyết về nhu cầu nói riêng, đồng thời tìm hiểu những nhân tố tác động đến sự thoả mãn nhu cầu này.
2.2. ý nghĩa thực tiễn
Thông qua các kết quả thu đựơc từ đề tài nghiên cứu chúng tôi mong muốn qua đó đưa ra được các kiến nghị giúp cho những người quản lý, những doanh nghiệp hiểu và nắm bắt được nhu cầu sử dụng điện thoại di động của sinh viên trên cơ sở đó đưa ra những chiến lược kinh doanh phù hợp nhằm thoả mãn nhu cầu sử dụng điện thoại di động của sinh viên ngày càng tốt hơn.
III. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu nhu cầu sử dụng điện thoại di động của sinh viên nhằm làm sáng tỏ những vấn đề tâm lý của lứa tuổi sinh viên và nhu cầu sử dụng sản phẩm điện thoại di động của sinh viên. Phân tích thực trạng sử dụng điện thoại di động của sinh viên ( các nguyên nhân tâm lý hình thành) để từ đó đề xuất các kiến nghị giúp các nhà sản xuất điện thoại di động đáp ứng nhu cầu sử dụng của sinh viên hiện nay.
IV. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
4.1. Nghiên cứu lý luận
- Đọc phân tích tài liệu để từ đó xây dựng cơ sở lý luận của đề tài
- Làm rõ các khái niệm của đề tài
- Làm rõ đặc điểm tâm lý của lứa tuổi sinh viên
4.1. Nghiên cứu thực tiễn
Chúng tôi tập trung giải quyết ba nhiệm vụ chính sau:
- Tìm hiểu thực trạng người tiêu dùng là sinh viên sử dụng điện thoại di động ở mức độ nào
- Đưa ra những giải pháp trong việc phát triển, mở rộng thị trường
- Đưa ra những kiến nghị cho các nhà sản xuất và phân phối điện thoại di động nhằm giúp cho họ hiểu và nắm bắt được nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng đặc biệt là sinh viên. Từ đó có những chiến lược phát triển để chiếm lĩnh được thị trường.
V. Đối tượng, khách thể, phạm vi và mẫu nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu nhu cầu sử dụng điện thoại di động của sinh viên
5.2. Khách thể nghiên cứu
Nghiên cứu nhu cầu tiêu dùng sản phẩm điện thoại di động của sinh viên ở độ tuổi từ 18 đến 25 tuổi.
5.3. Phạm vi nghiên cứu
Việc nghiên cứu được tiến hành tại trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn với sự giúp đỡ của tập thể lớp Tâm lý K46, tập thể lớp Lịch sử K47, tập thể lớp Ngôn ngữ học K48 và tập thể lớp K49 Khoa Văn. Thời gian nghiên cứu từ tháng 9/2005 đến tháng 10/ 2005.
5.4. Mẫu nghiên cứu
Đề tài được tiến hành chọn mẫu bằng bảng hỏi đối với 300 sinh viên tuổi từ 18 đến 25 đang theo học tại trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, với cơ cấu mẫu như sau:
- Cơ cấu mẫu theo giới tính:
+ Nam: 114 người
+ Nữ : 186 người
VI. Giả thuyết nghiên cứu
Nhìn chung nhu cầu sử dụng điện thoại di động ngày càng nhiều do nền kinh tế phát triển, đới sống con người ngày càng được nâng cao. Nhưng bên cạnh đó thì nhu cầu này lại chịu ảnh hưởng của những yếu tố khách quan như: nghề nghiệp, văn hoá, truyền thống, phong tục tập quán… và ngoài những yếu tố khách quan đó ra thì còn những yếu tố chủ quan như: lứa tuổi, sở thích, thói quen, động cơ, thái độ… xong có ba yếu tố chi phối mạnh nhất đến nhu cầu sử dụng điện thoại di động của sinh viên hiện nay là sự tiện lợi của điện thoại di động và do đặc điểm của điều kiện sống sinh viên thường là những người sống xa gia đình phải thuê ở các nhà trọ chỗ ở không ổn định, nên khi sử dụng điện thoại di động lại rất tiện lợi nó có thể phục vụ mọi lúc mọi nơi, ngoài ra sinh viên sử dụng điện thoại di động là còn để phục vụ cho nhu cầu giao lưu và kết bạn.
VII. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện được đề tài này chúng tối sử dụng tổng hợp các phương pháp sau:
7.1. Phương pháp phân tích tài liệu
Tham khảo, thu thập thông tin về cơ sở lý luận thông qua một số công trình nghiên cứu khoa học và các sách báo của các học giả trong và ngoài nước về các vấn đề có liên quan đến đề tài.
7.2. Phương pháp phỏng vấn
Trao đổi với người tiêu dùng, chủ cửa hàng buôn bán điện thoại di động về các vấn đề có liên quan đế đề tài mà trong phiếu điều tra không có điều kiện để đi sâu.
7.3. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Đây là phương pháp chủ yếu được sử dụng trong đề tài nhằm tìm hiểu nhu cầu sử dụng điện thoại di động của sinh viên. Để khẳng đinh tính khoa học và khách quan của phương pháp đưa ra, chúng tôi đã tiến hành điều tra thử bằng cách chọn mẫu nghiên cứu khách thể 20 phiếu điều tra. Kết quả cho thấy các câu hỏi đưa ra là phù hợp với yêu cầu. Sau đó chúng tôi tiến hành điếu tra nghiên cứu ở các lớp trong trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn.
Bảng hỏi được sử dụng trong đề tài gồm 12 câu hỏi được xây dựng tập trung vào các nội dung nghiên cứu của đề tài.
- Nhận thức chung về điện thoại di động của sinh viên ( câu 9,3,1)
- Động cơ sử dụng điện thoại di động của sinh viên ( câu 7,4)
- Nguồn thông tin của sinh viên về điện thoại di động ( câu 6)
- Thực trạng sử dụng điện thoại di động của sinh viên ( câu 2,8,11)
- Đánh giá của sinh viên về điện thoại di động ( câu 5,10)
7.4. Phương pháp thống kê toán học
- Tính số % bằng công thức A
x 100%
B
- Tính điểm trung bình bằng công thức:
( [(n1.x1) (n2.x2)…(nn.xn)]
ĐTB =
n
CHƯƠNG II
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
I. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1. Các quan điểm và công trình nghiên cứu ngoài nước về nhu cầu và nhu cầu tiêu dùng
Trong cuộc sống mỗi con người chúng ta luôn có những mong muốn rất mạnh mẽ, những thôi thúc thường được thể hiện trong nhu cầu để đạt được mục tiêu của chính mình. Mọi hành vi của con người đều do sự thúc đẩy của những nhu cầu nào đó và ở mỗi người khác nhau thì nhu cầu cũng khác nhau. Tuy nhiên, không phải lúc nào người ta cũng đòi hỏi thỏa mãn tất cả các nhu cầu của mình mà trái lại ở mỗi thời điểm nhất định của từng cá nhân thì có một số nhu cầu nào đó được nổi lên hàng đầu, cấp thiết hơn cần được thỏa mãn, còn những nhu cầu khác lại lẩn chìm đi.
Trên thực tế có rất nhiều tác giả đã nghiên cứu về nhu cầu của con người. Từ đầu thế kỷ XX, Small (Mỹ) đã lấy những hoạt động tâm lý của các cá nhân đều bắt nguồn từ những nhu cầu của họ như về của cải, quyền lực về sự tán thành của người khác.... Nhà dân tộc học Milinowski đã nghiên cứu và lý giải nhu cầu theo chủ nghĩa chức năng như sau: Cuộc sống xã hội bắt nguồn từ sự cần thiết đáp ứng những nhu cầu căn bản của các cá nhân ( ăn uống, an toàn...) Do đó mỗi nền văn hóa đều được dựa trên nguyên tắc là mỗi tư tưởng, mỗi tập quán ... thực hiện một chức năng sống còn đối với các cá nhân dù đó là để thỏa mãn nhu cầu sinh lý hay nhu cầu văn hóa. A.Maslow coi nhu cầu là một hệ thống và ông chia ra năm thứ bậc nhu cầu, các nhu cầu được xếp thứ tự từ thấp đến cao, từ các nhu cầu thiết yếu đến các nhu cầu thứ yếu hơn và sự thỏa mãn nhu cầu cũng tuân theo hệ bậc thang đó. Khi nhu cầu cấp thiết được thỏa mãn thì sẽ tiến tới thỏa mãn nhu cầu ở cấp bậc cao hơn. Maslow chia hệ thống nhu cầu của con người như sau:
- Nhu cầu sinh lý
- Nhu cầu an toàn
- Nhu cầu xã hội
- Nhu cầu được tôn trọng ( nhận biết)
- Nhu cầu tự khẳng định.
Theo Maslow thì nhu cầu sinh lý là nhu cầu ở thứ bậc thấp . Đây là nhu cầu cơ bản đảm bảo cho sự tồn tại của con người như: Thức ăn, nước uống, nhà ở, tình dục... Đây là nhu cầu thúc đẩy con người hoạt động mạnh mẽ nhất. Nhu cầu sinh lý là nền tảng quyết định sự tồn tại và đòi hỏi được thỏa mãn, bởi muốn có những nhu cầu khác con người trước hết phải duy trì sự tồn tại của mình đã.
Nhu cầu ở bậc thứ hai là nhu cầu về sự an toàn, an ninh vì phải rất vất vả con người mới bảo tồn được bản thân trước sự đe dọa của những hiểm họa xung quanh. Sợ đau đớn về thể xác, tinh thần, sợ mất chỗ ở, sức khỏe và sợ chết ... chính vì những điều đó mà đã làm cho nhu cầu này ngày càng cao hơn.
Con người chỉ tồn tại được khi sống trong xã hội. Lịch sử tồn tại và phát triển của loài người luôn là sự đấu tranh không ngừng với thiên nhiên thậm chí giữa con người với nhau để tồn tại. Do vậy đã làm nảy sinh trong con người đòi hỏi một sự liên kết, giao lưu và chấp nhận được yêu, được chia sẻ và có ai đó để yêu... vì sự đơn độc làm cho con người yếu đi , cho nên phải liên kết nhau lại tìm chỗ dựa cho các quan hệ tình cảm là nhu cầu ở bậc thang thứ ba trong thang nhu cầu của Maslow.
Con người luôn mong muốn tiến nhanh hơn, xa hơn và cao hơn, được chấp nhận là một thành viên của xã hội, rồi những ham muốn quyền lực đưa con người vào sự ganh đua vào các vị trí xã hội để được chú ý, được nhiều người biết đến. Vì vậy nhu cầu về sự tôn trọng được nảy sinh và đòi hỏi phải được thỏa mãn.
Ở bậc thang cao nhất, Maslow đã xếp nhu cầu tự khẳng định. Theo ông đó là việc tự hoàn thiện bản thân, là định hướng của bất kỳ cuộc đờ nào cũng muốn hướng tới. Sự ham muốn của con người là vô bờ bến vì vậy con người luôn mong muốn hướng tới sự hoàn hảo của bản thân, khẳng định sự tồn tại của mình giữa nhiều người.
Trong sự phân loại nhu cầu của con người có một cách phân chia được nhiều tác giả thừa nhận, đó là: Sự phân loại nhu cầu của con người thành hai nhóm lớn là nhu cầu về vật chất và nhu cầu về tinh thần. Nếu xét về nguồn ngốc lịch sử thì nhu cầu về vật chất có trước còn nhu cầu về tinh thần có sau. Nếu xét về thứ bậc thì nhu cầu vật chất có thứ bậc thấp hơn nhu cầu tinh thần.
Nhu cầu về vật chất là cơ sở cho hoạt động sinh sống của con người như nhu cầu: ăn, mặc, ở... nhu cầu này gắn với bản năng sinh tồn của con người mà một số tác giả gọi là nhu cầu sinh lý hay nhu cầu tất yếu. Đây là những nhu cầu cấp thiết, sơ đẳng nhất, nhưng nếu nhu cầu này không được thỏa mãn thì sẽ không có sự nảy sinh cua các nhu cầu khác. Những nhu cầu này mang tính sinh học nhiều hơn song phương thức thỏa mãn nhu cầu vật chất lại mang tình người và thể hiện trình độ phát triển của con người.
Nhu cầu về tinh thần là những nhu cầu thuộc về đời sống tâm hồn của con ngưòi và là nhu cầu đặc biệt chỉ có ở con người, chứng tỏ sự phát triển cao của nhân cách con người. Nhu cầu này được nảy sinh khi nhu cầu về vật chất đã được thỏa mãn. Trong các nhu cầu tinh thần như: Nhu cầu được giao tiếp, kết bạn, thưởng thức âm nhạc... thì bên cạnh đó nhu cầu hướng tới cái Chân- Thiện- Mĩ là những khía cạnh độc đáo của đời sống tinh thần, đạo đức của cuộc sống con người trong cuộc sống cộng đồng.
Khác với nhu cầu về mặt vật chất là những nhu cầu có giới hạn để đạt được sự thỏa mãn thì nhu cầu về tinh thần của con người dường như vô hạn. Khi một nhu cầu được thỏa mãn thì những nhu cầu này không hề lắng dịu đi mà trái lại nó còn tăng với mức độ cao hơn. Ngược lại khi nhu cầu cấp cao hơn được thỏa mãn thì cũng tạo điều kiện nâng cao mức độ đòi hỏi của nhu cầu bậc thấp hơn.
Nhu cầu con người thường được phản ánh qua những giấc mơ, nguyện vọng, mong muốn của con người. Nó đóng vai trò rất to lớn trong việc tri phối những định hướng, tư duy, tình cảm và hành vi của con người. Hơn nữa các nhu cầu là một hệ thống và được hoạt động theo hệ thống. Vì vậy hệ thống sẽ ngừng hoạt động hoặc bị phá vỡ khi một mắt xích trong đó bị trì trệ. Khi một nhu cầu được thỏa mãn thì nhu cầu mới được nảy sinh và có cấp độ cao hơn.
Như vậy, sự sống còn xuất hiện là còn động cơ để thúc đẩy mọi hoạt động của con người và nhu cầu chỉ trở thành hiện thực khi con người có hoạt động sản xuất và hoạt động tiêu thụ các đối tượng thỏa mãn nhu cầu.
A.G. Covaliop chia nhu cầu xã hội thành ba loại:
- Nhu cầu về vật chất của con người. Đó là những nhu cầu về: ăn uống, ở, mặc, đi lại...
- Nhu cầu về tinh thần của con người. Đó là những nhu cầu về lao động, nhận thức, thẩm mĩ, giao lưu...
- Nhu cầu chính trị, đạo đức. Đó là những nhu cầu về sự tự do, an ninh, an toàn, hòa bình, công bằng xã hội...
Như vậy, các lý thuyết về nhu cầu đều dựa trên những quan điểm và cách tiếp cận khác nhau, nhưng đều có điểm chung, đó là chỉ dừng lại ở cấp lý luận, lý thuyết căn bản về nhu cầu. Tuy nhiên các nhà nghiên cứu đều thống nhất ở quan điểm: Nhu cầu của một con người là một hệ thống, khi hệ thống ấy bắt đầu phát huy tác dụng thì con người chuyển sang một trạng thái tích cực, năng động nói chung cả về mặt sinh lý thần kinh và tâm lý, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động nhận thức, rung cảm và hoạt động thực tiễn được diễn ra. Nhu cầu của con ngưòi không ngừng biến đổi theo sự phát triển của xã hội.
1.2. Các quan điểm công trình nghiên cứu của các nhà tâm lý học Việt Nam về nhu cầu và nhu cầu tiêu dùng.
Ở Việt Nam nhu cầu là một vấn đề được nhiều ngành khoa học quan tâm nghiên cứu. Đặc biệt đối với ngành tâm lý học thì nhu cầu luôn là vấn đề được quan tâm nghiên cứu nhiều nhất. Bởi nhu cầu theo các nhà tâm lý học Mác xít được coi là nguồn gốc tích cực của nhân cách, là nguyên nhân mọi hoạt động của con người.
Nhu cầu là nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới đời sống tình cảm, sự hình thành những kỹ xảo, thói quen của con người… Trong những năm gần đây, ở nước ta đã có một số công trình không chỉ nghiên cứu nhu cầu nói chung, mà còn đi sâu nghiên cứu ở một số lĩnh vực cụ thể như:
- Những nghiên cứu về nhu cầu trong lĩnh vực kinh tế:
Tác giả Lê Nhật Trường trong “ Giao tiếp nhân sự trong doanh nghiệp ” đã nghiên cứu nhu cầu với tư cách là động lực thúc đẩy hoạt động của con người. Theo ông muốn thúc đẩy người khác hành động một cách vui vẻ và thuận tình, thuận nghĩa là làm cho người đấy tự khởi phát cái ý muốn làm việc với ta thì trước tiên là tìm hiểu nhu cầu và ước vọng căn bản của họ để thoả mãn cho họ.
- Tác giả Hoàng Toàn khi phân tích về tâm lý khách hàng đã nhấn mạnh rằng: “ nhu cầu là khởi đầu của một hoạt động mua hàng của khách, toàn bộ quá trình mua hàng luôn nằm trong mối quan hệ giữa hoạt động có ý thức và quá trình thoả mãn nhu cầu ở người mua…”
- Nghiên cứu nhu cầu trong lĩnh vực quản lý và lãnh đạo.
Tác giả Nguyễn Hải Khoát trong nghiên cứu về khía cạnh tâm lý của công tác cán bộ, đã đưa ra khái niệm về nhu cầu. Ông cho rằng nhu cầu là đòi hỏi của con người đối với cái mà nó cần có để sống và phát triển.
1.3. các công trình nghiên cứu về nhu cầu của khoa tâm lý học trường Đại học KHXH&NV
Hiện nay phạm vi nghiên cứu về nhu cầu ở Việt Nam còn nhiều hạn chế, phần lớn các đề tài nghiên cứu thường là nghiên cứu về nhu cầu tiêu dùng đối với khách thể như học sinh, sinh viên, hay của người dân nói chung. Cụ thể là một số công trình nghiên cứu về nhu cầu của khoa Tâm lý học trường Đại học KHXH&NH như:
1. Nghiên cứu của PGS-TS Đỗ Long trong công trình nghiên cứu “Tâm lý tiêu dùng, quy luật và xu hướng phát triển” cho rằng tâm lý tiêu dùng phát triển theo 4 quy luật sau:
Quy luật 1. Nhu cầu và hoạt động nói chung, hoạt động sản xuất nói riêng nằm trong sự tác động qua lại và ảnh hưởng lẫn nhau. Sản xuất tốt thì đáp ứng nhu cầu thoả mãn tiêu dùng cũng tốt và ngược lại.
Quy luật 2. Tính kích thích của nhu cầu đối với hoạt động nói chung và hoạt động sản xuất nói riêng không phải bao giờ cũng như nhau, giống nhau, nhu cầu tiêu dùng được đáp ứng gần mức mãn nguyện thì kích thích yếu dần, người ta chỉ hăm hở, khao khát tiêu dùng khi đối tượng kích thích còn mờ, còn chưa thật đầy đủ, lòng ham muốn tiêu dùng của người tiêu