Ngữ dụng học là một chuyên ngành mới của ngôn ngữ học, nghiên cứu mối quan hệ giữa ngôn ngữ và sản phẩm của ngôn ngữ với ngữ cảnh, trước hết là kho tri thức nền và tri thức bách khoa,với quan hệ liên cá nhân và hoạt động thực sự của ngôn ngữ trong đời sống. Nói cách khác, ngữ dụng là lÝ do tồn tại của ngôn ngữ như một hiện tượng xã hội, lÝ do tồn tại của văn bản và phát ngôn trong giao tiếp
27 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 2253 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tìm hiểu những bài học thuộc phân môn tiếng Việt có nội dung Ngữ dụng học thuộc chương trình sách giáo khoa phổ thông trung học lớp 10, 11, (bộ cơ bản) và lớp 12 (ban khoa học xã hội, bộ 2 sách thí điểm), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tìm hiểu những bài học thuộc phân môn tiếng Việt có nội dung Ngữ dụng học thuộc chương trình SGK PTTH lớp 10, 11, (bộ cơ bản) và lớp 12 (ban KHXH, bộ 2 sách thí điểm)
PHẦN MỞ ĐẦU
LÝ do chọn đề tài
Ngữ dụng học là một chuyên ngành mới của ngôn ngữ học, nghiên cứu mối quan hệ giữa ngôn ngữ và sản phẩm của ngôn ngữ với ngữ cảnh, trước hết là kho tri thức nền và tri thức bách khoa,với quan hệ liên cá nhân và hoạt động thực sự của ngôn ngữ trong đời sống. Nói cách khác, ngữ dụng là lÝ do tồn tại của ngôn ngữ như một hiện tượng xã hội, lÝ do tồn tại của văn bản và phát ngôn trong giao tiếp.
Kiến thức Tiếng Việt đã được đưa vào Sách giáo khoa giảng dạy cho học sinh phổ thông, với mục đích vừa hỗ trợ cho việc tiếp nhận các môn học khác,vừa rèn luyện khả năng giao tiếp tốt trong môi trường hoạt động lứa tuổi, trong đời sống xã hội. Nội dung ngữ dụng, trên cơ sở đó đã được đưa vào sách giáo khoa từ bậc tiểu học đến trung học phổ thông theo chương trình cảI cách sách giáo khoa 2001.
Trong chương trình sách giáo khoa phổ thông trung học, nội dung ngữ dụng được phân bố đều trong các líp. Những tiết giảng về nội dung kiến thức Êy luôn đòi hỏi sự linh hoạt của giáo viên, sự nỗ lực của học sinh. Việc biên soạn kĩ lưỡng nội dung các bài học là một yêu cầu cơ bản của sách giáo khoa, với vai trò là công cụ định hướng cho giáo viên và học sinh. Bộ sách giáo khoa cảI cách đã có sự tiến bộ trong việc đưa vào các kiến thức ngữ dụng, bên cạnh những mặt khả thủ thì còn một số vướng mắc cần được khắc phục.
Kết quả chỉ ra:
Phát hiện ưu điểm, chỉ ra nhược điểm và các biện pháp khác phục, xây dụng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan cho một nội dung cụ thể của phần khiến thức ngữ dụng trong trương phổ thông.
III. Phạm vi, giới hạn đề tài
Bài tập chuyên đề thử đi vào tìm hiểu những bài học thuộc phân môn tiếng Việt có nội dung Ngữ dụng học thuộc chương trình SGK PTTH líp 10, 11, (bộ cơ bản) và líp 12 (ban KHXH, bé 2 sách thí điểm), bao gồm ba đơn vị kiến thức: Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ (líp 10), Ngữ cảnh (líp 11), Hàm ý hội thoại (líp 12).
Do phạm vi của một chuyên đề không cho phép nên chúng tôi chỉ khảo sát về cách xây dựng nội dung bài tập của ba đơn vị kiến thức nêu trên. Trên cơ sở đó thử đưa ra một đề bài tập trắc nghiệm cho một đơn vị kiến thức đó là bài Ngữ cảnh (chương trình líp 11)để có thể thử áp dụng kiểm tra và khảo sát hiệu quả tiếp nhận của học sinh sau khi đã tiến hành những khắc phục về các mặt còn tồn tại.
IV. Cấu trúc chuyên đề
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận thì phần nội dung của chuyên đề gồm có 3 phần lớn chia làm 3 phần:
Phần I: Cơ sở lí thuyết
Phần II: Nhận xét chương trình SGK
Phần III: Xây dựng câu hỏi trắc nghiệm và nâng cao cho bài Ngữ cảnh.
PHẦN NỘI DUNG
I. Những vấn đề lí thuyết
Đến với những kiến thức ngữ dụng trong chương trình phổ thông trung học, học sinh phải tiếp cận với các khái niệm, thuật ngữ như: Hoạt động giao tiếp, nhân vật giao tiếp, ngữ cảnh, hội thoại, hàm ý… Những khái niệm trên thực ra là những khái niệm của các lí thuyết dụng học rất chặt chẽ nhưng để học sinh dễ tiếp nhận và thông hiểu nên chúng đã được đơn giản hóa và tách rời ra thành những đơn vị nhỏ. Điểm tựa lí thuyết vững chắc là vô cùng quan trọng đối với người giáo viên trong việc gợi mở, truyền đạt kiến thức cho học sinh, đồng thời xây dựng hệ thống câu hỏi kiểm tra đánh giá. Trong bài tập này, chúng tôi chỉ đưa ra những khái niệm mà chương trình chưa có điều kiện đi sâu để học sinh nắm bắt chứ không tham vọng giới thuyết được tất cả các lí thuyết liên quan.
Các nhân tố giao tiếp được hiểu là các nhân tố có mặt trong một cuộc giao tiếp, chi phối cuộc giao tiếp đó và chi phối diễn ngôn về hình thức cũng như về nội dung. Các nhân tố giao tiếp là: ngữ cảnh, ngôn ngữ và diễn ngôn. Ở đây chỉ xem xét đến khái niệm ngữ cảnh.
Ngữ cảnh là những nhân tốt có mặt trong một cuộc giao tiếp nhưng nằm ngoài diễn ngôn. Ngữ cảnh là một tổng thể những hợp phần sau đây:
Nhân vật giao tiếp: là những người tham gia vào một cuộc giao tiếp bằng ngôn ngữ, dùng ngôn ngữ để tạo ra các lời nói, các diễn ngôn qua đó mà tác động vào nhau. Đó là những người tương tác bằng ngôn ngữ. Giữa các nhân vật giao tiếp có quan hệ vai giao tiếp và quan hệ liên cá nhân.
Vai giao tiếp: trong một cuộc giao tiếp có sự phân vai, vai phát ra diễn ngôn tức là vai nói (viết), kí hiệu là SP1 và vai tiếp nhận diễn ngôn tức vai nghe (đọc), kí hiểu SP2. Trong cuộc giao tiếp nói, mặt đối mặt, hai vai nói va nghe thường luân chuyển, SP1 sau khi nói xong chuyển thành vai nghe SP2 và ngược lại.
Tuy nhiên trong một cuộc giao tiếp bàng lời trừ thuyết ngôn, các vai giao tiếp trên có thể có mặt hoặc vắng mặt tiếp ngôn hoặc đích ngôn ( nói chung là người nhận) có thể ở tình trạng chủ động (có thể đáp ngay lời của người nói) mà cũng có thể bị động (chỉ tiếp nhận không phản hồi tại chỗ).
Trong một cuộc giao tiếp người tham gia này phải xây dựng nên một hình ảnh tinh thần về các đặc điểm, trạng thái năng lực của người kia theo đích giao tiếp của mình để rồi căn cứ vào các hình ảnh tinh thần đó mà định ra chiến lược hay kế hoạch giao tiếp, kế hoạch này là một tổ chức gồm các hành động chủ yếu bằng lời để đạt đến đích của mình.
Quan hệ liên cá nhân: quan hệ vai giao tiếp là quan hệ giữa các nhân vậy giao tiếp đối với chinh sự phát, nhận trong giao tiếp. Quan hệ liên cá nhân là quan hệ so sánh xét trong tương quan xã hội, hiểu biết, tình cảm giữa các nhân vật giao tiếp với nhau.
Quan hệ liên cá nhân giữa các nhân vật giao tiếp có thể xét theo 2 trục: trục tung là trục vị thế xã hội còn gọi là trục quyền uy, trục hoành là trục của quan hệ khoảng cách, còn gọi là trục thân cận. Quan hệ này có thể thay đổi Ýt hoặc nhiều trong quá trình giao tiếp. Thường thì quan hệ quyền uy sẽ giữ nguyên trong quá trình giao tiếp còn quan hệ khoảng cách có thể thay đổi.
Quan hệ liên cá nhân chi phối cả tiến trình giao tiếp, cả nội dung và hình thức diễn ngôn. Trong các ngôn ngữ, đặc biệt là trong Tiếng Việt, xưng hô chịu áp lực rất mạnh của áp lực liên cá nhân.
Hiện thực ngoài diễn ngôn: trừ nhân vật giao tiếp, tất cả những yếu tố vật chất, xã hội, văn hoá... có tính cảm tính và những nội dung tinh thần tương ứng không được nói đến trong diễn ngôn trong quá trình giao tiếp được gọi là hiện thực ngoài diễn ngôn (đối với ngôn ngữ thì là hiện thức ngoài ngôn ngữ).
Tuy gồm cả những yếu tố vật chất và tinh thần nhưng hiện thực ngoài diễn ngôn phải được nhân vật giao tiếp ý thức. Khi đã trở thành hiểu biết của những người giao tiếp ( và của những người sử dụng ngôn ngữ) thì hiện thực ngoài diễn ngôn hợp thành tiền giả định bách khoa hay tiền giả định giao tiếp của ngôn ngữ.
Hiện thực - đề tài của diễn ngôn: khi giao tiếp các nhân vật giao tiếp sử dụng diễn ngôn của mình để nói về một cái gì đó. Cái được nói tới là hiện thực - đề tài của diễn ngôn.
Hiện thực – đề tài của diễn ngôn trước hết bao gồm những cái tồn tại, diễn tiến trong hiện thực ngoài ngôn ngữ và ngoài diễn ngôn; cái thuộc tâm giới của con người như cảm xúc, tư tưởng, nguyện vọng...
Hiện thực - đề tài của diễn ngôn còn là bản thân ngôn ngữ.
Hoàn cảnh giao tiếp bao gồm hoàn cảnh giao tiếp rộng và hoàn cảnh giao tiếp hẹp. Hoàn cảnh giao tiếp rộng bao gồm những hiểu biết về thế giới, vật lý, sinh lý, tâm lý, xã hội, văn hoá, tôn giáo, lịch sử các ngành khoa học, nghệ thuật... ở thời điểm và ở không gian trong đó đang diễn ra cuộc giao tiếp.
Thoại trường: được hiểu là cái không – thời gian cụ thể ở đó cuộc giao tiếp diễn ra. Mỗi thoại trường quy định một cách thức sử dụng ngôn ngữ phù hợp với nó.
II. Nhận xét kiến thức ngữ dụng trong sách giáo khoa phổ thông trung học ( líp 10-11-12).
Ngữ dụng học là một chuyên ngành mới của ngôn ngữ học, đi vào nghiên cứu mối quan hệ giữa ngôn ngữ và sản phẩm của ngôn ngữ với ngữ cảnh, trước hết là với các tri thức nền và tri thức tiền giả định bách khoa với các mối quan hệ liên cá nhân và hành động thực sự của ngôn ngữ trong đời sống.
Nói cách khác, ngữ dụng là lý do tồn tại của ngôn ngữ như một hoạt động xã hội, lý do tồn tại của các văn bản và phát ngôn trong giao tiếp. Nội dung kiến thức ngữ dụng đã được đưa vào giảng dạy trong nhà trường, thuộc phân môn Tiếng Việt nhằm mục đích rèn luyện cho học sinh kỹ năng sản sinh, khả năng lĩnh hội lời nói, lời viết. Ngay từ bậc tiểu học, học sinh đã được làm quen với các kiến thức ngữ dụng cơ bản, và đến chương trình Tiếng Việt trung học phổ thông, một lần nữa các nội dung ngữ dụng được đưa ra giảng dạy cho học sinh, với một mức độ kiến thức và yêu cầu cao hơn. Việc phân chia, sắp xếp kiến thức đối với từng khối líp nhìn chung đã có sự hợp lý, phù hợp với nền tảng kiến thức và khả năng tiếp nhận của học sinh trung học phổ thông. Tuy vậy, bên cạnh những điều hợp lý thì vẫn còn tồn tại một vài nhược điểm cần xem xét.
1. Cấu trúc chương trình:
Trong chương trình phổ thông trung học, kiến thức ngữ dụng được phân chia đồng đều cho cả ba khối líp 10, 11,12. Không chỉ được giảng dạy trực tiếp trong các bài dạy thuộc phân môn Tiếng Việt, nội dung ngữ dụng còn được tích hợp trong một số bài dạy thuộc phân môn Làm Văn. Đây là kết quả của xu hướng tích hợp kiến thức trong giảng dạy Ngữ Văn trong nhà trường phổ thông. Học sinh sẽ có cơ hội tiếp cận với kiến thức ngữ dụng ở nhiều chiều, nhiều góc độ kiến thức. Tuy nhiên, trong chuyên đề này, chúng tôi chỉ đi vào nhận xét những nội dung ngữ dụng được thể hiện trực tiếp trong phân môn Tiếng Việt ở cả ba khối líp, chứ không đi vào tìm hiểu nội dung ngữ dụng trong phân môn Làm Văn.
Cấu trúc chương trình ngữ dụng ở bậc trung học phổ thông được thể hiện cụ thể trong bảng thống kê dưới đây:
STT
Líp
Nội dung dạy ngữ dụng
Ghi chó
1.
SGK 10 – T1.
Ban khoa học tự nhiên.
- Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ (thế nào là hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ).
- Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ (tiếp theo) (luyện tập).
Bài 1 – trang 14.
Bài 2 – trang 20.
2.
SGK 11 – T1.
Ban khoa học tự nhiên.
- Ngữ cảnh
+ Khái niệm.
+ Các nhân tố của ngữ cảnh.
+ Vai trò của ngữ cảnh.
+ Luyện tập.
Bài 10 – trang 102.
3.
SGK 12 – T1.
Ban khoa học tự nhiên.Sách thí điểm.S¸ch thÝ ®iÓm.
- Hàm ý hội thoại (khái niệm hàm ý hội thoại).
- Hàm ý hội thoại (tiếp theo) (tác dụng của hàm ý).
Trang 183.
Trang 236.
Dùa vào bảng thống kê, có thể thấy cấu trúc chương trình ngữ dụng ở bậc trung học phổ thông khá đồng đều. Nội dung ngữ dụng được phân bố đảm bảo cho mỗi khối líp đều có điều kiện giảng dạy kiến thức ngữ dụng. Việc phân chia cấu trúc chương trình như vậy sẽ giúp học sinh tiếp nhận kiến thức ngữ dụng một cách hệ thống. Nội dung kiến thức đưa ra trong sách phổ thông trung học nhìn chung không phải là kiến thức mới hoàn toàn, học sinh đã được chuẩn bị nền tảng kiến thức từ bậc tiểu học và trung học cơ sở. Các kiến thức ngữ dụng được trở lại trong chương trình học trung học phổ thông nhưng ở mức độ chuyên sâu hơn, nội dung bài học đa dạng và phong phú hơn, bài tập đưa ra có số lượng lớn hơn, tạo điều kiện cho học sinh thực hành kiến thức.
Ở chương trình sách giáo líp 10, kiến thức ngữ dụng phân bố trong một bài “Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ” được giới hạn trong hai tiết. Nội dung ngữ dụng trong chương trình líp 10 chiếm 7,56% chương trình Tiếng Việt (kể cả phần Ôn tập cuối năm). Nhìn chung đây là một tỉ lệ hợp lí, kiến thức ngữ dụng đưa vào không quá dài cũng không quá ngắn. Với hai tiết dạy này, học sinh hoàn toàn có thể nắm được những kiến thức cơ bản, đồng thời có thời gian luyện tập về những nội dung kiến thức vừa lĩnh hội.
Cấu trúc chương trình ngữ dụng líp 10 có hai tiết, chia đều cho hai phần: tiết 1 học sinh làm quen với lý thuyết “Thế nào là hành động giao tiếp bằng ngôn ngữ”; tiết 2 dành hoàn toàn cho luyện tập.
Ở chương trình sách giáo líp 11, kiến thức ngữ dụng được giới thiệu trong một bài “Ngữ cảnh”, giới hạn trong một tiết, chiếm gần 5,5% cấu trúc chương trình Tiếng Việt (kể cả bài Ôn tập). So với líp 10, tỉ lệ nội dung ngữ dụng đưa vào sách giáo khoa ở líp 11 có giảm đi. Nhưng trên thực tế, trong một tiết học Êy, học sinh được tiếp cận với rất nhiều kiến thức (khái niệm, các nhân tố của ngữ cảnh, vai trò của ngữ cảnh) đồng thời phải giải quyết một khối lượng bài tập nhất định. Do vậy, có thể thấy kiến thức ngữ dụng đưa vào líp 11 không hề Ýt.
Ở chương trình sách giáo líp 12, kiến thức ngữ dụng được giới thiệu trong một bài “Hàm ý hội thoại”, giới hạn trong ba tiết. Cấu trúc chương trình ngữ dụng líp 12 chia đều cả lí thuyết và luyện tập ở ba tiết. Trong từng tiết học, học sinh vừa được tiếp cận với các nội dung kiến thức vừa được thực hành. Như vậy học sinh sẽ không bị giãn cách trong việc tiếp nhận, kiến thức vừa được lĩnh hội sẽ được củng cố lại qua thực hành. Việc phân chia cấu trúc chương trình như vậy còn phù hợp với nội dung kiến thức, bởi trong hai tiết, học sinh được tiếp cận với một khối lượng kiến thức khá lớn (khái niệm hàm ý hội thoại, cách thức tạo câu có hàm ý). Nhìn chung, kiến thức này vào chương trình líp 12 là hợp lý, phù hợp với khả năng tiếp nhận của học sinh.
2. Mục tiêu kiến thức:
2.1. Chương trình sách giáo khoa líp 10.
Kiến thức ngữ dụng trong chương trình líp 10 được thể hiện ở một đơn vị kiến thức “Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ”, chia thành hai tiết.
Tiết 1: Giới thiệu kiến thức
Tiết 2: Thực hành
Với bài học này, yêu cầu học sinh phải đạt một số chuẩn kiến thức cơ bản. Câu hỏi quan trọng nhất mà học sinh cần tìm được câu trả lời là “Thế nào là hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ”. Dưới sự dẫn dắt gợi mở của giáo viên, nội dung kiến thức này lần lượt được khám phá trên các phương diện khác nhau.
Trước hết, học sinh phải giải thích được tại sao hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ lại là hoạt động quan trọng nhất trong những hoạt động trao đổi thông tin của con người, trong mối tương quan với những hoạt động giao tiếp bằng các phương tiện khác (cử chỉ, điệu bộ, ánh mắt....)
Học sinh cần nắm được hai quá trình của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ: tạo lập văn bản và lĩnh hội văn bản; và mối quan hệ giữa chúng.
Ngoài ra, qua bài học này, học sinh cần nắm được những khái niệm cơ bản: nhân vật giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp, nội dung giao tiếp, mục đích giao tiếp, phương tiện và cách thức giao tiếp...; sự chi phối của chúng đối với hoạt động giao tiếp.
Trên đây là những chuẩn kiến thức mà học sinh cần đạt được thông qua bài học “Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ”. Nhìn chung, mức yêu cầu đối với bài học này khá cao, vì học sinh được dành riêng một tiết cho phần lí thuyết. Trong một tiết học Êy, các chuẩn kiến thức đề ra phải được giải quyết một cách triệt để.
2.2. Chương trình sách giáo khoa líp 11.
Kiến thức ngữ dụng trong chương trình líp 11 phần Tiếng Việt được thể hiện ở một đơn vị kiến thức “Ngữ cảnh”, giới hạn trong một tiết học. Trong thời gian 45’, học sinh vừa phải nắm được một khối lượng kiến thức nhất định, vừa phải thực hành một số bài tập cơ bản dưới sự định hướng của giáo việc. Bài “Ngữ cảnh” yêu cầu học sinh đạt được một số chuẩn kiến thức sau.
Trước hết, học sinh cần phải nắm được khái niệm “Ngữ cảnh” trong hoạt động giao tiếp, cùng với những nhân tố của ngữ cảnh (nhân vật giao tiếp, bối cảnh ngoài ngôn ngữ bao gồm bối cảnh giao tiếp rộng, bối cảnh giao tiếp hẹp, hiện thực được nói tới, văn cảnh).
Hơn nữa học sinh còn phải lý giải được tại sao ngữ cảnh lại có vai trò quan trọng đối với hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, ảnh hưởng đến cả người nói (người viết) với quá trình sản sinh lời nói, câu văn và đến cả người nghe (người đọc) với quá trình lĩnh hội lời nói, câu văn.
Ngoài ra, qua bài học này, học sinh cần phải nắm được kĩ năng nói và viết phù hợp với ngữ cảnh, có năng lực nhận thức và lĩnh hội được lời nói trong mối quan hệ với ngữ cảnh, có khả năng giải mã lời nói trong từng ngữ cảnh cụ thể.
Trong một tiết học 45’, dung lượng kiến thức mà bài “Ngữ cảnh” đưa ra tương đối lớn, yêu cầu học sinh phải tập trung cùng với giáo viên giải quyết những vấn đề của bài học. Tuy vậy, học sinh líp 11 sẽ có thuận lợi khi tiếp nhận bài học này vì trong nội dung ngữ dụng líp 10 “Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ”, các em đã được làm quen với các khái niệm như: nhân vật giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp, nội dung giao tiếp... Đến líp 11 các khái niệm được tìm hiểu ở mức độ sâu hơn, phù hợp với mức nhận thức và nền kiến thức của học sinh líp 11.
2.3. Chương trình sách giáo khoa líp 12.
Ở chương trình sách giáo khoa líp 12, kiến thức ngữ dụng (phần Tiếng Việt) được thể hiện ở một đơn vị kiến thức “Hàm ý hội thoại”, giới hạn trong ba tiết. Trong ba tiết học, học sinh phải nắm được một lượng kiến thức khá lớn. Điểm thuận lợi mà chương trình sách giáo khoa đưa ra chính là sự phân bố kiến thức đồng đều cho cả ba tiết (mỗi tiết có cả lí thuyết và luyện tập). Qua ba tiết học này, học sinh phải đạt một số chuẩn kiến thức sau.
Kiến thức đầu tiên học sinh cần nắm được là khái niệm “Hàm ý hội thoại”. Thông qua việc tìm hiểu và phân tích ngữ liệu, học sinh cần phải nắm vững hàm ý hội thoại là gì, nhận diện được hàm ý mà người nói, người viết gửi gắm trong phát ngôn, từ đó hiểu đúng ý của người nói.
Qua bài học, học sinh cũng phải lí giải được hàm ý trong hội thoại, mối liên quan giữa tác dụng của hàm ý với hoàn cảnh giao tiếp.
Học sinh cũng cần phải nắm được một số cách thức tạo câu có hàm ý. Ở tiết trước học sinh đã nhận thức được vai trò của hàm ý trong hội thoại và cách thức nhận diện hàm ý đó. Đến tiết 3, học sinh được làm quen với các cách thức để tạo ra hàm ý và việc vận dụng chúng trong từng hoàn cảnh giao tiếp cụ thể. Học sinh líp 12 sẽ có những thuận lợi nhất định, vì kiến thức về các phương châm hội thoại đã được học ở các líp học dưới.
Nhìn chung chuẩn kiến thức mà các bài ngữ dụng đặt ra cho học sinh trong chương trình sách giáo khoa trung học phổ thông không quá khó đối với học sinh. Trong những thời lượng cho phép, dưới sự gợi mở của giáo viên, học sinh hoàn toàn có thể đạt được các chuẩn kiến thức mà bài học đề ra. Trong chương trình sách giáo khoa trung học phổ thông, các kiến thức ngữ dụng có sự liên thông với nhau và liên thông với kiến thức ngữ dụng trung học cơ sở. Càng ở các líp trên, kiến thức càng được mở rộng dùa trên những nền tảng đã có.
3. Nội dung kiến thức.
3.1. Chương trình sách giáo khoa líp 10(Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ)
Trong chương trình sách giáo khoa líp 10, kiến thức ngữ dụng được giới hạn trong 2 tiết, phần Luyện tập (với 5 bài tập được đưa ra) được đẩy hẳn sang tiết thứ 2. Trong 45’ này, giáo viên và học sinh lần lượt đi vào tìm hiểu và giải quyết 5 bài tập mà sách giáo khoa đưa ra.
3.1.1. Ưu điểm.
Nhìn chung, cả 5 bài tập đều tạo ra những cơ hội để học sinh ôn lại phần kiến thức đã học, vận dụng phần kiến thức Êy vào trong từng bài tập cụ thể. Đến với hệ thống bài tập, học sinh được tiếp xúc với nhiều chiều hướng, nhiều cách thức phát triển lí thuyết khác nhau. Qua hệ thống bài tập này, học sinh vừa được ôn lại lí thuyết hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, vừa có điều kiện áp dụng lí thuyết đó vào việc lĩnh hội, phân tích văn bản văn học hoặc tạo lập văn bản trong giao tiếp. Hệ thống bài tập sách giáo khoa đưa ra về cơ bản đã thể hiện được hướng tích hợp giữa 3 phân môn Văn Học– Tiếng Việt – Làm Văn.
Bài tập 1 (SGK tr20) tích hợp kiến thức Tiếng Việt và kiến thức Văn, cho học sinh cơ hội áp dụng lí thuyết hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ vào việc lĩnh hội, phân tích một câu ca dao quen thuộc “Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng/Tre non đủ lá đan sàng nên chăng”. Lí thuyết mà học sinh được ôn lại qua bài tập này là lí thuyết về các nhân tố giao tiếp. Bốn câu hỏi mà bài tập đưa ra là bốn gợi ý lần lượt đề cập đến các nhân tố giao tiếp: Câu hái 1 hướng đến nhân vật giao tiếp, câu hái 2 hướng đến thời điểm giao tiếp, câu hái 3 hướng đến nội dung giao tiếp, câu hái 4 hướng đến mục đích giao tiếp và cách thức giao tiếp.... Không chỉ nhận biết ra các nhân tố giao tiếp Êy, thông qua hệ thống câu hỏi gợi ý, học sinh còn phải phân tích lí giải được ảnh hưởng của các nhân tố giao tiếp Êy trong hoàn cảnh bài ca dao cụ thể được trích dẫn.
Bài tập 2-3: xu hướng tích hợp Văn và Tiếng Việt tiếp tục được phát huy nhưng y