Trong cuộc sống hiện đại, hợp đồng được biết đến như một giao dịch
không thể thiếu của một thành viên trong xã hội có tổ chức. Di chuyển từ nơi này
đến nơi khác trong điều kiện không có hoặc không muốn vận chuyển cá nhân, mua
thức ăn, đồ dùng sinh hoạt hay bất kỳ một hoạt động nào nhằm phục vụ cho nhu cầu
của mình. Hầu như các hoạt động của con người điều được thực hiện trong khuôn
khổ các mối quan hệ kết ước hoặc điều gắn bó với mối quan hệ đó.
Quan hệ kết ước trong xã hội hiện đại phát triển không chỉ về số lượng
mà còn cả về chủng loại. Tốc độ đa dạng của các quan hệ hợp đồng càng lúc cũng
càng nhanh. Các loại hợp đồng này được sự quan tâm khá đặc biệt của các nhà làm
luật. Đặc biệt là trong quá trình tin học hóa hiện nay cùng với sự phát triển mạnh
của thương mại điện tử nó đã đem lại cho chúng ta một phương thức giao dịch mới,
đó là giao dịch điện tử. Những lợi thế của phương thức giao dịch này là tốc độ
nhanh, chi phí rẻ, chuyển tải thông tin đa dạng, không phụ thuộc nhiều vào khoảng
cách. Chính vì vậy, phương thức này ngày càng trở nên phổ cập, được nhiều người,
nhiều doanh nghiệp sử dụng. Sự gia tăng của giao dịch điện tử làm xuất hiện một
hình thức hợp đồng mới: hợp đồng điện tử (electronic contracts). Thông qua
phương tiện điện tử các chủ thể có thể giao kết hợp đồng mà không cần gặp mặt
nhau trực tiếp để đàm phán.
Theo điều 11 Luật mẫu về thương mại điện tử của UNCITRAL
năm1996, “hợp đồng điện tử được hiểu là hợp đồng được hình thành thông qua việc
sử dụng các phương tiện truyền dữ liệu điện tử”.
55 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1901 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tìm hiểu những quy định của pháp luật về hợp đồng điện tử, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT
BỘ MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
KHÓA 30 (2004 – 2008)
TÊN ĐỀ TÀI
Giáo viên hướng dẫn Sinh viên thực hiện
GV. Nguyễn Mai Hân Dương Thanh Giềng
Mssv: 5043962
Lớp: Luật Thương Mại – K30
Cần Thơ,
Tìm hiểu những quy định của pháp luật về hợp đồng điện tử
MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1 ...........................................................................................................................4
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG ĐIỆN TỬ .........................................................4
1.1 Khái quát về thương mại điện tử và hợp đồng điện tử ..............................................4
1.1.1 Sự phát triển của thương mại điện tử ....................................................................4
1.1.2 Khái niệm thương mại điện tử ...............................................................................5
() Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, nguồn: ................................................................5
%E1%BB%87n_t%E1%BB%AD .................................................................................6
1.1.3 Khái niệm và đặc điểm của hợp đồng điện tử .......................................................7
1.1.3.1 Khái niệm .......................................................................................................7
1.1.3.2 Đặc điểm ......................................................................................................8
1.2.1 Ưu điểm .................................................................................................................9
1.2.2 Nhược điểm .........................................................................................................13
1.3 Luật điều chỉnh về giao kết hợp đồng điện tử ............................................................14
1.3.1 Luật quốc tế ......................................................................................................14
1.3.2 Luật điều chỉnh về giao kết hợp đồng điện tử ở Việt Nam .................................15
1.4 So sánh hợp đồng điện tử và hợp đồng truyền thống .................................................16
1.4.1 Sự giống nhau giữa hợp đồng điện tử và hợp đồng truyền thống ......................16
1.4.2 Sự khác nhau giữa hợp đồng điện tử và hợp đồng truyền thống .........................17
CHƯƠNG 2 .........................................................................................................................20
NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH ..............................................20
VỀ HỢP ĐỒNG ĐIỆN TỬ ................................................................................................20
2.1 Giao kết hợp đồng điện tử ..........................................................................................20
2.1.1 Nguyên tắc giao kết hợp đồng điện tử .................................................................22
2.1.2 Trình tự giao kết ..................................................................................................23
2.1.2.1 Đề nghị giao kết hợp đồng ...........................................................................24
2.1.2.2 Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng .........................................................25
2.1.3 Thời điểm và địa điểm giao kết hợp đồng ..........................................................26
2.2 Chủ thể của hợp đồng điện tử .....................................................................................29
2.3 Hình thức của hợp đồng điện tử .................................................................................31
2.4 Nội dung của hợp đồng ..............................................................................................33
2.5 Chữ ký điện tử và giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử .............................................34
2.5.1 Chữ ký điện tử ...............................................................................................34
2.5.2 Giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử ...................................................................36
2.6 Việc thực hiện hợp đồng điện tử ................................................................................38
CHƯƠNG 3 .........................................................................................................................40
THỰC TRẠNG VỀ GIAO KẾT VÀTHỰC HIỆN .........................................................40
HỢP ĐỒNG ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM ............................................................................40
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ .......................................................................................................40
3.1 Thực trạng về giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử ở Việt Nam ...........................40
3.1.1 Thuận lợi ............................................................................................................40
3.1.2 Khó khăn .............................................................................................................42
3.1.2.2 Khó khăn về mặt pháp lý .............................................................................43
3.1.2.3 Khó khăn, yếu kém khác ..............................................................................44
GVHD: Nguyễn Mai Hân SVTH: Dương Thanh GiềngTrang 1
Tìm hiểu những quy định của pháp luật về hợp đồng điện tử
3.2 Đề xuất và phương hướng hoàn thiện .......................................................................45
Các giải pháp khác .................................................................................................51
TÀI LIỆU THAM KHẢO
LỜI MỞ ĐẦU
Từ lâu hợp đồng được biết đến như một giao dịch không thể thiếu của mỗi
thành viên trong xã hội. Trong đó, việc các bên tham gia giao kết hợp đồng để trao
đổi, mua bán là một hoạt động mang tính chất thường xuyên và phổ biến. Ngày nay,
nền kinh tế càng phát triển, xã hội càng văn minh thì vấn đề giao kết hợp đồng càng
được coi trọng hơn. Có lẽ vì vậy mà bên cạnh việc giao kết hợp đồng truyền thống
thì có phương thức giao kết hợp đồng mới thu hút được sự quan tâm của mọi người.
Đó là phương thức giao kết hợp đồng điện tử.
Nói đến hợp đồng điện tử chất chắn không phải ai cũng hiểu rõ về nó. Với sự
phát triển của thời đại công nghệ thông tin, kỹ thuật số hiện đại, thương mại điện tử
thì việc giao kết hợp đồng điện tử được sử dụng ngày càng nhiều hơn. Đối với Việt
Nam, nếu như trước năm 2007, hoạt động thương mại điện tử chưa gây được nhiều
sự chú ý của công chúng Việt Nam, thì nay hoạt động kinh doanh qua mạng, thanh
toán trực tuyến đã trở thành quen thuộc với nhiều người tiêu dùng. Như thế cho thấy
ngày càng có nhiều người tham gia vào loại hình giao kết hợp đồng mới này thông
qua thương mại điện tử.
Với nhu cầu thực tế như vậy, thương mại điện tử có vai trò quan trọng trong
đời sống kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia và đang ngày càng tỏ ra ưu thế, thu hút
sự quan tâm của Tổ chức thương mại thế giới (World Trade Organization – WTO)
cũng như của các nước. Thương mại điện tử đã góp phần tích cực vào việc tăng
trưởng kinh tế và tạo ra nhiều cơ hội mới cho sự phát triển của đất nước ta. Hệ
thống pháp luật đang dần dần được phát triển và hoàn thiện theo kinh tế thị trường
cũng như đáp ứng các chuẩn mực quốc tế. Việc xây dựng khung pháp lý về thương
mại điện tử phù hợp không những góp phần tạo lập hành lang pháp lý để thúc đẩy
thương mại điện tử phát triển mà còn đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế quốc tế
của Việt Nam. Góp phần vào việc xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc xây
dựng, hoàn thiện khuôn khổ pháp luật điều chỉnh hoạt động thương mại điện tử về
hợp đồng điện tử nói riêng, đáp ứng nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế ở nước ta và
ngành viễn thông, công nghệ thông tin nói chung trong hoàn cảnh hiện nay. Với
thương mại điện tử, người mua chỉ cần ngồi tại chỗ với cái máy tính nối mạng là có
GVHD: Nguyễn Mai Hân SVTH: Dương Thanh GiềngTrang 2
Tìm hiểu những quy định của pháp luật về hợp đồng điện tử
thể cùng lúc chọn nhiều loại hàng hóa dịch vụ trên thị trường ở mọi nơi trên thế
giới.
Trên cơ sở đó, bạn có thể hiểu rằng việc giao kết hợp đồng dựa trên phương
tiện điện tử đơn giản là một website. Tại đó bạn có thể thực hiện các giao dịch mà
không cần gặp trực tiếp người mua hay người bán. Vâng, bạn hiểu như vậy là không
sai. Tuy nhiên để hiểu một cách chính xác hơn chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu các
giao dịch đó được thực hiện như thế nào? Hợp đồng điện tử là gì? Hợp đồng điện tử
khác gì với hợp đồng truyền thống? Lợi ích của hợp đồng điện tử đối với việc xây
dựng và phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam sẽ như thế nào? Việc giao kết
hợp đồng điện tử cần phải tuân thủ những quy định pháp lý nào?….. Năm 2005,
Luật giao dịch điện tử ra đời và có hiệu lực thi hành ngày 1 tháng 3 năm 2006 đã
đánh dấu bước phát triển mới của nền kinh tế nước ta. Nhiều doanh nghiệp tiến
hành ký kết hợp đồng thông qua hệ thống điện tử nhằm mở rộng giao dịch với các
đối tác trên thế giới
Với mong muốn đưa ra cơ sở lý luận, phân tích những quy định của luật và
dưới gốc độ tiếp cận mới, lấy hợp đồng điện tử là trọng tâm để phân tích những quy
định có tính pháp lý trên thị trường cũng như đánh giá khả năng đáp ứng của các
doanh nghiệp Việt Nam đối với những quy định về hợp đồng điện tử và từ những cơ
sở pháp lý của luật chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ “những quy định của pháp luật về hợp
đồng điện tử”.
Do đây còn là vấn đề mới nên việc thu thập thông tin còn nhiều khó khăn có gì
thiếu sót mong được sự góp ý của quý thầy cô và các bạn đọc. Với những hiểu biết
của mình về hợp đồng điện tử tác giả sẽ trình bày nội dung này gồm ba chương:
Chương 1: Khái quát chung về hợp đồng điện tử
Chương 2: Những quy định của pháp luật hiện hành về giao kết hợp đồng điện
tử
Chương 3: Thực trạng về giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử ở Việt Nam –
một số kiến nghị
Sinh viên thực hiện
Dương Thanh Giềng
GVHD: Nguyễn Mai Hân SVTH: Dương Thanh GiềngTrang 3
Tìm hiểu những quy định của pháp luật về hợp đồng điện tử
CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG ĐIỆN TỬ
1.1 Khái quát về thương mại điện tử và hợp đồng điện tử
1.1.1 Sự phát triển của thương mại điện tử
Thương mại điện tử được biết đến từ lâu trên thế giới và phát triển mạnh ở
Việt Nam trong những năm gần đây. Tuy nhiên không phải ai cũng biết đến quá
trình phát triển và lợi ích mà nó đã đem lại cho nhân loại.
Trong nữa đầu thế kỷ XX, kỹ thuật số bắt đầu phát triển và từng bước được
hoàn thiện. Hình ảnh (kể cả chữ viết, con số, các ký hiệu khác) và âm thanh đều
được số hóa thành nhóm bit (byte) điện tử, tất cả đều với tốc độ ánh sáng. Nó có thể
được các bên sử dụng làm ký hiệu riêng khi giao kết hợp đồng với đối tác của mình.
Việc áp dụng kỹ thuật số được coi là một cuộc cách mạng vĩ đại trong lịch sử nhân
loại, cuộc cách mạng “số hóa” thúc đẩy sự ra đời của nền “kinh tế số hóa” và “xã
hội thông tin” mà thương mại điện tử là một bộ phận hợp thành.
Quá trình tin học hóa bùng nổ rồi nhanh chóng lan rộng ra toàn cầu sau khi
Internet ra đời. Vào năm 1889, Tòa án tối cao bang New Hampshire (Hoa kỳ) đã
phê chuẩn tính hiệu lực của chữ ký điện tử. Tuy nhiên, chỉ với những phát triển của
khoa học kỹ thuật gần đây thì chữ ký điện tử mới đi vào cuộc sống một cách rộng
rãi.
Vào thập niên 1980, các công ty và một số cá nhân bắt đầu sử dụng máy fax
để truyền đi các tài liệu quan trọng. Mặc dù chữ ký trên các tài liệu này vẫn thể hiện
trên giấy nhưng quá trình truyền và nhận chúng hoàn toàn dựa trên tín hiệu điện tử.
Chữ ký điện tử có thể bao hàm các cam kết gửi bằng email, nhập các số định
dạng cá nhân (PIN) vào các máy ATM, ký bằng bút điện tử với thiết bị màn hình
cảm ứng tại các quầy tính tiền, chấp nhận các điều khoản người dùng (EULA) khi
cài đặt phần mềm máy tính, ký các hợp đồng điện tử online. Nhiều luật được ban
hành trên thế giới công nhận giá trị pháp lý của chữ ký điện tử nhằm thúc đẩy các
giao dịch điện tử xuyên quốc gia. Từ đây thương mại điện tử phát triển với tốc độ
nhanh hơn.
Thương mại điện tử (tiếng Anh là e-commerce) còn được biết đến với nền
kinh tế ảo, nền kinh tế “.com”, thương mại trực tuyến (online trade), thương mại
điều khiển học (cybertrade), thương mại phi giấy tờ (paperless commerce), kinh
doanh điện tử (electronic business)… trên thế giới có nhiều cách hiểu khác nhau về
thương mại điện tử. Nhìn từ gốc độ nào đi nữa thì thương mại điện tử ra đời đã giúp
cho chúng ta rất nhiều. Từ các công ty lớn đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ, từ nhà
GVHD: Nguyễn Mai Hân SVTH: Dương Thanh GiềngTrang 4
Tìm hiểu những quy định của pháp luật về hợp đồng điện tử
nước cho tới người dân cũng cần phải tìm hiểu về các lĩnh vực này để năng cao hiệu
quả quản lý, sản xuất kinh mình của mình.
1.1.2 Khái niệm thương mại điện tử
Thương mại điện tử là phương thức thực hiện hoạt động thương mại trên
nền điện tử hay trên máy tính sử dụng công nghệ Internet/Intranet. Tất cả các tác vụ
thông tin và thanh toán của quá trình mua bán (tiếp thị, giới thiệu, chọn hàng, mặc
cả, trao đổi, đặt hàng, thanh toán, thông báo giao hàng,…) điều được thực hiện trên
máy tính, chỉ có quá trình giao và nhận hàng tại địa chỉ quy định là giống phương
thức truyền thống hơn nữa tất cả đều có thể diễn ra trong một quốc gia hay toàn cầu
(và toàn cầu là chính)(1).
Thương mại điện tử còn được sử dụng với nhiều tên gọi khác nhau như
“thương mại trực tuyến”, “thương mại điều khiển học”, “kinh doanh điện tử”,
nhưng phổ biến vẫn là thương mại điện tử. Hiện nay khi nói đến thương mại điện tử
là người ta hình dung đến Internet và cho rằng thương mại điện tử gắn liền với
Internet. Trên thực tế có nhiều quan điểm đề cập đến vấn đề này, có nhiều định
nghĩa khác nhau về thương mại điện tử. Quan điểm đầu tiên cho rằng thương mại
điện tử bao gồm các giao dịch tài chính và thương mại bằng phương tiện điện tử
như trao đổi dữ liệu, chuyển tiền điện tử và các hoạt động gửi rút tiền bằng thẻ tín
dụng. Quan điểm thứ hai hạn chế hơn, thương mại điện tử là mua bán với khách
hàng bằng các giao dịch và trả tiền thông qua các phương tiện công cộng như
Internet. Nếu theo quan điểm đầu tiên thì hoạt động thương mại đã tồn tại và phát
triển hàng chục năm. Còn theo quan điểm sau thì thương mại điện tử chỉ mới tồn tại
không quá ba năm nhưng đạt được những kết quả rất đáng quan tâm. Thật ra chính
hoạt động thương mại qua mạng công cộng đã làm phát sinh thuật ngữ thương mại
điện tử.
Theo Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), "Thương mại điện tử bao gồm
việc sản xuất, quảng cáo, bán hàng và phân phối sản phẩm được mua bán và thanh
toán trên mạng Internet, nhưng được giao nhận một cách hữu hình, cả các sản phẩm
giao nhận cũng như những thông tin số hoá thông qua mạng Internet".
Theo Uỷ ban Thương mại điện tử của Tổ chức hợp tác kinh tế châu Á -
Thái Bình Dương (APEC), "Thương mại điện tử là công việc kinh doanh được tiến
hành thông qua truyền thông số liệu và công nghệ tin học kỹ thuật số"(2).
1(
(
) Nhị Nguyễn, một số vấn đề phát triển thương mại điện tử, khoa học pháp lý số 3/2000, tr.33
2(
(
) Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, nguồn:
GVHD: Nguyễn Mai Hân SVTH: Dương Thanh GiềngTrang 5
Tìm hiểu những quy định của pháp luật về hợp đồng điện tử
Một cách tóm tắt, thương mại điện tử là một phương thức thương mại sử
dụng phương tiện diễn đạt thông tin điện tử, phương tiện liên lạc điện tử và phương
thức thanh toán điện tử.
Ngày nay người ta hiểu khái niệm thương mại điện tử thông thường là tất cả
các phương pháp tiến hành kinh doanh và các quy trình quản trị thông qua các kênh
điện tử mà trong đó Internet hay ít nhất là các kỹ thuật và phương thức được sử
dụng trong Internet đóng một vai trò cơ bản và công nghệ thông tin được coi là điều
kiện tiên quyết. Một khía cạnh quan trọng khác là không còn phải thay đổi phương
tiện truyền thông, một đặc trưng cho việc tiến hành kinh doanh truyền thống. Thêm
vào đó là tác động của con người vào quy trình kinh doanh được giảm xuống đến
mức tối thiểu. Trong trường hợp này người ta gọi đó là thẳng đến gia công. Để làm
được điều này đòi hỏi phải tích hợp rộng lớn các các tính năng kinh doanh.
Giao dịch trong thương mại điện tử là một hệ thống bao gồm không chỉ các
giao dịch liên quan đến mua bán hàng hóa và dịch vụ, tạo thu nhập mà còn là các
giao dịch có khả năng trợ giúp quá trình tạo ra thu nhập, kích thích nhu cầu đối với
hàng hóa dịch vụ, cung ứng dịch vụ trợ giúp bán hàng, trợ giúp người tiêu dùng,
hoặc trợ giúp trao đổi thông tin giữa các doanh nghiệp. Các hình thức như gửi thư
chào hàng thông qua mạng, thư chào giá hay các trao đổi dữ liệu khác như fax, điện
thoại dẫn đến việc ký kết hợp đồng, tất cả những cái đó gọi là giao dịch trong
thương mại điện tử. Để một giao dịch điện tử trở nên có giá trị thì các bên giao kết
hợp đồng điện tử phải thể hiện trong giao dịch thương mại điện tử là các bên tự
nguyện thỏa thuận các điều khoản cần thiết sau đó có hai bên cùng ký vào hợp
đồng. Chữ ký này không được thể hiện trên giấy trắng mực đen như hợp đồng
truyền thống mà nó được thể hiện thông qua sự trợ giúp của phương tiện công nghệ
kỷ thuật hiện đại.
%87n_t%E1%BB%AD
GVHD: Nguyễn Mai Hân SVTH: Dương Thanh GiềngTrang 6
Tìm hiểu những quy định của pháp luật về hợp đồng điện tử
1.1.3 Khái niệm và đặc điểm của hợp đồng điện tử
1.1.3.1 Khái niệm
Trong cuộc sống hiện đại, hợp đồng được biết đến như một giao dịch
không thể thiếu của một thành viên trong xã hội có tổ chức. Di chuyển từ nơi này
đến nơi khác trong điều kiện không có hoặc không muốn vận chuyển cá nhân, mua
thức ăn, đồ dùng sinh hoạt hay bất kỳ một hoạt động nào nhằm phục vụ cho nhu cầu
của mình. Hầu như các hoạt động của con người điều được thực hiện trong khuôn
khổ các mối quan hệ kết ước hoặc điều gắn bó với mối quan hệ đó.
Quan hệ kết ước trong xã hội hiện đại phát triển không chỉ về số lượng
mà còn cả về chủng loại. Tốc độ đa dạng của các quan hệ hợp đồng càng lúc cũng
càng nhanh. Các loại hợp đồng này được sự quan tâm khá đặc biệt của các nhà làm
luật. Đặc biệt là trong quá trình tin học hóa hiện nay cùng với sự phát triển mạnh
của thương mại điện tử nó đã đem lại cho chúng ta một phương thức giao dịch mới,
đó là giao dịch điện tử. Những lợi thế của phương thức giao dịch này là tốc độ
nhanh, chi phí rẻ, chuyển tải thông tin đa dạng, không phụ thuộc nhiều vào khoảng
cách. Chính vì vậy, phương thức này ngày càng trở nên phổ cập, được nhiều người,
nhiều doanh nghiệp sử dụng. Sự gia tăng của giao dịch điện tử làm xuất hiện một
hình thức hợp đồng mới: hợp đồng điện tử (electronic contracts). Thông qua
phương tiện điện tử các chủ thể có thể giao kết hợp đồng mà không cần gặp mặt
nhau trực tiếp để đàm phán.
Theo điều 11 Luật mẫu về thương mại điện tử của UNCITRAL
năm1996, “hợp đồng điện tử được hiểu là hợp đồng được hình thành thông qua việc
sử dụng các phương tiện truyền dữ liệu điện tử”.
Ở Việt Nam hợp đồng điện tử chính thức xuất hiện vào năm 2005 khi mà
Quốc hội nước ta bỏ phiếu thông qua Luật giao dịch điện tử. Điều 33 Luật giao
dịch điện tử của Việt Nam năm 2005 quy định: “Hợp đồng điện tử là hợp đồng
được thiết lập dưới dạng thông điệp dữ liệu theo quy định của Luật này”. Trong đó
thông điệp dữ liệu được hiểu là “thông tin được tạo ra, được gửi đi, được nhận và
được lưu trữ bằng phương tiện điện tử”(3). Nó được thể hiện dưới hình thức trao đổi
dữ liệu, chứng từ điện tử, điện báo điện tính, fax và các hình thức tương tự khác
(điều 10 Luật giao dịch điện tử).
Theo định nghĩa trên thì hợp đồng điện tử đã tồn tại và ứng dụng từ lâu,
thông qua các phương tiện điện tử như điện thoại, điện báo, fax… Mặc dù vậy khái
niệm hợp đồng điện tử chỉ thực sự được nói tới khi các giao dịch, nhất là giao dịch
3(
(
) khoản 2 điều 14 luật giao dịch điện tử
G