“Lịch sử văn học Việt Nam phát triển trong những điều kiện hoàn cảnh đặc thù dân tộc đồng thời luôn có quan hệ mật thiết với các nền văn hoá, văn học ngoài biên giới của đất nước. Đó là mối quan hệ có tính vĩ mô trên dòng thời gian lịch sử từ cổ chí kim và không gian từ khu vực đến toàn thế giới” (Nghiên cứu văn học cổ trung đại Việt Nam trong mối quan hệ khu vực, Đặng Thanh Lê, tạp chí văn học số 1 năm 1992 , trang 1). Nằm trong văn hoá vùng chịu sự ảnh hưởng của văn hoá Trung Hoa, văn chương nước ta từ khi ra đời văn học viết đã thể hiện sự hấp thụ sáng tạo những tinh hoa của đất nước thi ca này. “Giai đoạn từ thế kỉ X trở về trước là giai đoạn thịnh đạt của văn chương bác học theo thể chế, khuôn thước thơ Đường, Tống gồm thơ, phú và rất ít cổ văn” (Mối quan hệ về thể loại giữa văn học Trung Quốc và văn học Việt Nam thời trung đại: Tiếp nhận - Cách tân - Sáng tạo, Bùi Duy Tân, Tạp chí văn học, số 1 năm 1992, trang11 ).
Kể cả sau này, khi nền văn học Việt Nam bước sang giai đoạn hiện đại hoá, chúng ta vẫn lưu giữ những nét tinh hoa hấp thụ từ thi ca Trung Quốc. Nói khác đi, dấu vết ảnh hưởng của thi ca Trung Hoa trong thơ văn nước nhà vẫn không mất hẳn. Nó đã chuyển thành một mạch ngầm văn hoá nuôi dưỡng hồn dân tộc ta.
Việc nghiên cứu để khẳng định vai trò, ý nghĩa của những tác động tích cực từ thơ văn Trung Quốc đã được chú ý từ thời giai đoạn văn học viết dân tộc hình thành không được bao lâu. Trong lĩnh vực nghiên cứu nói chung, lí luận phê bình nói riêng, vấn đề tiếp nhận văn học nói chung và văn học nước ngoài nói riêng được thể hiện trên các bình diện: Tổng thuật, dịch thuật, giảng dạy trong nhà trường phổ thông. Trước đến nay, chúng ta chỉ mới quan tâm đến việc xem xét những yếu tố cho thấy sự ảnh hưởng của văn tàu đối với văn ta, còn công việc xem xét vấn đề giảng dạy Thơ văn Trung Quốc được tiến hành như thế nào lại chưa chiếm một sự quan tâm xứng đáng. Đây có thể nói là một sự thiếu sót cần phải được bổ khuyết để việc nghiên cứu lịch sử tiếp nhận văn chương nước ngoài ở nước ta có một cái nhìn toàn vẹn.
Trong khuôn khổ một khóa luận tốt nghiệp, chúng tôi chỉ có thể đi vào một mảng nhỏ trong công việc giảng dạy, qua đó phần nào thấy được đời sống của văn chương Trung Quốc trong chương trình dạy học của nhà trường Việt Nam. Đó là : Tìm hiểu nội dung Đường thi trong SGK phổ thông ở Việt Nam. Công việc này không thể tiến hành tách biệt và cô lập với sự xem xét mục tiêu, chính sách và chương trình giáo dục phổ thông của nền giáo dục nước nhà.
74 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1794 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tìm hiểu nội dung Đường thi trong sách giáo khoa phổ thông ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài:
“Lịch sử văn học Việt Nam phát triển trong những điều kiện hoàn cảnh đặc thù dân tộc đồng thời luôn có quan hệ mật thiết với các nền văn hoá, văn học ngoài biên giới của đất nước. Đó là mối quan hệ có tính vĩ mô trên dòng thời gian lịch sử từ cổ chí kim và không gian từ khu vực đến toàn thế giới” (Nghiên cứu văn học cổ trung đại Việt Nam trong mối quan hệ khu vực, Đặng Thanh Lê, tạp chí văn học số 1 năm 1992 , trang 1). Nằm trong văn hoá vùng chịu sự ảnh hưởng của văn hoá Trung Hoa, văn chương nước ta từ khi ra đời văn học viết đã thể hiện sự hấp thụ sáng tạo những tinh hoa của đất nước thi ca này. “Giai đoạn từ thế kỉ X trở về trước là giai đoạn thịnh đạt của văn chương bác học theo thể chế, khuôn thước thơ Đường, Tống gồm thơ, phú và rất ít cổ văn” (Mối quan hệ về thể loại giữa văn học Trung Quốc và văn học Việt Nam thời trung đại: Tiếp nhận - Cách tân - Sáng tạo, Bùi Duy Tân, Tạp chí văn học, số 1 năm 1992, trang11 ).
Kể cả sau này, khi nền văn học Việt Nam bước sang giai đoạn hiện đại hoá, chúng ta vẫn lưu giữ những nét tinh hoa hấp thụ từ thi ca Trung Quốc. Nói khác đi, dấu vết ảnh hưởng của thi ca Trung Hoa trong thơ văn nước nhà vẫn không mất hẳn. Nó đã chuyển thành một mạch ngầm văn hoá nuôi dưỡng hồn dân tộc ta.
Việc nghiên cứu để khẳng định vai trò, ý nghĩa của những tác động tích cực từ thơ văn Trung Quốc đã được chú ý từ thời giai đoạn văn học viết dân tộc hình thành không được bao lâu. Trong lĩnh vực nghiên cứu nói chung, lí luận phê bình nói riêng, vấn đề tiếp nhận văn học nói chung và văn học nước ngoài nói riêng được thể hiện trên các bình diện: Tổng thuật, dịch thuật, giảng dạy trong nhà trường phổ thông. Trước đến nay, chúng ta chỉ mới quan tâm đến việc xem xét những yếu tố cho thấy sự ảnh hưởng của văn tàu đối với văn ta, còn công việc xem xét vấn đề giảng dạy Thơ văn Trung Quốc được tiến hành như thế nào lại chưa chiếm một sự quan tâm xứng đáng. Đây có thể nói là một sự thiếu sót cần phải được bổ khuyết để việc nghiên cứu lịch sử tiếp nhận văn chương nước ngoài ở nước ta có một cái nhìn toàn vẹn.
Trong khuôn khổ một khóa luận tốt nghiệp, chúng tôi chỉ có thể đi vào một mảng nhỏ trong công việc giảng dạy, qua đó phần nào thấy được đời sống của văn chương Trung Quốc trong chương trình dạy học của nhà trường Việt Nam. Đó là : Tìm hiểu nội dung Đường thi trong SGK phổ thông ở Việt Nam. Công việc này không thể tiến hành tách biệt và cô lập với sự xem xét mục tiêu, chính sách và chương trình giáo dục phổ thông của nền giáo dục nước nhà.
Lịch sử vấn đề:
Trong chương trình môn Ngữ văn PTCS và PTTH, Đường thi là một trong số những nội dung văn học nước ngoài được chọn đưa vào giảng dạy.
Có một vấn đề đặt ra: Đường thi có giá trị như thế nào trong vai trò định hướng và giáo dục nhân cách cho học sinh? Liệu việc đưa Đường thi vào chương trình giáo khoa giảng dạy có phải chỉ đơn thuần cho phong phú nội dung văn học thế giới để giới thiệu cho Học sinh?
Thực tế lịch sử đất nước Trung Hoa nói riêng, lịch sử nhân loại nói chung đã minh chứng cho sức sống của Đường thi - một tinh hoa của văn học nhân loại, vì thế việc giảng dạy nhằm mục đích giúp HS hiểu và trân trọng một giá trị văn hoá tinh thần đẹp. Từ đó giáo dục các em biết suy nghĩ, diễn đạt ý vị, tinh tế, kiệm lời.
Tuy nhiên, đây là một nội dung khó vì gặp trở ngại của ngôn ngữ. Chữ Hán là thứ ngôn ngữ tượng hình, thể hiện tư duy cổ của người Trung Hoa, xa lạ đối với HS.
Việc giảng dạy nội dung này hiện nay vẫn chưa đạt hiệu quả như mong muốn của người biên soạn, như tâm nguyện của người thầy.
Một trong những nguyên nhân gây khó khăn cho việc giảng dạy Đường thi có thể xét đến là: chưa một công trình nghiên cứu nào đánh giá một cách tổng thể để thấy vai trò của Đường thi trong chương trình NGữ văn và ý nghĩa của việc giới thiệu những tác giả, tác phẩm đưa vào chương trình SGK. Trong quá trình làm việc, chúng tôi lác đác bắt gặp những bài tiểu luận, những ý kiến đả động tới công việc giảng dạy Đường thi trong nhà trường phổ thông nước ta. Ví dụ: Giảng văn học Châu átrong trường phổ thông ( T.S Nguyễn Thị Bích Hải ), Văn học Trung Quốc với nhà trường - tập tiểu luận ( PGS.TS Hồ Sĩ Hiệp ) trong đó có một bài duy nhất trực tiếp bàn tới vấn đề thơ Đường trong chương trình phổ thông là: Cái vỏ hình thức thơ Đường trong sách giáo khoa văn học (Trang 248), Bình giảng thơ Đường (T.S Nguyễn Thị Bích Hải), trong đó có phần Vị trí của thơ Đường và việc dạy học thơ Đường ở trường phổ thông…
Các bài viết đã có công đề cập tới một lĩnh vực quan trọng trong giảng dạy cho HSPT, nhiều bài viết đã có những nhận xét xác đáng về mặt ưu điểm và hạn chế của công tác giảng dạy Đường thi.Tuy nhiên các bài viết đó chủ yếu xem xét vấn đề theo quan điểm của Lí luận phương pháp dạy học bộ môn Ngữ văn. Chưa có một tác phẩm nào tìm hiểu lịch sử việc đưa nội dung văn học đặc sắc này vào sách giáo khoa để qua đó thấy được côi nguồn sâu xa chi phối công tác biên soạn sách, một cơ sở để tiến hành đổi mới phương pháp dạy học. Một trong các nhân tố hàng đầu quy đinh chính là các quan điểm mới về lí luận văn học. N. S. Sécnưsepski đã nhận định một cách đúng đắn là: Không có lịch sử của đối tượng thì cũng sẽ không có lí luận về nó. Do đó kì vọng của chúng tôi là đưa ra một cái nhìn có tính lịch sử đối với Số phận Đường thi trong đời sống của nó ở Việt Nam, được giói hạn lại trong khuôn khổ giáo dục phổ thông.
Tính cấp thiết của vấn đề:
Một trong những biểu hiện cho việc cải cách giáo dục chính là nỗ lực đổi mới chương trình học, đổi mới phương pháp dạy học. Cải tiến SGK nhằm giải quyết một vấn đề trung tâm của cải cách giáo dục. Môn Ngữ văn không nằm ngoại lệ. Việc tìm hiểu nội dung biên soạn và những biến đổi của nội dung này qua một quãng thời gian dài là công việc cần thiết giúp người nghiên cứu thấy sự biến đổi của phương pháp dạy học tương ứng.
Dạy học Ngữ văn trong nhà trường cũng là một trong những hình thức tiếp nhận văn học, hơn thế còn là con đường tiếp nhận chính thống, có định hướng và chịu ảnh hưởng của tưởng chính trị. Và nghiên cứu Đường thi trong toàn bộ chương trình SGK phổ thông là một trong những công việc có ý nghĩa to lớn cần tiến hành ngay trong thời điểm hiện nay góp phần giúp giáo viên vững vàng kiến thức chuyên môn, làm tiền đề cho việc phát huy hiệu quả phương pháp dạy học mới.
Dựa trên cơ sở tiếp thu những lí thuyết được giới thiệu gần đây ở Việt Nam, quan trọng nhất là lí thuyết về thi pháp học hiện đại, trong đó mới nhất là lí luận về mỹ học tiếp nhận, chúng tôi hy vọng tái hiện và mô tả được phần nào diện mạo quá trình tiếp nhận Đường thi ở Việt Nam, cụ thể trong phạm vi chương trình giáo dục phổ thông. Từ đó cung cấp thêm ít nhiều tư liệu giúp cho việc lí giải đời sống văn học dân tộc.
Bản thân là một Sinh viên sư phạm ngành Ngữ văn, thấy được ý nghĩa của việc nghiên cứu chương trình SGK bộ môn có ảnh hưởng lớn đến vấn đề tìm phương pháp dạy học hiệu quả. Đối với nội dung Đường thi, để một giờ dạy hiệu quả đòi hỏi nỗ lực lớn của giáo viên để tìm hiểu về bài học và những vấn đề văn hoá, văn học cổ Trung Quốc và nhất là nội dung Đường thi.
2. Mục đích nghiên cứu:
Thông qua việc Tìm hiểu Đường thi trong SGK phổ thông ở Việt Nam qua những giai đoạn những năm 1990 đến nay, chúng tôi muốn đưa ra những đánh giá và tổng kết về sự lựa chọn cũng như sự thay đổi của nội dung Đường thi trong bối cảnh đổi mới chương trình và SGK hiện thời.
Giảng dạy Ngữ văn là công việc tiếp nhận văn học và định hướng tiếp nhận văn học cho HSPT. Chương trình SGK sẽ là căn cứ rõ nhất để nghiên cứu tìm hiểu vấn đề tiếp nhận văn học theo hướng chính thống trong nhà trường được triển khai như thế nào. Sự biến đổi của nội dung chương trình phản ánh mức độ thích ứng giữa thực tế giảng đạy với lí luận mới về tiếp nhận văn học.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu:
Khách thể nghiên cứu: Chương trình SGK môn Ngữ văn THCS và PTTH phần văn học cổ Trung Quốc: Thơ Đường
Đối tượng nghiên cứu: Tác phẩm Đường thi trong SGK Ngữ văn và nội dung Hướng dẫn tìm hiểu tác phẩm
4. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu:
4.1. Nhiệm vụ:
- Mô tả nội dung Đường thi đưa vào giảng dạy ở PT từ những năm 1980.
- Mô tả và phân tích nội dung phần Hướng dẫn học bài trong SGK qua từng năm.
- Lý giải sự thay đổi của nội dung chương trình theo các phương diện: Văn hoá xã hội, ý thức chính trị, sự thay đổi của lí luận tiếp nhận văn học…
4.2. Phạm vi tư liệu nghiên cứu:
Mục đích ban đầu của chúng tôi là có một cái nhìn toàn diện và hệ thông svề nội dung Đường thi từ những năm đầu tiên được đưa vào giảng dạy ở chương trình môn văn trong nhà trường phổ thông. Tuy nhiên do nhiều hạn chế về vấn đề tư liệu, phạm vi khảo sát của chúng tôi sẽ là SGK: khoảng thời gian từ 1989 đến nay. Chúng tôi chia Phạm vi này thành 3 hệ:
SGK trước 1990
SGK từ 1990 - 2000
SGK thí điểm và bộ mới (hiện hành)
5. Đóng góp của đề tài:
5.1. Đề tài là một sự cố gắng của người viết bằng cái nhìn lịch sử và hệ thống nhằm chỉ ra đặc điểm và những nét mới trong cách lựa chọn, trình bày và Hướng dẫn tìm hiểu Đường thi trong SGK văn . Đồng thời, việc giải quyết đề tài trên cơ sở xem xét chương trình Ngữ văn trong mối quan hệ với sự phát triển của lí luận văn học hiện đại, chúng tôi mong muốn làm một công việc thiết thực đối với nghề nghiệp của mình là nắm được bản chất của thực tế thay đổi chương trình và SGK nói chung để phát huy hiệu quả phương pháp dạy học mới.
5.2. Với những kết quả thu được, đề tài không chỉ cho chúng ta một cái nhìn hệ thống về câu chuyện Đường thi được giảng dạy ở Việt Nam như thế nào. Hơn thế, đây sẽ là một gợi ý để những công trình sau này của giới nghiên cứu có thể vận dụng làm sáng rõ vấn đề tiếp nhận Đường thi nói riêng và Văn học nước ngoài nói chung trong nhà trường phổ thông Việt Nam.
6. Phương pháp nghiên cứu:
Mô tả.
Thống kê
Phân tích
Lí giải
7. Cấu trúc đề tài:
Ngoài Phần mở đầu và phần kết luận, nội dung có 2 chương
Chương I: Quá trình Đường thi được đưa vào giảng dạy trong chương trình Ngữ văn PT ở Việt Nam.
Chương II: Hướng dẫn Giảng dạy Đường thi trong SGK Ngữ văn phổ thông ở Việt Nam.
PHẦN NỘI DUNG
Chương một
QUÁ TRÌNH ĐƯỜNG THI ĐƯỢC ĐƯA VÀO GIẢNG DẠY TRONG TRƯỜNG PHỔ THÔNG Ở VIỆT NAM
Ngữ văn và văn học nước ngoài trong chương trình phổ thông
Trong chương trình giáo dục phổ thông, Ngữ văn là một môn học có vị trí đặc biệt, có nhiệm vụ trang bị cho học sinh những kiến thức về tiếng Việt và văn học, hình thành và phát triển ở học sinh năng lực sử dụng tiếng Việt và năng lực tiếp nhận tác phẩm văn học. Qua đây, các em còn được trang bị những hiểu biết về văn hoá, xã hội, lịch sử, đời sống tinh thần và tình cảm của mỗi con người.Thông qua việc tiếp cận với tiếng Việt văn hoá và các tác phẩm văn học, môn học có khả năng làm giàu xúc cảm thẩm mĩ, định hướng thị hiếu lành mạnh và phát triển cá tính cho học sinh. Nhưng trước hết, khi học xong chương trình Ngữ văn phổ thông, các em đã có được cái nhìn mới mẻ và ngợi ca nền văn học trong nước và có những hiểu biết nhất định về văn học trên thế giới.
Những tác phẩm văn học nước ngoài đưa vào chương trình được lựa chọn kĩ lưỡng do đó đều là những đỉnh cao của văn học các nước. Các tác phẩm đó không chỉ đáp ứng tiêu chuẩn về mặt tư tưởng và phẩm chất nghệ thuật mà còn có khả năng minh hoạ cho quá trình phát triển của lịch sử văn học thế giới qua các thời đại. Mặc dù chúng dường như tòn tại độc lập với nhau, trải rộng theo phạm vi không gian và kéo dài theo thời gian nhưng trong SGK đã được sắp xếp theo trật tự nhất định: Trật tự thời gian và do đó phần nào tương ứng với các hiện tượng của văn học Việt Nam được xếp theo tiến trình lịch sử.
Văn học cổ Trung Quốc là phần nội dung trọng yếu được giới thiệu trong chương trình bao quát ở các thể loại: Thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết. Việc dạy và học văn học Trung Quốc trong trường phổ thông sẽ giúp học sinh hiểu thêm về đặc trưng văn học nước mình.
Văn học Trung Quốc và mối quan hệ với Văn học Việt Nam
“Sự hân thưởng văn chương nước ngoài có 2 điều kiện : một là sự quen biết giữa hai dân tộc, hai là sự tương tự về ngôn ngữ của hai quốc gia” (Nguyễn Tuyết Hạnh - Vấn đề dịch thơ Đường ở Việt Nam). Việt Nam hội tụ đủ 2 điều kiện đó nên sự ảnh hưởng, giao lưu và tiếp nhận với văn học Trung Hoa rất hợp quy luật.
“Giao lưu và tiếp nhận ảnh hưởng cấp vùng là một thực tế hiển nhiên của văn hoá và văn học Việt Nam thời trung đại, hiển nhiên đến nỗi sự mô tả nền văn hoá trung đại mà không chú ý đến thực tế đó sẽ dẫn đến cự hiểu biết một cách hời hợt nông cạn nền văn học dân tộc” (Trần Nho Thìn: Văn học Trung đại Việt Nam dưới góc nhìn văn hoá, Tr. 19). Tính từ thời điểm nền văn học viết ra đời, sự ảnh hưởng đó thể hiện trong việc chữ Hán được xem là chữ viết của nhà nước. Suốt 10 thế kỉ phong kiến, bộ phận văn học chữ Hán là bộ phận không thể tách rời với nền Quốc văn.Văn học Việt Nam đã kế thừa các các thể loại truyền thông của văn học Trung Quốc: Phú, Hịch, Cáo, Chiếu, Biểu, Tiểu thuyết chương hồi…và ảnh hưởng sâu sắc nhất là thơ ca.
Thơ Việt Nam bất kể là thơ chữ Hán hay chữ Nôm đều sáng tác theo những thể: thơ cổ phong, thơ Đường luật, ngũ ngôn, thất ngôn. Về phương diện đề tài, thi nhân ta vẫn chủ yếu khai thác các long mạch: tình yêu thiên nhiên, tình cảm bạn bè, tình yêu con ngưòi, tình yêu đất nước. Các nhà thơ cổ điển của ta cũng chịu ảnh hưởng các quan niệm vũ trụ nhân sinh từ Phật giáo, Lão giáo.
Trong khi kế thừa và tiếp thu tinh hoa của văn học Trung Quốc, Việt Nam có cách ứng xử riêng nên văn thơ nước nhà vẫn thấm nhuần tinh thần dân tộc. Khi nền văn học nước nhà bước vào thời kì hiện đại hoá dưới ảnh hưởng của sự du nhập văn hoá phương Tây, ảnh hưởng của thơ văn Trung Quốc, đặc biệt là thơ ca vẫn không hề giảm sút. Nhứng yếu tố ảnh hưởng đó đã tạo nên nguồn mạch ẩn ngầm làm nên sức mạnh nội tại cho thi ca Việt Nam.
Đường thi được đưa vào nội dung giảng dạy ở Ngữ văn Phổ thông
Vị trí của Đường thi trong nền thơ ca Trung Quốc nói riêng và thơ ca nhân loại nói chung
Người ta thường nói: “Thịnh Đường, Long Tống” để chỉ hai đỉnh cao của thơ ca cổ điển Trung Quốc. Thơ Đường là một bước phát triển cao về mặt hình thức thơ ca với nhiều trường phái và phong cách khác nhau: Lí Bạch sở trường ở thể cổ phong, Đỗ Phủ thành công với Luật thi, Bạch Cư Dị lại kết hợp được cả hai thể loại… Với 2300 thi sĩ và gần 5 vạn bài thơ, Thơ Đường là đỉnh cao nghệ thuật thơ ca, đỉnh cao của sự phát triến hình thức thơ ca Trung Quốc trên cơ sở kế thừa thể thơ truyền thống và các hình thức thơ ca của các thời đại trước (nhất là Kinh thi, Sở từ và Nhạc phủ). Có thể nói, chính thành tựu 15 thế kỉ thơ ca đã chuẩn bị cho sự hưng thịnh của thơ đời Đường.
Thơ Đường không chỉ trở thành mực thước cho lớp thi nhân đời sau của Trung Quốc học tập mà tinh hoa ấy còn lan toả khắp các quốc gia lân cận. Đó là những đất nước nằm trong vùng ảnh hưởng văn hoá Trung Hoa (đặc biệt là Nhật Bản, Triều Tiên và Việt Nam). Từ xưa đến nay, chưa có nền thơ ngoại quốc nào lại có ảnh hưởng sâu rộng và được ngợi ca, nghiên cứu nhiều như Thơ Đường. Càng nghiên cứu càng phát hiện nhiều vẻ đẹp trong tâm hồn, trong tư duy Trung Hoa- đại diện tiêu biểu cho tư duy phương Đông, và rõ nhất là nhân sinh quan của con người Á Đông. Có thể khẳng định: Thơ Đường chính là tinh hoa văn hoá của toàn nhân loại
G.S Lương Duy Thứ trong cuốn Thi Pháp Thơ Đường đã khẳng định: Văn hoá đời Đường là đỉnh cao văn hoá nhân loại ở thế kỉ VII - X (Will Durrant) và thơ Đường là đỉnh cao văn hoá đời Đường (bên cạnh hội hoạ, kiến trúc, điêu khắc…).
1.3.2. Vị trí của Đường thi trong chương trình Ngữ văn PT ở Việt Nam
Bên cạnh tiểu thuyết chương hồi (Tam quốc diễn nghĩa), truyện ngắn hiện đại (Thuốc, Cố hương của Lỗ Tấn). Đường thi là một trong những nội dung của Văn học Trung Quốc được đưa vào giảng dạy ở trường phổ thông Việt Nam. Do đó, triển khai đề tài không thể không điểm qua vấn đề giảng dạy Văn học Trung Quốc nói chung.
Cách đây gần 60 năm, Dương Quảng Hàm là người đầu tiên đưa môn văn học Trung Quốc vào chương trình nhà trường Phổ thông trung học. Ông là tác giả của cuốn sách giáo khoa văn học dùng trong nhà trường trước cách mạng tháng Tám. Ngay chương mở đầu cuốn Việt Nam văn học sử yếu ông viết: “ Riêng về đường văn học, dân ta học chữ Nho, theo đạo Nho, thâu thập dần tư tưởng và học thuật của người Tàu. Bởi thế ta phải xét đến cái ảnh hưởng ấy là những nguyên do khiến cho văn học Tàu truyền sang nước ta”. Trong cuốn sách giáo khoa dạy ở bậc phổ thông trung học nhà trường Việt Nam dưới thời thực dân Pháp, Tác giả đã dành hẳn 6 chương để dạy văn học Trung Quốc từ dân gian, cổ điển đến hiện đại. Đó là nhận thức và chủ trương sáng suốt. Trong chương trình năm thứ 2 (lớp nhất trong các trường Trung học Pháp ) với 5 thiên, 20 chương thì Dương Quảng Hàm dành 3 chương cho Văn học Trung Quốc. Trong thiên thứ 1 nhan đề “ Các văn sĩ và thi sĩ Tàu có ảnh hưởng lớn nhất đến văn chương Việt Nam: Khuất Nguyên, Đào Tiềm, Lí Bạch”, Dương Quảng Hàm đã giới thiệu tiểu sử và phần trích giảng tác phẩm của nhà thơ lớn đời Đường: Lí Bạch với tác phẩm Tương tiến tửu (Vô danh dịch). Sang chương 3, tác giả giới thiệu thêm nhà văn Hàn Dũ cũng đời Đường. Nhìn tổng thể, Dương Quảng Hàm đã giới thiệu 7 tác giả thuộc văn học cổ điển và hiện đại Trung Quốc. Riêng thời Đường, tác giả không chọn tức giả và tác phẩm của Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị. Đó là một hạn chế của ông. Tuy vậy, phải công nhận đóng góp lớn của tác giả là đã cho ra đời một “cuốn lịch sử văn học Việt Nam phổ thông đầu tiên được biên soạn bằng chữ quốc ngữ” (Trần Hữu Tá). Dương Quảng Hàm là người đặt nền móng cho việc giảng dạy và học tập văn học Trung Quốc ở nước ta nói chung và thơ Đường nói riêng.
Tóm lại: Thơ Đường được du nhập vào nước ta từ rất sớm và việc tiếp nhận Đường thi dã diễn ra ngay từ buổi sơ khai của nền văn học viết của dân tộc. Tuy nhiên, việc nghiên cứu và giảng dạy thơ Đường trong chương trình phổ thông chỉ thực sự diễn ra vào thế kỉ XX và càng về sau, khi các chính sách về kinh tế, nggoại giao của nhà nước cởi mở hơn, ý thức về vai trò của Đường thi đối với nền thơ ca dân tộc được nhìn nhận thẳng thắn và công bằng thì việc tìm hiểu Đường thi một cách chính thống trông nhà trường mới thực sự được chú trọng.
Vậy Đường thi chính thức được đưa vào chương trình Ngữ văn phổ thông từ bao giờ?
Theo một số tài liệu chúng tôi thu thập được, giai đoạn từ 1956 đến 1979, kể cả sau đợt chỉnh lí SGK năm 1979, SGK môn văn vốn không giới thiệu thơ Đường trong chương trình phổ thông. Tác giả cuốn sách cung cấp thông tin: Trong chương trình thực hiện từ năm 1956, được chỉnh lí từ năm 1979, phần văn học nước ngoài được giới thiệu là tác phẩm của 8 tác giả của 4 nước châu Âu (Hi Lạp, Anh, Pháp Nga) và 1 nước Châu á(Trung Quốc). Tác giả duy nhất của văn học Trung Quốc được giới thiệu tác phẩm là Lỗ Tấn.
Từ năm 1989 đến 1990 bắt đầu tiến hành đợt cải cách chương trình THPT với quy mô rộng, trong đó có môn văn học nói chung và bộ phận văn học nước ngoài nói riêng. Trên cơ sở chương trình thống nhất, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép triển khai song song hai bộ SGK văn do hai tập thể các nhà khoa học của trường Đại học sư phạm Hà Nội và Hội nghiên cứu văn học Thành phố Hồ chí Minh biên soạn. Trong khuôn khổ các tác giả, tác phẩm do chương trình ấn định, Bộ cho phép hai bộ sách có thể chọn những đoạn trích giảng khác nhau. Đến năm 2000, sau khi rút kinh nghiệm ưu, nhược điểm của bộ sách thí điểm, SGK môn văn ở THPT được tổ chức lại thành một bộ duy nhất (SGK chỉnh lí hợp nhất) dùng trong cả nước. Lúc đó, bộ phận văn học nước ngoài được giới thiệu trong cả 3 lớp là 21 tác giả của 2 nước Châu á(Trung Quốc, Ấn Độ), 5 nước châu Âu (Hi Lạp, Anh, Pháp, Nga, Đức), 1 nước châu Mĩ (Hoa Kì). Như vậy, mảng văn học nước ngoài có quy mô phát triển đột biến. Số lượng các nhà văn tăng gấp đôi. Ngoài một vài nền văn học quen thuộc từ trước, HS được tiếp xúc với những nnền văn học khác. Riêng phần tác giả Trung Quốc, SGK giới thiệu 6 tác giả: Lí Bạch, Đỗ Phủ, Thôi Hiệu (thế kỉ thứ VIII), Bạch Cư Dị (thế kỉ thứ IX), La Quán Trung (Thế