Có nhiều cách phân loại Portal, ở đây phân loại theo mục đích sử dụng cũng như quy mô thì có thể chia các Portal hiện có thành ba loại.
1.2.1 Các Portal công cộng (Public Portal)
Các Portal loại này được thiết kế dành cho một lượng rất lớn người dùng dễ dàng truy cập vào các ứng dụng trên web (web-based) thông qua các liên kết và hộp tìm kiếm chỉ bằng một lần đăng nhập duy nhất. Nổi tiếng nhất trong loại Portal này là các Portal: My Yahoo, AOL hay Excite
130 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 2341 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tìm hiểu Portal và Dotnetnuke, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP CÔNG NGHỆ .NET
Portal và Dotnetnuke
1. Khái niệm Portal
1.1 Khái niệm cổng thông tin tích hợp (portal)
“Cổng thông tin điện tử tích hợp là điểm truy cập tập trung và duy nhất, tích hợp các kênh thông tin, các dịch vụ và ứng dụng, phân phối tới người sử dụng thông qua một phương thức thống nhất và đơn giản trên nền tảng Web”.
1.2 Phân loại cổng thông tin
Có nhiều cách phân loại Portal, ở đây phân loại theo mục đích sử dụng cũng như quy mô thì có thể chia các Portal hiện có thành ba loại.
1.2.1 Các Portal công cộng (Public Portal)
Các Portal loại này được thiết kế dành cho một lượng rất lớn người dùng dễ dàng truy cập vào các ứng dụng trên web (web-based) thông qua các liên kết và hộp tìm kiếm chỉ bằng một lần đăng nhập duy nhất. Nổi tiếng nhất trong loại Portal này là các Portal: My Yahoo, AOL hay Excite. Các Portal kiểu này hướng đến đại đa số người dùng, do vậy chúng thường tập trung vào khả năng cá nhân hóa (Personalization), đa ngôn ngữ, phát triển các tính năng phổ biến sao cho người dùng có thể sử dụng dễ dàng. Khả năng quản lý số lượng người dùng rất lớn cũng như cho phép tìm kiếm nhanh thông tin từ một lượng dữ liệu khổng lồ là thế mạnh của loại portal này tuy nhiên vì phục vụ số đông nên chúng không dành cho các công việc nghiệp vụ cụ thể nào cả.
1.2.2 Các Portal tác nghiệp (Enterprise Portal)
Các Portal loại này quản lý số lượng người dùng không nhiều bằng Portal công cộng. Các Portal loại này chuyên dùng cho các doanh nghiệp, phục vụ cho tác nghiệp, chuyên làm các công việc nghiệp vụ như: quản lý mạng lưới bán lẻ, ngân hàng, website bán hàng cỡ lớn hay quản lý tài nguyên công ty... Do vậy, chúng được thiết kế rất tốt, thực hiện được các nghiệp vụ phức tạp, liên kết nhiều kiểu dữ liệu khác nhau.
1.2.3 Các Portal Website
Các Portal kiểu này thường dùng để tạo ra các Website, chính xác hơn là các Website có thể tùy biến (customizable website). Các Portal này cung cấp các tính năng rất cơ bản, giúp các nhà phát triển web có thể dễ dàng tạo ra một website cho riêng mình. Các Portal này hỗ trợ các tính năng cá nhân hoá và đa ngôn ngữ ở mức vừa phải, có thể thêm vào các mô đun tác nghiệp không quá phức tạp. Để làm được điều này, các Portal được mở một phần hoặc hoàn toàn mã nguồn, để người dùng Portal (thường là quản trị Website) có thể tự xây dựng các mô đun, tất nhiên là theo chuẩn của Portal, để tích hợp vào website của mình hoặc thậm chí đem bán cho các site khác có cùng nguồn gốc. Các portal này tương đối đơn giản, chỉ sử dụng một vài cơ sở dữ liệu phổ biến, tuy nhiên cũng không kém phần linh động khi tuỳ biến giao diện cũng như thao tác nghiệp vụ.
1.3 Các tính năng cơ bản của portal
Tuy có nhiều loại cổng thông tin khác nhau, cung cấp nhiều loại dịch vụ và ứng dụng khác nhau, nhưng tất cả các loại cổng thông tin đều có chung một số tính năng cơ bản. Các tính năng này là được sử dụng như là một tiêu chuẩn để phân biệt giữa cổng thông tin điện tử tích hợp với một website hoặc với một ứng dụng chạy trên nền tảng Web (web application).
Các tính năng đó bao gồm:
Đăng nhập một lần (Single-Sign-On-SSO)
Để truy cập vào dữ liệu và dịch vụ khác nhau, người dùng chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất. Hệ thống Portal thực hiện điều này thông qua quá trình quản lý phiên (Session Management). Thông qua quá trình này, người dùng dễ dàng truy cập và thao tác dữ liệu, nhưng không phải lo lắng gì về mặt an ninh bảo mật vì Portal đã dùng những công nghệ bảo mật an toàn nhất ngầm phía dưới một phiên làm việc từ khi người dùng đăng nhập đến khi đăng xuất.
Khả năng cá nhân hoá (Customization hay Personalization)
Khi người dùng đăng ký với hệ thống, họ sẽ được cấp một tài khoản. Mỗi tài khoản người dùng đăng nhập vào đều được cấp cho một “khung trời riêng”, họ có cảm giác như là một website của riêng mình, họ có thể tuỳ biến được giao diện tuỳ theo ý thích, thêm bớt các mô đun, hình ảnh… giống như post hay delete một bài viết của mình trên forum vậy. Khả năng này còn thể hiện ở chỗ: nhà quản trị website có thể trực quan hoá các công việc thêm bớt, thay đổi vị trí các mô đun mà không động đến một dòng HTML hay mã nguồn của Website mình.
Tích hợp nhiều loại thông tin (Content aggregation):
Cho phép xây dựng nội dung thông tin từ nhiều nguồn khác nhau cho nhiều đối tượng sử dụng. Sự khác biệt giữa các nội dung thông tin sẽ được xác định qua các ngữ cảnh hoạt động của người dùng, ví dụ như đối với từng đối tượng sử dụng sau khi thông qua quá trình xác thực thì sẽ được cung cấp các thông tin khác nhau, hoặc nội dung thông tin sẽ được cung cấp khác nhau trong quá trình cá nhân hoá thông tin.
Xuất bản thông tin (Content syndication):
Thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, cung cấp cho người dùng thông qua các phương pháp hoặc giao thức (protocol) một cách thích hợp. Một hệ thống xuất bản thông tin chuyên nghiệp phải có khả năng xuất bản thông tin với các định dạng đã được quy chuẩn, ví dụ như RDF (Resource Description Format), RSS (Realy Simple Syndication), NITF (News Industry Text Format) và NewsXML. Ngoài ra, các tiêu chuẩn dựa trên XML cũng phải được áp dụng để quản trị và hiển thị nội dung một cách thống nhất, xuyên suốt trong quá trình xuất bản thông tin. Các tiêu chuẩn dựa trên XML này cho phép đưa ra giải pháp nhanh nhất để khai thác và sử dụng thông tin trên các Web site khác nhau thông qua quá trình thu thập và bóc tách thông tin với các định dạng đã được quy chuẩn.
Hỗ trợ nhiều môi trường hiển thị thông tin (Multidevice support):
Cho phép hiển thị cùng một nội dung thông tin trên nhiều loại thiết bị khác nhau như: màn hình máy tính (PC), thiết bị di động (Mobile phone, Wireless phone, PDA), sử dụng để in hay cho bản fax…. một cách tự động bằng cách xác định thiết bị hiển thị thông qua các thuộc tính khác nhau. Ví dụ: cùng một nội dung đó, khi hiển thị trên màn hình máy tính thì sử dụng HTML, nhưng khi hệ thống xác định được thiết bị hiển thị là PDA hay mobile phone, hệ thống sẽ loại bỏ các ảnh có trong nội dung và tự động chuyển nội dung đó sang định dạng WML (Wireless Markup Language) để phù hợp cho việc hiển thị trên màn hình của thiết bị di động.
Quản trị portal (Portal administration):
Xác định cách thức hiển thị thông tin cho người dùng cuối. Tính năng này không chỉ đơn giản là thiết lập các giao diện người dùng với các chi tiết đồ hoạ (look-and-feel), với tính năng này, người quản trị phải định nghĩa được các thành phần thông tin, các kênh tương tác với người sử dụng cuối, định nghĩa nhóm người dùng cùng với các quyền truy cập và sử dụng thông tin khác nhau.
1.4 Các dịch vụ mà hệ thống Portal có thể cung cấp
Hệ thống Portal cần xây dựng cung cấp các nhóm dịch vụ như sau:
Các dịch vụ cơ bản: post bài định dạng HTML/Document, Danh sách liên kết, Upload/Download Files, Thao tác ảnh…
Các dịch vụ cộng đồng ảo (Virtual community hay Collaboration)
Cộng đồng ảo là “một địa điểm ảo” trên internet mà các cá nhân hay tổ chức có thể tập hợp để giúp đỡ, hợp tác với nhau mà ranh giới về vị trí địa lý không còn có ý nghĩa.
Cung cấp môi trường cộng tác (collaborative) thông qua việc quản lý và khai thác thống nhất toàn diện các dịch vụ cơ bản như: Forum, Mail, Calendar, Task Management, Report Systems, Conferences, Discussion Groups, News Groups, v.v...
Các dịch vụ cung cấp thông tin: Thông báo, bản tin…
Các dịch vụ tìm kiếm:
Hỗ trợ tìm kiếm nhanh và mạnh theo nhiều tiêu chí: tiêu đề, ngày, từ khóa, phân loại… và trong toàn bộ nội dung trang. Kết hợp với các trang tìm kiếm như Google, Yahoo, Vinaseek…
Các dịch vụ hiển thị tự động và đa kết nối
Có thể soạn trước các bài và cài đặt ngày giờ cho hiển thị lên trang báo, sẽ tạo ra tính năng online về nội dung, mà không tốn nhiều công sức. Ngoài ra có thể tích hợp với các nguồn tin hay hệ thống dữ liệu khác.
Các dịch vụ trợ giúp người dung: thông tin cá nhân, Lịch biểu…
1.5 Sự khác nhau cơ bản của Portal và WebSite
Portal (cổng giao dịch điện tử) là một bước tiến hóa của website truyền thống. Nó ra đời để giải quyết những vấn đề mà website truyền thống gặp phải. Xây dựng hệ thống Portal thay vì Website bởi vì hệ thống Portal có những ưu điểm hơn hẳn so với Website có cùng chức năng như sau:
- Là "siêu web site“, gọi tắt là Portal, đối với người dùng vẫn chỉ là sử dụng trang web thông qua trình duyệt (tức là web browser), nhưng đằng sau đó là sự thay đổi thuật ngữ và quan niệm mới về triết lý phục vụ thay cho cách hiểu “tuyên truyền” thông qua web site như trước đây.
- Các mô đun trong Portal có tính độc lập cao, hoạt động không ảnh hưởng tới các mô đun khác.
- Người dùng Portal có khả năng truy cập thông tin có được từ nhiều nguồn dữ liệu khác nhau.
- Người phát triển dựa theo các chuẩn có sẵn để tích hợp thêm các mô đun tác nghiệp mới.
2. Giới thiệu Dotnetnuke Portal (Giải pháp phát triển Website cộng nghệ mới)
2.1 Giới thiệu chung
2.1.1 Dotnetnuke là gì (DNN) ?
a. Khái niệm:
DotNetNuke là một hệ thống quản lý nội dung mã nguồn mở viết bằng ngôn ngữ lập trình VB.NET trên nền tảng ASP.NET, hệ quản trị cơ sở dữ liệu có thể là MS SQL server hoặc Oracle, tùy biến dựa trên Skin và Module. DNN được đánh giá là hệ thống quản trị nội dung mã nguồn mở .NET phát triển mạnh nhất hiện nay với số lượng thành viên đông đảo và phát triển rất nhanh trên khắp thế giới.
b. Các tính năng cơ bản của DotNetNuke portal:
Hệ thống quản lý nội dung trực quan:
- DNN portal quản lý nội dung theo menu tình huống, trên mỗi module sẽ có một menu tương ứng xuất hiện ngay tại một ICON bên trái Title của Module. Người sử dụng sẽ dễ dàng tìm ra các chức năng điều khiển hay quản trị của module này một cách nhanh chóng tương ứng với quyền quản trị của mình.
- Các module được hiển thị và phân bố trên giao diện portal dễ dàng nhờ vào các từ khoá định trước trên các vùng khác nhau của giao diện. Chúng ta có thể di chuyển một module từ khu vực này sang khu vực khác bằng một lệnh trên menu tình huống hoặc dùng cách Drag and Drop (Kéo thả).
- Nội dung thông tin được soạn thảo trên công cụ được hỗ trợ với các công cụ thuận tiện và hiện đại nhất: với khả năng chèn Flash file, Movie, … điều chỉnh các thuộc tính của đối tượng, làm sạch code…
- Cấu trúc site (Site Map) được quản lý một cách dễ dàng. Người sử dụng có thể thêm một trang mới vào hệ thống và cho phép hoặc không cho phép xuất hiện trên Menu.
Quản lý giao diện độc lập, linh hoạt
- Giao diện được phát triển riêng độc lập với chương trình, một nhà thiết kế giao diện cho Website có thể làm việc độc lập, chỉ cần một số tiêu chuẩn về giao diện phải tuân thủ, các nhà thiết kế không phải quan tâm nhiều đến vấn đề kỹ thuật của hệ thống, giao diện sau khi làm xong sẽ được tích hợp nhanh chóng vào hệ thống.
- Hệ thống quản lý giao diện của DNN portal là một trong những ưu điểm nổi bật so với các Portal khác. Do vậy DNN portal phù hợp cho các Website có yêu cầu giao diện cao và phục vụ công tác đối ngoại cho các doanh nghiệp, tổ chức…
Quản trị hệ thống với đầy đủ chức năng
- Quản lý phân quyền là một trong những chức năng quan trọng của Portal. Hệ thống phân quyền của DNN Portal được cung cấp rất chặt chẽ, cho phép nhà quản trị có thể tạo ra nhiều nhóm quyền (role) khác nhau và sau đó phân công cho người dùng (user).
- Hệ thống phân quyền của các module có thể tích hợp và phân công thông qua các quyền đã tạo ra của hệ thống; do vậy việc phân quyền có thể thực hiện đến từng chức năng nhỏ của module.
- Hệ thống cũng cung cấp sẵn công cụ quản lý thành viên.
- DNN portal cung cấp công cụ quản lý File/ Folder qua giao diện Admin web với đầy đủ các chức năng như tạo thư mục, Upload, Download, Zip/Unzip cũng như việc phân quyền truy xuất vào hệ thống.
- Đối với việc quản lý các trang thông tin, hệ thống cũng cho phép khôi phục dữ liệu đã xoá (recylce bin). Việc này làm giảm rủi ro trong quản lý nội dung.
- Ngoài ra trong việc quản trị hệ thống, giải pháp này còn cung cấp nhiều chức năng khác như: thống kê truy cập, quản lý nhật ký truy xuất, quản lý bộ nhớ đệm, thời khoá biểu vận hành của ứng dụng trên Portal, cơ chế cài đặt Module mới thuận tiện và khả năng quản lý nhiều Website thành viên.
An toàn và bảo mật
- Mức độ người dùng: Hệ thống được quản lý phân quyền tập trung và chủ động tạo các quyền, nhóm quyền riêng cho từng phân hệ hoặc toàn bộ website, do đó những thành viên phụ trách phần nào sẽ chỉ có quyền truy xuất thông tin vào phần đó.
- Mức độ dữ liệu: Mã hoá dữ liệu (Password được mã hóa theo chuẩn SHA1), Sử dụng SSL(Security Socket Layer) dành cho hệ thống thành viên, đăng nhập.
2.1.2 Nguồn gốc Dotnetnuke
Dotnetnuke được phát triển dựa trên cổng điện tử IBuySpy được Microsoft giới thiệu như là một ứng dụng mẫu dựa trên nền tảng .NET Framework. Dotnetnuke đã được phát triển qua nhiều phiên bản và hiện tại đang ở phiên bản 5.1. Từ phiên bản 4.5.5 trở về sau đòi hỏi .NET Framework 2.0 trong khi các phiên bản trước đó sử dụng .NET Framework 1.1.4
Một cài đặt (install) của Dotnetnuke có thể phục vụ nhiều trang web, mỗi trang có thể có giao diện và cộng đồng người sử dụng riêng biệt. Phiên bản hiện tại cho phép chức năng đa ngôn ngữ.
Khả năng mở rộng
Dotnetnuke có một nhân cơ bản có thể mở rộng với các module để bổ xung các tính năng mới, giao diện của hệ thống có thể tùy biến nhờ vào kỹ thuật Skin.
a. Module
Có khoảng 10 module cơ bản được cung cấp cùng với bản Dotnetnuke Các module khác có thể download từ trang web của Dotnetnuke, trong đó có các module như: thương mại điện tử, album ảnh, blog, forum,… Các module bổ xung khác cũng được cộng đồng nguồn mở và các công ty phần mềm thương mại cung cấp.
Các module này có thể được cài đặt bổ xung dễ dàng bằng cách Upload chúng thông qua giao diện của trang quản trị.
b. Skin
Giao diện của Dotnetnuke được thiết kế với kiến trúc sử dụng Skin cho phép tách biệt nội dung và giao diện của hệ thống. Kiến trúc này cho phép người thiết kế giao diện có thể làm việc độc lập với quá trình phát triển trong ASP.NET và chỉ đòi hỏi kiến thức về HTML cùng với các kiến thức về Skin của Dotnetnuke. Skin bao gồm một số file HTML cơ bản, trong đó có các vị trí để đặt nội dung, menu và các tính năng khác. Đồng thời cũng chứa các file ảnh, file javascript và file định dạng (stylesheet); tất cả thường được đóng gói trong một file ZIP. Giống như module, skin có thể được upload và cài đặt tự động thông qua trang quản trị.
Cài đặt Dotnetnuke
2.2.1 Tải hệ thống DotNetNuke
Chúng ta có thể tải về phiên bản mới nhất của hệ thống DotNetNuke tại địa chỉ (Để tải về chúng ta phải đăng ký một tài khoản trên website này).
Download bản DotNetNuke_04.08.02_Install.zip
2.2.2 Cài đặt
Có nhiều cách để dựng một framework Dotnetnuke, bạn có thể sử dụng một trong những phiên bản sau DotNetNuke_04.08.02_Install.zip, DotNetNuke_040802_Source.zip, hay DotNetNuke_04.08.02_StartKit.vsi
Trong tài liệu này tôi sử dụng DotNetNuke_04.08.02_StarterKit.vsi, hệ quản trị cơ sở dữ liệu SQL Server 2005 và Visual Studio 2005.
Bước 1: cài đặt DotNetNuke_04.08.02_StarterKit.vsi, click đúp vào file. Chọn “Next >”, hộp thoại thông báo lỗi xuất hiện.
Chọn “Yes”
Chọn “Finish”, lúc này quá trình cài đặt tự động được thực hiện.
Bước 2: Tạo dự án để phát triển
Mở Visual Studio 2005: File à News à Web Site
Chọn ngôn ngữ phát triển là Visual Basic, chọn trong phần “My Templates” kiểu dự án “DotNetNuke Web Application Framework ”.
Điền tên dự án và đương dẫn lưu trữ
-Chọn “OK”, chương trình Visual Studio 2005 tự động sinh ra một dự
án.
Bước 3: Tạo cơ sở dữ liệu
Mở SQL Server 2005, tạo database
Chúng ta có thể tạo một tài khoản trong SQL Server 2005 cho database của mình, trong tài liệu này chúng ta sử dụng tài khoản “sa” của SQL Server 2005.
Bước 4: Thiết lập quyền hạn (Nếu đĩa cứng của chúng ta không sử dụng cấu trúc NTFS mà sử dụng cấu trúc FAT32 hay cấu trúc khác thì có thể bỏ qua bước này).
- Cho phép process ASP.NET quyền read/write đối với thư mục trên. + Đối với IIS5 (Win 2000, XP) tài khoản này tên là ASPNET. + Đối với IIS 6 (Win 2003) tài khoản này là NETWOR SERVICE.
- Để thực hiện được điều này click chuột phải lên thư mục đặt DotNetNuke, chọn Properties và chọn tab Security.
Lưu ý:
(*) Một số hệ thống, thường khi mới cài đặt sẽ không có tab Security trên cửa sổ Properties. Để hiển thị tab này: - Mở khung Window Explorer (Click đúp vào My Computer).
- Chọn menu Tools -> Folder Option.
- Chọn tab View.
- Kéo danh sách xuống dưới cùng và bỏ chọn (uncheck) mục “Use Simple File Sharing”.
(*) Nếu trong khung “Group or user names” không có tài khoản ASP.NET thì thực hiện theo các bước sau:
Chọn tab “Seccurity”.
Nhấn vào nút “Add”
Nhấn vào nút “Advanced…”
Chọn tài khoản “ASP.NET”, sau đó chọn Ok
Chọn tài khoản ASP.NET và check vào “Full Control”
Chọn OK.
Bước 5: Cấu hình IIS (Internet Information Server)
Bạn vào Start -> Settings -> Control Panel -> Administrative Tools -> Internet Information Server, tạo một web site mới ( Ví dụ: dnn2005)
Sau khi tạo thành công:
Click phải chuột vào Virtual Directory “dnn2005”, chọn Properties
Chọn mục “ASP.NET”, trong mục “ASP.NET version”, chọn “2.0.50727”.
Bước 6: Cấu hình file “web.config” cho việc cài đặt
Bạn vào file “web.config” nằm trong folder đã chọn trong “Bước 2”
Tìm trong file đoạn
<!-- Connection String for SQL Server 2000/2005
<add name="SiteSqlServer" connectionString="Server=(local); Database=DotNetNuke;uid=;pwd=;"
providerName="System.Data.SqlClient" />
-->
<!-- Connection String for SQL Server 2000/2005 - kept for backwards compatability - legacy modules
-->
- Nếu bạn sử dụng SQL Server 2005 như tài liệu này thì đổi đoạn code trên như sau:
<!-- Connection String for SQL Server 2005 Express
<add name="SiteSqlServer" connectionString="
Data Source=.\SQLExpress;Integrated Security=True;User Instance=True;AttachDBFilename=|DataDirectory|Database.mdf;"providerName="System.Data.SqlClient" />-->
<add name="SiteSqlServer" connectionString=" Server=DAT_PHUONG\DAT_PHUONG;Database=dat6447;uid=sa;pwd=sa;"
providerName="System.Data.SqlClient" />
<!-- Connection String for SQL Server 2005 Express - kept for backwards compatability - legacy modules
-->
- Nếu dùng SQL Server Express, chúng ta không cần quan tâm đến việc cấu hình web.config nữa vì trong thư mục App_data đã có 1 file database rỗng.
Bước 7: Hoàn tất quá trình cài đặt
Mở trình duyệt và browse đến Thực hiện cài đặt theo hướng dẫn. Nếu không có vấn đề gì, link "Please click here to access your portal" hoặc “Finished (Go to site)” (tùy vào chế độ cài đặt) sẽ hiện ra, chúng ta chỉ cần click vào là truy cập được đến trang web của mình.
Giao diện ban đầu
Chọn “Next”
Chọn “Next” sau khi đã kiểm tra “Test Permissions”
Chọn “Next” sau khi đã “Test Database Connection”
Quá trình cài đặt
Thiết lập thông tin cho host (Super User Account) – Tài khoản có quyền hạn cao nhất trong hệ thống.
Xác lập thông tin cho Admin (Administrator Account) – Tài khoản có quyền hạn cao sau host, cao nhất trong portal
Quá trình cài đặt kết thúc.
Chọn “Finished (Goto Site ), chúng ta sẽ đến giao diện ban đầu của hệ thống.
Chúng ta đã hoàn thành việc cài đặt Framework Dotnetnuke.
2.3 Trang cơ bản
2.3.1 Tổng quan về trang
Trang là phần giao diện chứa nội dung mà người sử dụng nhìn thấy. Thông thường mỗi trang tương ứng với một mục trên menu.
Nội dung: Trang chứa những gì?
Chúng ta đưa thông tin vào trang bằng các Module. Các module có khả năng hiển thị nội dung khác nhau. Một trong những module thông thường nhất là module Text/HTML, cho phép hiển thị những đoạn HTML hay Text đơn giản nhất. Thông tin được hiển thị trong module Text/HTML
Sự bảo mật: Ai có thể được nhìn thấy và thay đổi trang?
Thông thường có 2 kiểu người cơ bản truy cập trang web của chúng ta. Kiểu người đầu tiên là họ chỉ muốn nhìn lướt qua và không bao giờ đăng ký hoặc ít nhất là chưa bao giờ đăng nhập, họ được gọi là những người sử dụng không xác thực. Những người sử dụng không xác thực là những người dùng ẩn danh.
Kiểu người thứ 2 là người dùng có