Trong xã hội hiện nay tình trạng ngộ độc thực phẩm ở trên thếgiới và Việt Nam là rất cao. Tình trạng này chưa có dấu hiệu dừng lại và càng ngày càng tăng. Qua kiểm tra cho thấy hầu hết các vụ ngộ độc thực phẩm này là do vi sinh vật gây ra. Đây là điều đã được cảnh báo và đã có cách thức phòng ngừa nhưng vẫn xảy ra các vụ ngộ độc tập thể gây nguy hiểm và có thể dẫn đến tử vong.
73 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 2267 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tìm hiểu quy trình phát hiện enterobacter sakazakiitrong sữa bột, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP. HCM
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
TÌM HIỂU QUY TRÌNH PHÁT HIỆN ENTEROBACTER
SAKAZAKII TRONG SỮA BỘT
Ngành: CÔNG NGHỆ SINH HỌC
Sinh viên thực hiện : VƯƠNG MINH ĐẠT
MSSV: 0811110013 Lớp: 08CSH1
TP. Hồ Chí Minh, 2011
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của tôi, với sự hỗ trợ
từ Giáo viên hướng dẫn. Những số liệu trong các bảng biểu và hình ảnh phục vụ
cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá được chính tác giả thu thập từ các nguồn khác
nhau có ghi trong phần tài liệu tham khảo. Ngoài ra, còn sử dụng một số nhận xét,
đánh giá cũng như số liệu của các tác giả, cơ quan tổ chức khác, và đề tài cũng được
thể hiện trong phần tài liệu tham khảo. Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tôi
xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Hội đồng, cũng như kết quả khóa luận của
mình.
TP.HCM, ngày 4 tháng 7 năm 2011
Sinh viên
Vương Minh Đạt
LỜI CẢM ƠN
Trải qua ba năm học dưới mái trường đại học kỹ thuật công nghệ, được sự
giúp đỡ tận tình của các thầy cô, nay đã hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp. Nhờ
trong quá trình làm bài khóa luận, mà em đã học được nhiều kiến thức mà trước đó
em chưa hề biết.
Em xin chân thành cám ơn các thầy cô khoa Môi trường và công nghệ sinh
học, đã giúp đỡ em tận tình trong ba năm học vừa qua để hoàn thành khóa học. Em
xin cám ơn giáo viên hướng dẩn đã tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình làm
bài khóa luận tốt nghiệp.
Một điều không thể thiếu, đó chính là gia đình, cha mẹ đã động viên em,
giúp em có thêm tinh thần, vượt qua được khó khăn về tinh thần, cũng như về vật
chất. Nhờ vậy, mà em có thể hoàn thành khóa học và hoàn thành bài khóa luận tốt
nghiệp này.
Ngoài thầy cô và gia đình ra, một điều quan trọng không thể thiếu, đó chính
là tập thể các bạn lớp 08CSH trường Đại học Kỹ thuật Công nghệ. Chính nhờ các
bạn, giúp đỡ động viên rất nhiều trong quá trình học tập, cũng như trong đời sống.
Em xin chân thành cám ơn!!!
TP.HCM, ngày 4 tháng 7 năm 2011
Sinh viên
Vương Minh Đạt
i
MỤC LỤC
Danh mục các từ viết tắt ........................................................................................v
Danh mục các bảng ..............................................................................................vi
Danh mục các hình ..............................................................................................vii
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1. Đặt vấn đề ......................................................................................................1
1.2. Mục đích ........................................................................................................1
1.3. Nội dung nghiên cứu ......................................................................................1
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN
2.1. Giá trị dinh dưỡng của sữa bột........................................................................2
2.1.1. Đường lactose..............................................................................................2
2.1.2. Protein .........................................................................................................2
2.1.3. Chất béo ......................................................................................................3
2.1.4. Chất khoáng.................................................................................................5
2.1.5. Vitamin........................................................................................................5
2.1.6. Các hợp chất khác........................................................................................6
2.2. Các vi sinh vật gây hại trong sữa bột...............................................................6
2.2.1. Listeria monocytogenes ...............................................................................6
2.2.1.1. Giới thiệu..................................................................................................6
2.2.1.2. Phân loại ...................................................................................................6
2.2.1.3. Đặc điểm .................................................................................................7
2.2.1.4. Yếu tố độc lực...........................................................................................7
2.2.1.5. Khả năng gây bệnh ...................................................................................8
2.2.1.6. Các thực phẩm liên quan...........................................................................9
2.2.2. Escherichia Coli ..........................................................................................9
2.2.2.1. Giới thiệu..................................................................................................9
2.2.2.2. Phân loại ...................................................................................................9
2.2.2.3. Hình thái, cấu trúc...................................................................................10
2.2.2.4. Đặc điểm ................................................................................................10
ii
2.2.2.5. Khả năng gây bệnh .................................................................................11
2.2.2.6. Các thực phẩm liên quan.........................................................................12
2.3. Tổng quan về Enterobacter sakazakii ...........................................................13
2.3.1. Lịch sử phát hiện .......................................................................................13
2.3.2. Phân loại....................................................................................................13
2.3.3 Đặc điểm ....................................................................................................14
2.2.3.1. Đặc điểm chung .....................................................................................14
2.2.3.2. Đặc điểm sinh hóa ..................................................................................16
2.3.4. Cấu trúc ....................................................................................................16
2.3.4.1. Thành tế bào ...........................................................................................17
2.3.4.2. Màng sinh học ........................................................................................18
2.3.4.3. Tiên mao.................................................................................................19
2.3.5. Yếu tố độc lực ...........................................................................................20
2.3.6. Cơ chế gây bệnh ........................................................................................21
2.2.6.1. Các nguồn nhiễm bệnh............................................................................21
2.2.6.2. Triệu chứng ............................................................................................21
2.2.7. Các biện pháp phòng và xử lí bệnh ............................................................22
2.2.7.1. Các biện pháp phòng bệnh ......................................................................22
2.2.7.2. Xử lí bệnh ...............................................................................................22
2.2.8 Tình hình nhiễm E. sakazakii trong sữa bột ................................................22
2.2.8.1. Việt Nam ................................................................................................22
2.2.8.2. Thế giới ..................................................................................................23
CHƯƠNG 3: CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÁT HIỆN ENTEROBACTER SAKAZAKII
3.1. Phương pháp truyền thống ............................................................................25
3.1.1. Nguyên tắc.................................................................................................25
3.1.2. Môi trường nuôi cấy ..................................................................................25
3.1.3. Thiết bị, dụng cụ .......................................................................................25
3.1.4. Lấy mẫu.....................................................................................................25
3.1.5. Chuẩn bị mẫu thử.......................................................................................27
iii
3.1.6. Quy trình phân tích ....................................................................................28
3.1.7. Cách tiến hành ...........................................................................................29
3.1.7.1. Phần mẫu thử ..........................................................................................29
3.1.7.2. Tiền tăng sinh .........................................................................................29
3.1.7.3. Tăng sinh chọn lọc..................................................................................29
3.1.7.4. Phân lập Enterobacter sakazakii giả định................................................29
3.1.7.5. Khẳng định .............................................................................................30
3.1.8. Phân lập Enterobacter sakazakii trên môi trường vi sinh Brilliance
Enterobacter sakazakii Agar ...............................................................................31
3.1.9. Phân lập Enterobacter sakazakii trên môi trường MacConkey ...................32
3.1.10. Khẳng định sinh hóa ................................................................................33
3.1.10.1. Môi trường và thuốc thử trong thử nghiệm sinh hóa..............................33
3.1.10.2. Phép thử Oxydase .................................................................................34
3.1.10.3. Phép thử L-Lysin decarboxylase, L-Ornithin decarboxylase .................34
3.1.10.4 Phép thử L- arginin dihydrolase .............................................................34
3.1.10.5. Phép thử lên men các loại đường khác nhau..........................................34
3.1.10.6. Phép thử chỉ sử dụng Citrate .................................................................34
3.1.10.7. Thử nghiệm Nitrate...............................................................................35
3.1.10.8. Thử nghiệm ONPG ...............................................................................36
3.1.10.9. Thử nghiệm tính di động trên thạch mềm..............................................37
3.1.9.10. Thử nghiệm VP (voges-proskauer) .......................................................38
3.2. Các phương pháp hiện đại.............................................................................39
3.2.1. Phương pháp PCR .....................................................................................39
3.2.1.1. lịch sử phát triển .....................................................................................40
3.2.1.2. Nguyên tắc..............................................................................................40
3.2.1.3. Các thành phần tham gia vào quá trình PCR ...........................................41
3.2.1.4. Phương pháp xác định Enterobacter sakazakii bằng phản ứng PCR........43
3.2.2. Phương pháp real time PCR.......................................................................46
3.2.2.1. Lịch sử phát triển ....................................................................................46
iv
3.2.2.2. Khái niệm và nguyên lí hoạt động...........................................................47
3.2.2.3. Phương pháp tiến hành............................................................................49
CHƯƠNG 4 : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
4.1. Kết luận ........................................................................................................52
4.2. Kiến nghị......................................................................................................53
Tài liệu tham khảo...............................................................................................55
PHỤ LỤC............................................................................................................56
v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ATVSTP: An toàn Vệ sinh thực phẩm
FDA : Cơ quan Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ
TCVN: Tiêu chuẩn việt nam
PCR: Polymerase Chain Reaction
BPW: Buffered Pepton Water
mLST: Canh thang tryptoza lauryl sulfat cải biến
ESIATM : Môi trường phân lập Enterobacter sakazakii giả định
TSA: Tryptone Soya Agar
EE: Enrichment Enterobacteriaceae
ONPG: O-Nitrophenyl-p-D-galactopyranoside
MR-VP: Methyl red – Voges Proskauer
KIA: Kligler Iron Agar
TSI: Triple Sugar Iron Agar
PCR: Polymerase Chain Reaction
vi
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Khối lượng đường lactose trong các loại sữa bột
Bảng 2.2. Thành phần chất béo có trong sữa bò
Bảng 2.3. Thành phần chất khoáng có trong sữa bột
Bảng 2.4. Các thành phần vitamin trong sữa
vii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1: Vi khuẩn Listeria monocytogenes
Hình 2.2: Vi khuẩn Escherichia Coli
Hình 2.3: Trẻ em bị viêm màng não do sử dụng sữa bột nhiễm E. sakazakii
Hình 2.4: E.sakazakii dưới kính hiển vi
Hình 2.5: Tế bào vi khuẩn E. sakazakii
Hình 2.6: Cấu trúc tế bào Gram –
Hình 2.7: 5 bước phát triển của màng sinh học
Hình 2.8: Cấu trúc tiên mao
Hình 2.9: Hai loại sữa điển hình nhiễm E. sakazakii
Hình 3.1: E. sakazakii trong môi trường ESIA
Hình 3.2: E. sakazakii trên môi trương thạch TSA
Hình 3.3: Khuẩn lạc Enterobacter sakazakii trên môi trường Brilliance
Enterobacter sakazakii Agar
Hình 3.4: E. sakazakii trên môi trường Macconkey
Hình 3.5: Kết quả thử nghiệm nitratase (+) khi xuất hiện màu đỏ
Hình 3.6: Kết quả thử nghiệm ONPG (+) ống nghiệm màu vàng
Hình 3.7: Kết quả thử nghiệm VP ( Voges-Proskauer)
Hình 3.8: Cơ chế của phản ứng PCR
Hình 3.9: Kết quả sau khi điện di
Hình 3.10: Sơ đồ phát quang của Taqman-probe
Hình 3.11: Kết quả được đọc bằng máy real time 7500.
Hình 3.12: Kết quả khảo sát khả năng khuếch đại của mồi và mẫu dò trên
gene OmpA của E. sakazakii
1
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU
1.1 Đặt vấn đề
Trong xã hội hiện nay tình trạng ngộ độc thực phẩm ở trên thế giới và Việt
Nam là rất cao. Tình trạng này chưa có dấu hiệu dừng lại và càng ngày càng tăng.
Qua kiểm tra cho thấy hầu hết các vụ ngộ độc thực phẩm này là do vi sinh vật gây
ra. Đây là điều đã được cảnh báo và đã có cách thức phòng ngừa nhưng vẫn xảy ra
các vụ ngộ độc tập thể gây nguy hiểm và có thể dẫn đến tử vong.
Trong đó Vi khuẩn Enterobacter sakazakii là nguyên nhân gây ra các bệnh
như viêm màng não, viêm ruột hoại tử để lại nhiều di chứng nghiêm trọng về thần
kinh và có thể gây chết người. Tỷ lệ Enterobacter sakazakii gây tử vong ở bệnh
viêm màng não là 40-80% và viêm ruột hoại tử là 10-55%. Nguyên nhân lây nhiễm
chủ yếu của loại vi khuẩn này là do sử dụng sữa bột bị nhiễm Enterobacter
Sakazakii
Xuất phát từ những lý do trên tôi đã tiến hành thực hiện bài khóa luận: “Qui
trình phát hiện Enterobacter sakazakii trong sữa bột”. Để có cái nhìn tổng quan về
vi sinh vật này
1.2 Mục đích
Tìm hiểu về vi khuẩn Enterobacter sakazakii và qui trình phân lập và phát
hiện E. sakazakii trong sữa bột.
1.3 Nội dung nghiên cứu
- Tìm hiểu về giá trị dinh dưỡng của sữa bột và các mối nguy trong sữa
bột
- Tìm hiểu tổng quan về E. sakazakii
- Các qui trình phân lập E. sakazakii
2
CHƯƠNG II : TỔNG QUAN
2.1 Giá trị dinh dưỡng của sữa bột
2.1.1 Đường lactose
Glucid của sữa là lactose hay còn gọi là đường sữa, trung bình mỗi 1 lít sữa
bột có 50g. Lactose là một disaccharide do một phân tử glucose liên kết với một
phân tử galactose tạo thành, enzyme lactase phân hủy đường lactose thành
monosacarit
Trong sữa đường lactose tồn tại dưới 2 dạng
Dạng α-lactose mono hydrat C12H22O11H2O
Dạng β-lactose anhydrous C12H22O11
Ngoài ra trong sữa bò còn chứa các loại đường khác nhưng hàm lượng rất
thấp
Bảng 2.1 khối lượng đường lactose trong các loại sữa bột[1]
Loại sữa bột Khối lượng lactose/100g bột
Sữa bột 78.0 g
Sữa bột tách kem 52,9 g
Sữa bột cho trẻ sơ sinh 50,9 g
2.1.2 Protein
- Casein
Casein là tên của một nhóm protein chủ yếu trong sữa. Trong sữa bò casein
chiếm gần 80% tổng số protein hay khoảng 26 g cho 1 lít sữa. Có cấu tạo là các hạt
hình cầu có kích thước 40-200 µm. Chúng tồn tại dưới dạng micelle chứa 65% là
nước phần còn lại là các casein và khoáng (canxi, magie, phosphate, citrate). Là
protein có tính acid vì phân tử của chúng chứa nhiều gốc acid glutamic và acid
aspartic
3
- Các protein khác
Protein hòa tan gồm : albumin 0,4% và globulin 0,2% bị đông tụ khi đun
nóng sữa lên đến 80oc
Immunoglobulin trong sữa bò có 3 loại là IgG, IgM, IgA trong đó IgG
chiếm hàm lượng cao nhất, IgA có chức năng chống nhiễm trùng đường ruột
Serum-albumin là protein có phân tử lượng lớn có nguồn gốc từ máu rất
mẫn cảm với nhiệt độ
Ngoài ra trong sữa còn có các loại protein màng, hàm lượng của chúng rất
thấp
- Enzyme
Enzyme do tuyến vú tiết ra hoặc do vi sinh vật trong sữa tổng hợp nên. Sự
có mặt của enzyme là nguyên nhân gây ra biến đổi thành phần hóa học của sữa
trong quá trình bảo quản, dẫn đến chất lượng sữa hư hỏng. Nhưng một số loại
enzyme trong sữa có khả năng kháng khuẩn như lactoperoxydase, lysozyme. Hàm
lượng vi sinh vật càng nhiều thì thành phần enzyme càng đa dạng, có 60 loại
enzyme trong sữa
Lactoperoxidase: Enzyme này xúc tác phản ứng chuyển hóa oxy từ H2O2,
đến các chất oxy hóa khác
Catalase: Enzyme này luôn có trong sữa do tuyến vú tiết ra, xúc tác phân
hủy H2O2, thành nước và oxy tự do
Lipase: enzyme quan trọng nhất trong sữa,là một glycoprotein, xúc tác thủy
phân liên kết ester trong cơ chất triglyceride
Protease: enzyme này xúc tác phân hủy protein. Có 2 loại protease là :
protease kiềm và protease axit
Ngoài ra còn có các loại enzyme khác như : phosphatase, phosphatase acid.
2.1.3 Chất béo
Chất béo là một trong những thành phần quan trọng nhất của sữa. Hàm
lượng chất béo của sữa thay đổi trong một phạm vi khá rộng. Có loại sữa ít
4
béo, khoảng 3g trong 100 ml sữa, có loại sữa nhiều chất béo khoảng 5-6g trong 100
ml sữa. Đối với sữa bò hàm lượng béo khoảng 3.9%.
Thông thường, chất béo chiếm khoảng 2,5 đến 6,0% thành phần sữa, tùy
thuộc vào giống bò và chế độ dinh dưỡng. Mỡ sữa tồn tại dưới dạng hạt nhỏ lơ lửng
trong nước sữa.
Trong thành phần chất béo của sữa có tới 20 loại acid béo khác nhau,
trong đó 2/3 là acid béo no và còn lại là acid béo chưa no. Trong số những acid
béo trong sữa có khá nhiều acid béo dễ hòa tan trong nước (ví dụ acid caproic).
Chất béo của sữa cũng dễ xảy ra những quá trình phân hủy làm thay đổi thành phần
và tính chất như quá trình thủy phân, quá trình oxy hóa,… làm giảm dần chất lượng
của sữa và nhiều khi làm hỏng sữa.
Ngoài chất béo thuộc nhóm lipid của sữa còn có phospholipide và một số
chất khác nhưng hàm lượng không nhiều, phospholipide có khoảng 0.5-0.7g trong
một lít sữa, trong đó chủ yếu là lexitin.
Bảng 2.2. Thành phần chất béo có trong sữa bò
Thành phần
Hàm lượng
(% so với tổng
khối lượng chất
béo)
Ghi chú
Lypid đơn giản
triglyceride
Diglyceride
Monoglycerride
Cholesteride
Ceride
98,5
95-96
2-3
0,1
0,03
0,02
Ester của acid béo và
cholesterol
Ester của acid béo và
rượu cao phân tử
5
2.1.4. Chất khoáng
Hàm lượng chất khoáng trong sữa dao động từ 8-10g/l, các chất khoáng
trong sữa dạng hòa tan hoặc dung dịch dạng keo dễ bị phá vỡ bởi nhiệt độ và pH
các muối trong sữa đều ở dạng dễ đồng hóa.
Các nguyên tố chiếm hàm lượng cao nhất là Ca, P, Mg, K,
Các nguyên tố khác như K, Na, Cl đóng vai trò là chất điện ly. Và Zn, Al,
I, Cu, Mn, Ag… chúng cần thiết cho quá trình dinh dưỡng của con người