Đề tài Tìm hiểu quy trình vận hành của trạm xử lý nước thải KCN Bình Chiểu - TP.HCM

Dưới áp lực của đô thị hóa và sự gia tăng dân số, các khu công nghiệp và khu chế xuất ra đời như một tất yếu khách quan nhằm phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Trong những năm gần đây trên địa bàn vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đã hình thành nhiều khu công nghiệp tập trung, thu hút nhiều dự án đầu tư, góp phần giải quyết công ăn việc làm cho một lượng lớn lao động, nâng cao giá trị sản xuất công nghiệp trong tổng GDP vùng, tạo ra nhiều sản phẩm thiết yếu phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, tạo điều kiện thuận lợi cho công nhân Việt Nam tranh thủ học hỏi kinh nghiệm và từng bước nâng cao trình độ sản xuất công nghiệp trong nước

doc84 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 3003 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tìm hiểu quy trình vận hành của trạm xử lý nước thải KCN Bình Chiểu - TP.HCM, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ Dưới áp lực của đô thị hóa và sự gia tăng dân số, các khu công nghiệp và khu chế xuất ra đời như một tất yếu khách quan nhằm phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Trong những năm gần đây trên địa bàn vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đã hình thành nhiều khu công nghiệp tập trung, thu hút nhiều dự án đầu tư, góp phần giải quyết công ăn việc làm cho một lượng lớn lao động, nâng cao giá trị sản xuất công nghiệp trong tổng GDP vùng, tạo ra nhiều sản phẩm thiết yếu phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, tạo điều kiện thuận lợi cho công nhân Việt Nam tranh thủ học hỏi kinh nghiệm và từng bước nâng cao trình độ sản xuất công nghiệp trong nước … Đến nay Chính phủ đã có quyết định thành lập 36 khu công nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh và vùng lân cận trong tổng số 60 khu công nghiệp trong cả nước, trong đó có KCN Bình Chiểu và 34 khu công nghiệp với tổng diện tích chiếm đất theo quy hoạch được duyệt là 18749 ha. Sự mất cân bằng về sinh thái, sự gia tăng áp lực của con người lên môi trường, sự biến đổi cấu trúc xã hội, những vấn đề liên quan đến sức khỏe cộng đồng, nước thải, khí thải, tiếng ồn, rác thải công nghiệp… Trước tình trạng trên, việc tiến hành xử lý nước thải của các khu công nghiệp phải đạt tiêu chuẩn cho phép trước khi thải ra nguồn tiếp nhận là bắt buộc. Đối với từng nhà máy trong khu công nghiệp, việc bắt buộc phải tiến hành xử lý nước thải của mình đúng tiêu chuẩn thải mới được thải ra hệ thống xả chung của khu công nghiệp đã trở thành một gánh nặng cho mỗi nhà máy đặc biệt là những nhà máy có lưu lượng nước thải thấp và cũng là một trong những trở ngại khiến cho giới đầu tư cân nhắc khi tham gia xây dựng tại khu công nghiệp. Do đó, nhằm giảm chi phí cho các doanh nghiệp trong việc bảo vệ môi trường và giúp cho các chủ đầu tư giảm bớt nỗi lo về chất lượng nước thải đầu ra của mình khi thải vào hệ thống chung; giúp bảo vệ môi trường sống, lao động và làm việc, sinh hoạt của công nhân và nhân dân trong và xung quanh khu công nghiệp nên chủ đầu tư khu công nghiệp đã phải tiến hành xây dựng nhà máy xử lý nước thải chung cho toàn khu. Qua khảo sát thực tế, nước sông Sài Gòn hiện nay đã có sự nhiễm bẩn vượt mức cho phép về nước cấp. Hệ thống sông Đồng Nai nơi tiếp nhận nước thải của hơn 200 nhà máy đang hoạt động từ 6 khu công nghiệp, qua khảo sát cũng cho thấy nồng độ các chất ô nhiễm vượt mức cho phép đối với nguồn nước cấp. Vì nếu không ngăn chặng sớm thì có thể anh hưởng đến môi trường sau này.Mặc dù, bài này không làm rõ lắm về vấn đề kinh tế xã hội nhưng phần nào giúp cho ta biết được quy trình xử lý nước thải từ đó đề ra kế hoạch xây dựng hợp lý để môi trường ngày càng tốt đẹp hơn nữa. Chính vì lý do trên nên em chọn đề tài này để sau đợt tốt nghiệp em có thể nắm vững tốt hơn về vấn đề XLNT thông qua hiểu rõ quy trình vận hành của trạm XLNT khu công nghiệp Bình Chiểu – TP. Hồ Chí Minh. 1. 2 MỤC TIÊU Giúp cho em nắm vững Quy trình vận hành của trạm XLNT khu công nghiệp Bình Chiểu 1.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phương pháp thực tiễn: - Tổng hợp toàn bộ tài liệu có liên quan . - Kiểm tra và phỏng vấn trực tiếp tại trạm XLNT Bình Chiểu. 1.4- PHẠM VI NGHIÊN CỨU Thời gian : 7 tuần. Không gian : Nhà máy xử lý nước thải khu công nghiêp Bình Chiểu, Phường Bình Chiểu, Quận Thủ Đức, TP.HCM. Nội dung : Tìm hiểu nguyên lý vận hành của hệ thống xử XLNT của khu công nghiệp Bình Chiểu – TP. Hồ Chí Minh để có thể vận hành các trạm XLNT sau khi tốt nghiệp. CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU VỀ KCN BÌNH CHIỂU 2.1 TỔNG QUAN KCN Bình Chiểu có vị trí giao thông khá thuận lợi: nằm gần quốc lộ 1A (xa lộ Xuyên Á), gần cảng Sài Gòn (15km), cảng Vũng Tàu (76km), cảng Đồng Nai, ga Sóng Thần (1000m),.. nên rất thuận tiện vận chuyển nguyên vật liệu và sản phẩm bằng cả đường thủy và đường bộ. Khu đất KCN Bình Chiểu có chiều rộng khoảng 350m, chiều dài 800m, diện tích cả KCN chiếm 27.34 ha. Phía Đông Bắc giáp Quân Đoàn 4, phía Bắc giáp tiểu đoàn 100, phía Tây và phía Nam giáp với khu dân cư Bình Chiểu. Hiện tại, KCN Bình Chiểu có 20 nhà đầu tư đang hoạt động với các nghành nghề sản xuất đa dạng bao gồm: sản xuất bao bì, giày da, chế biến thực phẩm, trang trí nội thất, sản xuất nhôm định hình, chế biến gỗ, sản xuất cơ khí, kho vận. Các nhà đầu tư có tính chất gây ô nhiễm môi trường nặng không được bố trí vào KCN Bình Chiểu như: thuộc da, nhuộm, bột giấy, hóa chất ô nhiễm… 2.2 CÁC HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH TRONG KCN Khu công nghiệp Bình Chiểu thuộc vùng đất khá bằng phẳng, hơi nghiêng về phía Đông Nam. Độ cao tự nhiên tuyệt đối thấp nhất là 12.1 m, trung bình vào khoảng 13.9m, cao nhất vào khoảng 15.5 m so với mực nước biển. Hệ thống thoát nước mưa và hệ thống thoát nước thải xây dựng thành 2 hệ thống riêng biệt. Hai hệ thống thoát nước này nằm bao quanh các tuyến đường bộ trước mặt các nhà máy. Ø Giao thông: Đường nội bộ trong KCN có các trục chính sau: Trục chính nối từ cổng Đông (tiếp giáp với đường Bình Chiểu) đến cổng Tây (tiếp giáp với tỉnh lộ 43) có lộ giới 22.5m chiều dài 600m. Ba trục phụ từ trục chính rẽ về phía Bắc dẫn đến tất cả các lô đất có lô giới là 16.5m (đường số 1, đường số 2, đường số 3) và trục phụ Đông Tây nối 3 đầu phía Bắc, các trục có lộ giới là 14.5m (đường B) tổng chiều dài của các trục phụ 1565m. Mặt đường trải bê tông nhựa nóng trên nền đất thiết kế đường chịu tải tối đa 30 tấn. Ø Cấp nước: Hiện tại: KCN Bình Chiểu chưa có hệ thống cấp nước thành phố nhưng theo khảo sát địa chất thủy văn thì KCN nằm trên vùng có trữ lượng nước ngầm khá dồi dào, dễ khai thác, chất lượng tốt, trữ lượng chung 38000m3/ ngày đêm. Các doanh nghiệp trong KCN Bình Chiểu thuộc loại ít dùng nước. Nguồn nước cung cấp cho các hoạt động sản xuất và sinh hoạt là khai thác nguồn nước ngầm sau khi có giấy phép khai thác nước ngầm do quận Thủ Đức và Sở Tài Nguyên Môi Trường Tp.HCM cấp. Ø Cấp điện: Nguồn điện từ lưới điện chung của thành phố HCM trên tuyến 15KV chạy dọc theo tỉnh lộ 43 cách khu đất 120m dẫn vào KCN, dùng các trạm biến áp hạ thế 15/0.4V để cung cấp điện cho từng nhà máy. Nguồn điện từ mạng chính trên tỉnh lộ 43 đưa vào KCN dùng dây AC – 240. Các tuyến nhánh 15KV từ khu trung tâm theo các trục đường bộ dùng dây AC – 240 đi trên bê tông ly tâm 12m, đường dây cáp hạ thế dùng cho chiếu sáng đường sá, công viên và khu trung tâm dùng cáp hạ thế bọc nhựa PVC đi trên trụ bê tông. Đèn chiếu sáng đường giao thông là loại neon cao áp thủy ngân 400W, 200V để chiếu sáng 2 bên trục đường chính và trục đường phụ nội bộ. Ø Phòng cháy chữa cháy: Tổng mặt bằng toàn khu vực được tổ chức và bố trí thuận lợi cho yêu cầu chữa cháy với hệ thống đường ngắn, đến tận các nhà máy. KCN có bố trí 11 họng nước chữa cháy ở các giao lộ bao quanh các tuyến đường nội bộ. Có đội bảo vệ được huấn luyện PCCC và kết hợp với đội PCCC Quận 9, bảo vệ các nhà máy khi có sự cố xảy ra. Mỗi nhà máy có hệ thống chữa cháy riêng. 2.3 CÁC NGUỒN PHÁT SINH NƯỚC THẢI TRONG KCN 2.3.1 Nguồn phát sinh Nguồn phát sinh nước thải chủ yếu là từ các hoạt động sản xuất kinh doanh và sinh hoạt của các đơn vị trong KCN chảy về hệ thống xử lý nước thải tập trung và được xử lý đạt tiêu chuẩn trước khi xả thải ra môi trường. Bảng 2.1: Tiêu chuẩn đầu nước thải của KCN Bình Chiểu Mức Chỉ tiêu Ghi chú COD (mg/l) BOD (mg/l) SS (mg/l) 1 400-600 100-200 200-400 Các chỉ tiêu khác bắt buộc không vượt quá tiêu chẩn cột B theo QCVN24:2009/BTNMT 2 80-400 50-100 100-200 -nt- 3 Đối với doanh nghiệp phát sinh nước thải có các chỉ tiêu lớn hơn cột A và nhỏ hơn cột B theo QCVN24:2009/BTNMT 2.3.2 Lưu lượng và thành phần nước thải Kết quả đo lưu lượng nước thải KCN Bình Chiểu được trình bày trong bảng sau. Công suất thiết kế được chọn cho hệ thống XLNT tập trung – KCN Bình Chiểu là 1500m3/ngđ. Bảng 2.2: Lưu lượng nước thải đổ về hố thu STT Ca hoạt động Lưu lượng (m3/h) 1 Ca 1 ( 14h30 à 21h30) 76.25 2 Ca 2 ( 22h30 à 5h30) 44 3 Ca 3 ( 06h30 à 13h30) 54.88 Tổng cộng : Q tổng = 1401 m3/ngđ (Nguồn: Ban quản lý KCN Bình Chiểu cung cấp) Bảng 2.3 Nước thải đầu vào KCN Bình Chiểu STT Chỉ tiêu Đơn vị Kết quả 1 Nhiệt độ 0C 28.9 2 pH - 6.31 3 Mùi - Không khó chịu 4 Màu sắc (Pt-Co, pH = 7) 157 5 BOD5 (200C) mgO2/l 318 6 COD mgO2/l 539 7 Chất rắn lơ lửng mg/l 426 8 Sắt mg/l 25.9 9 Clo dư mg/l 0.48 10 Clorua (Cl-) mg/l 169 11 Ammoniac mg/l 37.4 12 Tổng Nitơ mg/l 54 13 Tổng photpho mg/l 17 14 Dầu mỡ khoáng mg/l 14.2 15 Dầu động vật mg/l 39.4 16 Coliforms MPN/100ml 2.4*106 17 Crom VI mg/l 0.01 18 Crom III mg/l 0.012 19 Đồng mg/l 0.79 20 Kẽm mg/l 6.42 21 Niken mg/l 0.09 22 Mangan mg/l 0.28 23 Chì mg/l 0.07 24 Thiếc mg/l 0.08 25 Xianua mg/l 0.04 26 Phenol mg/l 37.8 27 Thủy ngân mg/l 0.0001 28 Sunfua mg/l 0.04 29 Florua mg/l 0.92 30 Aen mg/l 0.013 31 Cadmium mg/l 0.37 (Nguồn: Viện nghiên cứu môi trường và bảo hộ lao động) Bảng 2.4 Nước thải đầu ra của KCN Bình Chiểu STT Chỉ tiêu Đơn vị Phương pháp Kết quả QCVN 24:2009/BTNMT 1 Nhiệt độ 0C 2 pH - TCVN 6492:1999 7.24 5.4-8.1 3 Mùi - - Không khó chịu Không khó chịu 4 Màu sắc (Pt-Co, pH = 7) DR2010 13 18 5 BOD5 (200C) mg/l APHA 5210 – C 21 27 6 COD mg/l APHA 5210 – C 35.2 45 7 Chất rắn lơ lửng mg/l APHA 5240 D 34.6 45 8 Sắt mg/l APHA AAS 0.26 0.9 9 Clo dư mg/l DR 5000 0.16 0.9 10 Clorua (Cl-) mg/l APHA 4500 – Cl--C 148 450 11 Ammoniac mg/l APHA 4500 – NH4+-C 3.4 4.5 12 Tổng Nitơ mg/l APHA 4500 – N 9.18 13.5 13 Tổng photpho mg/l APHA 4500 – P - D 1.7 3.6 14 Dầu mỡ khoáng mg/l APHA 5520 C 2.12 4.5 15 Dầu động vật mg/l APHA 5520 B 3.1 9 16 Coliforms MPN/100ml Standard Method 9221-2003 2160 2700 17 Crom VI mg/l APHA AAS KPH 0.045 18 Crom III mg/l APHA AAS KPH 0.18 19 Đồng mg/l APHA AAS 0.63 1.8 20 Kẽm mg/l APHA AAS 0.97 2.7 21 Niken mg/l APHA AAS KPH 0.18 22 Mangan mg/l APHA AAS 0.32 0.45 23 Chì mg/l APHA AAS 0.064 0.09 24 Thiếc mg/l APHA AAS KPH 0.18 25 Xianua mg/l APHA 4500 KPH 0.063 26 Phenol mg/l APHA 5530 C KPH 0.09 27 Thủy ngân mg/l APHA ÁAS KPH 0.0045 28 Sunfua mg/l TCVN 4567-88 0.09 0.18 29 Florua mg/l APHA 4500-F2—C 0.72 4.5 30 Asen mg/l APHA AAS KPH 0.045 (Nguồn : Viện nghiên cứu công nghệ môi trường và Bảo hộ lao động) Ghi chú: KK1: Khu vực cổng – đường Bình Chiểu KK2: Khu vực cổng tỉnh lộ 43 KK3: Khu vực đường B – đường số 3 KK4: Khu vực đường B – đường số 1 QCVN05:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh. 2.4 TRẠM XỬ LÝ NƯỚC THẢI TẬP TRUNG KCN BÌNH CHIỂU CÔNG SUẤT 1500M3/NG.Đ 2.4.1- Giới thiệu tóm tắt về nhà máy xử lý nước thải tập trung KCN Bình Chiểu - Địa điểm: KCN Bình Chiểu, phường Bình Chiểu, quận Thủ Đức, TP.HCM - Qui mô và công suất: +Tổng diện tích khu đất dự án là 1666.02 m2, diện tích xây dựng các hạng mục công trình là 837.6m2, phần còn lại là diện tích cây xanh và đường nội bộ. + Công suất xử lý : Q = 1.500m3/ngđ - Cơ quan chủ quản: Tổng công ty Bến Thành GROUP. KCN Bình Chiểu đi vào hoạt động năm 1998. Khi KCN đi vào hoạt động sẽ phát sinh một số vấn đề về môi trường. Một trong những vấn đề môi trường cấp bách hiện nay của KCN là nước thải phát sinh từ hoạt động sản xuất của các nhà máy. Lượng nước này được thu gom về hồ chứa nước thải tập trung với dung tích hồ chứa là 7.438.75m3. Cho đến nay, KCN đã thu hút 20 doanh nghiệp vào đầu tư sản suất nhưng chỉ có 6 công ty đã xây dựng hệ thống xử lý nước thải cục bộ. - Mục tiêu xây dựng hệ thống xử lý nước thải Mục tiêu xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung cho KCN Bình Chiểu là: + Xử lý triệt để lượng nước thải phát sinh hằng ngày từ các nhà máy trong KCN, giảm thiểu các tác động đến môi trường do nước thải của KCN gây ra cũng như đảm bảo sức khoẻ cho dân cư sống xung quanh. + Nước thải sau khi xử lý phải đạt tiêu chuẩn trước khi xả vào môi trường (rạch Gò Dưa). 2.4.2 Địa điểm xây dựng và nguồn tiếp nhận KCN Bình Chiểu, phường Bình Chiểu, quận Thủ Đức, Tp.HCM, nằm ở vị trí thấp nhất, cuối hướng gió của khu công nghiệp. Hệ thống thoát nước KCN được chia làm hai hệ thống thoát nước riêng biệt là hệ thống thoát nước thải và hệ thống thoát nước mưa. Hệ thống thoát nước thải là hệ thống kín có chức năng thu gom toàn bộ nước thải sinh hoạt và sản xuất (đã qua xử lý cục bộ đạt tiêu chuẩn tại nhà máy trước khi xả thải vào hệ thống thoát nước chung) dẫn về nhà máy xử lý nước thải tập trung của khu theo cơ chế tự chảy. Hệ thống thoát nước mưa cũng theo cơ chế tự chảy có chức năng thu gom toàn bộ nước mưa từ nhà máy, đường xá sau đó dẫn ra hồ tiếp nhận. Nước thải sau khi ra khỏi nhà máy XLNT và nước mưa dẫn ra hồ tiếp nhận sau đó chảy vào rạch Gò Dưa. 2.4.3 Quy trình sản xuất và xác định các dòng vật chất Các loại hình sản xuất chủ yếu trong khu chế xuất: sản xuất bao bì, giày da, chế biến thực phẩm, trang trí nội thất, sản xuất nhôm định hình, chế biến gỗ, sản xuất cơ khí, kho vận… Các dòng vật chất Ø Nước mưa chảy tràn Nước mưa chảy tràn trên mặt bằng khu công nghiệp sẽ cuốn theo đất đá chất cặn bã, dầu mỡ rơi rớt xuống hệ thống thoát nước. Mặt khác, một số nhà máy có hệ thống thoát nước mưa và hệ thống thoát nước thải đấu nối vào nhau làm cho đầu ra của hệ thống thoát nước mưa có một số chỉ tiêu gây ô nhiễm. Điều này có thể gây hậu quả xấu tới môi trường trong khu vực và các vùng phụ cận. Ø Nước thải sinh hoạt Chiếm thành phần chủ yếu trong nước thải của khu công nghiệp. Nước thải sinh hoạt có nguồn gốc phát sinh từ bếp ăn của các căn tin trong khu công nghiệp, từ các nhà vệ sinh của các nhà máy được thải ra hệ thống cống thoát chung cùng với nước thải trong quá trình sản xuất được đưa về nhà máy xử lý nước thải tập trung. Nhìn chung nước thải sinh hoạt có hàm lượng các chất hữu cơ dễ bị phân hủy khá cao gồm các chất hữu cơ thực vật như cặn bã thực vật, rau, hoa quả, giấy…các chất hữu cơ động vật như chất thải bài tiết của con người và động vật, xác động vật; các chất vô cơ như đất sét, cát, muối, axít, dầu khoáng,…một lượng lớn vi sinh vật như vi khuẩn, vi rút, rong tảo, nấm, trứng giun sán,…có khả năng gây nên dịch bệnh. Ø Nước thải sản xuất Phát sinh từ các công đoạn sản xuất của một số nhà máy, có thể chứa các kim loại, các hợp chất vô cơ, hữu cơ khó phân hủy bằng vi sinh trong thời gian ngắn. Vì tính chất và đặc điểm phức tạp về thành phần, tính chất và lưu lượng của dòng thải mà nước thải sản xuất được quan tâm nhiều nhất trong các nguồn thải của khu công nghiệp. Mỗi loại hình công nghiệp đều có những đặc trưng về thành phần, tải lượng ô nhiễm, mức độ độc hại với môi trường nên việc xử lý phải khác nhau. Trong KCN Bình Chiểu, những nhà máy có thành phần các chất ô nhiễm cao đều có hệ thống xử lý cục bộ của từng nhà máy trước khi thải vào hệ thống chung của toàn khu. Tuy nhiên, trên thực tế vấn đề ô nhiễm từ hoạt động sản xuất của một vài nhà máy là một vấn đề hết sức nan giải, các nguồn nước thải đã được thải ra hệ thống thoát nước chung không qua xử lý hoặc xử lý không đạt đã gây ảnh hưởng đến nơi tiếp nhận nước thải của khu công nghiệp. Nhìn chung, các ngành công nghiệp trong KCN Bình Chiểu đều thuộc loại sạch, ít có khả năng gây ô nhiễm vì nước thải sản xuất. 2.4.4 An toàn lao động, phòng cháy chữa cháy 2.4.4.1 Vấn đề an toàn lao động: rất được quan tâm - Nhân viên được trang bị quần áo bảo hộ lao động, găng tay, nón, . . . - Trong hệ thống bể có lắp đặt lan can đầy đủ nhằm tránh tình trạng sơ ý bị rơi xuống hồ; các hố, lỗ đặt dụng cụ ngầm đều được che đậy kỹ càng. - Trang thiết bị, hóa chất đều được để ngăn nắp ở những nơi đã quy định. - Môi trường lao động của nhân viên an toàn, thông thoáng. 2.4.4.2 Đối với phòng cháy và chữa cháy Nhà máy hầu như không có khả năng cháy nổ do đặc tính của nhà máy là xử lý nước thải sinh hoạt và sản xuất, ý thức trách nhiệm của công nhân, tay nghề thao tác của nhân viên cao. Hệ thống xử lý hoạt động hoàn toàn tự động, khi gặp sự cố bất thường đều phát tín hiệu cho nên các sự cố đều được xử lý kịp thời. Tuy nhiên, hệ thống hoạt động theo chế độ tự động bằng năng lượng điện do đó khi có sự cố về điện thì khả năng gây cháy cao. Thiết bị phòng cháy chữa cháy đã được chú trọng: nhà điều hành có lắp đặt thiết bị báo cháy, được trang bị bình CO2 chữa lửa. Công nhân và nhân viên được tập huấn về các biện pháp giải quyết khi có các sự cố xảy ra. Chương 3: TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ VÀ CÁC HẠNG MỤC CỦA HỆ THỐNG XLNT Nước thải nói chung có chứa nhiều chất ô nhiễn khác nhau, đòi hỏi phải xử lý bằng những phương pháp thích hợp khác nhau. Một cách tổng quát, các phương pháp xử lý nước thải: Phương pháp xử lý lý học Phương pháp xử lý hóa học Phương pháp xử lý sinh học: + Quá trình hiếu khí + Quá trình yếm khí 3.1 CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ LÝ HỌC Bảng 3.1 Ứng dụng các công trình và thiết bị để xử lý lý học Công trình hoặc thiết bị Ứng dụng Lưu lượng kế Theo dõi, quản lý lưu lựơng nước thải Song chắn rác Loại bỏ rác có kích thước lớn Thiết bị nghiền rác Nghiền các loại rác có kích thước lớn, tạo nên một hỗn hợp nước thải tương đối đồng nhất Bể điều lưu Điều hòa lưu lượng nước thải cũng như khối lượng các chất ô nhiễm Thiết bị khuấy trộn Khuấy trộn các hóa chất và các khí với nước thải, giữ các chất rắn ở trạng thái lơ lững. Bể tạo bông cặn Tạo điều kiện cho các hạt nhỏ liên kết lại với nhau thành các bông cặn để chúng có thể lắng. Bể lắng Loại các cặn lắng và cô đặc bùn. Bể tuyển nổi Loại các chất rắn có kích thước nhỏ còn sót lại sau khi xử lý nước thải, có tỉ trọng bằng tỉ trọng nước. Siêu lọc Như bể lọc cũng được ứng dụng để lọc tảo trong các hồ cố định chất thải. Trao đổi khí Đưa thêm vào hoặc khử đi các chất khí trong nước thải. Bể lọc Loại bỏ các chất rắn có kích thước nhỏ còn sót lại. Làm bay hơi và khử các chất khí Khử các chất hữu cơ bay hơi trong nước thải. Khử trùng Loại bỏ các vi sinh vật bằng tia UV. (Nguồn: Wastewater Engiineering: treatment, reuse, disposal ) Xử lý lý học là một giai đoạn trong hệ thống xử lý nước thải, bản chất của phương pháp này là làm sạch sơ bộ nước thải trước khi xử lý sinh học. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, khi mức độ cần thiết làm sạch nước thải không cao lắm và điều kiện vệ sinh cho phép thì phương pháp xử lý lý học giữ vai trò chính trong hệ thống xử lý. 3.2 CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ HÓA HỌC Phương pháp xử lý hóa học là đưa vào nước thải một hóa chất nào đó. Hóa chất này tác dụng với các chất ô nhiễm có trong nước thải để tạo thành cặn lắng hay chất hòa tan không độc hại. Bảng 3.2 Ứng dụng quá trình xử lý hóa học Quá trình Ứng dụng Trung hòa Để trung hòa các loại nước thải có độ kiềm hoặc độ axit cao Keo tụ Loại bỏ phospho và tăng hiệu quả lắng của các chất rắn lơ lửng trong các công trình lắng sơ cấp. Hấp phụ Loại bỏ các chất hữu cơ không thể xử lý được bằng các phương pháp xử lý hóa học hay sinh học thông dụng. Cũng được dùng khử clo của nước thải sau xử lý. Khử trùng Để loại bỏ các vi sinh vật gây bệnh. Các phương pháp thường sử dụng là: Chlorine, Chlorinedioxit… Khử Clo Để loại bỏ các hợp chất của chlorine còn sót lại sau quá trình khử trùng bằng clo Các quá trình khác Nhiều loại hóa chất sử dụng để đạt một mục tiêu nào đó ( Nguồn: Wastewater Engineering: treament, reuse, disposd ) 3.3 CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SINH HỌC Quá trình xử lý sinh học thường đi theo sau quá trình xử lý cơ học để loại bỏ các chất hữu cơ trong nước thải nhờ hoạt động của các vi khuẩn. Tùy theo nhóm vi khuẩn sử dụng là hiếu khí hay hiếm khí mà người ta thiết kế các công trình khác nhau và tùy vào nhóm vi khuẩn, vi sinh vật mà các quá trình xử lý hiếu khí hay quá trình xử lý yếm khí. 3.3.1 Sơ lược về quá trình hiếu khí Quá trình oxi hóa ( hay dị hóa) (COHNS) + O2 + vi khuẩn hiếu khí CO2 + NH4 + Sản phẩm khác + năng lượng chất hữu cơ Quá trình tổng hợp (hay đồng hóa) (COHNS) + O2 + vi khuẩn hiếu khí + năng lượng C5H7O2N Khi hàm lượng chất hữu cơ thấp hơn nhu cầu của vi khuẩn, vi khuẩn sẽ trải qua quá trì