Đề tài Tìm hiểu thái độ của học sinh một số trường PTTH ở Hà Nội khi được giáo dục sức khỏe sinh sản với thanh niên

Cùng với sự phát triển của xã hội hiện nay, nhu cầu tìm hiểu về giới tính của thanh thiếu niên ( TTN ) là rất lớn. Tuy nhiên, sự đáp ứng về nhu cầu tìm hiểu vấn đề này chưa thoả mãn đã dẫn tới nhiều hành vi sai lệch như những mối quan hệ vô đạo đức, thiếu văn hoá giữa những người khác giới, thực trạng nạo phá thai ở tuổi vị thành niên (VTN ) ngày càng cao ( Theo thống kê của tổ chức Y tế thế giới thì ở Việt Nam, số lần sinh của các bà mẹ tuổi dưới 19 chiếm 15% tổng số lần sinh trong cả nước và 30% tổng số lần nạo phá thai ở những em gái chưa kết hôn. ) Đảng và Nhà nước đã rất quan tâm tới việc giáo dục giới tính trong lứa tuổi VTN, đây là việc làm rất cần thiết trong công tác giáo dục toàn diện thế hệ trẻ (bên cạnh việc giáo dục về văn hoá ) để đáp ứng sự kỳ vọng của xã hội, đó là đào tạo thế hệ vừa có tri thức khoa học, vừa có sức khoẻ phục vụ nhu cầu xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Trên thế giới cũng như ở nước ta, những vấn đề liên quan đến SKSSVTN đang nổi cộm lên và là mối quan tâm lớn của cộng đồng, của xã hội bởi hai lý do sau: - Bối cảnh xã hội hiện đại có nhiều nguy cơ đe doạ đến SKSSVTN - GDSKSS vừa đem lại lợi ích, vừa phát huy được tiềm năng của chính cá nhân đó.

doc62 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 3022 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tìm hiểu thái độ của học sinh một số trường PTTH ở Hà Nội khi được giáo dục sức khỏe sinh sản với thanh niên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI CẢM ƠN Sau một thời gian tìm hiểu và nghiên cứu, đề tài của chúng em đã hoàn thành. Tuy có nhiều cố gắng, song với thời gian có hạn & lượng kiện thức còn hạn chế - nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót. Chúng em mong nhận được sự chỉ bảo của các thầy cô và sự góp ý của các bạn để đạt kết quả tốt hơn trong những lần nghiên cứu sau. Chúng em xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Thầy giáo TS. Nguyễn Hồi Loan – người đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ chúng em trong quá trình nghiên cứu. Chúng em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới thầy Trần Thành Nam cung các Thầy Cô trong khoa đã dạy bảo chúng em học tập và giúp đỡ chúng em hoàn thành báo cáo này. Chúng em cũng chân thành cảm ơn Ban giám hiệu va học sinh các trường Quang Trung, Trần Phú, Đinh Tiên Hoàng đã nhiệt tình giúp đỡ trong quá trình thu số liệu thực tế để hoàn chỉnh báo cáo. Các tác giả : Trần Ngọc Anh Đỗ Minh Phương Nguyễn Thanh Huyền PHẦN I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI : Cùng với sự phát triển của xã hội hiện nay, nhu cầu tìm hiểu về giới tính của thanh thiếu niên ( TTN ) là rất lớn. Tuy nhiên, sự đáp ứng về nhu cầu tìm hiểu vấn đề này chưa thoả mãn đã dẫn tới nhiều hành vi sai lệch như những mối quan hệ vô đạo đức, thiếu văn hoá giữa những người khác giới, thực trạng nạo phá thai ở tuổi vị thành niên (VTN ) ngày càng cao…( Theo thống kê của tổ chức Y tế thế giới thì ở Việt Nam, số lần sinh của các bà mẹ tuổi dưới 19 chiếm 15% tổng số lần sinh trong cả nước và 30% tổng số lần nạo phá thai ở những em gái chưa kết hôn. ) Đảng và Nhà nước đã rất quan tâm tới việc giáo dục giới tính trong lứa tuổi VTN, đây là việc làm rất cần thiết trong công tác giáo dục toàn diện thế hệ trẻ (bên cạnh việc giáo dục về văn hoá…) để đáp ứng sự kỳ vọng của xã hội, đó là đào tạo thế hệ vừa có tri thức khoa học, vừa có sức khoẻ… phục vụ nhu cầu xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Trên thế giới cũng như ở nước ta, những vấn đề liên quan đến SKSSVTN đang nổi cộm lên và là mối quan tâm lớn của cộng đồng, của xã hội bởi hai lý do sau: - Bối cảnh xã hội hiện đại có nhiều nguy cơ đe doạ đến SKSSVTN - GDSKSS vừa đem lại lợi ích, vừa phát huy được tiềm năng của chính cá nhân đó. Từ những thực tế nói trên, chúng ta thấy sự quan tâm đến giáo dục và bảo vệ SKSSVTN đã trở thành một vấn đề cấp bách, không chỉ là nhiệm vụ của ngành y tế mà là của toàn xã hội. Nó thực sự cần thiết trong giáo dục toàn diện, kiểm soát dân số và bảo vệ con người. Nhận thức được vấn đề trên, chúng tôi tiến hành đi sâu tìm hiểu vấn đề GDSKSSVTN - một trong những vấn đề cốt yếu của giáo dục giới tính (GDGT) nói riêng và giáo dục con người nói chung. Hiện nay, một số trường phổ thông đã áp dụng GDSKSSVTN trong nhà trường dưới nhiều hình thức và mức độ khác nhau. Có rất nhiều tổ chức xã hội với những hoạt động đoàn thể đã quan tâm tới vấn đề đó và triển khai các hoạt động giáo dục. Phần lớn xoay quanh nghiên cứu về cơ sở hình thành và những hiểu biết cần thiết thiết về giới tính, những yếu tố và mức độ ảnh hưởng của môi trường xã hội tới sự phát triển của thế hệ trẻ, từ đó đưa ra những cảnh báo, những nguy cơ có thể xảy ra và đề xuất những giải pháp cần thiết để cải thiện tình hình. Học sinh phổ thông ( hspt ) là đối tượng trực tiếp cần được giáo dục về vấn đề này. Tuy nhiên, hiện nay ở nước ta, do điều kiện còn hạn chế nên việc đưa giáo dục giới tính và SKSSVTN vào trường PTTH chưa được phổ cập ở cả nước mà mới chỉ được áp dụng ở một số tỉnh, thành phố lớn. Chúng tôi lấy đối tượng là học sinh PTHH ở một số trường tại Hà Nội để nghiên cứu, bởi đây là một trong những thành phố lớn của cả nước và đang được áp dụng hình thức đào tạo trên. Hơn nữa đây cũng là trung tâm văn hoá- xã hội- kinh tế- chính trị, là môi trường dễ tiếp nhận những nền văn hoá hiện đại qua việc mở cửa hội nhập nền kinh tế thị trường, có nhiều cám dỗ, những ảnh hưởng xấu từ mặt trái của xã hội hiện đại đã tác động tới nhận thức của thanh thiếu niên, mà nếu không có những biện pháp kịp thời sẽ làm hình thành những nhân cách lệch lạc của thế hệ trẻ. Với đề tài “Tìm hiểu thái độ của học sinh một số trường PTTH ở Hà Nội khi được giáo dục SKSSVTN”, chúng tôi muốn tham gia dưới góc độ tìm hiểu thái độ của học sinh các trường PTTH đối với việc giáo dục SKSSVTN, từ đó có những kết luận và kiến nghị để nâng cao hiệu quả của hoạt động giáo dục trên. II. ĐỐI TƯỢNG, KHÁCH THỂ, PHẠM VI NGHIÊN CỨU. 1. Đối tượng nghiên cứu: Thái độ của học sinh PTHH khi được giáo dục SKSSVTN. 2. Khách thể nghiên cứu: 150 học sinh PTTH tại một số trường PTTH có đưa vấn đề giáo dục SKSSVTN và chương trình giáo dục của nhà trường. 3. Phạm vi nghiên cứu: Các trường PTTH Đinh Tiên Hoàng, Trần Phú… trong thời gian III. MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU. 1. Mục đích nghiên cứu: - Đánh giá mức độ hiểu biết về SKSS của học sinh PTTH ở Hà Nội - Tìm hiểu thái độ và cách ứng xử của các em khi được học về giáo dục SKSSVTN - Đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động giáo dục SKSSVTN. 2. Nhiệm vụ nghiên cứu. 2.1. Nghiên cứu lý luận: Tìm hiểu về lịch sử vấn đề nghiên cứu, các tài liệu và khái niệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu để xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài. 2.2. Nghiên cứu thực tiễn: Khảo sát 150 học sinh PTTH để tìm hiểu thái độ của các em khi được giáo dục SKSSVTN qua bảng hỏi và phỏng vấn sâu, từ đó phân tích kết quả điều tra để đưa ra kết luận và những kiến nghị nhằm nâng cao thái độ tích cực của các em cũng như nâng cao hiệu quả của vấn đề giáo dục SKSSVTN. IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: 1. Nghiên cứu tài liệu: Sử dụng các tài liệu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu (giáo trình, sách, báo, khoá luận…) để xây dựng cơ sở lý luận, phân tích kết quả của đề tài nghiên cứu. 2. Điều tra bằng bảng hỏi (Ankét): Là phương pháp nghiên cứu chính để thu thập số liệu thực tế cho đề tài nghiên cứu bằng hệ thống các câu hỏi đóng và câu hỏi mở. 3. Phương pháp phỏng vấn sâu: Kết hợp với phương pháp Ankét để bổ sung, làm rõ những vấn đề mà bảng hỏi chưa làm rõ được. 4. Phương pháp thống kê toán học. Sử dụng chương trình SPSS để xử lý số liệu điều tra. V. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU. Học sinh có nhiều thái độ khác nhau, đa số đều có thái độ tích cực trên cơ sở nhận thức được tầm quan trọng của việc tìm hiểu về SKSSVTN. Tuy nhiên, hiệu quả của việc áp dụng những hiểu biết về SKSS chưa cao, dẫn tới nhiều trường hợp đáng tiếc xảy ra. VI. KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU. 1. Thời gian nghiên cứu: - Từ 11/8/2003 - 31/8/2003: Tiếp cận đề tàI và lập kế hoạch nghiên cứu. - Từ 1/9/2003 - 15/9/2003: Soạn thảo đề cương tổng quát. - Từ 16/9/2003 - 31/12/2003: Tiếp cận chi tiết vấn đề bằng các phương pháp nghiên cứu tàI liệu. - Từ 1/1/2004 - 1/2/2004: Phát phiếu điều tra, tiến hành phỏng vấn và thu thập số liệu. - Từ 2/2/2004 - 25/3/2004: Hoàn thành đề tàI nghiên cứu. 2. Nhân lực: Nhóm thực hiện gồm 3 người. 3. Hỗ trợ: - Có giáo viên hướng dẫn. - Giới thiệu đến các tổ chức và trường học. - Kinh phí thực hiện đề tài. PHẦN II: NỘI DUNG CHÍNH CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI A. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU. I. NGHIÊN CỨU VỀ THÁI ĐỘ. Thái độ là một thuật ngữ được sử dụng thường xuyên trong tâm lý học và nhiều ngành khoa học khác. Lịch sử nghiên cứu thái độ không diễn ra một cách thuận lợi, đây là một vấn đề mà các nhà nghiên cứu chưa tìm được sự thống nhất hoàn toàn. Thực tế trên thế giới, có rất nhiều các trường phái nghiên cứu thái độ ở những khía cạnh khác nhau, không đồng nhất với nhau. 1. Nghiên cứu thái độ trong tâm lý học Phương Tây. Ngay từ cuối thế kỷ XIX, từ darwin & spence, ý nghĩa quan trọng của thái độ đã được xem xét trong mối quan hệ với sự định hướng. Nhà tâm lý học shikirep đã chia thành 3 thời kỳ cơ bản (theo “Những vấn đề lý luận và phương pháp luận tâm lý học- 1, tr 318). - Thời kỳ 1918- Chiến tranh thế giới thứ II: Đây là thời kỳ của sự phát triển mạnh mẽ, khái niệm thái độ được sử dụng như một đặc tính quan trọng của các vấn đề xã hội bởi hai nhà nghiên cứu người Mỹ W.I.thomas và F.znanieoke. Theo hai ông “Thái độ là trạng thái tinh thần (state of mind) của cá nhân đối với giá trị” (1, tr 138). Yêu cầu được đưa ra là nghiên cứu thái độ ở các cấp cá nhân và xã hội. Chính từ nghiên cứu này mà bùng nổ các cuộc chiến tranh khác nhau khi nghiên cứu thái độ. - Thời kỳ 1940 - cuối 1950: Nét nổi bật trong nghiên cứu thái độ thời kỳ này là sự hoài nghi vai trò của thái độ trong việc chi phối hành vi. Kết luận của La piere đã đặt cơ sở cho chủ nghĩa hoài nghi và khiến cho sự quan tâm của các nhà tâm lý học đối với vấn đề thái độ xã hội bị giảm sút (1, tr 320). - Thời kỳ cuối 1950 - nay: Đây là thời kỳ phục hồi, tái phát triển trở lại, xuất hiện nhiều ý tưởng, quan điểm mới nhưng cũng kèm theo thực trạng khoa học (1, tr 318). Thái độ đã có vị trí xứng đáng trong tâm lý học xã hội. Đặc điểm mới của thời kỳ này là việc xuất hiện các thang thái độ như “phương pháp”, “đường ống giả vờ” của edward joner và harold sigall (1971) cho phép đo thái độ một cách chính xác. Bên cạnh đó, các nhà tâm lý học cũng đưa ra những lý thuyết lý giải mối quan hệ giữa thái độ và hành vi “bất đồng nhận thức” (thuyết tự bào chữa- 1957), leon festinger cho rằng “bất đồng nhận thức diễn ra khi thái độ mâu thuẫn với hành vi tự nhiên, sự căng thẳng giữa các hành vi và thái độ đó được chúng ta làm giảm bớt bằng cách tự bào chữa cho suy nghĩ chứ không phải hành động của mình” (1, tr 333). Cũng nghiên cứu về mối quan hệ giữa thái độ và hành vi, allan wicher (1969) sau khi nghiên cứu tổng kết các vấn đề đã đưa ra kết luận: “Thái độ của con người hình như chẳng dự báo gì hành vi của họ” (1, tr 327). shikhirep cho rằng, đặc điểm của thực trạng nghiên cứu thái độ ngày nay ở phương tây là có nhiều công trình và phương pháp nghiên cứu thái độ nhưng lại bế tắc về phương pháp luận trong việc lý giải các số liệu thực nghiệm (2, tr 9). 2. Nghiên cứu thái độ trong tâm lý học Liên Xô (cũ). Thái độ trong tâm lý học Liên Xô chịu sự chi phối rất lớn vào nền tảng tâm lý học hoạt động của A.N.Lêonchiep, thuyết tâm thế của P.N.Uznatre, thuyết định vị của Iadov và thuyết thái độ nhân cách của Miaxiev. Theo P.N.Uznatre, thái độ được hiểu là “tâm thế”, là “sự biến dạng hoàn chỉnh của chủ thể”, là trạng thái sẵn sàng hướng tới một hành động nhất định, là trạng thái vô thức xuất hiện khi có nhu cầu và hoàn cảnh thoả mãn nhu cầu (1, tr 321). Dựa trên tư tưởng của A.P. Lazuski và xuất phát từ lập trường Mác- xit, V.N.Miaxiev đã đề ra thuyết tâm lý về thái độ chủ quan của con người (3, tr 390). Ông coi nhân cách như một hệ thống thái độ và thường sử dụng các thuật ngữ “thái độ cá nhân”, “thái độ tâm lý” để phân tích các dạng, các thức của chúng. Ông cho rằng “thái độ là khía cạnh chủ quan bên trong, là hệ thống toàn vẹn của các mối liên hệ cá nhân, có chọn lọc, có ý thức của nhân cách với các khía cạnh khác nhau của hiện thực khách quan. Hệ thống này xuất phát từ toàn bộ lịch sử phát triển của con người, nó thể hiện kinh nghiệm cá nhân, quy định hoạt động và các thể nghiệm cá nhân từ bên trong (3, tr 490). Như vậy, khi nghiên cứu thái độ, Miaxiev đã nhìn nó với con mắt xã hội lịch sử, chú ý thái độ trong mối quan hệ với hành vi, những việc coi hàng loạt các thuộc tính, quá trình tâm lý là thái độ thì chưa có cơ sở khoa học. Chính vì những đóng góp to lớn mà ông trở thành một trong những người đặt nền móng cho tâm lý học thái độ theo quan điểm Mác- xít (một lĩnh vực có triển vọng cần được nghiên cứu của tâm lý học xã hội và tâm lý học nhân cách). Với cách tiếp cận hoạt động - nhân cách, gắn thái độ với nhu cầu và điều kiện hoạt động, coi thái độ là hệ thống có thứ bậc, tâm lý học Liên Xô đã đưa ra cách giải quyết hợp lý về sự hình thành thái độ, vị trí trong cấu trúc nhân cách, chức năng trong điều chỉnh hành vi xã hội và hoạt động của cá nhân. 3. Nghiên cứu thái độ ở Việt Nam. Những nghiên cứu thái độ ở Việt Nam chịu ảnh hưởng rất nhiều của hệ thống lý luận tâm lý học Liên Xô. Nghiên cứu lý luận về thái độ chưa nhiều, chủ yếu là các quan điểm của một số nghiên cứu tâm lý đầu ngành: Nguyễn Khắc Viện, Phạm Minh Hạc… Khi bàn về thái độ, Nguyễn Khắc Viện cho rằng: “Trước một hoạt động nhất định, nhiều người thường có những phản ứng tức thì, tiếp nhận dễ dàng hay khó khăn, đồng tình hay chống đối như đã có sẵn, nhưng cơ cấu tâm lý tạo ra định hướng cho việc ứng phó. Từ những thái độ sẵn có, tri giác về đối tượng cũng như tri thức bị chi phối, về vận động thì thái độ gắn liền với tư thế” (4, tr 356). Ta thấy quan điểm: thái độ đối với một đối tượng nào đó sẽ chi phối hoạt động của họ với đối tượng ấy. Trong cuốn “sổ tay tâm lý học xã hội” của William Mc Guice thì “thái độ và sự thay đổi thái độ vẫn là một trong những đề tài được nghiên cứu nhiều nhất trong tâm lý học xã hội. Sự cố gắng của các nhà tâm lý học trong nghiên cứu về thái độ nhằm hiểu rõ, dự đoán, kiểm soát và thay đổi hành vi của con người đã mang lại rất nhiều kết quả”. Tuy nhiên, phải thừa nhận rằng, thái độ là một khái niệm tâm lý học khó xác định một cách chính xác. Vì vậy, mặc dù được nghiên cứu nhiều nhưng còn gây nhiều tranh cãi (5, tr 317). II. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ GIÁO DỤC SKSSVTN. Chưa bao giờ GDGT, đặc biệt là GDSKSS được quan tâm nhiều như hiện nay trên phạm vi toàn thế giới, nhất là sau 2 hội nghị quốc tế ở Cairo 1994 (dân số và phát triển) và Bắc Kinh 1995 (diễn đàn phụ nữ) vì xã hội đã nhận thấy những nguy cơ hiển nhiên của việc không coi trọng đúng mức ý nghĩa giáo dục và phòng ngừa của bộ môn khoa học này, đặc biệt là những nước đang phải đối phó với những vấn đề hành vi xã hội và hành vi tính dục của vị thành niên ở một số nước trên thế giới vấn đề này đã trở thành môn học cụ thể trong nhà trường. Giáo dục mối quan hệ nhân văn và có trách nhiệm giữa nam và nữ (Nam Tư cũ) - Giáo dục đời sống gia đình (Thái Lan) - Vệ sinh tình dục (Thuỵ Điển) Ở Thái Lan, vào giữa những năm 70, hoạt động tình dục ở thanh thiếu niên tăng mạnh, vấn đề này làm đau đầu chính phủ ở thời kỳ đó. Trên 60% thiếu niên nam quan hệ tình dục với bạn gái hoặc gái điếm. Chính phủ Thái Lan đã chấp nhận triển khai chương trình giáo dục về SKSSVTN ở trường học. Ở Trung Quốc, trờn 20% nữ ở phổ thụng cú quan hệ tỡnh dục dự nhà trường giáo dục, răn đe nhiều, tuổi dậy thỡ sớm hơn bỡnh thường. Vỡ thế, giỏo dục giới tớnh được đưa vào nhà trường năm 1985 với sự tham dự tích cực của học sinh. Sự tiếp cận giáo dục SKSS ở Việt Nam bắt đầu từ thế kỷ 60, khi nhà nước phát động cuộc vận động sinh đẻ có kế hoạch. Sau đó, với sự ra đời của các văn bản luật hôn nhân- gia đình (1986), luật bảo vệ sức khoẻ (1989)… thì việc giáo dục SKSS đã phát triển hơn dưới nhiều hình thức. Những năm 80, Bộ giáo dục đã lắp ghép môn học gọi là giáo dục dân số, một số vấn đề liên quan đến giới tính và sinh lý sinh sản, được giảng dạy ở cấp phổ thông và đại học. Đến năm 1988, qua dự án VIE/88/P09, GDSKSS mới được giảng dạy thử nghiệm tại một số trường phổ thông ở 17 tỉnh, thành phố và sau đó được hoàn chỉnh trong thời kỳ 1994- 1996, thông qua dự án VIE/94/P01, chú ý tới giáo dục giới tính và phần nào tới GDSKSS (Nguyễn Quang Viện- Viện KHGD). Như vậy, ở nước ta, giáo dục SKSS trở thành môn học trong nhà trường phổ thông chưa lâu, và cho đến nay, không phải tất cả các trường PTTH ở Việt Nam đều coi giáo dục giới tính là 1 môn học, nó chỉ áp dụng ở một số tỉnh, phố lớn. Điều này không TLT với tầm quan trọng của nó, mà nó càng thúc giục ta phải nâng cao vị trí của vấn đề đó lên sao cho xứng đáng với ý nghĩa thực tiễn của nó. B. CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN. I. THÁI ĐỘ. 1. Định nghĩa thái độ: Thái độ cũng như nhiều khái niệm tâm lý khác, có rất nhiều quan điểm khác nhau, không chỉ giữa các trường phái tâm lý lớn (TLH Liên Xô- TLH Phương Tây- TLH Hành vi- TLH Macxit), ngay cả các nhà tâm lý học cùng trường phái cũng chưa có sự thống nhất hoàn toàn. Cùng với rất nhiều các nghiên cứu khác nhau về thái độ thì đồng thời cũng xuất hiện những định nghĩa khác nhau của các nhà tâm lý học về thái độ. Định nghĩa đầu tiên về thái độ được đưa ra bởi hai nhà tâm lý học người Mỹ là W.L.Thomas và F.Znanieki vào năm 1918: “Thái độ là trạng thái tinh thần của cá nhân đối với giá trị” (1, tr 318). Đến năm 1935, G.W.Allport cho rằng: “Thái độ là trạng thái sẵn sàng về tinh thần và thần kinh được tổ chức thông qua kinh nghiệm, sử dụng sự điều chỉnh mọi ảnh hưởng năng động trong phản ứng của cá nhân với tất cả các khách thể và tình huống mà nó có mối quan hệ”. T.Newcomb lại đưa ra định nghĩa: “Thái độ là thường hướng hoạt động nhận thức, tư duy, cảm nhận của chủ thể với khách thể liên quan” (1, tr 319). Theo đó, ông cho rằng thái độ nhận định đối với khách thể sẽ quy định sự sẵn sàng phản ứng của chủ thể. R.Martens thì định nghĩa: “Thái độ là xu hướng thường xuyên đối với các tình huống xã hội, nó biểu thị sự thống nhất của ý nghĩ, tình cảm và hoạt động; thái độ của con người có mối quan hệ chặt chẽ với hành vi bởi thái độ được xác định bằng tính thống nhất bên trong (9, tr 16). Ông khẳng định thái độ là một cấu trúc có hệ thống, thái độ được biểu hiện ra hành vi và thể hiện cho những ý nghĩ, tình cảm bên trong của con người. Miaxiev lại điều tra khái niệm thái độ dưới góc độ tâm lý học nhân cách: “Thái độ là nòng cốt của nhân cách, là điều kiện khách quan bên trong của hệ thống các hành vi của con người”. Qua các khái niệm trên, ta thấy rõ các tác giả đều khẳng định khía cạnh tâm lý cá nhân trong thái độ. Họ đều có chung quan điểm cho rằng thái độ là cái rất riêng của cá nhân như là sự sẵn sàng ổn định của cá nhân hay là cơ thể. Những thực sự thì thái độ không chỉ đề cập đến khía cạnh cá nhân, mà phải được xem xét trong mối quan hệ với những yếu tố khác mang tính chất phức tạp và đa dạng của xã hội, thậm chí ngay trong mỗi cá nhân đã bao hàm yếu tố xã hội. Trong từ điển Tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên), cho rằng: “Thái độ là tổng thể nói chung những biểu hiện ra bên ngoài (nét mặt, cử chỉ, lời nói, hành động) có ý nghĩa, tình cảm của cá nhân đối với con người hay sự việc nào đó; là cách nghĩ, cách nhìn, cách hành động theo một hướng nào đó trước một vấn đề…” (6, tr 356). Còn trong từ điển thuật ngữ tâm lý và phân tâm học thì cho rằng: “Thái độ là một trạng thái ổn định bền vững, do tiếp thu được từ bên ngoài, hướng vào sự ứng xử một cách nhất quán đối với một nhóm đối tượng nhất định, không phải như chúng ra sao mà nhận thức ra sao, thái độ nhận biết ở sự nhất quán mà những phản ứng đối với một nhóm đối tượng. Trạng thái sẵn sàng cao ảnh hưởng trực tiếp lên xúc cảm và hành động có liên quan đến đối tượng” (7, tr 12). Từ điển tâm lý học đã khẳng định: “Thái độ là những phản ứng tức thì tiếp nhận dễ dàng hay khó khăn, đồng tình hay chống đối như đã có sẵn những cơ cấu tâm lý tạo ra định hướng cho sự ứng phó” (8, tr 356). Rõ ràng, quan điểm của Việt Nam về thái độ tương đối thống nhất với cách nhìn về vấn đề này trên thế giới. Như vậy, cho dù nhìn nhận thái độ ở góc độ nào và hình thức diễn đạt có khác nhau thì các nhà tâm lý học đều nghiên cứu thái độ từ quan điểm chức năng- tức là thái độ định hướng hành vi ứng xử của con người với các vấn đề xã hội, là trạng thái tinh thần được điều chỉnh và quy định tính sẵn sàng của phản ứng trên cơ sở những nhận thức đã có về đối tượng. Điều này có nghĩa là về mặt lý luận cũng như thực tiễn, có thể xem xét thái độ thông qua chức năng của nó đối với hoạt động, hay nói cách khác: Con đường cơ bản để nghiên cứu thái độ là đi sâu nghiên cứu những hành vi và hoạt động cụ thể của cá nhân. 2. Đặc điểm của thái độ. Năm 1935, G.W.Allport đã đưa ra 5 đặc điểm chung của thái độ như sau: - Thái độ là trạng thái nhận định của tinh thần và hệ thần kinh - Thái độ thể hiện sự sẵn sàng phản ứng - Thái độ là trạng thái có tổ chức - Thái độ dựa trên kinh nghiệm thu được trước đó - Thái độ có ảnh hưởng, tác động và điều khiển hành vi Rubixtein- Nhà tâm lý học Liên Xô đưa ra 3 đặc điểm của thái độ: - Thái độ là hệ thống các điều kiện bên trong đáp lại những tác động bên ngoài và quy định hành vi cụ thể trong sự tác động qua lại với các điều kiện bên ngo
Tài liệu liên quan