Thị trường tiền tệ nước ta trong mấy năm gần đây tiếp tục nóng lên và diễn biến trái chiều. Vốn nội tệ đồng Việt Nam trở nên khan hiếm, lãi suất trên thị trường liên ngân hàng và lãi suất huy động vốn của các ngân hàng thương mại tăng khá. Trong khi đó, vốn ngoại tệ có xu hướng dư thừa, tỷ giá giảm xuống quá thấp.
Trên thị trường cũng diễn ra nghịch lý là cả tỷ giá mua và tỷ giá bán ngoại tệ của các ngân hàng thương mại thấp hơn và bằng với giới hạn tối thiểu biên độ - 0,75% theo quy định so với mức tỷ giá do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố, mặc dù đã giảm.
20 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1507 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Tìm hiểu thị trường hối đoái giao ngay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề Tài:
Tìm Hiểu Thị Trường Hối Đoái Giao Ngay
Giáo Viên Bộ Môn: Trần Thị Trang
Thành Viên Nhóm _ Lớp 09CQD7 + 09CQD8
1.Lê Minh Thiện_ Nhóm trưởng
2.Nguyễn Đỗ Vĩnh Trung
3.Phạm Châu Tú Nhi
4.Phạm Thị Thu Diễm
5.Nguyễn Sĩ Tín
6.Nguyễn Thị Minh Xuân
7.Bùi Thị Thanh Hoa
8.Lương Minh Tiến
9.Trần Thị Ngọc Quý
10.Lâm Thế Anh
Trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghệ Thành Phố Hồ Chí Minh
Khoa Quản Trị Kinh Doanh
Bộ Môn: Thanh Toán Quốc Tế
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
Thị trường tiền tệ nước ta trong mấy năm gần đây tiếp tục nóng lên và diễn biến trái chiều. Vốn nội tệ đồng Việt Nam trở nên khan hiếm, lãi suất trên thị trường liên ngân hàng và lãi suất huy động vốn của các ngân hàng thương mại tăng khá. Trong khi đó, vốn ngoại tệ có xu hướng dư thừa, tỷ giá giảm xuống quá thấp.
Trên thị trường cũng diễn ra nghịch lý là cả tỷ giá mua và tỷ giá bán ngoại tệ của các ngân hàng thương mại thấp hơn và bằng với giới hạn tối thiểu biên độ - 0,75% theo quy định so với mức tỷ giá do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố, mặc dù đã giảm.
Nguồn cung ngoại tệ dồi dào và tăng mạnh. Càng gần đến Tết Nguyên đán cung ngoại tệ càng lớn. Tiền kiều hối của Việt kiều, của người Việt Nam đi làm ăn và định cư ở nước ngoài gửi về. Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam cũng tăng mạnh. Các nguồn vốn khác đầu tư trên thị trường chứng khoán, nguồn thu xuất khẩu. Thêm vào đó, một số Quỹ đầu tư nước ngoài hoạt động tại Việt Nam rất khó mua được VND để thực hiện kế hoặch đầu tư tại các doanh nghiệp cổ phần trong nước. Một số tập đoàn ngân hàng lớn trên thế giới trở thành cổ đông chiến lược, với số vốn đầu tư hàng trăm triệu USD vào một số ngân hàng thương mại cổ phần trong nước, cần chuyển đổi USD sang VND, cung tăng mạnh trong khi đó cầu ngoại tệ thấp. Ngân hàng Nhà nước hạn chế mua ngoại tệ vào vì mua vào nhiều tương ứng phải cung ứng một khối lượng lớn VND ra lưu thông, gây áp lực lạm phát. Có phải là một số nguyên nhân làm thay đổi tỷ giá ngoại tệ trong nước để hình thành thị trường hối đoái giao ngay không?
Trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, các doanh nghiệp thường quan tâm và lo lắng về sự biến động của tỷ giá hối đoái. Các doanh nghiệp nhập khẩu lo tỷ giá tăng. Ngược lại các doanh nghiệp xuất khẩu lo tỷ giá giảm. Hoạt động kinh tế ngày càng phát triển, xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập càng tăng, hoạt động XNK ngày càng mở rộng, các doanh nghiệp quan tâm nhiều hơn đến rủi ro tỷ giá, các công cụ giao dịch hối đoái sẽ giúp các doanh nghiệp XNK hạn chế sự biến động, phòng ngừa rủi ro tỷ giá. Cùng với các nghiệp vụ giao dịch hối đoái sẽ là một trong những công cụ phòng ngừa rủi ro tài chính cho các doanh nghiệp XNK một cách hiệu quả. Vậy chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu một trong những thị trường giao dịch trên, đó là “THỊ TRƯỜNG HỐI ĐOÁI GIAO NGAY”.
PHẦN NỘI DUNG
I.Khái Quát Về Thị Trường Hối Đoái:
1.Khái niệm về thị trường hối đoái:
Thị trường hối đoái là thị trường diễn ra các hoạt động giao dịch, mua bán ngoại tệ và các phương tiện thanh toán có giá trị ngoại tệ khác. Đây cũng là nơi hình thành tỷ giá hối đoái theo quan hệ cung cầu, là một bộ phận của thị trường tài chính có trình độ phát triển cao.
Thị trường hối đoái là nơi giao dịch mua bán các đồng tiền chuyển đổi. Các đồng tiền mạnh, có tính chuyển đổi cao được giao dịch nhiều nhất là Đôla Mỹ, Yên Nhật Bản, Mác Đức.
Thị trường hối đoái là thị trường phi tập trung. Trong đó ba thị trường hối đoái lớn nhất thế giới là London, Tokyo, New York.
Thị trường hối đoái có quy mô giao dịch trong một ngày trên một nghìn tỷ đôla.Ví dụ năm 1998 doanh số trung bình hàng ngày của thị trường ngoại hối là 1600 tỷ USD. Vì vậy, thị trường này tác động rất lớn đến tình hình kinh tế của các nước đang phát triển. Việc đầu cơ trên thị trường hối đoái, ví dụ đầu cơ đồng Baht đã dẫn đến cuộc khủng hoảng thị trường tài chính Thái Lan.
Ngày nay, chưa có một cơ quan quốc tế nào đứng ra làm nhiệm vụ giám sát thị trường này. IMF muốn đứng ra làm chức năng Ngân hàng Trung ương toàn cầu, nhưng lực bất tòng tâm, và không được các nước công nghiệp Tư bản ủng hộ. Các nước công nghiệp tư bản chỉ chú trọng trước hết đến những vấn đề tiền tệ, kinh tế trong nước, nên không phối hợp đúng mức để kiểm soát thị trường.
2.Đặc điểm của thị trường hối đoái:
+ Thị trường hối đoái không tồn tại trong một không gian cụ thể nhất định mà hoạt động của nó thông qua các phương tiện thông tin hiện đại.
+ Có tính quốc tế hóa cao.
+ Giao dịch mua bán các loại ngoại tệ tự do chuyển đổi.
+ Giao dịch với khối lượng lớn (khối lượng tối thiểu doanh số).
3.Vai trò của thị trường hối đoái:
+ Tạo điều kiện để kết nối các nhu cầu giao dịch ngoại tệ trong nền kinh tế.
+ Làm cho các giao dịch mua bán trao đổi ngoại hối đi vào nề nếp, ổn định, góp phần ổn định thị trường tài chính.
+ Giúp Ngân Hàng Nhà Nước nắm bắt được thị trường để tham mưu cho chính phủ trong việc thực hiện chính sách quản lý ngoại hối.
+ Tạo điều kiện để hội nhập với thị trường tài chính quốc tế.
4. Chức năng của thị trường hối đoái:
+ Thị trường hối đoái là cơ chế nhằm:
Chuyển giao sức mua giữa các đồng tiền:
Muốn mua xe hơi Nhật cần phải có đồng JPY.
Sức mua đồng tiền nội tệ được thực hiện thông qua đồng JPY.
Thu nhận và cung cấp tín dụng cho các giao dịch thương mại quốc tế:
Phần lớn các giao dịch hối đoái thông qua thị trường liên ngân hàng.
Các ngân hàng thường cấp tín dụng cho các khách hàng doanh nghiệp bên cạnh giao dịch hối đoái.
Giảm rủi ro hối đoái:
Các công cụ phòng chống.
5.Về địa lý của thị trường hối đoái:
+ Thị trường hối đoái có phạm vi toàn cầu, với giá biến động và tiền tệ giao dịch liên tục trong ngày.
+ Theo như hình vẽ mô phỏng sắp tới, giao dịch hối đoái được thực hiện liên tục và khối lượng giao dịch thường tăng lên khi các trung tâm giao dịch đồng tiền lớn mở cửa.
6.Giao dịch của thị trường hối đoái:
+ Thị trường hối đoái liên ngân hàng:
Giao dịch giao ngay
Giao dịch kỳ hạn.
+ Sở giao dịch hối đoái:
Hợp đồng tương lai.
Hợp đồng quyền chọn.
Sự phân biệt này chỉ hàm ý tính phổ biến của giao dịch.Thực tế một vài các giao dịch nói trên đều có thể thực hiện được tại thị trường liên ngân hàng và trên sàn.
Thị trường hối đoái giao ngay:
Khái niệm:
Hối đoái giao ngay (spot transaction) là nghiệp vụ mua hoặc bán ngoài tệ mà việc chuyển giao ngoại tệ được thực hiện ngay hoặc chậm nhất là trong 2 ngày làm việc từ khi thỏa thuận hợp đồng mua bán. Nghiệp vụ này thực hiện trên cơ sở tỷ giá giao ngay (spot rate), tức là tỷ giá được xác định và có giá trị tại thời điểm giao dịch.
Quy chế hoạt động hối đoái giao ngay ban hành kèm theo quyết định số 17/1998/QĐ-NHNN7 ngày 10/1/1998 định nghĩa: Giao dịch hối đoái giao ngay là giao dịch mua, bán một số lượng ngoại tệ giữa hai bên theo tỷ giá giao ngay tại thời điểm giao dịch và kết thúc thanh toán trong vòng 2 ngày làm việc tiếp theo kể từ ngày cam kết mua bán …
Ngày thực hiện chuyển giao và thanh toán được gọi là ngày giá trị.
Ví dụ 1: Ngày 02 tháng 06 mua 100.000 bảng Anh giao ngay giá 1.85 USD thì chuyển giao sẽ được thực hiện vào ngày 04 tháng 06 – là ngày giá trị.
Thị trường hối đoái giao ngay là thị trường thực hiện giao dịch các hợp đồng hối đoái giao ngay.
Tham gia thị trường gồm có:
Ngân hàng thương mại: Vừa đóng vai trò môi giới thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh hối đoái theo yêu cầu, vừa đóng vai trò kinh doanh nhằm đảm bảo có lời, ổn định số dư và đáp ứng yêu cầu ngoại tệ.
Các tổ chức kinh doanh, cá nhân: Bao gồm các nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu, các công ty đa quốc gia, các nhà đầu tư có nhu cầu mua hoặc bán ngoại tệ giao ngay.
Tỷ giá giao ngay là tỷ giá do tổ chức tín dụng yết giá tại thời điểm giao dịch hoặc do hai bên thoả thuận nhưng phải đảm bảo trong biên độ quy định hiện hành của Ngân Hàng Nhà Nước.
Ví dụ 2: Tìm hiểu cách thức giao dịch hối đoái giao ngay tại ngân hàng Eximbank (nguồn eximbank.com.vn)
Đối tượng tham gia giao dịch: Cá nhân và tổ chức kinh tế.
Phí giao dịch hối đoái: Khách hàng không phải trả phí giao dịch hối đoái giao ngay.
Chứng từ trong các giao dịch giao ngay: Tổ chức kinh tế, tổ chức khác, cá nhân dùng VND để mua ngoại tệ của Eximbank thông qua các giao dịch giao ngay phải xuất trình các chứng từ cung cấp đầy đủ thông tin về mục đích, số lượng và loại ngoại tệ cần thanh toán, thời điểm thanh toán theo quy định hiện hành về quản lý ngoại hối.
Thủ tục giao dịch:
Khách hàng là tổ chức kinh tế:
Ngoại tệ - Đồng Việt Nam:
Khách hàng bán ngoại tệ:
Khách hàng liên hệ với Phòng Dịch Vụ Khách Hàng Cá Nhân.
Lập Uỷ Nhiệm Chi bán ngoại tệ trong đó ghi rõ: Số lượng ngoại tệ cần bán, tỷ giá bán và chỉ thị nhận Đồng Việt Nam.
Khách hàng mua ngoại tệ:
Khách hàng mua ngoại tệ khi có nhu cầu thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ cho nước ngoài liên hệ với Phòng Kinh Doanh Tiền Tệ.
Nộp giấy đề nghị bán ngoại tệ theo mẫu đã được điền đầy đủ các chi tiết.
Xuất trình bản chính các chứng từ thanh toán có liên quan theo quy định hiện hành về quản lý ngoại hối của Ngân Hàng Nhà Nước.
Ngoại tệ - ngoại tệ:
Khi có nhu cầu giao dịch mua bán ngoại tệ - ngoại tệ khách hàng liên hệ với Phòng Dịch Vụ Khách Hàng doanh nghiệp để thoả thuận tỷ giá, ngày thanh toán, chỉ thị chuyển tiền, mức ký quỹ (nếu có) và ký hợp đồng giao dịch.
Khách hàng là cá nhân:
Ngoại tệ - Đồng Việt Nam:
Khách hàng bán ngoại tệ:
Bán ngoại tệ từ sổ tiết kiệm, trên tài khoản cá nhân: Khách hàng đến Phòng Dịch Vụ Khách Hàng Cá Nhân mang theo CMND và sổ tiết kiệm (nếu có).
Bán ngoại tệ tiền mặt: Khách hàng đến Phòng Ngân Quỹ và lập bảng kê nộp tiền.
Khách hàng mua ngoại tệ:
Khi có nhu cầu mua, chuyển ngoại tệ để phục vụ các nhu cầu thanh toán học phí, đi du lịch, công tác…khách hàng liên hệ Bộ Phận Du Học Phòng Dịch Vụ Khách Hàng Cá Nhân để được hướng dẫn.
Ngoại tệ - Ngoại tệ:
Khi có nhu cầu giao dịch mua bán Ngoại tệ - Ngoại tệ, khách hàng liên hệ với Phòng Dịch Vụ Khách Hàng Cá Nhân để thoả thuận tỷ giá, ngày thanh toán, chỉ thị chuyển tiềng, mức ký quỹ (nếu có) và ký hợp đồng giao dịch.
Ví dụ biểu mẫu hợp đồng :
Ví dụ 3: Tìm hiểu cách thức giao dịch hối đoái giao ngay tại ngân hàng Agribank (nguồn agribank.com.vn)
Tiện ích:
Giao dịch đơn giản, thuận tiện, an toàn.
Quý khách hàng không thanh toán bất kỳ khoản phí nào.
Hồ sơ/thủ tục:
Quý khách hàng dùng VND để mua ngoại tệ của Ngân hàng thông qua giao dịch giao ngay phải xuất trình các chứng từ cung cấp đầy đủ thông tin về mục đích, số lượng và loại ngoại tệ cần thanh toán, thời điểm thanh toán theo Quy định hiện hành về quản lý ngoại hối và cam kết sử dụng số ngoại tệ đã mua đúng mục đích theo quy định về quản lý ngoại hối của Việt Nam.
Quý khách điền đầy đủ vào Hợp đồng mua bán ngoại tệ giao ngay.
Công nghệ: Agribank sử dụng hệ thống xử lý và hạch toán tự động.
Phương pháp yết giá trên thị trường giao ngay:
Tỷ giá giao ngay được niêm yết ở tất cả các Ngân Hàng Thương Mại, trên các phương tiện thông tin đại chúng. Có 2 cách yết giá cho hai đối tượng khách hàng khác nhau, cụ thể như sau:
Niêm yết dành cho khách hàng là ngân hàng khác trên thị trường liên ngân hàng. Có hai kiểu niêm yết:
Yết giá theo kiểu Mỹ (American term): Là cách niêm yết tỷ giá bằng số USD trên đơn vị ngoại tệ.
1 Ngoại Tệ = X USD
Yết giá theo kiểu Âu (European term): Là cách niêm yết tỷ giá bằng số ngoại tệ trên 1 đơn vị USD.
1 USD = X Ngoại Tệ
VD: Cách yết giá ngày 30/04 trên tờ Wall Street
Kiểu Mỹ
Kiểu Âu
1 GBP = 1,5743 USD
1 USD = 0,6352 GBP
1 CHF = 0,7018 USD
1 USD = 1,4250 CHF
1 EUR = 1,0578 USD
1 USD = 0,9453 EUR
Niêm yết dành cho khách hàng không phải là ngân hàng, người ta thường sử dụng phương pháp niêm yết trực tiếp và gián tiếp:
Yết giá trực tiếp: Là cách niêm yết cho biết việc đổi một đơn vị đồng ngoại tệ sẽ lấy được bao nhiêu đồng nội tệ. Cách niêm yết này thường gặp ở các quốc gia có đồng nội tệ yếu hơn đồng ngoại tệ.
1 Ngoại Tệ = X Nội Tệ
Yết giá gián tiếp: Là cách niêm yết cho biết việc đổi một đơn vị đồng nội tệ sẽ lấy được bao nhiêu đồng ngoại tệ. Cách niêm yết này thường gặp ở các quốc gia có đồng nội tệ mạnh hơn đồng ngoại tệ
1 Nội Tệ = X Ngoại Tệ
Theo thông lệ quốc tế Đồng Bảng Anh (GBP), Dollar Úc (AUD) và Dollar New Zealand (NZD) thường được niêm yết gián tiếp trong khi các đồng tiền khác thường được niêm yết trực tiếp. Riêng đồng Dollar Mỹ và EUR được niêm yết theo cả hai cách, vừa niêm yết trực tiếp, vừa niêm yết gián tiếp.
Ở Việt Nam, các Ngân Hàng Thương Mại áp dụng cách niêm yết trực tiếp; tức là luôn dùng VND làm đồng tiền định giá. Theo Pháp Lệnh quản lý ngoại hối của Việt Nam, các Ngân Hàng Thương Mại không được tự do bán ngoại tệ tiền mặt cho khách hàng, nên Bảng niêm yết giá ngoại tệ của các Ngân Hàng Thương mại Việt Nam chỉ có tỷ giá bán ngoại tệ chuyển khoản.
Ví Dụ 4: Bảng tỷ giá ngoại tệ của Vietcombank ngày 12/09/11 (nguồn vietcombank.com.vn).
Chi phí giao dịch:
Trên thị trường hối đoái giao ngay, các ngân hàng thường không thu phí giao dịch hay hoa hồng mà sử dụng chênh lệch giữa tỷ giá bán và tỷ giá mua để trang trải chi phí giao dịch và thu lợi nhuận thoả đáng. Chênh lệch giá mua và giá bán của một ngoại tệ cao hay thấp tuỳ thuộc vào phạm vi giao dịch hẹp hay rộng và mức biến động của ngoại tệ đó trên thị trường. Chênh lệch tỷ giá bán và tỷ giá mua thường được xác định theo tỷ lệ phần trăm qua công thức sau:
Chênh lệch (%) = [(Tỷ giá bán – Tỷ giá mua)/Tỷ giá bán] *100
Ngân hàng sử dụng chênh lệch giữa tỷ giá bán và tỷ giá mua vào các mục đích như phòng ngừa rủi ro biến động tỷ giá ngoại tệ, bù đắp chi phí giao dịch và kiếm lợi nhuận. Do vậy mà ngân hàng duy trì chênh lệch giữa giá bán và giá mua của các ngoại tệ có phạm vi giao dịch hẹp cao hơn các ngoại tệ có phạm vi giao dịch rộng như USD, GBP, EUR, JPY (thường có mức chênh lệch giá ở mức 0.1% đến 0.5%).
Cơ chế giao dịch:
Nghiệp vụ giao ngay trực tiếp:
Người có ngoại tệ đem bán sẽ liên hệ với ngân hàng để đàm phán tỷ giá thích hợp và các điều kiện, điều khoản khác. Khi hai bên thống nhất, một hợp đồng giao ngay sẽ được ký kết. Trên đó quy định thời gian chuyển giao ngoại tệ và thanh toán được diễn ra ngay khi giao dịch hoặc chậm nhất sau 2 ngày làm việc. Tương tự trong trường hợp có người cần mua ngoại tệ giao ngay.
Nghiệp vụ giao ngay gián tiếp:
Để hiểu rõ nghiệp vụ này, ta xét ví dụ sau:
Một nhà nhập khẩu Việt Nam cần chi trả cho nhà nhập khẩu Mỹ 5000 USD. Nhà nhập khẩu liên hệ một ngân hàng; sau khi thoả thuận tỷ giá ngân hàng yêu cầu nhà nhập khẩu xác định rõ hai tài khoản:
Tài khoản của nhà nhập khẩu ở ngân hàng để ghi Nợ bằng VNĐ.
Tài khoản của nhà xuất khẩu ở Mỹ để ghi Có 5000 USD.
Sau khi thoả thuận các vấn đề liên quan đến tỷ giá và cách thức thanh toán, trong ngày đó ngân hàng sẽ gửi cho nhà nhập khẩu một văn bản ghi rõ số lượng ngoại tệ mua, số tiền VNĐ mà nhà nhập khẩu phải chi trả theo tỷ giá đã thoả thuận và hình thức thanh toán. Sau đó, ngân hàng sẽ liên hệ với ngân hàng đại lý ở Mỹ để yêu cầu trích tài khoản mà ngân hàng mở ở ngân hàng đại lý để thực hiện thanh toán. Đến ngày thanh toán (sau hai ngày làm việc) ngân hàng sẽ ghi Nợ tài khoản người nhập khẩu, trong khi đó ngân hàng đại lý sẽ ghi Có tài khoản người xuất khẩu.
Hối đoái giao ngay thường thanh toán sau 2 ngày làm việc, nên để giới hạn rủi ro bội ước hợp đồng, các ngân hàng chỉ thực hiện hợp đồng mua bán ngoại tệ có số lượng lớn với các ngân hàng hoặc các công ty lớn có tên tuổi để ngân hàng có thể chắc chắn rằng hợp đồng có thành công hay không.
Ví dụ minh hoạ:
Giả sử vào ngày 12/9, các tỷ giá trên thị trường ngoại hối quốc tế như sau:
USD/JPY: 110,36/12
USD/CHF: 1,2541/11
GBP/USD: 1,7651/91
EUR/USD : 1,2248/98
USD/EUR : 0,8131/65
AUD/USD : 0,7681/27
USD/VND : 15888/90
Tại phòng kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng ACB có các khách hàng sau đây liên hệ mua bán ngoại tệ :
Khách hàng
Giao dịch
Khách hàng
Giao dịch
A
Mua 30.000 GBP bằng CHF
F
Bán 30.000 GBP lấy CHF
B
Mua 20.000 EUR bằng VND
G
Bán 20.000 EUR lấy VND
C
Mua 50.000 AUD bằng VND
H
Bán 50.000 AUD lấy VND
D
Bán 15 triệu JPY lấy VND
I
Mua 15 triệu JPY bằng VND
E
Bán 20.000 GBP lấy AUD
J
Mua 20.000 GBP bằng AUD
Nhân viên kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng sẽ xác định tỷ giá giao ngay cho từng khách hàng, nếu khách hàng đồng ý thì ngân hàng sẽ thực hiện giao dịch. Cách xử lý giao dịch đối với từng khách hàng như sau:
Khách hàng A: Mua 30.000 GBP bằng CHF
Xác định tỷ giá chéo GBP/CHF:
GBP/CHF = GBP/USD * USD/CHF
Để thế vào công thức tỷ giá chéo, ta cần lựa chọn tỷ giá mua và bán thích hợp. Ta có thể lập luận như sau:
Việc mua GBP bằng CHF gồm 2 giao dịch: (1) Khách hàng dùng CHF mua USD nên ngân hàng áp dụng tỷ giá bán USD/CHF = 1,2611; (2) Khách hàng dùng USD vừa có được mua GBP nên ngân hàng áp dụng tỷ giá bán GBP/USD = 1,7691.
Vậy tỷ giá chéo GBP/CHF = 1,7691 * 1,2611 = 2,2310
1 GBP = 2,2310 CHF
Đối khoản CHF khi khách hàng mua 30.000 GBP là:
30.000 GBP = 30.000 * 2,2310 = 66.930 CHF
Khách hàng F: Bán 30.000 GBP lấy CHF
Xác định tỷ giá chéo GBP/CHF:
GBP/CHF = GBP/USD * USD/CHF
Để thế vào công thức tỷ giá chéo, ta cần lựa chọn tỷ giá mua và bán thích hợp. Ta có thể lập luận như sau:
Việc bán GBP lấy CHF gồm 2 giao dịch: (1) Khách hàng bán GBP lấy USD nên ngân hàng áp dụng tỷ giá mua GBP/USD = 1,7651; (2) Khách hàng bán USD vừa có được lấy CHF nên ngân hàng áp dụng tỷ giá mua USD/CHF = 1,2541
Vậy tỷ giá chéo GBP/CHF = 1,7651 * 1,2541 = 2,2136
1 GBP = 2,2136 CHF
Đối khoản CHF khi khách hàng bán 30.000 GBP là:
30.000 GBP = 30.000 * 2,2136= 66.408 CHF
(Tương tự với những khách hàng còn lại)
Sử dụng giao dịch hối đoái giao ngay:
Giao dịch hối đoái giao ngay được ngân hàng sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu mua bán ngoại tệ giao ngay cho khách hàng. Chẳng hạn như một công ty xuất khẩu ở Việt Nam vừa thu ngoại tệ từ một hợp đồng xuất khẩu, cần tiền VND để chi trả lương cho công nhân và các chi phí khác trong công ty thì ngân hàng sẽ đứng ra thu mua lại số ngoại tệ của nhà xuất khẩu và bán lại cho các nhà nhập khẩu có nhu cầu mua ngoại tệ để thanh toán các hợp đồng nhập khẩu đến hạn hay cần chi trả các chi phí. Như vậy ngân hàng vừa đáp ứng được nhu cầu bán ngoại tệ của nhà xuất khẩu vừa đáp ứng nhu cầu mua ngoại tệ của nhà nhập khẩu.
Tuy nhiên giao dịch hối đoái giao ngay chưa đáp ứng được nhu cầu của những khách hàng cần mua hoặc bán ngoại tệ nhưng chưa được chuyển giao ngay ở hiện tại mà được thực hiện trong tương lai. Ví dụ những nhà nhập khẩu hoặc nhà xuất khẩu chưa đến hạn thanh toán hợp đồng nhập khẩu hoặc xuất khẩu nhưng họ muốn mua bán ngoại tệ ngay bây giờ vì họ sợ trong tương lai ngoại tệ sẽ biến động ở một mức giá cao hơn, còn việc chuyển giao ngoại tệ họ muốn thực hiện sau 1 kỳ hạn nhất định. Để đáp ứng được nhu cầu này thì ngân hàng cần phát triển thêm một loại giao dịch khác có kỳ hạn chuyển giao ngoại tệ theo nhu cầu của khách hàng.
Ưu, nhược điểm của giao dịch hối đoái giao ngay:
Ưu điểm:
Giao dịch đơn giản, thuận tiện.
Khách hàng không thanh toán bất kỳ khoản phí giao dịch nào.
Thời gian xử lý giao dịch nhanh chóng, thanh toán nhanh ngay trong ngày hoặc trong vòng 2 ngày làm việc.
Đáp ứng nhu cầu cần mua bán nhanh các loại ngoại tệ cho Khách Hàng.
Khách hàng có thể xác định được tỷ giá tối đa hoặc tối thiểu khi mua hoặc bán ngoại tệ giao ngay, chủ động tính toán được chi phí, tính toán được hiệu quả kinh doanh.
Nhược điểm:
Dễ gặp rủi ro phát sinh do sự biến động bất thường của tỷ giá ngoại tệ trên thị trường.
Không thể đáp ứng nhu cầu mua bán ngoại tệ của khách hàng mà việc chuyển giao sẽ được thực hiện sau 1 kỳ hạn nhất định kể từ ngày thỏa thuận giao dịch.
Giao dịch hối đoái giao ngay thường chỉ thưc hiện những hợp đồng mua bán ngoại tệ có số lượng lớn với các ngân hàng hoặc những công ty lớn có tên tuổi nhằm đảm bảo hợp đồng chắc chắn thành công.
Nhìn nhận chung về thị trường hối đoái ở Việt Nam:
Chúng ta thấy, một thị trường hối đoái phát triển sẽ hỗ trợ rất nhiều cho việc hội nhập kinh tế, thị trường hối đoái phát triển sẽ thúc đẩy các hoạt động xuất nhập khẩu, kích thích sự luân chuyển các nguồn vốn đầu tư quốc tế, nó cũng là nơi cung cấp các công cụ phòng chống rủi