Việt Nam đang phấn đấu trở thành một nước công- nông nghiệp hiện đại với một nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Mục tiêu trên đã đặt ra nhiệm vụ mới trong việc phát triển nguồn nhân lực, chăm lo cho con người cả về vật chất và tinh thần.Trong đó,văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của quốc gia. Trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Đảng ta xác định: “Tạo điều kiện để nhân dân ngày càng nâng cao trình độ thẩm mỹ và thưởng thức nghệ thuật, trở thành những chủ thể sáng tạo văn hóa, đồng thời hưởng thụ ngày càng nhiều các thành quả văn hóa, nâng cao chất lượng hệ thống bảo tàng lịch sử, bảo tàng cách mạng, đẩy mạnh xây dựng thư viện, nhà văn hóa, nhà thông tin, câu lạc bộ sức khỏe, sân bãi thể dục thể thao, khu vui chơi giải trí”. (Văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX- trang www.Dangcongsan.com.vn)
Cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ, tốc độ đô thị hóa ngày càng phát triển mở rộng, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã kéo theo những sự biến đổi trong mọi mặt của đời sống xã hội, trong đó có sự biến đổi văn hóa của các làng quê. Những ngôi làng xưa trở thành thành phố. Những người nông dân bỗng chốc trở thành triệu phú. Những khu công nghiệp mọc lên bên cạnh các luỹ tre làng. Các dịch vụ giải trí với đủ loại hình mọc lên nhanh chóng. Những hiện tượng này đã và đang đặt ra nhiều vấn đề cho sự phát triển xã hội ở Việt Nam.
Xã Tân Dương, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng là một xã ven đô, những biến đổi về kinh tế lẫn văn hóa ở đây phức tạp và nhiều chiều hơn các khu vực khác.
Khi kinh tế phát triển, thu nhập tăng, đời sống vật chất được cải thiện và nâng cao, những đòi hỏi về nhu cầu ăn, mặc, ở. được đáp ứng, thì những đòi hỏi về nhu cầu văn hóa tinh thần như nghỉ ngơi, giải trí, tham quan, kết bạn. của người dân ngày càng trở nên quan trọng và không thể thiếu.
Gia đình được coi là hạt nhân của xã hội. Sự phát triển bền vững của gia đình là nền tảng phát triển xã hội. Mỗi cá nhân, ngoài việc hoàn thành tốt các công việc xã hội, còn phải có trách nhiệm và nghĩa vụ đối với gia đình, tạo sự đồng thuận, liên kết các thành viên trong gia đình. Áp lực của công việc, những căng thẳng, những lo âu, buồn phiền. là nguyên nhân làm gia đình tan vỡ. Sự cố kết của các thành viên trong gia đình trở nên lỏng lẻo. Và khi đó, vui chơi giải trí lành mạnh là một giải pháp tốt nhất. Giải trí lành mạnh sẽ giúp mỗi thành viên trong gia đình giải tỏa trạng thái tâm lý căng thẳng từ công việc. Giải trí lành mạnh có hiệu quả sẽ góp phần tái tạo sức lao động, đem lại sự hứng thú trong cuộc sống, nâng cao năng lực và năng suất lao động, tạo dựng sợi dây gắn kết và tăng cường tình cảm giữa các thành viên trong gia đình.
Chính những lý do trên đã thôi thúc chúng tôi đi sâu nghiên cứu đề tài: “Tìm hiểu thực trạng nhu cầu giải trí của cư dân xã Tân Dương, huyện Thuỷ Nguyên, thành phố Hải Phòng hiện nay”.
63 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 3406 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tìm hiểu thực trạng nhu cầu giải trí của cư dân xã Tân Dương, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tìm hiểu thực trạng nhu cầu giải trí của cư dân xã Tân Dương, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng hiện nay
ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam đang phấn đấu trở thành một nước công- nông nghiệp hiện đại với một nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Mục tiêu trên đã đặt ra nhiệm vụ mới trong việc phát triển nguồn nhân lực, chăm lo cho con người cả về vật chất và tinh thần.Trong đó,văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của quốc gia. Trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Đảng ta xác định: “Tạo điều kiện để nhân dân ngày càng nâng cao trình độ thẩm mỹ và thưởng thức nghệ thuật, trở thành những chủ thể sáng tạo văn hóa, đồng thời hưởng thụ ngày càng nhiều các thành quả văn hóa, nâng cao chất lượng hệ thống bảo tàng lịch sử, bảo tàng cách mạng, đẩy mạnh xây dựng thư viện, nhà văn hóa, nhà thông tin, câu lạc bộ sức khỏe, sân bãi thể dục thể thao, khu vui chơi giải trí”. (Văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX- trang www.Dangcongsan.com.vn)
Cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ, tốc độ đô thị hóa ngày càng phát triển mở rộng, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã kéo theo những sự biến đổi trong mọi mặt của đời sống xã hội, trong đó có sự biến đổi văn hóa của các làng quê. Những ngôi làng xưa trở thành thành phố. Những người nông dân bỗng chốc trở thành triệu phú. Những khu công nghiệp mọc lên bên cạnh các luỹ tre làng. Các dịch vụ giải trí với đủ loại hình mọc lên nhanh chóng. Những hiện tượng này đã và đang đặt ra nhiều vấn đề cho sự phát triển xã hội ở Việt Nam.
Xã Tân Dương, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng là một xã ven đô, những biến đổi về kinh tế lẫn văn hóa ở đây phức tạp và nhiều chiều hơn các khu vực khác.
Khi kinh tế phát triển, thu nhập tăng, đời sống vật chất được cải thiện và nâng cao, những đòi hỏi về nhu cầu ăn, mặc, ở... được đáp ứng, thì những đòi hỏi về nhu cầu văn hóa tinh thần như nghỉ ngơi, giải trí, tham quan, kết bạn... của người dân ngày càng trở nên quan trọng và không thể thiếu.
Gia đình được coi là hạt nhân của xã hội. Sự phát triển bền vững của gia đình là nền tảng phát triển xã hội. Mỗi cá nhân, ngoài việc hoàn thành tốt các công việc xã hội, còn phải có trách nhiệm và nghĩa vụ đối với gia đình, tạo sự đồng thuận, liên kết các thành viên trong gia đình. Áp lực của công việc, những căng thẳng, những lo âu, buồn phiền... là nguyên nhân làm gia đình tan vỡ. Sự cố kết của các thành viên trong gia đình trở nên lỏng lẻo. Và khi đó, vui chơi giải trí lành mạnh là một giải pháp tốt nhất. Giải trí lành mạnh sẽ giúp mỗi thành viên trong gia đình giải tỏa trạng thái tâm lý căng thẳng từ công việc. Giải trí lành mạnh có hiệu quả sẽ góp phần tái tạo sức lao động, đem lại sự hứng thú trong cuộc sống, nâng cao năng lực và năng suất lao động, tạo dựng sợi dây gắn kết và tăng cường tình cảm giữa các thành viên trong gia đình.
Chính những lý do trên đã thôi thúc chúng tôi đi sâu nghiên cứu đề tài: “Tìm hiểu thực trạng nhu cầu giải trí của cư dân xã Tân Dương, huyện Thuỷ Nguyên, thành phố Hải Phòng hiện nay”.
2. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
* Ý nghĩa khoa học
Nhu cầu giải trí được chúng tôi nghiên cứu từ hướng tiếp cận xã hội học. Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần xây dựng một quan niệm khoa học về giải trí lành mạnh. Giải trí là nhu cầu khách quan của con người, là nhân tố hình thành nên nhân cách con người và giúp con người phát triển toàn diện. Giải trí là hoạt động trong thời gian rỗi. Nhưng không phải bất kể hoạt động nào diễn ra trong thời gian rỗi đều là giải trí.Giải trí hoàn toàn không phải là sự nghỉ ngơi thụ động của con người, mà là những hoạt động chủ động nhằm giải tỏa những căng thẳng về thể chất lẫn tinh thần.Kết quả nghiên cứu còn là cơ sở thực nghiệm và kiểm chứng cho hệ thống lý thuyết xã hội học trong các lĩnh vực chuyên biệt, góp phần bổ sung lý thuyết xã hội học văn hóa, xã hội học gia đình...
* Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu là những cứ liệu cụ thể phản ánh xác thực về hiện trạng nhu cầu giải trí của người dân xã Tân Dương, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng hiện nay. Nó góp phần chỉ ra những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự lựa chọn các loại hình giải trí của các gia đình. Đồng thời, nghiên cứu cũng cố gắng đưa ra những khuyến nghị, giải pháp để giúp các cơ quan quản lý, cơ quan văn hóa của thành phố tham khảo trong việc định hướng những chính sách đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, truyền thông... nhằm đáp ứng tốt nhu cầu hưởng thụ văn hóa giải trí ngày càng cao của nhân dân.
3. Mục tiêu nghiên cứu
-Tìm hiểu nhận thức của người dân về giá trị của giải trí.
- Mô tả thực trạng nhu cầu giải trí trong thời gian rỗi của cư dân ở xã Tân Dương, huyện Thuỷ Nguyên, thành phố Hải Phòng hiện nay.
+ Mức độ tham gia của người dân vào các loại hình giải trí trong thời gian rỗi.
+ Mức độ sử dụng các dịch vụ giải trí của người dân trong thời gian rỗi.
- Phân tích mức độ ảnh hưởng của một số nhân tố đến việc lựa chọn các loại hình giải trí của cư dân ở đây.
- Phân tích mức độ tự đáp ứng nhu cầu giải trí của người dân ở đây.
- Phân tích thực trạng đáp ứng của xã hội đối với nhu cầu giải trí của cư dân.
- Kết luận và khuyến nghị.
4. Đối tượng, phạm vi, khách thể và mẫu nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu
Thực trạng nhu cầu giải trí của cư dân.
* Khách thể nghiên cứu
Cư dân ở xã Tân Dương, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng
* Phạm vi nghiên cứu
- Không gian: địa bàn xã Tân Dương, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng (Khảo sát tại 8 thôn: thôn 2,3,4A,4B,5,6,7 và xóm đường 10)
- Thời gian: Tháng 4/2006.
* Mẫu nghiên cứu
Đề tài được thực hiện dựa trên số liệu thu thập từ 760 bảng hỏi và 40 bảng phỏng vấn sâu, 1thảo luận nhóm tập trung với cơ cấu mẫu như sau:
- Cơ cấu giới tính:
+ Nữ: 57,4%(436 người)
+ Nam: 42,6%(324 người)
- Cơ cấu tuổi
+ Dưới 35 tuổi: 18,3%(139 người)
+ Từ 35 đến 44 tuổi: 30,3%(230 người)
+ Từ 45 đến 54 tuổi: 31,8%(242 người)
+ Trên 55 tuổi: 19,6%(149 người)
- Cơ cấu học vấn:
+ Tiểu học trở xuống: 20,4%(155 người)
+ Trung học cơ sở: 46,4%(353 người)
+ Phổ thông trung học:24,2%(184 người)
+ Đại hoc, cao đẳng: 7,9%(60 người)
+ Không hợp lệ: 1,1%(8 người)
- Cơ cấu nghề nghiệp:
+ Nông nghiệp: 35,3%(268 người)
+ Ngư nghiệp: 0,8%(6 người)
+ Công chức: 16,1%(122 người)
+ Kinh doanh, buôn bán:22%(167 người)
+ Nghỉ hưu:4,7%(36 người)
+ Các nghề khác:21,1%(161 người)
- Cơ cấu loại hộ:
+ Thuần nông:17,0%(129 người)
+ Phi nông: 30,5%(232 người)
+ Hỗn hợp: 52,5%(399 người)
5. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
* Cơ sở phương pháp luận
- Phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử.
Những nguyên tắc và quan điểm của xã hội học Mác- Lênin là cơ sở phương pháp luận, đóng vai trò nền tảng xuyên suốt quá trình nghiên cứu đề tài.Với tư cách là những nguyên tắc phương pháp luận góp phần định hướng, chỉ đạo hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn, cải tạo hiện thực, cải tạo chính bản thân chúng ta.
+ Quan điểm toàn diện: cần nhận thức đối tượng ở trong các mối liên hệ với nhau, ảnh hưởng nhau, ràng buộc nhau; nhận thức đối tượng ở trạng thái vận động, biến đổi, nằm trong khuynh hướng chung là phát triển. Theo quan điểm biện chứng, các sự vật-hiện tượng, các quá trình khác nhau vừa tồn tại độc lập tương đối, vừa quy định, tác động qua lại và chuyển hóa lẫn nhau.
Vận dụng nguyên lý trên vào đề tài, chúng ta có thể thấy, giải trí bao gồm nhiều loại hình, nhiều dạng hoạt động khác nhau, có mối quan hệ mật thiết với nhau.Chúng vừa tồn tại độc lập, vừa tương trợ nhau, cùng tạo nên bộ phận quan trọng của đời sống tinh thần của con người.
+ Quan điểm duy vật lịch sử đòi hỏi chúng ta, khi nhận thức về sự vật và tác động vào nó, phải chú ý điều kiện, hoàn cảnh lịch sử, môi trường cụ thể trong đó sự vật sinh ra, tồn tại và phát triển. Chủ nghĩa duy vật lịch sử cũng chỉ ra rằng, tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội và ý thức xã hội là sự phản ánh của tồn tại xã hội đồng thời phụ thuộc vào tồn tại xã hội. Ở trong nhiều thời kỳ lịch sử khác nhau, có những luận điểm, tư tưởng xã hội khác nhau là do những điều kiện khác nhau của đời sống vật chất quy định. Nghiên cứu “nhu cầu giải trí của cư dân” đòi hỏi chúng ta phải xem xét sự vật, hiện tượng trong bối cảnh thời gian và không gian của từng vùng miền. Cụ thể ở đề tài này, chúng ta cần xem xét hoạt động giải trí của cư dân ở xã Tân Dương, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng trong điều kiện đây là một xã ven đô, nằm giữa thành thị và nông thôn, đang có những chuyển biến lớn cả về kinh tế lẫn văn hóa, chịu ảnh hưởng mạnh của quá trình đô thị hóa và của sự du nhập văn hóa thành thị. Nhu cầu giải trí luôn biến đổi theo không gian, thời gian, sở thích, chịu sự lựa chọn chủ quan của chủ thể hành động. Do đó, những quan điểm hay những tư tưởng về lối sống, về sự hưởng thụ...cần được quan tâm đúng mực.
+ Theo quan điểm phát triển: sự phát triển là kết quả của quá trình thay đổi dần về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất. Đây là một phạm trù triết học dùng để chỉ quá trình vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện của sự vật. Sự phát triển diễn tả quá trình trong đó cái mới ra đời thay thế cái cũ, là hiện tượng diễn ra không ngừng trong tự nhiên và xã hội.Quan điểm phát triển đòi hỏi không chỉ nắm bắt những cái hiện đang tồn tại ở sự vật, mà còn phải thấy rõ khuynh hướng phát triển trong tương lai của chúng, phải thấy được những biến đổi đi lên cũng như những biến đổi thụt lùi. Cùng với sự phát triển công nghệ thông tin và văn minh nhân loại, hoạt động giải trí ngày càng phong phú, đa dạng với nhiều loại hình hoạt động khác nhau, đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao về văn hóa tinh thần của con người. Người dân ngày càng có nhiều lựa chọn, đời sống văn hóa tinh thần không ngừng được nâng cao. Do đó, xem xét nhu cầu giải trí của các cư dân cần nhìn nhận trong sự phát triển, thấy được sự biến đổi và những xu hướng trong tương lai.
+ Hướng tiếp cận hệ thống: Khi nghiên cứu nhu cầu giải trí của người dân, chúng ta cần xem xét trên nhiều khía cạnh, chịu sự tác động của nhiều yếu tố như: cơ sở hạ tầng-kỹ thuật, chính sách xã hội, các hệ giá trị-chuẩn mực, pháp luật... Chúng ta cần đặt đối tượng nghiên cứu trong mối quan hệ với các nhân tố khác một cách có hệ thống, toàn diện nhằm đưa ra một cái nhìn xác thực để tìm ra giải pháp hữu hiệu.
+ Hướng tiếp cận văn hóa: Mỗi con người vừa là chủ thể sáng tạo văn hóa, vừa là sản phẩm của văn hóa cộng đồng và văn hóa tiểu gia đình. Bằng quá trình xã hội hóa, con người tiếp nhận hệ giá trị, chuẩn mực của cộng đồng và các khuôn mẫu ứng xử để trở thành con người xã hội. Chính văn hóa cộng đồng đã chi phối đến hoạt động giải trí của người dân, đến việc lựa chọn loại hình giải trí.
- Cách tiếp cận lý thuyết cơ cấu chức năng.
Xã hội là một hệ thống tương đối chặt chẽ được cấu thành từ các tiểu hệ thống. Mỗi tiểu hệ thống giữ một vai trò nhất định, thực hiện chức năng nhất định để duy trì sự tồn tại và phát triển của toàn bộ hệ thống. Tất cả các hoạt động trong gia đình như một hệ thống mà hoạt động giải trí là một tiểu hệ thống thực hiện chức năng giải trí thoả mãn đời sống tinh thần, tái sản xuất sức lao động, củng cố các quan hệ giữa các thành viên trong gia đình, giải tỏa những căng thẳng về thể chất và tinh thần. Chức năng này được thực hiện thông qua việc từng thành viên trong gia đình tham gia vào các hoạt động giải trí trong thời gian rỗi như: thể dục, thể thao, đọc sách, xem ti vi, nghe đài, đến các câu lạc bộ, truy cập internet, thưởng thức nghệ thuật...
- Lý thuyết nhu cầu của Maslow.
Nhu cầu vừa mang tính sinh học(đáp ứng đòi hỏi của sự phát triển sinh học của con người), vừa mang tính xã hội(được đáp ứng nhờ nền sản xuất xã hội) bị quy định bởi văn hóa cộng đồng.
Theo thang nhu cầu của Maslow, ông đã phân cấp nhu cầu con người thành 5 bậc:
Nhu cầu giải trí thuộc nấc cao của thang nhu cầu. Nhu cầu giải trí thuộc phạm vi nhu cầu văn hóa, nhu cầu tinh thần gồm nhu cầu được giao tiếp, thưởng thức, vui chơi, giải trí. Trong nấc thang nhu cầu của Maslow,nhu cầu giải trí nằm ở nấc thang thứ ba, đó là nhu cầu xã hội. Qua thang trên, chúng ta có thể thấy nhu cầu thấp nhất là nhu cầu sinh học như ăn, mặc, mua sắm..., nhu cầu cao nhất là nhu cầu tự hoàn thiện như nhu cầu tự thể hiện và tự khẳng định. Nhu cầu của con người cần được đáp ứng lần lượt từ thấp đến cao. Do đó, khi nhu cầu sinh học được đáp ứng thì con người có mong muốn được thỏa mãn nhu cầu về mặt tinh thần.
- Lý thuyết hành động xã hội
Các tác giả nổi tiếng của thuyết này như Pareto, Weber, Parson, … đều coi hành động xã hội là cốt lõi của mối quan hệ con người – xã hội, là cơ sở của đời sống xã hội của con người. Theo Weber, hành động xã hội là hành vi được chủ thể gắn cho một ý nghĩa chủ quan nhất định. Và cái mà Weber gọi là “ ý nghĩa chủ quan” chính là ý thức, là hành động có ý thức, chủ thể hiểu được mình định thực hiện hành động gì? và sẽ thực hiện nó như thế nào? khác hẳn với những hành động bản năng sinh học. Đối chiếu với hành động lựa chọn những hình thức giải trí của các hộ gia đình là hành động có sự tham gia của ý thức, thể hiện sự lựa chọn của chủ thể về nhiều khía cạnh như chơi cái gì? đi đâu? vào lúc nào? có phù hợp với điều kiện của mình không? Như vậy, hành động lựa chọn hình thức giải trí của các hộ gia đình cũng chính là một dạng hành động xã hội.
Hành động xã hội có tính chuẩn mực, luôn phụ thuộc vào hệ giá trị chuẩn mực của xã hội. Nhận thức của các cá nhân trong gia đình trong hoạt động giải trí đều được điều chỉnh bởi quan niệm của xã hội về giá trị chuẩn mực đã được các thành viên trong xã hội chấp nhận vì vậy khi tham gia vào hoạt động giải trí không thể không tính đến hệ giá trị – chuẩn mực của xã hội.
Hành động có tính duy lý, nghĩa là phụ thuộc vào nhận thức chủ quan của chủ thể. Các cá nhân một mặt tuân theo hệ giá trị chuẩn mực của xã hội, mặt khác vẫn hành động rất khác nhau, chứ không nhất thiết theo khuôn mẫu cứng nhắc. Vì vậy các cá nhân tuỳ thuộc vào nhu cầu, sở thích và mục đích có thể lựa chọn cho mình những hình thức giải trí phù hợp.
* Các phương pháp hệ
- Phương pháp phân tích tài liệu
Trong quá trình làm đề tài này, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu, phân tích các báo cáo về đặc điểm tình hình kinh tế- chính trị- văn hóa- xã hội của xã Tân Dương, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng để có những thông tin chính xác về địa bàn nghiên cứu. Đồng thời, chúng tôi cũng phân tích các bài viết, các ảnh tư liệu, các báo cáo, các luận văn có liên quan đến đề tài.
- Phương pháp quan sát
Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi đã tiến hành quan sát các địa điểm vui chơi giải trí trong xã và các loại hình hoạt động của giải trí để có thêm thông tin cho bài viết.
- Phương pháp phỏng vấn bằng bảng hỏi
Thông tin phục vụ cho đề tài được thu thập từ 760 phỏng vấn bằng bảng hỏi.
- Phương pháp phỏng vấn sâu
Để có thêm nhiều thông tin phong phú cho bài viết và để đánh giá độ xác thực của thông tin, chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn sâu 45 người đang sinh sống tại xã khảo sát.
- Phương pháp thảo luận nhóm tập trung
1thảo luận nhóm tập trung về nhu cầu giải trí được tổ chức với 8 người dân có nghề khác nhau.
6. Giả thuyết nghiên cứu
- Phần lớn các cư dân xã Tân Dương, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng ngày càng nhận thấy sự cần thiết của giải trí đối với đời sống văn hóa tinh thần của họ.
- Trong thời gian rỗi, phần lớn người dân xã Tân Dương, huyện Thuỷ Nguyên, thành phố Hải Phòng lựa chọn tham gia các loại hình giải trí trên các phương tiện truyền thông đại chúng như vô tuyến truyền hình, đầu video, băng đĩa nhạc, đài phát thanh và các hoạt động giải trí nhằm thoả mãn nhu cầu tình cảm như thăm hỏi họ hàng và sang chơi nhà hàng xóm.
- Các dịch vụ giải trí được đa số người dân sử dụng là thuê băng đĩa, karaoke và internet.
- Một số yếu tố như trình độ học vấn, tuổi, giới tính, nghề nghiệp, mức thu thập... có ảnh hưởng rất lớn đến mức độ sử dụng các loại hình giải trí của các gia đình.
- Mức độ tự đáp ứng của cư dân đối với nhu cầu giải trí còn thấp, chủ yếu qua các phương tiện như đài, ti vi, vidéo.
- Các hình thức vui chơi giải trí của xã còn nghèo nàn, khả năng đáp ứng của xã hội còn hạn chế.
7. Khung lý thuyết
8. Các khái niệm công cụ
* Khái niệm nhu cầu
Nhu là cần thiết, cầu là mong muốn, đòi hỏi. Nhu cầu là yếu tố cần thiết và mong muốn, để đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của cá nhân.
Theo từ điển xã hội học của Nguyễn Khắc Viện- NXB Thế Giới, Hà Nội 1994: “Mọi hành vi của con người đều do sự thúc đẩy của những nhu cầu nào đó. Nhu cầu thể hiện sự lệ thuộc của mỗi cơ thể sống vào môi trường bên ngoài, thể hiện thành những ứng xử tìm kiếm khi cơ thể thiếu những điều kiện tồn tại và phát triển. Thỏa mãn được nhu cầu, con người cảm thấy thích thú và hài lòng.Không thoả mãn được, con người cảm thấy bị hẫng hụt và có thể đi tới các hành vi chống lại sự trở ngại”.(Trang 221)
* Khái niệm giải trí
Theo cuốn Từ điển tiếng Việt do NXB KHXH Trung tâm, 1994: Giải trí là một hoạt động mà con người làm cho trí óc thảnh thơi sau những căng thẳng, mệt nhọc do công việc mang lại, bằng cách nghỉ ngơi hoặc tham gia các hoạt động vui chơi....
Theo Từ điển xã hội học(do Nguyễn Khắc Viện chủ biên): Giải trí là một dạng hoạt động của con người, đáp ứng những nhu cầu phát triển của con người về các mặt thể chất, trí tuệ và mỹ học. Giải trí không chỉ là nhu cầu của từng cá nhân, mà còn là nhu cầu của đời sống cộng đồng.
Theo cuốn Nhu cầu giải trí của thanh niên của tác giả Đinh Thị Vân Chi, NXB chính trị quốc gia, Hà Nội,2003: Giải trí là hoạt động trong thời gian rỗi, nhằm giải tỏa căng thẳng trí não, tạo sự hứng thú cho con người và là điều kiện phát triển con người một cách toàn diện về trí tuệ, thể lực và thẩm mỹ.
Giải trí là những hoạt động trong thời gian rỗi nhưng không phải bất kể hoạt động nào trong thời gian rỗi cũng là giải trí. Các hoạt động như la cà hàng quán, hút ma tuý... tuy diễn ra trong thời gian rỗi nhưng là những hành vi lệch chuẩn, không phải là để giải trí.
Như vậy, giải trí là muốn nói đến các hoạt động vui chơi nói chung, đem lại cho con người cảm giác thư thái, thoải mái về mặt thể chất cũng như tinh thần. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần phân biệt giải trí lành mạnh và giải trí không lành mạnh. Vì ngày nay, cùng với sự phát triển của xã hội, thì những hình thức giải trí đáp ứng nhu cầu của người dân ngày càng phong phú, đa dạng. Tuy nhiên, không tránh khỏi những hình thức giải trí mang mục đích xấu, ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách con người.
Giải trí lành mạnh là hoạt động giải trí trong thời gian rỗi nhằm mục đích thư giãn, nghỉ ngơi, lấy lại trạng thái cân bằng sau những giờ làm việc mệt mỏi. Các hoạt động được cho là lành mạnh có thể kể đến như nghe nhạc, xem phim, đọc sách báo, truy cập internet, tập thể dục thể thao, tham gia các câu lạc bộ…Đây là những hoạt động lành mạnh, đem lại hiệu quả cao, có vai trò rất lớn đối với mỗi cá nhân, giúp cá nhân phát diện toàn diện cả về thể chất và tinh thần.
Tuy nhiên, cũng là những hoạt động diễn ra trong thời gian rỗi như xem phim đồ trụy, truy cập các trang web đen, chơi cờ bạc, cá độ bóng đá… nhưng động cơ, mục đích không lành mạnh, không trong sáng, không những làm tiêu tốn thời gian tiền bạc, mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách của con người. Việc tham gia các hoạt động giải trí không lành mạnh còn dẫn họ đến con đường phạm tội, hủy hoại bản thân, ảnh hưởng đến gia đình và xã hội.
Như vậy, khoảng cách giữa giải trí lành mạnh và không lành mạnh là rất gần nhau. Do đó, mỗi cá nhân cần trang bị cho mình những kiến thức cần thiết, tránh sa ngã vào những hình thức giải trí không lành mạnh.
* Khái niệm nhu cầu giải trí
Giải trí là nhu cầu của con người vì nó đáp ứng những đòi hỏi bức thiết cá nhân, mà nếu thiếu nó thì sự phát triển của họ không thể đầy đủ và toàn diện .
Những nhân tố quyết định đến nhu cầu giải trí:
Điều