Đề tài Tìm hiểu thực trạng và các giải pháp nâng cao hiệu quả xuất khẩu gạo cho công ty cổ phần du lịch An Giang

Hoạt động kinh doanh xuất khẩu mang lại hiệu quả kinh tế cao so với việc kinh doanh hàng hóa trong nội địa. Nhưng nó đòi hỏi nhân viên trong công ty phải vững vàng về kiến thức chuyên môn lẫn kinh nghiệm thực tế về nghiệp vụ xuất - nhập khẩu, phải am hiểu, thường xuyên nắm bắt nhu cầu thị trường tiêu thụ hàng hóa trên thế giới và phải có khả năng quyết đoán nhanh, chính xác.

doc77 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1714 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tìm hiểu thực trạng và các giải pháp nâng cao hiệu quả xuất khẩu gạo cho công ty cổ phần du lịch An Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH NGUYỄN MINH PHÚC THỰC TRẠNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ XUẤT KHẨU GẠO CHO CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH AN GIANG Chuyên ngành: KINH TẾ ĐỐI NGOẠI KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Long Xuyên, 05/2008 TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC THỰC TRẠNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ XUẤT KHẨU GẠO CHO CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH AN GIANG Chuyên ngành: KINH TẾ ĐỐI NGOẠI Sinh viên thực hiện: Nguyễn Minh Phúc Lớp: DH5KD Mã số sinh viên: DKD041626 Giáo viên hướng dẫn: Th.s Nguyễn Lan Duyên Long Xuyên, 05/2008 CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH ĐẠI HỌC AN GIANG Người hướng dẫn : Th.s Nguyễn Lan Duyên Người chấm, nhận xét 1: Người chấm, nhận xét 2: Khoá luận được bảo vệ tại Hội đồng chấm bảo vệ luận văn Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, ngày ….. tháng ….. năm LỜI CẢM ƠN Sau thời gian hơn 3 tháng thực tập tại công ty Cổ Phần Du Lịch An Giang, tôi đã hoàn thành khóa luận tốt nghiệp với đề tài:“Thực trạng và các giải pháp nâng cao hiệu quả xuất khẩu gạo cho công ty Cổ Phần Du Lịch An Giang”. Để hoàn thành được bài khóa luận này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình từ: - Trường Đại học An Giang mà cụ thể là Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh đã truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu, trong đó có cô Nguyễn Lan Duyên, giáo viên đã trực tiếp hướng dẫn để tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. - Công ty Cổ Phần Du Lịch An Giang đã tạo điều kiện cho tôi thực tập tại công ty, mà đặc biệt là các anh, chị trong phòng Kinh doanh xuất – nhập khẩu đã tận tình hướng dẫn tôi trong thời gian thực tập tại công ty. Qua thời gian thực tập ngắn hạn tại phòng Kinh doanh xuất – nhập khẩu thuộc công ty Cổ Phần Du Lịch An Giang đã giúp tôi hiểu rõ những kiến thức lý thuyết mà tôi đã học ở trường, ngoài ra tôi còn học hỏi thêm nhiều kiến thức thực tế về nghiệp vụ xuất – nhập khẩu. Tuy nhiên, với những kiến thức và hiểu biết hạn hẹp của tôi thì bài khóa luận này không tránh những thiếu sót và sai lầm. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến nhiệt tình của các thầy, cô khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh trường Đại học An Giang và các anh, chị trong phòng Kinh doanh xuất – nhập khẩu của công ty Cổ Phần Du Lịch An Giang nhằm giúp cho khóa luận tốt nghiệp của tôi được hoàn thiện hơn. Cuối cùng, tôi xin kính chúc sức khỏe đến toàn thể quý thầy, cô khoa Kinh Tế - Quản trị kinh doanh trường Đại Học An Giang, dồi dào sức khỏe và công tác tốt. Kính chúc sức khỏe đến Ban lãnh đạo công ty Cổ Phần Du Lịch An Giang, đặc biệt là các anh, chị ở phòng Kinh doanh xuất – nhập khẩu và kính chúc công ty ngày càng phát triển, thành công và khẳng định được thương hiệu gạo trên thị trường thế giới. Xin chân thành cảm ơn! Sinh viên thực hiện Nguyễn Minh Phúc TÓM TẮT Hoạt động kinh doanh xuất khẩu mang lại hiệu quả kinh tế cao so với việc kinh doanh hàng hóa trong nội địa. Nhưng nó đòi hỏi nhân viên trong công ty phải vững vàng về kiến thức chuyên môn lẫn kinh nghiệm thực tế về nghiệp vụ xuất - nhập khẩu, phải am hiểu, thường xuyên nắm bắt nhu cầu thị trường tiêu thụ hàng hóa trên thế giới và phải có khả năng quyết đoán nhanh, chính xác. Qua việc tìm hiểu thực tế tại công ty Cổ Phần Du Lịch An Giang, tôi nhận thấy được tầm quan trọng của việc nâng cao nghiệp vụ kinh doanh xuất khẩu gạo cho cán bộ, nhân viên trong công ty là một phần tạo được khả năng nâng cao giá trị gạo xuất khẩu, đem lại nguồn thu ngoại tệ cao cho công ty. Nghiên cứu này của tôi, mục đích là phân tích thực trạng thực hiện nghiệp vụ xuất khẩu gạo của công ty và đề ra các giải pháp nâng cao hiệu quả nghiệp vụ xuất nhập khẩu gạo và kỹ năng makerting xuất khẩu cho sản phẩm gạo của công ty. Trong quá trình nghiên cứu, tôi sử dụng các phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp, dữ liệu thứ cấp để tổng hợp thông tin thực tế về công ty rồi sau đó dùng phương pháp thống kê, mô tả, tổng hợp số liệu và phương pháp nghiên cứu marketing, đặc biệt là sử dụng ma trận SWOT để phân tích đánh giá thực trạng xuất khẩu gạo và đưa ra các giải pháp có tính khả thi cho công ty. Trong giai đoạn 2005 – 2007, kim ngạch xuất khẩu gạo của công ty có tăng, giá gạo xuất khẩu cao, uy tín thương hiệu ngày càng được khẳng định trên thị trường tiêu thụ gạo trên thế giới. Tuy nhiên, công ty cũng có những mặt chưa thực hiện được, gây không ít trở ngại cho việc xuất khẩu gạo. Đó là công ty chưa có hệ thống kênh phân phối ở thị trường nước ngoài, xuất khẩu gạo còn qua các kênh trung gian, chưa bán hàng trực tiếp đến người tiêu dùng cuối cùng. Công ty sử dụng phương pháp nghiên cứu thị trường xuất khẩu chủ yếu là tại bàn chưa đi thực tế đến thị trường lớn, trọng điểm. Bên cạnh đó, công ty chưa có phòng marketing riêng biệt nên thiếu phương pháp truyền thông tiếp thị đến khách hàng, giới thiệu quảng bá sản phẩm thông qua thư tín là chủ yếu song song việc khai thác phương tiện truyền thông bằng Internet thông qua website của mình. Công ty chỉ mới quan tâm đến việc thiết lập thẩm định thị trường tiềm năng trong thời gian gần đây nhưng chưa được thực hiện bài bản. Mặt khác, công ty thực hiện giao dịch đàm phán với khách hàng chủ yếu là qua thư tín, fax, ít sử dụng hình thức đàm phán bằng gặp mặt trực tiếp. Phương thức thanh toán xuất khẩu chủ yếu bằng L/C. Bên cạnh đó, công ty chưa từng thực hiện phương thức vận tải cũng như bảo hiểm cho lô hàng xuất khẩu của mình. Đặc biệt là, trình độ của nguồn nhân lực còn những hạn chế nhất định. Với những giải pháp được đề xuất như giải pháp về marketing xuất khẩu và nhân sự, tôi hy vọng rằng có thể giúp cho công ty nâng cao được giá trị kim ngạch xuất khẩu tương xứng với tiềm năng của mình, đem lại nguồn thu ngoại tệ lớn cho công ty, xây dựng và phát triển thương hiệu gạo của công ty ở thị trường nước ngoài lẫn trong nước, nâng cao uy tín của công ty trên thị trường tiêu thụ gạo trên thế giới. MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG Bảng 4.1: Sản lượng và mức tiêu thụ gạo trên thế giới năm 2006, 2007................................25 Bảng 4.2: Cơ cấu chủng loại gạo xuất khẩu của công ty........................................................33 Bảng 4.3: Kim ngạch xuất khẩu theo thị trường của cty CP Du Lịch An Giang....................35 Bảng 4.4: Hệ thống cơ sở vật chất phục vụ cho chế biến gạo xuất khẩu của công ty............36 Bảng 4.5: Tiêu chuẩn phân loại gạo xuất khẩu của Việt Nam................................................42 Bảng 4.6: Số lượng lúa thu mua của công ty CP Du Lịch An Giang (2005 – 2007………...45 Bảng 5.1: Ma trận SWOT của cty CP Du Lịch An Giang.....................................................56 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 4.1: Sản lượng và kim ngạch gạo xuất khẩu của Việt Nam (2005 – 2007)...............26 Biểu đồ 4.2: Cơ cấu thị trường xuất khẩu gạo Việt Nam năm 2007.......................................27 Biểu đồ 4.3: Cơ cấu chủng loại gạo xuất khẩu Việt Nam năm 2007......................................28 Biểu đồ 4.4: Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu gạo của công ty (2005 – 2007)...................30 DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 3.1: Cơ cấu tổ chức của công ty...................................................................................23 Sơ đồ 4.1 Quy trình thu mua, chế biến lúa nguyên liệu tại cty CP Du Lịch AG....................46 Sơ đồ 4.2: Phương thức thanh toán L/C của cty Cổ Phần Du Lịch AG..................................47 Sơ đồ 4.3: Phương thức thanh toán ủy thác nhờ thu của cty CP Du Lịch AG........................48 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT AG: An Giang Cty CP: công ty cổ phần CFR (Cost and Freight): Tiền hàng và tiền cước CIF (Cost Insurance and Freight): Tiền hàng, bảo hiểm và cước CNTT: công nghệ thông tin CIP (Carriage Isurance Paid): Cước phí và bảo hiểm CPT (Carriage Paid To): Cước phí trả tới DNXNK: doanh nghiệp xuất nhập khẩu DNVN: doanh nghiệp Việt Nam ĐBSCL: đồng bằng sông Cửu Long FOB ( Free On Board): Giao lên tàu FCA (Free Carrier): Giao cho người chuyên chở PTNNNT: phát triển nông nghiệp - nông thôn TP. HCM: Thành phố Hồ Chí Minh UBND: Uỷ Ban Nhân Dân XNK: xuất nhập khẩu XK: xuất khẩu Chương 1: MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài Năm 2007 là năm đánh dấu mốc quan trọng đối với ngành xuất khẩu gạo Việt Nam. Đó là chất lượng và giá gạo xuất khẩu của Việt Nam tăng và bằng gạo Thái Lan. Trong các nguồn cung sản lượng lúa cho cả nước thì An Giang tiếp tục vượt ngưỡng ba triệu tấn, đứng đầu cả nước về sản xuất lúa, góp phần đưa Việt Nam trở thành nước đứng hàng thứ nhì trên thế giới về xuất khẩu gạo. Theo dự đoán của các chuyên gia về lương thực thế giới thì trong năm 2008 giá gạo thế giới có thể tăng 20% và tiếp tục tăng ở những năm tiếp theo. Nguyên nhân là Thái Lan_ một cường quốc đứng đầu về xuất khẩu gạo trên thế giới đặt chỉ tiêu xuất khẩu cho năm 2008 là 8,7 triệu tấn giảm 0,7 triệu tấn so với năm 2007. Bên cạnh đó, nguồn cung của các nước có thế mạnh về xuất khẩu gạo như Ấn Độ, Pakistan,…ngày càng hạn chế trong khi đó nhu cầu về gạo ở các nước Trung Quốc, Bangladesh, Trung Đông, Châu Phi,…tăng đáng kể trong thời gian vừa qua. Chính những yếu tố này đã tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam nói chung và gạo An Giang nói riêng phát triển mạnh cả số lượng lẫn chất lượng. Việt Nam xuất khẩu gạo ra thị trường thế giới ngày càng nhiều nhưng giá trị gạo xuất khẩu chưa được đánh giá cao. Đa số gạo xuất khẩu của Việt Nam cũng như gạo An Giang đều chưa có thương hiệu, chất lượng gạo không ổn định, giá gạo xuất khẩu luôn thấp hơn so với gạo của Thái Lan và các nước có thế mạnh về gạo trong khu vực. Công ty Cổ Phần Du Lịch An Giang và các doanh nghiệp xuất khẩu trong nước dần dần nhận thức được vấn đề này. Họ đã và đang cố gắng xây dựng và phát triển thương hiệu gạo Việt Nam nói chung và An Giang nói riêng để nâng cao giá trị gạo xuất khẩu. Ngoài việc thực hiện nâng cao chất lượng, tạo dựng thương hiệu, để góp phần nâng cao giá trị gạo xuất khẩu đem lại nguồn thu ngoại tệ cao, thiết yếu doanh nghiệp phải nâng cao nghiệp vụ kinh doanh xuất khẩu gạo, một vấn đề mà các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam còn rất hạn chế và chưa quan tâm đến khâu đầu ra cho xuất khẩu. Trong quá trình thực tập tại công ty Cổ Phần Du Lịch An Giang, tôi nhận thấy việc thực hiện nghiệp vụ xuất khẩu gạo của các nhân viên còn nhiều điểm hạn chế nên đã làm cho giá trị gạo xuất khẩu chưa tương xứng khả năng vốn có của công ty. Chính vì vậy, để góp phần cho công ty thực hiện tốt khâu đầu ra cho sản phẩm gạo xuất khẩu, tạo chuỗi liên hoàn từ khâu đầu vào đến khâu đầu ra cho gạo xuất khẩu, làm tăng giá trị mặt hàng gạo và tăng tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu, tôi quyết định chọn đề tài: “Thực trạng và các giải pháp nâng cao hiệu quả xuất khẩu gạo cho công ty cổ phần Du Lịch An Giang”. Mục tiêu nghiên cứu Đề tài nghiên cứu này nhằm đạt được các mục tiêu sau: Phân tích tình hình thực hiện nghiệp vụ xuất khẩu gạo của công ty như phương thức thực hiện marketing xuất khẩu, thao tác thực hiện hợp đồng xuất khẩu, phương thức thanh toán xuất khẩu, phương thức vận tải và bảo hiểm trong hợp đồng xuất khẩu, các bộ chứng từ liên quan đến xuất khẩu. Đề ra các giải pháp nâng cao hiệu quả của nghiệp vụ kinh doanh xuất khẩu gạo và marketing xuất khẩu. Phạm vi nghiên cứu Lĩnh vực hoạt động của công ty Cổ Phần Du Lịch An Giang rất đa dạng và phong phú bao gồm hai lĩnh vực chính là kinh doanh du lịch (du lịch lữ hành, lưu trú, ẩm thực,…) và thương mại (kinh doanh xuất khẩu lương thực và thủy sản, chế biến và bảo quản thủy hải sản, mua bán xe gắn máy hai bánh, phương tiện vận tải,…) Tuy nhiên, do giới hạn về thời gian nên tôi chỉ tập trung phân tích một mặt hàng xuất khẩu chính của công ty là mặt hàng gạo. Trong phần phân tích thực trạng xuất khẩu gạo của công ty, do giới hạn về thời gian và thông tin khó thu thập nên tôi sẽ không phân tích hết từng thị trường, từng khách hàng cụ thể của công ty mà chỉ phân tích những thị trường tiêu biểu, những khách hàng lớn của công ty. Còn đối với việc phân tích hợp đồng xuất khẩu của công ty thì tôi chỉ phân tích một vài hợp đồng đặc trưng, tiêu biểu của công ty. Các số liệu về kim ngạch xuất khẩu gạo, cơ cấu thị trường xuất khẩu, phương thức thanh toán, lượng hợp đồng xuất khẩu,…chỉ được phân tích từ năm 2005 - 2007. Phương pháp nghiên cứu 1.4.1 Phương pháp thu thập dữ liệu Tôi thực hiện đề tài này chủ yếu dựa vào việc thu thập các nguồn dữ liệu thứ cấp, bên cạnh đó cũng có thu thập dữ liệu sơ cấp. Hai nguồn dữ liệu này được tiến hành thu thập cụ thể như sau: Dữ liệu thứ cấp: các dữ liệu về phân tích được thu thập qua các bảng báo cáo kết quả kinh doanh xuất khẩu của công ty, qua sách, báo, tạp chí, cục thống kê và các website như: www.angiangtourimex.com.vn, www.angiang.gov.vn, www.mofa.gov.vn,.. Dữ liệu sơ cấp: khi đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả xuất khẩu gạo, tôi có tiến hành phỏng vấn và lấy ý kiến của Trưởng phòng kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty nhằm lựa chọn các giải pháp phù hợp nhất với tình hình xuất khẩu thực tế của công ty. Phương pháp xử lý dữ liệu Phương pháp thống kê, mô tả, tổng hợp số liệu: dùng các công cụ thống kê để tập hợp dữ liệu rồi sau đó tôi tiến hành phân tích, so sánh, đánh giá, rút ra kết luận về nguyên nhân của sự thay đổi. Phương pháp nghiên cứu marketing: sử dụng kênh phân phối, ma trận SWOT để phân tích thực trạng marketing xuất khẩu của công ty, đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả marketing xuất khẩu. 1.5 Ý nghĩa đề tài Đề tài này giúp Ban lãnh đạo công ty xem xét lại các nghiệp vụ ngoại thương khi thực hiện xuất khẩu gạo, những khâu công ty thực hiện tốt, những khâu chưa thực hiện tốt hay chưa thực hiện được. Qua đó tôi đề ra các giải pháp nâng cao nghiệp vụ xuất khẩu, kỹ năng marketing xuất khẩu cho công ty nhằm nâng cao giá trị và tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu gạo cho công ty, khẳng định thương hiệu gạo công ty trên thương trường thế giới, đem lại lợi nhuận cao cho công ty trong việc kinh doanh mặt hàng gạo xuất khẩu. Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1 Khái quát xuất khẩu 2.1.1 Định nghĩa xuất khẩu Xuất khẩu là một quá trình thu doanh lợi (profits) bằng cách bán các sản phẩm hoặc các dịch vụ ra các thị trường nước ngoài, thị trường khác với thị trường trong nước. Cho nên, việc tìm hiểu thị trường nước ngoài rất cần thiết nếu muốn sản phẩm hay dịch vụ có thể thâm nhập thị trường đó. 2.1.2 Thẩm định tiềm năng xuất khẩu Tiềm năng xuất khẩu (export potential) là khả năng thu lợi của công ty trong cơ hội kinh doanh ở nước ngoài. Các đặc tính nội tại (internal characteristics) của công ty có thể quyết định một nhà xuất khẩu thành công, ngoài ra còn có các yếu tố ngoại tại (external factors) chi phối hoạt động kinh doanh của công ty. Các yếu tố nội tại quyết định tiềm năng xuất khẩu của một công ty: gồm hai dạng độc lập nhau là sẵn sàng tổ chức xuất khẩu và sẵn sàng về sản phẩm. Sẵn sàng về tổ chức để xuất khẩu: một yếu tố nội tại về tổ chức xác dịnh trang thiết bị tốt như thế nào để tham gia vào giao dịch xuất khẩu. Các yếu tố này bao gồm: - Năng lực chế biến: thiết bị máy móc phải đủ để cung cấp cho thị trường trong nước cộng với khả năng bổ sung để đáp ứng nhu cầu của thị trường nước ngoài. - Quản trị và tổ chức: xuất khẩu yêu cầu thời gian quản trị bổ sung, đặc biệt trong giai đoạn đầu phát triển thị trường. Nếu như cơ cấu quản trị hiện thời được nới rộng một cách rời rạc do kinh doanh nội địa, sẽ khó cho ta gánh vác các việc mới phát sinh do xuất khẩu. Tương tự, tổ chức hiện thời của công ty có thể không phù hợp cho việc giải quyết thương mại xuất khẩu. - Nguồn tài chính: tiếp thị ở nước ngoài đòi hỏi vốn lưu động bổ sung, vốn để điều tra thị trường, cổ động, thích nghi sản phẩm,..Thật là không khôn ngoan nếu bắt đầu xuất khẩu khi mà tài chính của công ty không đủ để kinh doanh ngay cả trong nước. - Kiến thức kỹ thuật: một công ty với lực lượng lao động có kỹ thuật có thể có khả năng phát triển và thích nghi hóa sản phẩm sẽ có tiềm năng lớn hơn so với một công ty không có khả năng như thế. - Bí quyết marketing: mặc dù việc đánh giá tiếp thị ở thị trường trong nước thường không trực tiếp áp dụng ở nước ngoài, chúng ta cũng nhận thấy kinh nghiệm của các công ty ở thị trường trong nước tốt có thể thích hợp với yêu cầu của kinh doanh xuất khẩu. - Kinh nghiệm xuất khẩu: những thành tích xuất khẩu mà công ty đạt được cho tới hôm nay và những bài học kinh nghịệm rút ra từ các thành công hay thất bại đã qua cũng chính là tiềm năng xuất khẩu. - Mục tiêu quản trị và các ưu tiên: các kế hoạch hiện hành về quản trị đối với kinh doanh nội địa chẳng hạn như các đầu tư, khai trương mặt hàng, phát triển lực lượng bán hàng đều có mối liên hệ trực tiếp về tiềm năng xuất khẩu. Điều này đòi hỏi tiềm năng và cố gắng trong quản trị, nếu không, có thể hạn chế khả năng của công ty trong phát triển kinh doanh xuất khẩu. Sẵn sàng về sản phẩm để xuất khẩu: để đánh giá việc sẵn sàng hàng hóa cho xuất khẩu, chúng ta cần phải xem kỹ từng loại hàng và xác nhận các điểm mạnh và điểm yếu tiềm ẩn của chúng. Cũng cần phải thực hiện việc phân tích này trong thị trường xuất khẩu mục tiêu. Các yếu tố ngoại tại quyết định tiềm năng xuất khẩu của công ty Sức mạnh tiềm ẩn hay các lợi thế so sánh của quốc gia chúng ta. Ví dụ như tài nguyên, địa thế, khí hậu, cơ cấu kinh tế,…sẽ đặt nền tảng cho các nổ lực xuất khẩu của công ty. Chính sách của chính quyền về thuế, kế hoạch tài trợ, thông tin, các chương trình hỗ trợ và các vấn đề liên hệ khác đều đóng vai trò chủ yếu trong việc trợ giúp các nổ lực xuất khẩu. Mối liên hệ giữa các đơn vị tiền tệ của chúng ta và đơn vị tiền tệ của khách hàng (tỷ giá) đều được thả nổi. 2.1.3 Đánh giá các thị trường xuất khẩu Sự hấp dẫn của thị trường: sự hấp dẫn có thể được đánh giá rất sơ lược, khái quát, không có sự nghiên cứu thị trường chi tiết, nó được thể hiện như sau: - Các thị trường xuất khẩu các mặt hàng của ta đang phát triển. - Các thị trường xuất khẩu bị ảnh hưởng do các công ty lớn, đa quốc gia đã cung cấp mọi nhu cầu của thị trường với mức giá cạnh tranh. - Các thị trường xuất khẩu trước tiên đáp ứng về giá cả trong marketing mix. - Các thị trường xuất khẩu đã được chính phủ và chính sách của họ quy định hoặc bảo vệ. Chọn lọc thị trường: nghiên cứu thị trường rất cần thiết để xác định các thị trường đầy triển vọng nhất và tìm hiểu làm thế nào để bắt đầu việc marketing ở các thị trường này và làm thế nào để đáp ứng các yêu cầu của chúng. Các nhà xuất khẩu bắt đầu tìm hiểu thị trường toàn thế giới và với việc phân tích thống kê chung. Từ đó, thu hẹp vùng nghiên cứu cho đến khi tìm thấy thị trường mục tiêu. Các thống kê xuất/ nhập khẩu: hầu hết các quốc gia đều ghi nhận và công bố số lượng hàng hóa qua biên giới để đánh thuế hàng nhập và để xác định giá trị hàng xuất khẩu của họ. Các dữ liệu này là cơ sở để chúng ta thiết lập các thị trường xuất khẩu. Thiết lập lý lịch về thị trường: khi đã có bảng tóm lược về thị trường xuất khẩu, công ty nên thiết lập bảng lý lịch cho từng thị trường. Để làm điều này, công ty cần phải thu thập thêm nhiều thông tin cần thiết về ba lĩnh vực: thị trường, sự cạnh tranh và kỹ thuật. 2.1.4 Thông tin thị trường xuất khẩu: muốn chọn lọc thị trường và thiết lập lý lịch thị trường, ta cần có nhiều thông tin hơn. Để có được thông tin, ta nên: - Liên lạc với phòng thương mại của mình. Phòng thương mại sẽ cho ta lời khuyến cáo và cách tiếp cận với các thông tin mà ta cần. - Trao đổi với các nhà xuất khẩu khác về các thị trường mà ta quan tâm. Những điều mà họ biết có thể có giá trị đối với ta. - Trao đổi với các công ty xuất khẩu cùng mặt hàng hoặc cạnh tranh với mặt hàng của ta nhưng không cạnh tranh trực tiếp. Từ đó, ta có thể tìm ra phương pháp để xâm nhập vào các thị trường xuất khẩu. - Thuê các công ty, chuyên gia về nghiên cứu thị trường tiến hành điều tra nghiên cứu thị trường tại nước mà công ty muốn xuất khẩu sản phẩm đến. - Nếu công ty có điều kiện càng sớm càng tốt, hãy đến thăm thị trường quốc tế và tìm thấy các nhu cầu thực tế của người tiêu dùng rồi từ đó tìm thị trường chính cho sản phẩm xuất khẩu của mình.
Tài liệu liên quan