Việt Nam là thành viên của WTO, tổ chức thương mại thế giới. Đây là sự kiện quan trọng đánh dấu bước ngoặt lớn trong công cuộc đổi mới của nước ta. Để có được thành tựu như ngày hôm nay người dân Việt Nam đã không ngừng học hỏi, tiếp thu kinh nghiệm của nước bạn trong sản xuất đưa các sản phẩm của nước ta giới thiệu với bạn bè các nước trên thế giới. Trong đó không thể không kể đến những người gắn bó sông nước, với con tôm, con cá.
36 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1586 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tìm hiểu thực trạng xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường Mỹ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Lời mở đầu
Việt Nam là thành viên của WTO, tổ chức thương mại thế giới. Đây là sự kiện quan trọng đánh dấu bước ngoặt lớn trong công cuộc đổi mới của nước ta. Để có được thành tựu như ngày hôm nay người dân Việt Nam đã không ngừng học hỏi, tiếp thu kinh nghiệm của nước bạn trong sản xuất đưa các sản phẩm của nước ta giới thiệu với bạn bè các nước trên thế giới. Trong đó không thể không kể đến những người gắn bó sông nước, với con tôm, con cá. Phát huy được thế mạnh của mình, khai thác triệt để lợi thế về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, nguồn nhân công dồi dào thủy sản Việt Nam đã có mặt ở nhiều nơi trên thế giới. Trong đó có các thị trường lớn chủ lực như Mỹ, Nhật, Trung Quốc.
Trong những năm qua cùng với 7 ngành xuất khẩu, thủy sản có đóng góp rất lớn vào kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu không ngừng tăng lên, cải tiến cả về mặt số lượng, chất lượng, nâng cao năng lực cạnh tranh trên các thị trường lớn như Mỹ. Nó góp phần tạo ra nguồn thu cho ngân sách nhà nước, giải quyết công ăn việc làm, cải thiện nâng cao mức sống cho người làm ngư nghiệp nói riêng và người dân Việt Nam nói chung.
Tuy nhiên bên cạnh đó ngành thủy sản vẫn vấp phải những thiếu sót cần nhanh chóng khắc phục. Như đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, ý thức của người kinh doanh, giá nguyên liệu, giá cả khi vào thị trường Mỹ.
Nhằm phân tích đánh giá tình hình xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong những năm qua, đặt nó trong bối cảnh hiện nay, khi có sựu cạnh tranh khốc liệt trên các thị trường. Đặc biệt là thị trường Mỹ nơi diễn ra rất nhiều sự kiện quan trọng, tâm điểm chú ý của thế giới nên em quyết định chọn đề tài:
“ Thực trạng xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường Mỹ”.
Đây là một đề tài không mới nhưng khá phức tạp vì liên quan đến nhiều vấn đề kinh tế xã hội. Vì vậy trong quá trình nghiên cứu không tránh khỏi thiếu sót về nội dung cũng như cách trình bày, rất mong được thầy cô góp ý kiến để đề tài được hoàn chỉnh hơn. Em xin chân thành cảm ơn!
Chương I: Những vấn đề lý luận về xuất khẩu trong nền kinh tế quốc dân.
1.1.Khái niệm xuất khẩu và vai trò của xuất khẩu trong nền kinh tế quốc dân:
1.1.1. Khái niệm xuất khẩu:
Xuất khẩu là hình thức một nước bán hàng hóa dịch vụ cho một quốc gia khác trên cơ sở dùng tiền tệ làm phương tiện thanh toán. Tiền tệ ở đây có thể dùng là ngoại tệ đối với một hay đối với cả hai quốc gia.
Xuất khẩu không phải là hoạt động kinh doanh buôn bán riêng lẻ mang là hệ thống các quan hệ mua bán được pháp luật các quốc gia trên thế giới cho phép. Hoạt động xuất khẩu là hình thức cơ bản của ngoại thương đã xuất hiện từ rất lâu và ngày càng phát triển. Nó diễn ra trên mọi lĩnh vực, mọi điều kiện kinh tế từ xuất khẩu hang hóa tiêu dung cho đến hang hóa tư liệu sản xuất, từ máy móc thiết bị cho đến công nghệ kỹ thuật cao. Hoạt động xuất khẩu diễn ra rất rộng cả về không gian và thời gian. Nó có thể diễn ra trong một hai ngày hoặc kéo dài hang năm, có thể tiến hành trên phạm vi lãnh thổ một quốc gia hay nhiều quốc gia.
1.1.2. Vai trò của xuất khẩu trong nền kinh tế quốc dân:
Xuất khẩu được thừa nhận là một hoạt động rất cơ bản của hoạt động kinh tế đối ngoại, là phương tiện thúc đẩy nền kinh tế các quốc gia phát triển đặc biệt là đối với Việt Nam. Nó thể hiện ở các vai trò sau:
a.Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu, cho sự nghiệp phát triển đất nước, phục vụ công nghiệp hóa và hiện đại hóa.
Xuất khẩu tạo ra nguồn vốn chủ yếu cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước của mỗi quốc gia. Xuất khẩu không chỉ tạo ra nguồn vốn để nhập khẩu máy móc thiết bị từ nước ngoài mà còn tích lũy được một nguồn thu ngoại tệ lớn để mỗi khi cần đem ra sử dụng. Đối với Việt Nam thì nhiệm vụ trọng tâm cơ bản của Đảng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm từ 2001 đến 2010 là phát triển kinh tế và đẩy mạnh công nghiệp hóa. Do đó đòi hỏi Việt Nam không ngừng phải phát triển và mở rộng xuất khẩu để tăng thu ngoại tệ, từ đó tạo nguồn vốn để thực hiện thành công chiến lược này.
b.Xuất khẩu góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế thúc đẩy sản xuất phát triển. Ở đây có thể nhìn nhận tác động của xuất khẩu đối với sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo 2 cách:
Một là, xuất khẩu chỉ là việc tiêu thụ những sản phẩm thừa do sản xuất vượt quá nhu cầu nội địa. Tuy nhiên đối với những nước điều kiện kinh tế còn nghèo nàn, lạc hậu, sản xuất về cơ bản chưa đủ tiêu dùng, nếu chỉ thụ động chờ ở sự “ thừa ra’ của sản xuất thì xuất khẩu sẽ vẫn cứ nhỏ bé và tăng trưởng chậm. Nếu xuất khẩu không phát triển thì sự thay đổi kinh tế sẽ rất chậm chạp.
Hai là, hướng quan trọng để tổ chức sản xuất là thị trường, đặc biệt là thị trường quốc tế. Quan điểm này xuất phát từ nhu cầu của thị trường thế giới, bởi thị trường đinh hướng cho sản xuất và tổ chức sản xuất. Moij hoạt động của các doanh nghiệp đều thực hiện hoạt động nghiên cứu thị trường . Từ đó định hướng cho hoạt động của mình.
c.Xuất khẩu tạo điều kiện phát triển thuận lợi cho các ngành khác. Chẳng hạn, khi phát triển ngành nông sản xuất khẩu sẽ tạo cơ hội cho việc phát triển ngành công nghệ sản xuất lien quan đến nó, đồng thời tạo ra vốn và kỹ thuật công nghệ từ thế giới bên ngoài vào trong nước nhằm hiện đại hóa nền kinh tế của đất nước.
Xuất khẩu tạo ra khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ, tạo khả năng cung cấp đầu vào cho sản xuất.
Xuất khẩu tạo ra khả năng mở rộng thị trường, góp phần cho sản xuất phát triển và ổn định. Đối với Việt Nam thì thong qua xuất khẩu hàng hóa của ta sẽ tham gia vào cuộc cạnh tranh trên thị trường thế giới cả về giá cả lẫn chất lượng. Cuộc cạnh tranh đòi hỏi ta phải tổ chức lại hoạt động lại sản xuất nâng cao năng lực sản xuất trong nước.
Khi xuất khẩu phát triển tức là qui mô sản xuất đã được mở rộng điều đó đi đôi với việc sẽ giảm được rất nhiều chi phí mỗi khi sản lượng của nó tăng lên như chi phí cố định, chi phí vận chuyển, chi phí mua nguyên vật liệu,…Việc giảm chi phí này có ý nghĩa to lớn đối với mỗi quốc gia vì nó nâng cao được sức cạnh tranh của hàng hóa nước mình thong qua việc điều chỉnh giá bán hợp lý.
e.Xuất khẩu tạo ra những tiền đề kinh tế, kỹ thuật nhằm cải tạo và nâng cao năng lực sản xuất trong nước.
Do thường tính đến khả năng sản xuất trước mắt và lâu dài, khả năng phải đáp ứng nhu cầu nội địa trước. Xuất khẩu chính là việc mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế, do đó sẽ tranh thủ được lợi thế thời đại và mở rộng các mối quan hệ quốc tế, hợp tác trên nhiều lĩnh vực như văn hóa giáo dục, khoa học công nghệ…Từ đó gắn thêm tình đoàn kết và hữu nghị giữa các quan hệ kinh tế đối ngoại có tác động qua lại phụ thuộc lẫn nhau, chẳng hạn xuất khẩu và công nghệ sản xuất hàng xuất khẩu thúc đẩy quan hệ tín dụng, đầu tư, mở rộng vận tải quốc tế.
f.Xuất khẩu có tác dụng tích cực đến việc giải quyết việc làm cải thiện đời sống nhân dân, góp phần cải thiện cán cân thanh toán quốc tế.
Sản xuất hàng xuất khẩu là nơi thu hút hàng triệu lao động vào làm việc và có thu nhập đáng kể. Đối với Việt Nam hiện nay còn rất nhiều người thất nghiệp và do dân số quá đông nên số lao động còn dư thừa nhiều, vì thế nên xuất khẩu của ta mà phát triển thuận lợi thì sẽ làm giảm đáng kể số lao động này, tạo được công việc làm thiết thực cho họ. Xuất khẩu còn tạo ra nguồn vốn để nhập khẩu vật phẩm tiêu dùng thiết yếu phục vụ đời sống và đáp ứng ngày một phong phú hơn nhu cầu tiêu dùng của cá nhân. Những người lao động nhờ có thu nhập cao mà cải thiện nâng cao được đời sống của mình.
Đồng thời xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ sẽ thu được nhiều ngoại tệ về cho đất nước, giúp thu hẹp dần khoảng cách thu và chi; từ đó tạo giảm thâm hụt cán cân thanh toán quốc tế. Việt Nam giảm thâm hụt cán cân thương mại cách có thể tăng xuất khẩu cả về mặt lượng lẫn mặt chất sẽ tăng thu được ngoại tệ nhập vào trong quỹ dự trữ ngoại tệ quốc gia. Do đó sẽ làm giảm sút sự phụ thuộc của nước ta vào nước khác, từng bước nâng cao uy tín và vị thế cảu Việt Nam trên trường quốc tế.
Với những vai trò trên, chúng ta thấy xuất khẩu là hoạt động quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Nó góp phần làm giàu cho xã hội, cho nhân dân, cho đất nước. Vì vậy nhà nước cần phải có chính sách thúc đẩy phù hợp với điều kiện kinh tế nước ta.
1.1.3. Mục tiêu, nhiệm vụ của xuất khẩu:
a. Mục tiêu của xuất khẩu:
Để có thể thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Các ngành, các doanh nghiệp cần đẩy mạnh các hoạt động của mình góp phần làm tăng kim ngạch xuất khẩu của quốc gia. Muốn vậy hoạt động xuất khẩu phải đạt được các mục tiêu sau:
Tiếp tục đầu tư, nâng cao chất lượng để tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng chủ lực như dầu thô, gạo, cà phê, cao su, hàng thủy sản, dệt may, da giày, hàng thủ công mỹ nghệ, điện tử và linh kiện điện tử, phần mềm máy tính,…Đẩy mạnh xuất khẩu lao động.
Tồng kim ngạch xuất khẩu 5 năm từ năm 2001 đến năm 2005 khoảng 114 tỷ USD tăng 16% bình quân mỗi năm. Trong đó nhóm hàng nông, lâm, thủy sản chiếm 30% tổng kim ngạch xuất khẩu, tăng bình quân hàng năm 16,2%.
Mục tiêu xuất khẩu ở các thời điểm nhất định là khác nhau nhưng mục tiêu quan trọng, then chốt nhất của xuất khẩu là đáp ứng nhu cầu của kinh tế quốc dân. Mặt khác nhu cầu này rất đa dạng như: phụ vụ cho sựu nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa, cho tiêu dùng cho xuất khẩu và tạo công ăn việc làm. Do đó việc thực hiện mục tiêu cần phải linh hoạt chính xác và đúng thời điểm.
b. Nhiệm vụ xuất khẩu:
Xuất phát từ các mục tiêu phong phú, đa dạng trên. Để thực hiện tốt các mục tiêu đó thì hoạt động xuất khẩu phải thực hiện các nhiệm vụ sau:
Thứ nhất, phải ra sức khai thác có hiệu quả mọi nguồn lực của đất nước như đất đai, nhân lực, tài nguyên thiên nhiên, cơ sở vật chất. Việt Nam là một quốc gia có tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng. Là điều kiện tốt cho việc thúc đẩy sản xuất, tạo ra lợi thế cho ngành sản xuất của mình.
Thứ hai nâng cao năng lực sản xuất hàng xuất khẩu để tăng nhanh khối lượng và kim ngạch xuất khẩu.
Thứ ba, tạo ra những mặt hàng hoặc nhóm hàng xuất khẩu có khối lượng và giá trị lớn đáp ứng những đòi hỏi của thị trường thế giới và của khách hàng về chất lượng và số lượng có sức hấp dẫn và có khả năng cạnh tranh cao.
1.1.4.Các hình thức xuất khẩu chủ yếu:
Trong mua bán hàng hóa giữa các nước, các giao dịch đều được tiến hành theo những cách thức nhất định. Hiện nay trong hoạt động xuất khẩu giữa các quốc gia trên thế giới có sử dụng rất nhiều các loại hình xuất khẩu, tuy nhiên có các hình thức cơ bản sau:
a.Xuất khẩu trực tiếp: là hình thức xuất khẩu trong đó doanh nghiệp trực tiếp xuất khẩu sản phẩm của mình ra nước ngoài. Doanh nghiệp trực tiếp lý kết các hợp đồng xuất khẩu, tổ chức giao hàng, tổ chức nguồn hàng, bao bì , vận chuyển và thanh toán tiền hàng.
+ Ưu điểm của hình thức này đó là các đơn vị kinh doanh có nhiều thuận lợi do tiết kiêmk được các chi phí trung gian. Hơn nữa giao dịch trực tiếp với các đơn vị nước ngoài nên doanh nghiệp có thể nắm bắt chính xác sự thay đổi nhu cầu, thị hiếu của khách hàng qua đó đưa ra các giải pháp để thích ứng sản phẩm và các hoạt động kinh doanh của mình. Ngoài ra với hình thức này doanh nghiệp có thể kiểm soát được giá cả và sản phẩm của mình ở thị thị trường nước ngoài.
+ Nhược điểm: vì tổ chức xuất khẩu nên doanh nghiệp phải đầu tư nguồn vốn mới để nghiên cứu thị trường và tìm bạn hàng. Đặc biệt là doanh nghiệp phải tự chủ về mặt tài chính.
b.Xuất khẩu ủy thác:
Là hình thức xuất khẩu trong đó đơn vị đơn vị ngoại thương đứng ra với vai trò trung gian xuất khẩu và hưởng phần trăm chi phí ủy thác theo giá trị xuất khẩu.
+ Ưu điểm: Độ rủi ro thấp, trách nhiệm ít, người đứng ra xuất khẩu không phải là người chịu trách nhiệm cuối cùng, đặc biệt không cần đến để mua hàng…chi phí ít nhưng nhận tiền nhanh, cần ít thủ tục.
+ Nhược điểm: Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp nhận ủy thác thấp, không chủ động tìm kiếm thị trường, tìm kiếm khách hàng.
c.Gia công xuất khẩu:
Đó là một hoạt động mà tên gọi là bên đặt hàng giao nguyên vật liệu , máy móc , thiết bị và chuyên gia cho bên kia gọi là bên nhận gia công để sản xuất ra một hàng mới theo yêu cầu của bên đặt hàng. Sau khi snar xuất xong, bên đặt hàng nhận hàng hóa từ bên gia công và trả tiền cho bên làm hàng gọi là hoạt động gia công. Khi hoạt động vượt ra khỏi phạm vi biên giới của một quốc gia gọi là gia công xuất khẩu.
+ Ưu điểm: Công ty tham gia hoạt động gia công không phải bỏ vốn kinh doanh nhưng vẫn thu được lợi nhuận, đó là nguồn thù lao. Nước nhận gia công sẽ có nhiều thuận lợi như tranh thủ được vốn và kỹ thuật, tạo công ăn việc làm cho nhân dân…nhiều nước đang phát triển nhờ vận dụng phương thức gia công quốc tế mà có được nền công nghiệp hiện đại như Hàn Quốc, Thái Lan, Singapo.
+ Nhược điểm: Đòi hỏi nhiều kinh nghiệm trong nghiệp vụ nhưng lợi nhuận thu được không cao.
Với cac hình thức xuất khẩu đa dạng trên, việc áp dụng hình thức nào còn tùy thuộc bản than doanh nghiệp xuất khẩu. Chẳng hạn một doanh nghiệp có đủ các yếu tố về nguồn lực, khả năng tự chủ cao về tài chính, có nhiều kinh nghiệm và uy tín cho hoạt động kinh doanh…thì doanh nghiệp đó nên áp dụng hình thức xuất khẩu trực tiếp. Ngoài ra việc áp dụng hình thức này còn phụ thuộc vào mặt hàng xuất khẩu và yêu cầu nhập khẩu.
1.2.Tầm quan trọng của xuất khẩu thủy sản đối với Việt Nam:
1.2.1. Lợi thế của Việt Nam trong sản xuất và xuất khẩu thủy sản.
Thủy sản là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Những năm gần đây kim ngạch xuất khẩu Việt Nam tăng lên lien tục. Đó là
nhờ vào các lợi thế dưới đây:
a.Vị trí địa lý:
Việt Nam là dải đất cong hình chữ S, chạy dọc phía Đông bán đảo Đông Dương, thuộc khu vực Đông Nam Á. Phía Đông, Nam và Tây giáp biển Thái Bình Dương; phía Tây và phía Bắc gắn liền với lục địa châu Á. Phần đất liền của Việt Nam trải dài từ 23*23’ đến 08*02’ vĩ độ Bắc và chiều ngang từ 102*08’ đến 109*28’ kinh Đông. Chiều dài tính theo đường thẳng trong đất liền từ Bắc đến Nam khoảng 1650 km. Chiều ngang từ Đông sang Tây nơi rộng nhất trên đất liền là 600km, nơi hẹp nhất là 50km.
Việt Nam có biên giới đất liền dài 3730 km. Phía Bắc giáp nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa với chiều dài biên giới 1150km. Phía Tây giáp cộng hòa dân chủ nhân dân Lào trên chiều dài biên giới 1650 km và giáp vương quốc Campuchia 930km. Tạo điều kiện cho việc giao lưu hợp tác buôn bán với các nước, góp phần thúc đẩy xuất khẩu của Việt Nam.
b.Điều kiện tự nhiên:
Lãnh thổ toàn vẹn của Việt Nam bao gồm diện tích đất liền theo tổng điều tra năm 2002 là 329.297 km2 và vùng biển rộng hơn 1 triệu km2.
Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới nên khí hậu chịu ảnh hưởng khá sâu sắc của chế độ gió mùa châu Á ( chủ yếu là gió mùa Đông Bắc và Đông Nam). Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1000-2000mm. Độ ẩm dưới 85%. Thuận lợi cho các loài thủy sản phát triển.
Đại bộ phận lãnh thổ Việt Nam được bao trùm bởi đồi núi, có nơi đâm ra sát biển, thậm chí còn lan ra biển. Hướng núi chủ yếu là hướng Tây Bắc-Đông Nam. Núi không cao nhưng hiểm trở chia cắt địa hình thành nhiều vùng với những đặc thù riêng. Địa hình Bắc Bộ giống như chiếc rẻ quạt, ba phía Tây, Bắc và Đông đều là đồi núi, phía Nam là bờ biển và ở giữa là đồng bằng. Địa hình Trung Bộ chạy dài và hẹp, đồi núi và bờ biển xâm nhập lẫn nhau. Địa hình Nam Bộ ít phức tạp hơn và tương đối bằng phẳng. Nhìn chung các vùng đồng bằng ven biển đều có diện tích không lớn.
Bờ biển Việt Nam trải dài hơn 3260 km. Trung bình khoảng 20 km chiều dài bờ biển có một cửa song thông ra biển. Các cửa song này chịu ảnh hưởng của chế độ thủy triều khá phức tạp.
Ngoài những con song chảy trực tiếp vào biển, có một số sông chảy qua các đầm phá lớn như Tam Giang, Cầu Hai, Lăng Cô, Ô Loan.
Trên lãnh thổ Việt Nam có khoảng 2860 sông ngòi lớn nhỏ, nhìn chung chảy xiết, do vậy thường làm xói mòn địa hình. Bờ biển của Việt Nam uốn lượn- chỗ nhô ra tạo nên bán đảo nhỏ, chỗ vòng lại hình thành vùng vịnh và cảng lớn.
Việt Nam có nhiều hồ tự nhiên như Hồ Tây ( đại diện cho hồ miền đồng bằng), biển hồ, hồ Ba Bể, hồ Lăk ( đại diện cho hồ miền núi). Các hồ đó có mực nước quanh năm ổn định, chu trình vật chất khép kín tự có trong hồ là chính. Diện tích các hồ tự nhiên ở Việt Nam là 20000 ha.
Việt Nam có rất nhiều hồ chứa cỡ trung bình và cỡ nhỏ ( hiện chưa kiểm kê hết),một số hồ chứa lớn là Thác Đa, Hòa Bình ( ở miền Bắc), Dầu Tiếng , Trị An, thác Mơ, sông Hinh ( ở miền Nam). Diện tích hồ chứa trên 1800ha. Tuy nhiên, với vai trò quan trọng trong công tác thủy lợi, thủy điện và phân lũ, hiện nay nhiều hồ chứa mới đang tiếp tục được xây dựng.
c.Nguồn nhân lực: Dân số lao động của Việt Nam:
Là một nước có nguồn lao dộng dồi dào, dân cư đông đúc. Dân số Việt Nam năm 2003 là 80,9 triệu người, trong đó nữ 41,15 triệu người, chiếm 50,80% tổng số, nam 39,75 triệu người chiếm 49,20% tổng số. Từ năm 1990 đến 2002, tốc độ tăng dân số Việt Nam giảm mạnh từ 1.92% xuống 1.32% nhưng đến năm 2003, tỷ lệ này lại tăng lên 1.47%.
Việt Nam là một quốc gia có dân số trẻ, số người trên độ tuổi lao động trên 50%. Số người biết chữ( 10 tuổit trở lên) chiếm tỷ lệ rất cao 91%. Nhận thức của người Việt Nam tương đối nhanh nhạy và linh hoạt, vì vậy với thời gian đào tạo ngắn nhưng người Việt Nam có khả năng tiếp thu được kiến thức khoa học kỹ thuật và công nghệ tiên tiến, nhanh chóng đảm nhận nhiệm vụ mới. Đó là một trong thế mạnh của Việt Nam trong việc giảm chi phí trong sản xuất tạo được lợi thế cho xuất khẩu.
d.Cơ cấu tổ chức:
Hệ thống hành chính của Việt Nam hiện nay đang được tổ chức theo 4 cấp: Cấp Trung Ương, cấp tỉnh , cấp huyện và cấp xã. Sau nhiều lần tách nhập, tạo thời điểm 1\4\2004, Việt Nam có 64 đơn vị hành chính cấp tỉnh ( gồm 59 tỉnh và 5 thành phố trực thuộc trung ương là Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh và Cần Thơ ) với 659 đơn vị hành chính cấp huyện ( gồm 534 huyện, 42 quận, 61 thị xã và 22 thành phố trực thuộc tỉnh) và 1032 đơn vị hành chính cấp xã.
1.2.2. Vai trò của xuất khẩu thủy sản đối với Việt Nam:
a. Ngành thủy sản là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của quốc gia.
Theo sô liệu đã được công bố của tổng cục thống kê, GDP của ngành thủy sản giai đoạn 1995 đến 2003 tăng từ 6664 tỷ đồng lên 24125 tỷ đồng. Trong các hoạt động của ngành, khai thác thủy sản giữ vị trí rất quan trọng. Sản lượng thác hải sản trong 10 năm gần đây tăn lien tục với tốc độ tăng bình quân hàng năm khoảng 7,7% ( giai đoạn 1991-1995) và 10% ( giai đoạn 1996-2003). Nuôi trồng thủy sản đang ngày càng có vai trò quan trọng hơn khai thác hải sản cả về lượng và chất lượng cũng như tính chủ động trong sản xuất. Điều này tất yếu dẫn đến sự chuyển đổi về cơ cấu sản xuất – ưu tiên phát triển các hoạt động kinh tế mũi nhọn, đem lạo hiệu quả kinh tế cao.
Việt Nam có nhiều tiềm năng để phát triển nuôi trồng thủy sản ở khắp mọi miền đất nước cả về nuôi biển, nuôi nước lợ và nuôi nước ngọt. Đến năm 2003 đã sử dụng 612.778ha nước mặn, lợ và 254.835ha nước ngọt để nuôi thủy sản. Trong đó, đối tượng nuôi chủ lực là tôm với diện tích 580.465ha.
Bên cạnh những tiềm năng đã biết Việt Nam có những tiềm năng mới được xác định có thể sử dụng để nuôi trồng thủy sản như sử dụng vật liệu chống thấm để xây dựng công trình nuôi trên các vùng đất cát hoang hóa, chuyển đổi mục đích sử dụng các diện tích trồng lúa, làm muối kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản… Nuôi biển là một hướng mở mới cho ngành thủy sản, đã có bước khởi động ngoạn mục với các loài tôm hùm, cá giò, ca mú, cá Tráp, trai ngọc,…với các hình thức nuôi lồng bè. Nuôi nước ngọt đang có bước chuyển mạnh từ sản xuất nhit tự túc sang sản xuất hàng hóa lớn, điển hình là việc phát triển nuôi cá Tra, cá Basa xuất khẩu đem lại giá trị kinh tế cao. Nuôi đặc sản được mở rộng, sự xuất hiện hàng loạt các trang trại nuôi chuyên canh ( hoặc canh tác tổng hợp nhưng lấy nuôi trồng thủy sản làm hạt nhân) chuyển đổi phương thức nuôi quảng canh, quảng canh cải tiến sang bán thâm canh và thâm canh đã góp phần quan trọng vào sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn.
Ngành thủy sản có tốc độ tăng trưởng rất nhanh so với các ngành kinh tế khác. Tỷ trọng GDP