Thuế xuất nhập khẩu hiện nay đóng góp phần lớn vào nguồn thu của ngân sách nhà nước, là một trong các phương tiện để nhà nước thực hiện chức năng quản lý của mình. Thông qua thuế xuất nhập khẩu có thể quản lý doanh nghiệp ở tầm vĩ mô, bảo hộ sản xuất trong nước, định hướng người tiêu dùng
76 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 2419 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tìm hiểu thuế xuất nhập khẩu và hiện tượng thất thu thuế nhập khẩu ở Việt nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục
Lời mở đầu 4
Chương I: Cơ sở lý luận chung về thuế xuất nhập khẩu 6
1. Khái niệm thuế xuất nhập khẩu 6
2. Vai trò của thuế xuất nhập khẩu đối với sự phát triển
của kinh tế 8
3. Nội dung cơ bản của luật thuế xuất khẩu, luật thuế nhập
khẩu hiện hành 14
4.Thất thu thuế nhập khẩu và sự cần thiết phải
chống thất thu thuế nhập khẩu 23
chương II Thực trạng thu thuế xuất nhập khẩu và một số nguyên nhân cho Hiện tượng thất thu thuế nhập khẩu ở việt nam 28
I Tình hình xuất nhập khẩu trong mấy năm gần đây 28
1. Đánh giá chung 28
2. Thị trường xuất nhập khẩu năm 2004 có nhiều chuyển
biến tích cực 30
II.Tình hình thu thuế nhập khẩu hiện nay 32
1. Cơ sở tính thuế 32
2. Quy trình tính và thu thuế 36
3. Kết quả hoạt động thu thuế xuất nhập khẩu 36
III. Một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng thất thu
thuế xuất nhập khẩu ở Việt nam 41
1. Do luật thuế xuất nhập khẩu còn nhiều sơ hở,
thiếu chặt chẽ và phức tạp. 41
2. Do buôn lậu và gian lận thương mại 43
2.1 Tình hình buôn lậu hiện nay trên các tuyến biên giới, và các phương thức vận chuyển……….45
2.1.1 Tuyến biên giới các tỉnh phía bắc..........................45
2.1.2 Tuyến biên giới miền trung...................................45
2.13 Tuyến biên giới Tây nam.......................................45
2.1.4 Tuyển đường biển.................................................46
2.1.5 Tuyến đường hàng không......................................47
2.2 Tình hình gian lận thương mại hiện nay và các phương thức. 47
2.2.1 Lợi dụng sơ hở của luật thuế xuất nhập khẩu47
2.2.2 Khai sai số lượng, trọng lượng của hàng hóa. 49
2.2.3 Ghi sai xuất xứ của hàng hóa. ………………..49
2.2.4 Thông qua tình trạng tạm nhập tái xuất…….49
2.2.5 Thông qua yêu cầu kiểm định trước………….50
khi nhập hàng.
3. Do tình trạng nợ thuế 50
4. Một số nguyên nhân khác. 51
4.1 Do sự yếu kém của cán bộ Hải quan………………….51
4.2 Do công tác kiểm tra kiểm soát chưa tốt……………..51
4.3 Do dân trí về thuế chưa cao…………………………….51
4.4 Do đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn…………..52
Chương III. Phương hướng và giải pháp khắc phục tình trạng thất thu thuế xuất nhập khẩu 53
I Những quan điểm cơ bản của việc chống thất thu thuế xuất nhập khẩu....................................................................…….53
1. Phải giải quyết hài hóa mối quan hệ giữa lợi ích
của nhà nước và lợi ích của đối tượng nộp thuế. 53
2. Chống thất thu thuế ngay từ trong nhà nước. 53
3. Chống thất thu thực và chống thất thu tiềm năng phải
cùng được coi trọng 54
4. Phối hợp các ngành các cấp trong hoạt động 54
chống thất thu thuế
II. Mục tiêu cơ bản của chống thất thu thuế nhập khẩu. 54
III. Kinh nghiệm chống thất thu thuế ở một số nước..................... 55
1. ở Pháp……………………………………………………55
2. ở Singapo ……………………………………………….56
3. ở Đan mạch……………………………………………...57
IV.Một số giải pháp chống thất thu thuế nhập khẩu. 58
1. Tiến tới xây dựng luật thuế xuất nhập khẩu hoàn thiện hơn,
phù hợp hơn với tình hình phát triển kinh tế của đất nước. 58
2. Tăng cường công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại 63
3. Cải tiến cơ chế quản lý thuế xuất nhập khẩu: 67
V.Điều kiện để thực hiện các giải pháp chống thất thu thuế 69
1. Về con người 69
2. Về khoa học kỹ thuật 69
3. Về phía hải quan 70
Kết luận
Tài liệu tham khảo
Lời mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thuế xuất nhập khẩu hiện nay đóng góp phần lớn vào nguồn thu của ngân sách nhà nước, là một trong các phương tiện để nhà nước thực hiện chức năng quản lý của mình. Thông qua thuế xuất nhập khẩu có thể quản lý doanh nghiệp ở tầm vĩ mô, bảo hộ sản xuất trong nước, định hướng người tiêu dùng…
Nhưng hiện nay tình trạng thất thu thuế nhập khẩu ngày càng trở nên phổ biến, thông qua nhiều hình thức khác nhau, lợi dụng các đối tượng và kẽ hở của pháp luật mà các đối tượng trốn thuế thực hiện hành vi của mình. Thất thu thuế không những chỉ diễn ra ở các địa bàn biên giới, vùng biển, hàng không, các đơn vị kinh tế quốc doanh mà còn diễn ra ở các hoạt động kinh doanh hàng hóa nhập khẩu, mua bán nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu, tạm nhập tái xuất…
Thất thu thuế nhập khẩu không những chỉ ảnh hưởng đến nguồn thu của ngân sách nhà nước mà còn là vấn đề đạo đức ảnh hưởng đến kinh tế, xã hội. Khi thất thu thuế nhập khẩu công cụ quản lý bằng thuế giảm tính hiệu lực không còn phát huy tác dụng của nó. Từ nó làm ảnh hưởng đến quan hệ thương mại trong và ngoài nước. Đặc biệt đối với Việt nam nhu cầu nhập khẩu còn đang lớn do vậy thất thu thuế nhập khẩu đối với Việt nam càng càng là vấn đề nổi cộm hơn. Trên cơ sở đó việc thực hiện đề tài: Thuế xuất nhập khẩu và hiện tượng thất thu thuế nhập khẩu ở Việt nam hiện nay có ý nghĩa về mặt lý luận cũng như thực tiễn.
2. Mục đích nghiên cứu
Thuế xuất nhập khẩu là một trong các công cụ thực hiện quản lý hoạt động thương mại. Người viết nghiên cứu đề tài này nhằm có những hiểu biết về lý luận thuế xuất nhập khẩu, mối quan hệ giữa thất thu thuế nhập khẩu và thuế nhập khẩu. Đánh giá thực trạng thất thu thuế nhập khẩu hiện nay. Trên cơ sở đó kiến nghị các giải pháp đề khắc phục thực trạng trên. Qua đó góp phần tăng thu ngân sách, bảo hộ sản xuất thúc đẩy quan hệ thương mại…
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tình hình thất thu thuế nhập khẩu ở Việt nam hiện nay và các nguyên nhân của nó. Trong giới hạn một chuyên đề thực tập tốt nghiệp người viết chỉ xin đề cập tới một số nguyên nhân chủ yếu, một số giải pháp nổi bật nhằm khắc phục tình trạng thất thuế nhập khẩu trong thời gian tới ở Việt nam.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để đánh giá chính xác thực trạng thất thu thuế để từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp người viết sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-lênin, kết hợp với các biện pháp so sánh đối chiếu, phân tích dựa trên các số liệu tài liệu có sẵn.
5. Kết cấu của đề tài
Đề tài được kết cấu thành ba phần chính;
Chương 1: Cơ sở lý luận về thuế xuất nhập khẩu và hiện tượng thất thu thuế.
Chương 2: Thực trạng thất thu thuế nhập khẩu và các nguyên nhân.
Chương 3: Một số giải pháp chống thất thu thuế nhập khẩu.
Chương 1
Cơ sở lý luận chung Về thuế xuất nhập khẩu
1. Khái niệm thuế xuất nhập khẩu
Thuế nói chung vừa là một phạm trù mang tính khách quan vừa là phạm trù mang tính lịch sử. Thuế tồn tại và phát triển gắn liền với sự tồn tại và hoạt động của nhà nước.
Khi xã hội phát triển đến một giai đoạn nhất định, giai cấp và tầng lớp xã hội xuất hiện, thì nhà nước cũng hình thành. Để thực hiện các chức năng của mình thì nhà nước cần có một nguồn tài chính. Nguồn tài chính đó có thể là sự huy động của các tổ chức cá nhân trong xã hội. Theo một cách nào đó có thể hiểu nguồn tài chính này là thuế. Nhà nước đặt ra nhiều sắc thuế khác nhau áp dụng đối với từng lĩnh vực từng đối tượng. Thuế xuất nhập khẩu là một khoản thuế không thể thiếu đặc biệt khi hoạt động buôn bán trao đổi hàng hoá giữa các quốc gia ngày càng trở nên sôi động. Thuế xuất nhập khẩu có thể hiểu là khoản thu bắt buộc điều tiết vào giá của hàng hoá dịch vụ khi trao đổi với nước khác mà người sở hữu nó phải nộp cho nhà nước. Cũng có nhiều quan niệm về thuế xuất nhập khẩu nhưng có thể định nghĩa thuế xuất nhập khẩu như sau: “ Thuế xuất khẩu, nhập khẩu là một loại thuế gián thu đánh vào các mặt hàng mậu dịch, phi mậu dịch được phép xuất khẩu, nhập khẩu qua biên giới Việt Nam.” Hồ Ngọc Cẩn- NXB Thống kê Hà Nội 2003- Thuế xuất nhập khẩu 2003 tr.13.
Thuế xuất nhập khẩu hay còn gọi là thuế quan được các nước tư bản sớm phát triển sử dụng như Anh và Pháp. Sự phát triển của thuế xuất nhập khẩu cũng trải qua các quá trình khác nhau ở những giai đoạn khác nhau và ở những nước khác nhau.
Trong nền kinh tế tự do cạnh tranh nhiều quan niệm cho rằng việc sử dụng thuế xuất nhập khẩu làm hạn chế tính tự do cạnh tranh của thị trường, quan niệm này có ở những nước phát triển . Và họ bác bỏ việc sử dụng thuế xuất nhập khẩu. Nhưng bên cạnh đó cũng trong giai đoạn này ở những nước kém phát triển muốn bảo hộ sản xuất trong nước, thuế xuất nhập khẩu là một công cụ hữu hiệu nên họ ủng hộ việc sử dụng loại thuế này.
Khi chủ nghĩa tư bản phát triển nhanh chóng đến giai đoạn độc quyền thì thuế xuất nhập khẩu được sử dụng rộng rãi. Thuế nhập khẩu cao làm hạn chế lượng hàng nhập khẩu khiến cho các doanh nghiệp dành độc quyền về thị trường trong nước.
Trong giai đoạn chiến tranh thế giới thứ nhất, sự mất cân đối về hoạt động thương mại của các nước tham chiến và không tham chiến làm, sự giảm sút hoạt động trao đổi hàng hoá, cuộc khủng khoảng kinh tế thế giới 1929-1930 khiến cho việc sử dụng công cụ thuế quan đơn nhất không còn đủ sức phát huy tác dụng. Các nước còn sử dụng thêm công cụ phi thuế quan như dùng ngoại tệ trong thanh toán, hạn ngạch xuất khẩu để điều chỉnh hoạt động thương mại của mình.
Trong giai đoạn chiến tranh thế giới thứ hai, ở những nước phát triển, kinh tế các nước phát triển nhanh chóng, dẫn tới việc hình thành hệ thống tiền tệ quốc tế. Xu thế này khiến cho các nước linh hoạt hơn trong chính sách của mình, hạn chế hoặc bác bỏ việc sử dụng hàng rào thuế quan, mở rộng quan hệ hình thành nên các hiệp hội các tổ chức thế giới.
Tuy nhiên ở các nước đang phát triển vì mục tiêu bảo đảm cho nguồn thu của ngân sách nhà nước và bảo hộ thị trường trong nước, các nước này vẫn ưa chuộng việc sử dụng thuê xuất nhập khẩu - coi nó là công cụ hữu hiệu để thực hiện mục tiêu của đất nước mình.
Trong giai đoạn hiện nay với xu thế khu vực hoá toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới ở các nước phát triển cũng như các nước đang phát triển, thuế quan ngày càng hạn chế sử dụng. Nhằm tăng cường tự do hóa thương mại, tự do cạnh tranh, hàng hoá của các nước được tự do trao đổi.
2. Vai trò của thuế xuất nhập khẩu đối với sự phát triển của kinh tế.
Thuế xuất nhập khẩu được sử dụng rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới. Nó có vai trò to lớn trong việc điều tiết hoạt động thương mại trao đổi hàng hoá và dịch vụ.
Thuế xuất nhập khẩu tác động trực tiếp vào giá cả của hàng hoá, do vậy mà cũng tác động đến khả năng cạnh tranh của hàng hoá trên thị trường. Thuế nhập khẩu cao làm tăng thêm giá thành của mặt hàng nhập khẩu do vậy sẽ hạn chế lượng hàng nhập khẩu trên thị trường, tăng tính cạnh tranh cho mặt hàng nội địa. Hơn nữa tạo cơ hội phát triển cho các mặt hàng thay thế hàng nhập khẩu ở thị trường nội địa đó. Giữa mặt hàng nhập khẩu có thuế đánh cao và mặt hàng nhập khẩu có thuế đánh thấp hơn cũng tạo ra tính cạnh tranh khác nhau cho với mỗi mặt hàng. Ngược lại thuế xuất khẩu thấp khiến cho lượng hàng xuất khẩu nhiều hơn và với mức giá bán ra trên thị trường quốc tế cũng thấp hơn, làm tăng khả năng cạnh trạnh của mặt hàng này trên thị trường thế giới. Như vậy thuế xuất nhập khẩu có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp rất lớn đến hoạt động thương mại nói riêng và sự phát triển kinh tế nói chung. Nhưng có thể tóm tắt các vai trò của thuế xuất nhập khẩu ở : Đóng góp một phần to lớn vào nguồn thu của ngân sách nhà nước. Góp phần bảo hộ và khuyến khích sản xuất trong nước. Góp phần hướng dẫn tiêu dùng. Là công cụ điều tiết hoạt động thương mại.
2.1 Đóng góp phần lớn vào nguồn thu của ngân sách nhà nước.
Nguồn thu ngân sách nhà nước bao gồm các nguồn chính: thuế, phí lệ phí. Trong đó thuế đòng góp một tỷ trọng lớn ảnh hưởng đến quy mô của ngân sách. Trong cơ cấu thuế, thuế xuất nhập khẩu cũng chiếm một phần quan trọng. Sở dĩ thuế xuất nhập khẩu lại đóng góp lớn vào ngân sách như vậy vì hệ thống thuế hiện nay còn chưa hoàn thiện, trong khi đó hoạt động thương mại diễn ra ngày một sôi động, nhu cầu xuất nhập khẩu ngày càng tăng, thuế lại là loại thuế gián thu. Người tiêu dùng gián tiếp đóng thuế thông qua giá cả hàng hóa, do đó mà không cảm thấy gánh nặng về thuế.
Trong những năm qua tổng thu ngân sách không ngừng tăng qua các năm Thời báo kinh tế Việt nam- kinh tế 2004-2005 tr 13.
Như chúng ta đã biết ngân sách có vai trò rất quan trọng trong việc: duy trì hoạt động của các cơ quan nhà nước, chi cho các công trình công cộng, các hoạt động phúc lợi xã hội, chi cho các hoạt động đầu tư phát triển. Các hoạt động đẩu tư rủi ro cao khả năng thu lời nhỏ nhưng có lợi cho quốc té dân sinh. Vai trò của ngân sách giúp cho ổn định phát triển kinh tế của quốc gia. Trong khi đó thuế xuất nhập khẩu đóng góp với tỷ lệ 12,3% vào ngân sách đã khẳng định được vai trò của thuế xuất nhập khẩu đối với ngân sách nhà nước.
Mức độ đóng góp của thuế xuất nhập khẩu vào ngân sách nhà nước Thời báo kinh tế- kinh tế Việt nam tr13.
2.2 Góp phần bảo hộ và khuyến khích sản xuất trong nước phát triển.
ở mỗi quốc gia, ở mỗi giai đoạn phát triển, tuỳ vào chiến lược của từng thời kỳ mà Nhà nước đề ra chính sách thuế phù hợp để có thể khuyến khích xuất khẩu, hoặc nhập khẩu.
Thuế xuất nhập khẩu cộng thêm vào giá thành chính vì thế mà làm tăng giá cả của hàng hoá. Đối với những hàng hoá như tài nguyên đất nước, các hàng hoá cần được nhà nước bảo vệ thì nhà nước đánh thuế xuất khẩu cao để bảo vệ và phát triển sản xuất trong nước. Đối với mặt hàng muốn hạn chế lượng nhập khẩu để khích thích sản xuất trong nước thì nhà nước đánh thuế nhập khẩu cao để hạn chế lượng hàng nhập khẩu này. Đối với mặt hàng xuất khẩu là nguyên liệu đầu vào cho các ngành khác thì thuế nhập khẩu có thể đánh thấp để giảm giá thành cho các mặt hàng đó.
Đối với nước ta thường khuyến khích xuất khẩu hạn chế nhập khẩu do vậy mà thuế xuất khẩu thường thấp còn thuế nhập khẩu thì cao hơn.
Trong xu thế kinh tế thế giới hiện nay tính cạnh tranh ngày càng trở nên khắc nghiệt, nhưng đối với đất nước ta nhiều ngành còn rất non trẻ. Chính vì vậy mà việc bảo hộ sản xuất trong nước thông qua hàng rào thuế quan là cần thiết. Tuy nhiên cũng khẳng định là Việt Nam không lấy chính sách bảo hộ làm chiến lược phát triển, vì việc gia nhập WTO, sự mở cửa phát triển của khối ASEAN, AFTA, buộc ta phải tháo rỡ hàng rào thuế quan này. Chúng ta cũng hiểu vai trò của hàng hóa nhập khẩu bởi nó là đầu vào của hàng hóa xuất khẩu nhưng cũng không thể không bảo hộ sản xuất trong nước ở từng thời điểm, ở từng vùng và từng ngành nghề nhất định. Bảo hộ tạo cơ sở cho các doanh nghiệp trong nước có thời gian để học hỏi kinh nghiệm, khoa học công nghệ của nước ngoài, cải thiện tình hình sản xuất của mình, nâng cao khả năng cạnh tranh với các mặt hàng khác. Trong giai đoạn hiện nay chúng ta vẫn tiến hành bảo hộ nhưng bảo hộ khác hẳn với xu thế hướng nội không bó chặt nền kinh tế và bảo hộ ở những lĩnh vực cần thiết, mũi nhọn đặc biệt cần sự hỗ trợ của nhà nước. Nhưng việc bảo hộ cũng chỉ trong một thời hạn nhất định, nhà nước cần nghiên cứu kỹ đối tượng bảo hộ tránh tình trạng ỷ lại nhà nước.
Bên cạnh đó thuế xuất nhập khẩu còn có tác dụng khuyến khích sản xuất trong nước phát triển. Bởi nó tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp trong nước, ít cạnh tranh hơn, thị phần trong nước nhiều hơn.
2.3 Góp phần định hướng người tiêu dùng.
Thuế cao hay thấp sẽ có tác dụng hạn chế hay kích thích tiêu dùng, ví dụ đánh thuế nhập khẩu cao người tiêu dùng sẽ sử dụng hàng hoá trong nước nhiều hơn. Đối với mặt hàng khuyến khích phát triển thuế nhập khẩu đánh thấp thậm chí không đánh. Đối với mặt hàng hạn chế việc sử dụng thì thuế đánh rất cao ví dụ như rượu và thuốc lá. Thông qua chính sách thuế đó người tiêu dùng biết Đảng và nhà nước khuyến khích mình nên tiêu dùng mặt hàng nào.
2.4 Là công cụ điều tiết hoạt động thương mại .
Để quản lý hoạt động thương mại chính phủ các nước có thể sử dụng đồng bộ các biện pháp thuế quan và phi thuế quan ( như hạn ngạch, hạn chế phân bổ ngoại tệ). Nhưng công cụ thuế quan vẫn được đánh giá là quan trọng nhất bởi một số nguyên nhân sau:
Một là: Khác với hạn ngạch, đối với thuế quan, thông tin về sự biến động giá cả hàng hóa dịch vụ được truyền đến người đầu tư, người sản xuất, người tiêu dùng một cách nhanh chóng và chính xác. Bời thuế đánh trực tiếp vào giá cả của hàng hóa và dịch vụ đó. Thông qua việc nắm bắt thông tin này nhanh hay chậm mà người ra quyết định có quyết định nhanh chóng chính xác hay không.
Hai là: Trong thuế quan tính bảo hộ rất rõ ràng và minh bạch. Người tiêu dùng và người đầu tư có nhiều cách để nhận ra thuế suất. Song các nhà đầu tư phải dự đoán các biện pháp bảo hộ có thể có trong tương lai đối với mặt hàng của mình - trong thuế quan đó đã có sẵn một đặc tính là tính tiên liệu và tính minh bạch.
Ba là: khi sử dụng công cụ thuế quan trong quá trình hội nhập sẽ cho phép chúng ta hạn chế và tiến tới xóa bỏ bảo hộ được một cách có hiệu quả rõ ràng và có thể tính toán được cụ thể. Còn nếu dùng hạn ngạch thì việc tính toán là không thể khi tiến hành tự do hóa thương mại.
Bốn là: Khi sử dụng công cụ thuế quan, sẽ tạo được một nguồn thu hữu ích cho ngân sách nhà nước, nếu dùng hạn ngạch có thể dẫn đến sự phung phí của các cá nhân tổ chức nhận được hạn ngạch ưu đãi của nhà nước. Việc sử dụng thuế quan tạo môi trường bình đẳng cho tất cả mọi đối tượng tham gia hoạt động thương mại, còn dùng hạn ngạch sẽ thường tạo cơ hội cho các công ty lâu năm có quan hệ thân thuộc với chính phủ.
2.5 Góp phần thực hiện chính sách đối ngoại của đất nước.
Ngoài các vai trò trên thuế xuất nhập khẩu còn đóng góp vào quan hệ đối ngoại của đất nước. Như thuế nhập khẩu có thể đánh cao đối với các mặt hàng của các nước có chính sách phân biệt quốc gia đối với đất nước mình hay cho một số nước đã ký hiệp định thương mại thuế quan. Nhà nước phân biệt khu vực thuế cho từng nước đã có hiệp định thương mại với nước mình đối với từng mặt hàng cụ thể. Trên cơ sở đó mà biểu thuế gồm ba loại: thuế suất ưu đãi, thuế suất ưu đãi đặc biệt và thuế suất thông thường.
Qua đó ta thấy được vai trò quan trọng của thuế xuất nhập khẩu tới sự phát triển của nền kinh tế của đất nước. Vấn đề là việc thu thuế có triệt để hay không, sự thất thu thuế càng ảnh hưởng mạnh đến nhiều mặt của nền kinh tế. Do vậy cần xem xét tìm hiểu thất thu thuế nguyên nhân của hiện tượng và các giải pháp cần thiết để hạn chế tình trạng này. Góp phần thực hiện đúng vai trò mà thuế xuất nhập khẩu mang lại.
3. Nội dung cơ bản của luật thuế xuất khẩu, luật thuế nhập khẩu hiện hành.
Luật về thuế xuất nhập khẩu, thuế xuất khẩu được chính thức ban hành vào năm 1987 và được sửa đổi ba lần vào năm 1991, 1993, 1998. Hiện nay luật có nội dung cơ bản như sau:
3.1 Phạm vi áp dụng
- Đối tượng chịu thuế: Hàng hóa xuất nhập khẩu qua biên giới Việt nam, kể cả hàng hóa từ khu chế xuất đưa vào thị trường trong nước và từ thị trường trong nước đưa vào khu chế xuất đều là đối tượng chịu thuế của luật thuế này.
- Đối tượng không chịu thuế Mục II phần A thông tư 87/2004/TT-BTC ngày 31 tháng 8 năm 2004 của Bộ Tài chính
:
+ Hàng quá cảnh mượn đường qua lãnh thổ Việt nam
+ Hàng kinh doanh theo phương thức chuyển khẩu
+ Hàng hóa từ nước ngoài nhập khẩu vào khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất và hàng hóa từ khu chế xuất, doanh nghiệp từ khu chế xuất ra nước ngoài hoặc hàng hóa doanh nghiệp chế xuất này sang doanh nghiệp chế xuất khác.
+ Hàng viện trợ nhân đạo
- Đối tượng nộp thuế:
Tổ chức cá nhân có đối tượng chịu thuế, phải nộp thuế cho cơ quan nhà nước.
3.2 Căn cứ tính thuế
Căn cứ để tính thuế xuất nhập khẩu dựa vào số lượng hàng hóa, giá tính thuế và thuế suất của mặt hàng thực tế xuất nhập khẩu.
Công thức tính thuế Thuế suất – Cơ quan quản lý và ban hành thuế suất: Bộ Tài chính - Vụ Chính sách thuế.
Số thuế xuất/ nhập khẩu phải nộp = Số lượng hàng hóa xuất/nhập khẩu phải nộp x Đơn giá tính thuế x Thuế suất xuất /nhập khẩu.
Hoặc = Trị giá tính thuế x Thuế suất xuất/ nhập khẩu
- Số lượng hàng hóa xuất nhập khẩu: Là số lượng mặt hàng thực thế xuất nhập khẩu
- Giá tính thuế http/www.custom.gov.vn- thuế xuất nhập khẩu
* Trường hợp giá tính thuế theo hợp đồng:
+ Đối với hàng hóa xuất khẩu là giá bán cho khách hàng tại cửa khẩu xuất( Giá FOB ) không bao gồm chi phí bảo hiểm (I) và chi phí vận tải ( F).
+ Đối với hàng nhập khẩu là giá mua tại cửa nhập khẩu (CIF) bao gồm cả phí bảo hiểm và chi phí vận tải. Nếu nhập khẩu bằng đường bộ là giá mua theo điều kiện biên giới Việt Nam
+ áp dụng với khu chế xuất: là giá thực tế mua bán tại cửa khẩ