Từ lâu, Kinh Dịch được coi là một kỳ thư đã tạo nên sự bí ẩn hàng thiên niên kỷ “ là hiện tượng lạ trong lịch sử học thuật thế giới”. Kinh Dịch là bộ sách tối cổ ra đời từ rất sớm, những thành tố tư tưởng sơ khai của nó đã xuất hiện khi Socrate, Heraclit ở Hy Lạp chưa được sinh ra, và Veda cùng Upanisad ở Ấn Độ vẫn chưa hình thành.Ngay ở Trung Quốc, Kinh Thi và Kinh Thư cũng không có nguồn gốc sâu xa bằng nó.
11 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1431 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Tìm hiểu tư tưởng biện chứng trong tác phẩm Kinh Dịch, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Từ lâu, Kinh Dịch được coi là một kỳ thư đã tạo nên sự bí ẩn hàng thiên niên kỷ “ là hiện tượng lạ trong lịch sử học thuật thế giới”. Kinh Dịch là bộ sách tối cổ ra đời từ rất sớm, những thành tố tư tưởng sơ khai của nó đã xuất hiện khi Socrate, Heraclit… ở Hy Lạp chưa được sinh ra, và Veda cùng Upanisad ở Ấn Độ vẫn chưa hình thành.Ngay ở Trung Quốc, Kinh Thi và Kinh Thư cũng không có nguồn gốc sâu xa bằng nó.
Mặc cho sự thăng trầm của lịch sử, có lúc khen lúc chê, lúc thịnh lúc suy; Kinh Dịch vẫn là một sự bí ẩn kỳ vĩ, sừng sững thách đố trí tuệ của con người. Nó trải qua khói lửa bạo tàn dưới thời Tần Thủy Hoàng nổi tiếng với thái độ độc đoán cực đoan “ phân thư, khinh nho” ( đốt sách, chôn sống học trò), và qua bão táp của thời kỳ “ Đại cách mạng văn hóa” ở Trung Quốc với phong trào “ Phê Lâm, Phê Khổng”, để ngày nay giống như khi Kinh Dịch xuất hiện đến giờ, gần như nó vẫn đang trong quá trình hình thành và phát triển, không ngừng âm thầm cống hiến cho văn hoá Trung Quốc cũng như nhân loại.
Kinh Dịch không bao giờ bị quên lãng mà có sức cuốn hút mãnh liệt với bất cứ học giả một thời đại nào muốn tìm hiểu về nền văn hóa phương Đông, trong dòng chảy tìm về những nền văn minh cổ xưa. Điều đáng kinh ngạc là Kinh Dịch không đơn thuần trình bày 64 quẻ bát quái, mà nó còn trình bày một hệ thống triết học. Hệ thống triết học ấy đã tạo dựng nên một nền văn minh Trung Hoa Cổ cực thịnh. Nền văn minh Cổ ấy vẫn tiếp tục tác động đến xã hội Trung Hoa đương đại theo cái cách xuyên suốt không đứt đoạn. Một nền văn minh cổ duy nhất của thế giới còn tồn tại cho đến ngày hôm nay.
Khi khoa học hiện đại bắt đầu nhìn lại quá khứ, những nhà khoa học trên thế giới đã xem xét Kinh Dịch với tri thức của con người hiện đại và liên hệ với những thành tựu hiện nay. Trong cuốn Kinh Dịch với vũ trụ quan Đông phương (Giáo sư Nguyễn Hữu Lượng. Nxb TP. Hồ Chí Minh, 1992) phần thay lời giới thiệu có tựa là “Tìm hiểu về Kinh Dịch” do ông Trần Nguyên (viết theo De R. Wilhem. Yi King, với chú thích: đăng trong “Phụ san Khoa học phổ thông” số 190, tháng 6 – 1992) đã viết : “Ngày nay người ta đã đem đối chiếu Kinh Dịch với nhiều lý thuyết triết học, khoa học Tây phương như lý thuyết về nguyên tử, thuyết sinh vật tiến hóa của Lamark Darwin, biện chứng pháp của Hegel, Karl Marx, thuyết tương đối của Einstein với phương trình E = mc2, lý thuyết quan trọng, người ta hy vọng qua Kinh Dịch sẽ ước đoán để tìm ra những cái mới rồi sẽ dùng khoa học để kiểm chứng lại. Như vậy là đúng với lời của nhà toán học Pháp H. Poincaré đã nói: “Phỏng đoán trước rồi hãy chứng minh! Tôi có cần nhắc lại rằng chính như vậy mà đã có những phát minh quan trọng’’.
Quả thật hiện giờ, Kinh Dịch đang được cả thế giới chú ý. Song cách nhìn nhận Kinh Dịch có phần phiến diện, ít đề cập về mặt triết học có chăng chỉ dừng lại ở một cuốn sách bói, đề cập vấn đề dự đoán trong Dịch. Bên cạnh đó còn e ngại khi tìm hiểu vì cho rằng ở trong Kinh Kịch chỉ đề cập những vấn đề huyền hoặc, bí ẩn có yếu tố mê tín dị đoan như sự hình thành của Bát Quái, sự vận động của nó và nguồn gốc của Âm Dương …Song gần đây đã có rất nhiều công trình và tác phẩm nghiên cứu về mặt triết học trong Kinh Dịch. Nhưng hầu hết các công trình đó dừng lại nghiên cứu về mặt thế giới quan, còn đề cập măt tư tưởng biện chứng trong tác phẩm thì hầu như rất hạn chế, thường đề cập chung với các nội dung khác mà không có công trình nào nghiên cứu một cách cụ thể, riêng rẽ. Xuất phát từ tính cấp thiết nêu trên, tôi đã chọn đề tài “ Tìm hiểu tư tưởng biện chứng trong tác phẩm Kinh Dịch” làm luận văn thạc sĩ của mình. Bởi vậy, luận văn này sẽ không trình bày toàn bộ nội dung Kinh Dịch, mà chỉ đề cập đến tư tưởng biện chứng trong tác phẩm Kinh Dịch.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài.
Kinh Dịch là cuốn sách cổ của Trung Quốc đã có ảnh hưởng lớn trong các nền văn hóa dùng chữ Hán như Việt Nam, Nhật Bản, Triều Tiên, Singapo...Ngay cả thế giới hiện nay cũng có phong trào say mê nghiên cứu Dịch. Họ hình thành nên các trung tâm nghiên cứu Kinh Dịch và hội thảo toàn thế giới về Chu Dịch. Hiện nay có hơn 3000 bộ sách chú giải về Kinh Dịch.
Ở Việt Nam qua các triều đại và các thời kì luôn có người nghiên cứu Dịch và quan tâm đến Dịch. Từ thời Lý, Kinh Dịch đã đưa vào học hành và thi cử. Nhà Nho phải am tường Nho Y Lý Số. Kinh Dịch là kinh điển quan trọng nhất đối với Nho gia trong Tứ Thư Ngũ Kinh, nên gọi là Kinh. Nó đứng đầu trong năm Kinh. Kinh Dịch còn gọi là bản Kinh, nó là tác phẩm thống nhất thiên văn, địa lý, nhạc luật, binh pháp, luật làm thơ, thuật toán, tôn giáo vào làm một... Tuy nhiên ở Việt Nam như Nguyễn Hiến Lê đánh giá “ ở nước ta chưa ai có thể gọi là nhà Dịch học được”. Song không vì thế mà phong trào nghiên cứu Dịch lại đứt đoạn. Kinh Dịch là nguồn trí thức vô tận cả về đạo trời và đạo người cho giới trí thức Việt Nam xưa.
Khác với việc nghiên cứu Dịch ở Trung Quốc, người Việt có cách hiểu và tiếp cận riêng của mình khi tiếp thu Kinh Dịch. Phần lớn nội dung bói toán, thuật số, từ ngữ, nguồn gốc của Kinh Dịch ít được chú ý, mà các nhà nghiên cứu Dịch Việt Nam thường quan tâm đến nghĩa lý trong Kinh Dịch nhằm ứng dụng về tư tưởng đạo đức hay dùng vào việc binh pháp. Chúng ta có thể nhắc đến Nguyễn Trãi với “ Quân trung từ mệnh tập”; Nguyễn Bỉnh Khiêm với “ Trung Tân quán ngụ hứng ”, “ Trịnh Phùng sấm ký”; Đặng Thái Phương với “ Chu Dịch quốc âm diễn giải”. Chỉ nói riêng nhà bác học Lê Quý Đôn, người sống ở thế kỷ 18, cũng đã để cả quyển I trong bộ “ Vân đài loại ngữ” của ông để viết về “ lý khí” một lý thuyết xuất phát từ Dịch học…
Đến thời cận đại và hiện đại Việt Nam có nhà khoa bảng Hán học kiêm chí sĩ Phan Bội Châu với “ Quốc văn Chu Dịch diễn giải” đã nói về Dịch như sau: “ Trong các triết học Đông phương, vừa tinh vi vừa thiết thực, vừa thấu lý vừa thiết dụng thời chẳng gì bằng Dịch học. Lòng u thời mẫn thế gốc ở một tấm lòng từ bi thì Dịch chẳng khác gì Phật. Tùy thời thức thế đủ trăm đường biến hóa thì Dịch có lẽ hay hơn Lão…Đã nghiên cứu Dịch học thời Phật học, Lão học cũng có thể “ nhất dĩ quán chi””.
Với Ngô Tất Tố nhà văn và dịch giả “Kinh Dịch” lại cho rằng: “ Kinh Dịch là cuốn sách lạ trong giới văn học của nhân loại. Thể tài cuốn sách này không giống một cuốn sách nào. Bởi vì cái gốc của nó chỉ là một nét gạch ngang
( ), do một nét gạch ngang mà đảo điên xoay chuyển thành một bộ sách. Vậy mà hầu hết các chi tiết ở trong đều có thể thống nhất luật lệ nhất định, chứ không lộn xộn”.
Trần Trọng Kim, nhà sử học và nghiên cứu Đạo Nho :” Dịch là sách về “ Tượng số” để bói toán xem cát hung và là sách “ Lý học”, giải thích sự biến thiên của Trời Đất và sự hành động của muôn vật, là bộ sách rất trọng yếu của Nho giáo”.
Còn tác giả Thu Giang Nguyễn Duy Cần, nhà nghiên cứu Dịch học: “ Kinh dịch đối với học thuật Trung Hoa quả là một kỳ thư, gồm nắm được tất cả mọi nguyên lý sinh thành và suy hủy của vạn vật … Theo chúng tôi, Dịch (…) là bộ sách triết lý khoa học ( Philosophie de la science) của bất cứ khoa học nào của Trung Hoa”.
Tác giả Nguyễn Đăng Thục, nhà nghiên cứu lịch sử triết học phương Đông: Kinh Dịch, theo Phùng Hữu Lan trong “ Trung Quốc triết học sử” thì trước hết là một bộ sách bói toán. Thể tài của nó nguyên là Bát Quái, mỗi quái gồm ba vạch liền hay đứt…”. “ Kinh Dịch ngoài phương diện bói toán còn ảnh hưởng sâu vào triết học của Lão Tử và của Khổng Tử”.
Tác giả Nguyễn Hiến Lê, nhà nghiên cứu triết học Trung Quốc: “Một sách bói mà thành sách triết. Khắp thế giới có lẽ không có bộ sách nào kỳ dị như bộ Kinh Dịch. Nó là một trong ba bộ kinh cổ nhất của Trung hoa, sau Kinh Thi và Kinh Thư, nhưng nguồn gốc của nó - tức bát quái - thì có thể sớm hơn vào cuối đời Ân, 1.200 năm trước Tây Lịch. Nó không do một người viết mà do nhiều người góp sức trong một ngàn năm, từ Văn Vương nhà Chu mãi đến đầu đời Tây Hán nó mới có hình thức gần như hình thức ngày nay chúng ta được biết từ Tây Hán đến nay, trên 2.000 năm nữa, thời nào cũng có người tìm hiểu nó thêm, đem ý riêng của mình và tư tưởng của thời đại giọi vào nó, khiến cho ý nghĩa và công dụng của nó mỗi ngày một nhiều và một xa nguồn gốc.”
Ngoài ra còn có một số tác giả đang tranh cãi về nguồn gốc của Kinh Dịch như tác giả Hoàng Tuấn trong tác phẩm “ Kinh Dịch và nguyên lý toán nhị phân” cho rằng Kinh Dịch có nguồn gốc từ văn hóa Lạc Việt, hay như tác giả Lê Gia và Nguyễn Thiếu Dũng trong “ Kinh Dịch di sản sáng tạo của người Việt Nam” cũng cho Kinh Dịch có nguồn gốc từ Việt Nam.
Bên cạnh đó, một số học giả nghiên cứu Kinh Dịch đã đăng tải quan điểm của mình trên một số tạp chí, luận văn như “ Một vài suy nghĩ của Bác Hồ Với Chu Dịch” của Lê Văn Quán , hay “ Một số suy nghĩ về thế giới quan trong Kinh Dịch ” của Giáo sư- Tiến sĩ Nguyễn Hùng Hậu, hoặc “ Vấn đề vũ trụ quan trong tác phẩm Kinh Dịch” của Th.sĩ Nguyễn Tài Đông….
Như vậy, Kinh Dịch ở Việt Nam được nghiên cứu ở nhiều phương diện khác nhau. Ngoài các nội dung không có gì mới thì một số công trình vẫn rất có giá trị. Những công trình này đề cập ở các nội dung chủ yếu sau:
Thứ nhất là chú giải tác phẩm Kinh Dịch.
Thứ hai là đề cập vấn đề vũ trụ quan trong tác phẩm Kinh Dịch.
Thứ ba là đi sâu tìm hiểu nhân sinh quan trong tác phẩm Kinh Dịch.
Thứ tư là khả năng dự đoán trong tác phẩm Kinh Dịch.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích nghiên cứu
Luận văn nhằm góp phần tìm hiểu tư tưởng biện chứng được trình bày trong tác phẩm Kinh Dịch cũng như những đóng góp và hạn chế của nó đối với các học thuyết triết học cổ đại khác của Trung Quốc.
* Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện được mục đích trên, trong phạm vi của đề tài, chúng tôi tập trung vào một số tư tưởng nổi bật:
- Tư tưởng về vận động, mối liên hệ và sự phát triển trong Kinh Dịch.
- Một số quy luật chủ yếu trong Kinh Dịch.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chủ yếu của luận văn không phải là nói đến hệ thống các tư tưởng khác nhau trong Kinh Dịch, mà chỉ dừng lại ở tư tưởng biện chứng được trình bày trong Kinh Dịch đặc biệt là Dịch truyện.
5. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu.
Cơ sở phương pháp luận của đề tài là phương pháp biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Ngoài ra luận văn có tham khảo một vài công trình nghiên cứu của các học giả trong và ngoài nước liên quan đến đề tài để thực hiện luận văn này, bên cạnh việc dựa vào phương pháp lịch sử triết học, chúng tôi sử dụng các phương pháp cơ bản sau: phương pháp phân tích- tổng hợp, phương pháp so sánh - đối chiếu, phương pháp lịch sử, phương pháp hệ thống- cấu trúc.
6. Đóng góp mới của luận văn
Luận văn góp phần phác thảo một cách có hệ thống tư tưởng biện chứng trong Kinh Dịch và đóng góp của nó trong việc hình thành các học thuyết triết học cổ trung đại Trung Quốc. Qua đó cho chúng ta thấy những khía cạnh khác đa dạng nhiều vẻ chứa đựng trong Kinh Dịch.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo; luận văn gồm có 3 chương, 8 tiết.
B. NỘI DUNG
Chương 1
MỘT VÀI NÉT VỀ TÁC PHẨM KINH DỊCH
1.1 Nguồn gốc của Kinh Dịch.
1.2 Kết cấu, nội dung của Kinh Dịch.
1.2.1 Kết cấu của Kinh Dịch.
1.2.2 Nội dung của Kinh Dịch.
1.3. Giá trị của Kinh Dịch.
Chương 2
TƯ TƯỞNG VỀ VẬN ĐỘNG, MỐI LIÊN HỆ VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TRONG KINH DỊCH
2.1 Tư tưởng về vận động.
2.1.1 Vận động của Âm- Dương.
2.1.2 Vận động trong Bát Quái.
2.2 Tư tưởng về mối liên hệ phổ biến.
2.2.1 Mối liên hệ của Âm- Dương.
2.2.2 Mối liên hệ trong Bát Quái.
2.3 Tư tưởng về sự phát triển.
2.3.1 Sự phát triển của Âm- Dương.
2.3.2 Sự phát triển trong Bát Quái.
Chương 3
MỘT SỐ QUY LUẬT CHỦ YẾU TRONG KINH DỊCH
3.1 Quy luật mâu thuẫn.
3.1.1 Một số cặp phạm trù mâu thuẫn cơ bản trong Kinh Dịch.
3.1.2 Hình thức, nội dung mâu thuẫn trong Kinh Dịch.
3.1.3 Ý nghĩa mâu thuẫn trong Kinh Dịch.
3.2 Quy luật phản phục.
C. PHẦN KẾT LUẬN
So với các học thuyết đương thời ở Trung Quốc nhất là so với Đạo giáo, cách thể hiện tư tưởng biện chứng trong tác phẩm Kinh Dịch rõ ràng và khái quát hơn. Những quan điểm của các nhà Dịch học về tư tưởng biện chứng có nhiều điểm thành công nhất định, có nhiều điểm phù hợp với nhận thức triết học hiện đại.
Ta có thể thấy rõ ràng nhiều học phái khác nhau ở các thời đại luôn sử dụng các khái niệm học thuyết của Dịch làm cứu cánh cho học thuyết của mình như âm- dương, càn- khôn, sinh – hóa, thời- thế, động- tĩnh, cùng- cực, trung- hòa, nhân- chính…Đồng thời, họ chịu ảnh hưởng rất lớn của các quy luật trong Dịch: luật biến hóa, luật âm dương, luật phản phục…Trong lịch sử triết học Trung Quốc cổ đại, Kinh Dịch là số ít các tác phẩm hiếm hoi cho chúng ta thấy bức tranh tổng thể thống nhất biện chứng về thế giới và con người. Với các nhà làm Dịch, tư tưởng biện chứng là tư tưởng bao trùm toàn bộ tác phẩm. Khác với nhiều tác phẩm luân lí và chính trị cùng thời, Kinh Dịch là tác phẩm đề cập đến một số lượng tần suất tương đối lớn: vấn đề nguồn gốc hình thành của vũ trụ vận vật, các quy luật cơ bản của thế giới đó cũng như vị trí và vai trò của con người trong thế giới ấy. Kinh Dịch cho chúng ta thấy: thế giới là một chỉnh thể thống nhất, có sự tác động biện chứng qua lại lẫn nhau theo quy luật và ngay bản thân con người cũng là một phần không thể thiếu trong thế giới đó. Con người chính là một “ tiểu vũ trụ” ( con người cũng là một vũ trụ thu nhỏ), số phận của con người cũng có thể dự đoán được trên cơ sở của các quẻ Bát Quái trong Kinh Dịch.
Tư tưởng biện chứng không chỉ ảnh hưởng đến hầu hết tư tưởng của các học thuyết, mà nó còn chi phối sự phát triển của văn hóa, nghệ thuật, phong tục, tín ngưỡng…Nghĩa là mọi mặt của đời sống xã hội Trung Quốc. Việt Nam trước kia cũng chịu ảnh hưởng sâu sắc của quan niệm này.
Đọc Dịch rất khó, hiểu Dịch và ứng dụng Dịch còn khó hơn nhiều. Nhiều câu chữ trúc trắc thần bí vô cùng khó hiểu. Ý tứ thì cứ tản mạn, chỗ này một ý, chỗ kia một ý tựa hồ như có sự chắp vá, như chúng tách rời, tách biệt khỏi nhau. Nhưng không hoàn toàn như vậy, nếu nắm được nguồn mạch từ đầu đến cuối thì ta thấy ý nọ gắn liền với ý kia như có sợi chỉ xuyên suốt vô hình buộc lại trong một chỉnh thể thống nhất, ý nào cũng đầy sức sống. “ Thư bất tận ngôn, ngôn bất tận ý”.
Những ý tứ, tư tưởng thâm sâu của Dịch về các quy luật của vũ trụ vạn vật, mối liên hệ giữa các sự vật, sự phát triển của vũ trụ… đã góp phần làm nên hình thái riêng cho tư duy phương Đông- tư duy linh hoạt. Các học phái đương thời thường bị thiên lệch về một phương diện nào đó, không thấy được phía bên kia. “ Thận Tử thấy có ở sau mà không thấy ở trước. Lão Tử thấy gian dối mà không thấy tín nghĩa. Mặc Tử thấy ở chỗ bằng mà không thấy ở chỗ khác nhau. Tống Tử thấy ít mà không thấy nhiều”.( Tuân Tử, Thiên, “ Thiên luận”). Nhưng Kinh Dịch thì không như vậy. Đạo Dịch cho chúng ta thấy trong âm có dương, trong dương có âm; âm thịnh thì dương suy, dương thịnh thì âm suy (dương trưởng thì âm tiêu, âm trưởng thì dương tiêu); vạn vật hết sinh rồi tử, hết tử rồi lại sinh, cứ như thế lần hồi với nhau. Không gì là không thể biến thiên.
Tư tưởng biện chứng đó áp dụng vào nhân sinh quan đã có tác dụng rất to lớn với tư duy Á Đông. Đó là tinh thần lạc quan, nghiêm túc, lành mạnh, bình thản, ung dung “ dĩ bất biến ứng vạn biến” trước mọi việc sinh tử, được mất, thịnh suy, bĩ thái, họa phúc …của cuộc đời. Điều này đã đem đến giá trị nhân văn sâu sắc của Dịch mà không phải tác phẩm nào cũng làm được. Ngoài ra, Kinh Dịch ngày nay còn có tính dự đoán chính xác ứng dụng cho mọi ngành, mọi lĩnh vực với tính thực tiễn rất cao. Ai đã từng đọc Dịch với tinh thần khoa học thì không ai là không say mê, đọc Dịch đến mức quên ăn quên ngủ, sách không dời tay. Bản thân ngay cả Khổng Tử đọc sách Dịch đến ba lần đứt lề, còn than rằng: “ Cho ta sống thêm mấy năm nữa để nghiên cứu Kinh Dịch thì không lầm lỗi lớn” ( Luận ngữ, thiên nhì).
Đối với sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện nay của nước ta, việc nghiên cứu và ứng dụng Kinh Dịch có tác dụng rất to lớn trong việc phát huy nguồn lực con người ( điều này Nhật Bản đã làm từ lâu và có tác dụng rất tích cực). Đặc biệt là khả năng dự đoán to lớn của Kinh Dịch trong nhiều lĩnh vực, giúp con người đề ra các quyết sách có lợi trong đường lối, chính sách phát triển kinh tế, chính trị, văn hoá, giáo dục...
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1) Nhiều tác giả:
Anamach-Những nền văn minh thế giới, Nxb Văn hoá thông tin, HN, 1997
Các Mác- Ăng ghen toàn tập, tập 20, Nxb Chính trị quốc gia, HN, 1997
Lịch sử Triết học, Nxb Chính trị quốc gia, HN, 1997
Triết học 3 tập, Nxb Chính trị quốc gia, HN, 1995
Giáo trình triết h ọc, Nxb Chính trị quốc gia, HN, 2005.
Từ điển Tiếng Việt, Nxb Từ điển Bách Khoa, HN, 2005
Từ điển Tiếng Việt ngôn ngữ học Việt Nam, Nxb Thanh Hóa, 1999
Bách hoa Tri Thức học sinh, Nxb Văn hoá thông tin, HN, 2005
Thời đại Hùng Vương, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1973.
2) Lê Khánh Trường & Lê Việt Anh dịch: Địa lý toàn thư, Nxb VHTT, 1996.
3) Hải Ân: Kinh Dịch và đời sống, Nxb Văn hóa dân tộc, 1996.
4) Nguyễn Mạnh Bảo: Kinh Dịch tân khảo ( 7 tập), nhà in Sen Vàng, Sài Gòn xuất bản, 1958.
5) Nguyễn Đại Bằng: Đi tìm Kinh Dịch nguyên thủy, NXB Làng Văn, Canada, 1998.
6) Xuân Cang, Bát tự Hà Lạc và quỹ đạo đời người, Nxb Văn hoá thông tin, HN, 2000.
7) Thu Giang Nguyễn Duy Cần:Chu Dịch huyền giải, Nxb TP. HCM, 1992;
Dịch học tinh hoa, Nxb TP. HCM, 1992.
8) Phan Bội Châu: Chu Dịch, Nxb Khai Trí, 1971.
9) Lâm Hán Đạt & Tào Duy Chương: Lịch sử Trung Quốc 5000 năm, Nxb VHTT, 1997.
10) Việt Chương: Vận dụng khoa nhân tướng học trong ứng xử và quản lý kinh doanh, Nxb VHTT, 1998.
11) Lê Văn Chưởng: Cơ sở văn hóa Việt Nam, Trường Đại học Khoa học tự nhiên TP.HCM, lưu hành nội bộ, 1996.
12) Dương Ngọc Dũng & Lê Anh Minh: Kinh Dịch – cấu hình tư tưởng Trung Quốc, Nxb Khoa học xã hội, 1999.
13) Lê Quí Đôn: Thái Ất dị giản lục, Nxb VHTT, 1997.
14) Nguyễn Tài Đông: Vấn đề vũ trụ quan trong Kinh Dịch, Đại học quốc gia Hà Nội, 2001.
15)Ngô Thành Đồng: Khám phá về các bí ẩn của con người và thế giới sống, Nxb Đà Nẵng, 1998.
16) Vương Ngọc Đức & Diêu Vĩ Quân & Trịnh Vĩnh Tường:Bí ẩn của Bát quái, Nxb VHTT, 1996.
17) Nguyễn Ngọc Hải: Can chi thông luận, Nxb VHTT, 1998.
18) Nguyễn Hùng Hậu: Một số suy nghĩ về thế giới quan trong Kinh Dịch, Tạp chí Triết học, số 3, 2000.
19) Thiệu Vĩ Hoa: Chu Dịch với dự đoán học, Nxb Văn hóa, 1992;
Dự đoán theo Tứ trụ, Nxb VVHT, 1996.
20) Bạch Huyết: Thiên Thời- Địa Lợi- Nhân Hòa, Nguyễn An và Nguyễn Văn Mậu dịch, Nxb Văn hóa- Thông tin, HN, 1998.
21) Diêu Chu Hy: Vu thuật thần bí, Nxb VHTT, 1993.
22) Trần Trọng Kim, Nho Giáo 2 tập Sài Gòn, XB 1971.
23) N.Konrat: Phương Đông và phương Tây, Nxb Giáo dục1997
24) Phùng Hữu Lan: Đại cương triết học sử Trung Quốc, Nxb Thanh niên, 1599.
25) Nguyễn Hiến Lê: Khổng tử, Nxb Văn Học, 1991;
Kinh Dịch - Đạo của người quân tử, Nxb Văn học, 1994;
Sử Trung Quốc, Nxb VHTT, 1997;
Lão tử - Đạo Đức kinh, Nxb VHTT, 1998;
Trang tử Nam Hoa kinh, Nxb VHTT, 1998;
Mạnh tử, Nxb VHTT, 1998.
26) Will Durant – Nguyễn Hiến Lê dịch: Lịch sử văn minh Trung Hoa Nxb VHTT, 1997.
27) V.Lênin, Mác Ăngghen- Chủ nghĩa Mác, Nxb Sự Thật, Matxitcova, 1973.
28) E. Lip: Nghệ thuật kiến trúc theo văn hóa Trung Hoa, Nxb VHTT, 1999.
29) Nguyễn Hữu Lương: Kinh Dịch với Vũ Trụ Quan Đông Phương, Nxb TP.HCM, 1992.
30)Đàm Thành Mậu biên soạn: Hoàng đế nội kinh với suy đoán vận khí, Nxb VHTT,1998.
31) Bùi Văn Nguyên: Kinh Dịch Phục Hy, Nxb Khoa học xã hội, 1997.
32) Nguyễn Tôn Nhan: Một trăm nhân vật nổi tiếng văn hóa Trung Quốc, Nxb Văn học, 1998.
33) Nguyễn Hoàng Phương: Tích hợp đa văn hóa Đông Tây cho một chiến lược giáo dục tương lai, Nxb Giáo dục, 1996.
34) Lê Văn Quán: Chu Dịch vũ trụ quan, Nxb Giáo dục, 1995;
Một vài suy nghĩ của Bác Hồ Với Chu Dịch, Tạp chí Văn Hóa Nghệ Thuật, số 5, 1996.
35) Phan Đan Quế, Giai thoại và Sấm Trạng Trình, Nxb Văn Nghệ, TP.HCM, 1992.
36) Nhữ Thành dịch: Sử ký Tư Mã Thiên, Nxb Văn học, 1988.
37) Trần Ngọc Thêm: Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb TP. HCM, 1997.
38) Nguyễn Đăng