Đề tài Tìm hiểu và phân tích thâm canh nông nghiệp

Lịch sử phát triển ngành Nông Nghiệp đã trải qua hàng ngàn năm và cho đến nay, đây vẫn là ngành đóng vai trò quan trọng của bất cứ quốc gia nào. Để phát triển ngành Nông Nghiệp,mọi quốc gia đều có mục tiêu là tăng về sản lượng và chất lượng của nông sản. Việt Nam, với lịch sử nông nghiệp 4000 năm và là ngành chiếm tỷ lệ lao động nhiều nhất, khoảng 56% thì mục tiêu phát triển nông nghiệp là vô cùng quan trọng đối với công cuộc xây dựng nước nhà giàu đẹp,vững mạnh. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra cho nông nghiệp Việt Nam nói riêng và tất cả các nền nông nghiệp nói chung là đều phải đương đầu với tình trạng khan hiếm về tài nguyên đất,nước, sinh vật, tài chính, vật tư trong khi nhu cầu xã hội về nông sản tăng lên vô hạn. Một trong những cách giải quyết hữu hiệu nhất để phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững chính là thâm canh. Chỉ trên cơ sở thâm canh mới sử dụng hợp lí nguồn lực khan hiếm, đáp ứng yêu cầu xã hội, từ đó phát triển nền nông nghiệp nước nhà, nâng cao khả năng cạnh tranh hàng nông sản trên thị trường thế giới, từng bước cải thiện đời sống nông dân và phát triển kinh tế nông thôn.Đây chính là con đường cơ bản để phát triển ngành Nông Nghiệp

doc11 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1439 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Tìm hiểu và phân tích thâm canh nông nghiệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A.MỞ ĐẦU Lịch sử phát triển ngành Nông Nghiệp đã trải qua hàng ngàn năm và cho đến nay, đây vẫn là ngành đóng vai trò quan trọng của bất cứ quốc gia nào. Để phát triển ngành Nông Nghiệp,mọi quốc gia đều có mục tiêu là tăng về sản lượng và chất lượng của nông sản. Việt Nam, với lịch sử nông nghiệp 4000 năm và là ngành chiếm tỷ lệ lao động nhiều nhất, khoảng 56% thì mục tiêu phát triển nông nghiệp là vô cùng quan trọng đối với công cuộc xây dựng nước nhà giàu đẹp,vững mạnh. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra cho nông nghiệp Việt Nam nói riêng và tất cả các nền nông nghiệp nói chung là đều phải đương đầu với tình trạng khan hiếm về tài nguyên đất,nước, sinh vật, tài chính, vật tư…trong khi nhu cầu xã hội về nông sản tăng lên vô hạn. Một trong những cách giải quyết hữu hiệu nhất để phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững chính là thâm canh. Chỉ trên cơ sở thâm canh mới sử dụng hợp lí nguồn lực khan hiếm, đáp ứng yêu cầu xã hội, từ đó phát triển nền nông nghiệp nước nhà, nâng cao khả năng cạnh tranh hàng nông sản trên thị trường thế giới, từng bước cải thiện đời sống nông dân và phát triển kinh tế nông thôn.Đây chính là con đường cơ bản để phát triển ngành Nông Nghiệp B.NỘI DUNG CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. Khái niệm thâm canh: Thâm canh tức là cách đầu tư thêm đầu vào ( tư liệu sản,sức lao động) trên một đơn vị diện tích hay đầu con vật nuôi để thu thêm được nhiều sản phẩm hay giá trị sản phẩm hơn. Như vậy thâm canh là cách sản xuất làm tăng sản lượng nông nghiệp mà không cần tăng diện tích đất sử dụng. 1.2. Lý luận độ phì của C.Mac( Đặc điểm đất đai) Đất đai là thành phần quan trọng của môi trường sống, địa bàn phân bố dân cư và xây dựng các cơ sở văn hóa xã hội. Đối với ngành Nông Nghiệp, đất đai đóng vai trò cực kì quan trọng. Đây là tư liệu sản xuất đặc biệt và chủ yếu, không thể thiếu, không thể thay thế được, nếu như không có đất thì không thể có ngành sản xuất Nông nghiệp.Hơn nữa, đất đai còn là đối tượng lao động và là công cụ lao động tạo ra sản phẩm lao động. Năng suất cây trồng, vật nuôi phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng đất đai Đất đai có đặc điểm là nó có độ phì, có khả năng giữ nước, giữ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng. Đây còn gọi là độ phì tự nhiên của đất, độ phì này sẽ giảm dần theo thời gian theo quá trình canh tác của con người. C.Mac đã nói rằng: “…Trên những đất có cùng một mức độ phì nhiêu tự nhiên như nhau, người ta có thể lợi dụng mức độ phì nhiêu tự nhiên ấy đến mức độ nào, cái đó một phần là tùy theo sự phát triển của hóa học, một phần là do sự phát triển của cơ khí trong nông nghiệp. Mặc dầu tính chất phì nhiêu ấy là một thuộc tính khách quan của đất, nhưng về mặt kinh tế thì bao giờ nó cũng bao hàm một mối quan hệ nhất định – mối quan hệ với trình độ phát triển của hóa học và của cơ khí trong nông nghiệp, và vì vậy mà nó thay đổi theo trình độ phát triển ấy…”.(Quá trình quảng canh) Độ phì tự nhiên sẽ giảm dần theo thời gian vì vậy phải cải tạo độ phì cho đất thông qua việc bón phân, xới đất, thủy lợi… để cho đất có thể sản xuất ra lượng nông sản lớn, chất lượng cao và độ phì luôn ổn định lâu dài. Đó chính là độ phì nhiêu thực tế hay gọi là độ phì nhiêu kinh tế. Theo lời C.Mác: “…Hiểu biết về độ phì nhiêu thực tế chính là cơ sở để sử dụng đất hợp lý và chính cũng từ sử dụng đất hợp lý mới có cơ sở khoa học và đối tượng cụ thể để đầu tư theo chiều sâu…” Nói cách khác đây chính là thâm canh trong nông nghiệp.Theo khái niệm trên cho thấy ,thâm canh là biện pháp tăng thêm đầu tư về đầu vào để thu thêm được nhiều sản phẩm hay giá trị sản phẩm.Trên cùng đơn vị diện tích mức tăng thêm đầu vào phải hợp lí để mức tăng thêm về sản phẩm hay giá trị sản phẩm nhanh hơn, từ đó mới có hiệu quả.Kết quả cuối cùng để xem xét hiệu quả của thâm canh là giá trị sản phẩm thu được có lớn hơn giá đầu vào và chi phí đầu tư thêm. Đôi khi, có tăng thêm sản phẩm nhưng giá lại không tăng hoặc giảm, thâm canh đó không hiệu quả.Do đó, tiến hành thâm canh phải gắn liền điều kiện thị trường về đầu vào và đầu ra một cách cụ thể. 1.3. Lý luận sản lượng trong trồng trọt Thâm canh tăng vụ trong sản xuất trong năm trên diện tích hiện có là giải pháp cơ bản để phát triển ngành Nông Ngiệp còn bởi lẽ: Theo công thức sản lượng: Sản lượng= Diện tích x Năng suất cây trồng Muốn tăng sản lượng cần tăng diện tích và năng suất cây trồng, nhưng diện tích không thể tăng mãi được vì các lý do sau đây: _Do bị giới hạn bởi ranh giới của từng loại đất, ranh giới vùng miền. _Quá trình bê tông hoá, công nghiệp hoá và đo thị hoá ngày một gia tăng làm hạn chế diện tích đất dành cho Nông nghiệp. _Phần diện tích đất bị nhiễm phèn, nhiễm mặn, sa mạc hoá có xu hướng tăng. _ Năng suất cây trồng cũng không thể tăng lên mãi được cho dù có áp dụng biện pháp lai tạo giống mới, giống cao sản nhưng nó vẫn phụ thuộc vào đặc tính sinh học và phải có thời gian phát triển. Vậy nên thâm canh là biện pháp tối ưu cho tăng sản lượng. Ta còn có công thức hệ số canh tác như sau: Hệ số canh tác=(Tổng diện tích tăng vụ) : (Tổng diện tích canh tác) Khai thác sử dụng đất tăng hệ số canh tác sẽ làm tăng độ phì của đất vì ta bổ sung lượng phân bón hợp lý vào đất qua mỗi mùa vụ làm đất ngày càng có sức sản xuất cao hơn. CHƯƠNG II. THỰC TIỄN THÂM CANH TẠI VIỆT NAM 1.1.Thực trạng đất đai và thâm canh của Việt Nam Quỹ đất đai của Việt Nam có khoảng 33.115 ngàn ha( số liệu năm 2008) với quy mô thuộc loại trung bình trên thế giới( xếp thứ 56/220 quốc gia). Đất đai nước ta rất đa dạng: nằm trong vành đai Bắc bán cầu với vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nắng lắm mưa nhiều, nhiệt độ trung bình cao, độ ẩm lớn nên các quá trình trao đổi chất xảy ra mạnh mẽ, thuận lợi cho cây trồng phát triển. Do quá trình hình thành và phát triển khác nhau nên đất đai của Việt Nam có 13 nhóm đất với 64 loại khác nhau về tính chất, lý học, hoá học ( trong đó có 2 nhóm đất quý cho sản xuất Nông nghiệp là đất phù sa và đất đỏ) .Vì vậy nên các hướng khai thác và sử dụng cũng khác nhau: _Nhóm đất phù sa ở Việt Nam có diện tích khoảng trên dưới 6 triệu ha phân bố ở 2 vùng đồng bằng, có đặc điểm tầng canh tác dày, độ phì cao, độ N.P.K cao, độ pH(KCl) từ 7,2 đến 8 rất phù hợp với lúa nước, phát triển một số loại cây rau, hoa màu. Chăn nuôi chủ yếu phát triển các loại vật nuôi thích hợp ăn rau xanh như lợn. _Nhóm đất đỏ có diện tích khoảng trên dưới 16 triệu ha bao gồm đất đỏ bazan, đất feralit đỏ vàng và đất đỏ đá vôi. +Đất đỏ bazan có diện tích khoảng 2 triệu ha phân bố ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Trên đất này phù hợp phát triển các loại cây công nghiệp dài ngày như cây cao su, cà phê, chè, tiêu, điều…và cây công nghiệp ngắn ngày như đỗ tương, lạc…Chăn nuôi phát triển được đàn gia súc. +Đất feralit đỏ vàng và đất đỏ đá vôi phân bố ở Tây Bắc, Đông Bắc, Trung Bộ phù hợp phát triển chè, đào, táo, mận, lê, cây công nghiệp ngắn ngày như lạc, mía, đỗ tương và phá triển chăn nuôi đại gia súc. Tuy nhiên trong tài nguyên đất có một số khó khăn như sau: có ¾ diện tích là núi đồi dốc, 20% diện tích đất xấu, nghèo dinh dưỡng, bạc màu; nhiễm chua mặn; lẫn cát biển, diện tích đất nông nghiệp đã ít lại có xu hướng ngày một giảm dần do quá trình phát triển kinh tế - xã hội và sự tăng dân số (có thể mất 5% diện tích đất nông nghiệp trồng lúa vào năm 2020 do bị lấn chiếm; khoảng 20 – 30% diện tích đất nông nghiệp của Việt Nam sẽ bị ngập do nước biển dâng vào cuối thế kỷ này và, như vậy, một phần tư số lương thực (tương đương 10 triệu tấn) sẽ mất). Mặt khác những khó khăn về cơ sở hạ tầng, khoa học kĩ thuật, thuỷ lợi,chính sách,…cũng là những rào cản trong việc tổ chức thâm canh phát triển nông nghiệp. Do vậy, vấn đề đặt ra cho tổ chức lãnh thổ ngành nông nghiệp đó là tổ chức tốt công tác thâm canh: phải chuyển dịch cơ cấu ngành, phân bố phát triển sản xuất nông nghiệp ở các nơi có điều kiện về đất đai, điều tra, bố trí cây trồng phù hợp với đất.Trên cơ sở đánh giá đất, khai thác thuận lợi của tài nguyên đất, coi trọng việc sử dụng đầy đủ, hợp lý, có hiệu quả nguồn đất đai hiện có đi đôi với khai thác và sử dụng đất cần có những biện pháp tích cực để cải tạo, bảo vệ và bồi dưỡng đất để không ngừng tái sản xuất sức sản xuất của nó. Trong nông nghiệp, diện tích trồng trọt của Việt Nam chiếm đến 70%, chiếm 22% GDP của cả nước(2010),chiếm tỷ trọng 80% giá trị tổng sản lượng nông nghiệp.Lương thực,đặc biệt lúa là cây trồng chính(lượng lúa đạt xấp xỉ 40,0 triệu tấn năm 2010). Do đó, tăng năng suất lúa là yếu tố quan trọng để tăng giá trị tổng sản lượng nông nghiệp. Điều đáng chú ý là sản lượng lương thực tăng lên từ 18,4 triệu tấn năm 1986 thì năm 2002 là 36,3 triệu tấn, tăng lên 52,4 triệu tấn vào năm 2008,bình quân tăng khoảng 1,052 triệu tấn 1 năm. Một trong những nguyên nhân tăng năng suất lúa đó chính là do nông dân đã biết áp dụng hình thức thâm canh. Khâu làm đất là khâu nặng nhọc nhất thì quá trình cơ giới hoá (CGH), đưa các máy vào đồng ruộng đã cải thiện được phần nào: năm 1990 tỷ lệ cơ giới hoá là 21%, năm 1995 là 26% và năm 2002 là khoảng 30%. Một số khâu khác như vận chuyển, ra hạt, bơm tát nước tỷ lệ CGH có sự cải thiện, như khâu ra hạt hiện đã được CGH đến 80%. Bên cạnh đó việc phát triển các nhóm cây trồng khác, phát triển chăn nuôi,lâm nghiệp và nuôi trông thuỷ sản cũng rất quan trọng.Việc thực hiện các biện pháp thâm canh trong chăn nuôi gia súc ,gia cầm,thuỷ -hải sản và trồng rừng là vô cùng cần thiết.Việt Nam đã và đang thực hi ện nhiều mô hình thâm canh cây ăn quả( chú trọng những cây có thương hiệu nổi tiếng ,ví dụ: bưởi năm roi…),chăn nuôi gia súc (nuôi lợn thâm canh ở Quảng Nam) ,nuôi trồng thuỷ sản (nuôi tôm sú ở An Giang),…..và đạt được nhiều kết quả tốt ,cải thiện được đời sống nhân dân,góp phần xoá đói giảm nghèo và phát triển kinh tế. Đạt được những thành tựu đó cũng là do người nông dân đã tiếp thu và thực hiện tốt công tác thâm canh. Từ đó có thể thấy thâm canh là con đường phát triển nông nghiệp một cách triệt để ,hiệu quả nhất và là con đường cơ bản trong phát triển nông nghiệp. .) Ví dụ về hiệu quả thâm canh tại Việt Nam +Giống lúa SRI Trong hội thảo Trao đổi kinh nghiệm về SRI giữa các nước châu Á tại Băng Cốc (Thái Lan) mới đây, nhà nghiên cứu P. Kumar (AIT) cho biết, trong số gần 30 nước áp dụng SRI, Ấn Độ và Việt Nam là hai nước đạt kết quả khả quan nhất. Kết quả thực hiện SRI tại Việt Nam( 2009) - Tăng năng suất 5,8 - 14,4%. - Lợi nhuận tăng 21,3 - 50%. - Giảm lượng phân bón xuống 6,2 - 30,5%. - Giảm thuốc trừ sâu từ 33,3 - 83%. - Giảm thuỷ lợi phí từ 11 - 50%. SRI ở Đồng Phú Đồng Phú là xã thuần nông của huyện Chương Mỹ (Hà Nội), cuộc sống chủ yếu dựa vào cây lúa và rau màu. Trước đây, việc sản xuất lúa chủ yếu theo kinh nghiệm nên năng suất không cao, lợi nhuận thấp. Từ khi được hướng dẫn áp dụng phương pháp thâm canh lúa cải tiến (SRI), năng suất lúa đã cao hơn hẳn, thu nhập của nông dân theo đó cũng tăng lên. Đồng Phú là một trong 4 xã của Hà Nội áp dụng SRI từ năm 2005. Hiện Hà Nội đã mở rộng lên 20 mô hình ở 14/22 quận, huyện, diện tích ứng dụng SRI vụ xuân là 36.500ha, trong đó ứng dụng toàn phần là 8.500ha; vụ mùa ứng dụng 35.700ha, ứng dụng toàn phần 9.500ha. Áp dụng SRI giúp giảm được hơn 70% lượng giống; 30% urê và hầu như không cần dùng thuốc bảo vệ thực vật, lợi nhuận tăng từ 7-10 triệu đồng/ha. So với tập quán canh tác cũ, ruộng lúa áp dụng SRI rất ít bị sâu bệnh gây hại. Bệnh khô vằn giảm 2-3 lần, sâu cuốn lá nhỏ 0,2-9 lần, rầy nâu 6 lần”. Ngoài ra, ứng dụng SRI còn mang lại hiệu quả về xã hội và môi trường. + Nuôi heo thâm canh Nuôi heo thâm canh ở Tiên Phước(Qu ảng Nam) Năm 2007, Hội LHPN huyện tiếp nhận dự án Phát triển hệ thống thị trường giúp người dân nâng cao năng lực chăn nuôi heo và cải thiện thu nhập một cách bền vững do Tổ chức Phát triển quốc tế (IDE) tài trợ. Phương pháp chăn nuôi theo hướng thâm canh mà dự án áp dụng là cho heo ăn thức ăn sống theo một công thức có sẵn bằng các loại bột, trong đó có nhiều loại nông dân có thể tự sản xuất như bột ngô, bột sắn, cám gạo... Thời gian nuôi được rút ngắn xuống còn 3 - 4 tháng/lứa mà trọng lượng xuất chuồng vẫn đạt 50 - 70 kg/con. Trong 4 năm triển khai dự án, có 5.500 hộ dân tự giác chuyển đổi cách nuôi truyền thống sang phương pháp nuôi thâm canh. Trong đó có gần một nửa là hộ nghèo đã mạnh dạn chuyển sang cách nuôi mới để tạo nguồn thu đáng kể cho gia đình, góp phần xóa đói, giảm nghèo Theo số liệu khảo sát vào cuối năm 2010, hiện mỗi tháng các doanh nghiệp cung ứng thức ăn trên địa bàn huyện Tiên Phước bán ra bình quân 80 tấn thức ăn gia súc, thu lợi nhuận trên 60 triệu đồng. 1.2.Thành tựu nông nghiệp Việt Nam 2010 Theo báo cáo tổng kết, năm 2010 Giá trị sản xuất ngành nông – lâm – ngư nghiệp ước đạt 2.689 tỷ đồng, tăng 4,22% so với năm 2009; giá trị sản phẩm bình quân trên 1 ha đất canh tác đạt 58,5 triệu đồng; tỷ lệ che phủ cây công, nông, lâm nghiệp lâu năm đạt 57%; tỷ lệ dân nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh toàn tỉnh đạt 95%; hộ dân có nhà tiêu hợp vệ sinh đạt 86%; số chuồng trại chăn nuôi được xử lý chất thải đạt 60%. Tốc độ tăng trưởng của ngành nông nghiệp đạt 2,8%, cao hơn gần 1% so với tốc độ tăng trưởng chung của năm 2009 (1,83%). Tính chung giai đoạn 2006-2010, tốc độ tăng trưởng toàn ngành đạt 3,36%, vượt mức chỉ tiêu mà ĐH Đảng X đề ra (từ 3 đến 3,2%). Giá trị SX toàn ngành giai đoạn 2006-2010 cũng tăng bình quân gần 5%/năm (vượt so với kế hoạch ĐH X đề ra là 4,5%). Cơ cấu nông nghiệp tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực, trong đó, diện tích cây hàng năm và cây lâu năm có giá trị kinh tế thấp tiếp tục được chuyển sang trồng cây lâu năm có hiệu quả kinh tế cao. Tổng kim ngạch XK toàn ngành nông nghiệp năm 2010 đạt mức kỷ lục với 19,15 tỷ USD, tăng gần 22,6% so với năm 2009, vượt 77,3% so với mục tiêu ĐH Đảng X đề ra (10,8 tỷ USD). Trong đó, XK các mặt hàng nông sản chính ước đạt 9,95 tỷ USD, tăng 24,2% so với năm 2009; thủy sản đạt 4,94 tỷ USD, tăng 16,3% so với năm 2009; lâm sản và đồ gỗ đạt 3,63 tỷ USD, tăng 29,8% so với năm 2009. Đã có ba mặt hàng có kim ngạch XK trên 3 tỷ USD là thủy sản, đồ gỗ, gạo và mặt hàng cao su đạt trên 2 tỷ USD. XK cà phê và điều cũng có kim ngạch XK trên 1 tỉ USD. Giai đoạn 2006 - 2010, tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu bình quân ngành nông nghiệp đạt 17%/năm Sản lượng lúa ước đạt 39,8  triệu  tấn  (tăng 2,4% so với năm 2009), ngô ước đạt  trên 4,6  triệu  tấn (tăng 4,1%),  thịt hơi các  loại 4,02  triệu  tấn (tăng6,3%), trứng  gần  6  tỷ  quả  (tăng 10%), muối đạt 1,2 triệu tấn (tăng 50%),... Riêng thủy sản, sản lượng khai  thác  đạt  gần  2,4  triệu  tấn (tăng  5,2%),  sản  lượng  thủy  sản nuôi 2,8 triệu tấn (tăng 9%). Năm 2010, chính sách hỗ trợ mua muối tạm trữ, kết hợp với thời tiết hết sức ủng hộ đã giúp diêm dân Việt Nam có thể nở nụ cười sau nhiều năm liền chịu cảnh mặn chát với nghề muối. Không chỉ giá muối được giữ ở mức cao, tổng sản lượng muối năm 2010 đã được đẩy lên hơn 1,2 triệu tấn - tăng 50% so với năm 2009. Cùng với ngành mía đường và cà phê thắng lớn, ông Lê Quang Thung, Chủ tịch Hội đồng Thành viên Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam cho biết, mặc dù diện tích cao su cả nước năm 2010 giảm, tuy nhiên năm 2010 là năm ngành cao su đạt giá tốt nhất từ trước đến nay. Việc mở rộng cao su lên Tây Bắc, hợp tác sang Lào và Campuchia đang có tiến triển vô cùng thuận lợi.... Mục tiêu kế hoạch 5 năm 2011-2015 là phấn đấu đạt mức tăng GDP toàn ngành là 3,5-3,8%/năm (Nguồn: Tạp chi thương mại thuỷ sản : C. KẾT LUẬN Đất nước ta đang trên đà công nghiệp hoá- hiện đại hoá, dân số cũng tăng nhanh, nguồn tài nguyên thiên nhiên ngày một cạn kiêt, môi trường ô nhiễm nặng nề. Chính vì thế mà thâm canh là một giải pháp tối ưu đối với ngành Nông nghiệp nước nhà. Thâm canh giúp con người tận dụng tối đa nhũng nguồn lực có hạn để sản xuất với năng xuất cao nhất. Đồng thời thực hiện chính sách tam nông kết hợp giữa ba Nhà: Nhà nước- Nhà nông- Nhà khoa học để chung tay giải quyết những vấn đề khó khăn trong Nông nghiệp, giúp các nhà quản lý, các hộ nông dân hiểu được tác dụng của việc thâm canh cây trồng vật nuôi, từ đó tìm các giải pháp nhằm tăng năng suất sản lượng cây trồng, vật nuôi. Hơn nữa, phải biết ứng dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất, kết hợp luân canh, thâm canh tăng vụ. Tóm lại ,qua tìm hiểu và phân tích cho thấy thâm canh chính là con đường cơ bản để phát triển nền nông nghiệp. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.Giáo trình “Địa lý kinh tế Việt Nam” (NXB Nông nghiệp, 2005). 2.Giáo trình“Nguyên lí kinh tế nông nghiệp” (NXB Nông nghiệp,2009) 3. Các website:talieu.vn; www.vfc.com.vn; www.niapp.org.vn; www.binhduong.gov.vn; www.cpv.org.vn;... ĐỌC THÊM Bảo tồn quỹ đất nông nghiệp(07/2009)- - GS.TS Đỗ Kim Chung (Trưởng Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, Đại học nông nghiệp Hà Nội) (Nguồn:
Tài liệu liên quan