Cư dân nói ngôn ngữ Mon - Khơmer ở Tây Bắc trước đây có tên chung là người Xá. Nhưng đây không phải là một khối thống nhất mà bao gồm nhiều dân tộc riêng biệt. Đó là các dân tộc: Kháng, Mảng, Xinhmun, khơ mú. Mảng là những cư dân đã cư trú lâu đời ở Tây Bắc Việt Nam, một bộ phận của các dân tộc này cư trú ở bên Lào. Ở Tây Bắc và miền núi Thanh - Nghệ có 5 dân tộc: Khơ mú, Kháng, Mảng, Xinh mun, Ơ đu là những cư dân bản đại trên bán đảo Đóng Dương, họ sống xen kẽ với người Thái và các dân tọco nói ngôn ngữ Tạng - Miên. Quá trình cộng cư lâu đời này đã tạo nên một diện mạo văn hoá - Lịch sử khác biệt với cư dân nói ngôn ngữ Môn - Khơmer ở Trường Sơn - Tây Nguyên. Mới đây chúng tôi xin trình bày sơ lược 3 dân tộc : Kháng, Mảng, Xinh Mun [2].
17 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1565 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Tìm hiểu văn hoá các dân tộc Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÌM HIỂU VĂN HOÁ CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM
MỞ ĐẦU
Trường Sơn - Tây Nguyên, miền Đông Nam bộ và đồng bằng sông Cửu Long.
Cư dân nói ngôn ngữ Mon - Khơmer ở Tây Bắc trước đây có tên chung là người Xá. Nhưng đây không phải là một khối thống nhất mà bao gồm nhiều dân tộc riêng biệt. Đó là các dân tộc: Kháng, Mảng, Xinhmun, khơ mú. Mảng là những cư dân đã cư trú lâu đời ở Tây Bắc Việt Nam, một bộ phận của các dân tộc này cư trú ở bên Lào. Ở Tây Bắc và miền núi Thanh - Nghệ có 5 dân tộc: Khơ mú, Kháng, Mảng, Xinh mun, Ơ đu là những cư dân bản đại trên bán đảo Đóng Dương, họ sống xen kẽ với người Thái và các dân tọco nói ngôn ngữ Tạng - Miên. Quá trình cộng cư lâu đời này đã tạo nên một diện mạo văn hoá - Lịch sử khác biệt với cư dân nói ngôn ngữ Môn - Khơmer ở Trường Sơn - Tây Nguyên. Mới đây chúng tôi xin trình bày sơ lược 3 dân tộc : Kháng, Mảng, Xinh Mun [2].
I. KHÁNG
Tên tự gọi: Mơ Kháng
Tên gọi khác: Háng, Brển, Xá Khao, Xá Xủa, Xá don, Xá dàng, Xá hộc, Xá ái, Xá bung, QuảngLâm.
Dân số: 3.921 người
Ngôn ngữ: Tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Môn - Khơmer (ngữ hệ Nam Á) . Họ nói thạo tiếng Thái.
Lịch sử: Dân tộc Kháng là cư dân cư trú lâu đời ở Tây Bắc Việt Nam. Khi người Thái di cư từ các tỉnh phía Nam Trung Quốc đến vùng này (từ thế kỉ thứ VII đến thế khỉ XIV) đã thấy người Kháng cư trú ở đây. Đó là một dân tộc nhỏ sống tản mát ở hầu khắp các châu. Hiện nay họ cư trú chủ yếu ở các huyện Thuận Châu, Quỳnh Nhai, Mường La (Sơn La), Phong Thổ, Mường Lay, Mường Tè (Lai Châu) với những tên gọi khác nhau.
Hoạt động sản xuất: Nương rẫy là hình thái kinh tế chủ đạo với các hình thức phát đồi, chọc lỗ tra hạt. Cũng có nơi đồng bào làm ruộng nước nhưng phần lớn là ruộng xấu. Có thể phân thành 3 nhóm.
- Nhóm sống du canh du cư: làm rẫy.
- Nhóm du canh bán định cư: làm rẫy kết hợp làm ruộng.
- Nhóm định canh định cư: làm ruộng kết hợp làm rẫy. Tập quán trồng lúa nếp kết hợp trồng ngô, khoai sắn, lạc, vừng, các loại bầu, bí, dứa, bông… Họ canh tác chủ yếu bằng con dao, chiếc rùi sắt, gậy chọc lỗ, và đôi nơi dùng cuốc hoặc cày. Đặc biệt cuốc là sử dụng của người Thái làm nương cuốc, sửdụng cày Hơmông, học kĩ thuật cày bừa và phương thức canh tác lúa nước của người Thái. Nhờ vậy đã kéo dài thời gian sử dụng đất, tạo ra năng suất lao động cao hơn và có cuộc sống định cư [3].
* Chăn nuôi: Người Kháng nuôi gà, vịt, lợn để ăn thịt, tiếp khách, kết hợp các dịp cúng bái, sử dụng trong cưới xin, ma chay. Đàn gia súc của đồng bào có trâu, bò, ngựa… phục vụ cho sản xuất và vận tải [4].
* Săn bắn và hái lượm: Do chuyên sống bằng nương rẫy du canh du cư nên đời sống đồng bào rất thấp. Săn bắn hái lượm là cộng việc hàng ngày của đồng bào đóng vai trò hết sức quan trọng. Đi làm nương trở về đồng bào luôn mang được thứ gì đó về góp vào bữa ăn. Săn bắn kết hợp với việc bảo vệ mùa màng và kiếm thịt ăn để cải thiện đời sống. Đồng bào săn bắn theo 2 phương thức: săn cá nhân và săn tập thể. Vũ khí săn bắn gồm có các loại : Bẫy, nỏ, súng và tên thuốc độc. Đồng bào sử dụng các loại bầy khác nhau : bẫy phóng lao, bẫy sập dùng mồi, hãm chông, lưới vây…
* Ngành nghề phụ: Để bù đắp vào phần thức ăn thiếu thốn đồng bào sống dựa vào những thứ hái lượm đưcợ trong rừng. Đó là các loại cây có củ như : củ mài, củ nâu, bột báng, các loại rau rừng như măng, nấm… để đổi lấy lúa gạo, quần áo vải mặc… hay tìm bắt ếch, nhái, tôm cua ở khe suối.
Người Kháng giỏi nghề làm thuyền độc mộc đùa én. Làm thuyền để dùng, vừa bán cho người Thái và các dân tộc khác. Đan lát cũng là một nghề khá nổi tiếng của đồng bào có thể đan được những chiếc màm, chiếc ghế bằng mây, tre, nứa rất đẹp được nhiều người ưa thích.
Người Kháng biết làm ruộng, dệt vải, đan chiếu, làm nón như người Thái nên mức sinh hoạt tương đối cao hơn các ngành thuộc ngành Xá khác…
Văn hoá, giáo dục.
* Chữ viết: Trong lịch sử, dân tộc Kháng chưa có chữ viết.
* Giáo dục: Từ lâu, Đảng và Nhà nước đã quan tâm đến sự nghiệp giáo dục bằng cách đầu tư kinh phí, xây dựng cơ sở vật chất, cử các cán bộ giáo viên tình nguyện với mức trợ cấp lớn đã đào tạo và sử dụng đội ngũ trí thức và đội ngũ cán bộ là người dân tộc thiểu số ở các cấp. Biểu hiện rất rõ về mặt này ở nhiều chủ trương, đường lối với những chính sách ưu tiên như cộng thêm điểm vào kết quả thi tuyển sinh, mở các trường nội trú, các trường dựbị đại học nhằm mục đích tạo ra đội ngũ cán bộ tương đối toàn diện đáp ứng sự nghiệp phát triển của các dân tộc và miền núi. Tuy vậy sự nghiệp giáo dục ở dân tộc Kháng phát triển còn chậm, trẻ em ít đi học. Dân tộc Kháng mới có 5 người có trình độ Đại học [4]
* Văn học nghệ thuật:
“Văn hoá dân gian của người Kháng khá phong phú, phản ánh đời sống văn hoá của cư dân nông nghiệp trồng trọt vùng núi với điều kiện hết sức khó khăn [1].
Xã hội:
* Quan hệ xã hội: Nằm trong sự quản lí của các mường Thái trước đây, người Kháng không có tổ chức xã hội riêng. Chức dịch cao nhất trong bản là : quan cai gần như Tạo bản người Thái. Trong các bản người Kháng đã có sự phân hoá giàu nghèo.
Tiểu gia đình phụ quyền chiếm ưu thế trong bản. Bên cạnh đó cũng tồn tại một số tàn dư của chế độ mẫu hệ : tục ở rể, vai trò ông cậu… Trưởng họ vẫn có vai trò nhất định. Theo tập quán sau khi cưới chàng rể phải đến nhà bố vợ ở rể có thời hạn. Thông thường từ 1 đến 3 năm. Trong thời gian ở rể con sinh ra lấy họ mẹ, chỉ sau khi đến nhà chồng con cái mới lấy họ cha, có nơi vẫn lấy họ mẹ. Hết thời hạn ở rể, nhà trai tổ chức lễ đón dâu trở về nhà, lúc này họ nhà gái phải có trách nhiệm sắm cho con gái và con rể cùng cháu ngoại đủ mọi thứ cần thiết cho một gia đình riêng.
* Cưới xin: Ngày xưa, việc lấy vợ, lấy chồng của người Kháng vừa tự do vừa phải qua nhiều nghi thức. Sau bốn năm đêm tìm hiểu ngủ lại nhà người con gái, nếu đôi trai gái ưng ý nhau thì tiến hành ăn hỏi và rất nhiều nghi thức mà đôi trẻ và hai bên nhà trai nhà gái phải thực hiện. Sau 3 năm ở rể đôi vợ chồng trẻ phải làm lễ ra mắt hai họ, nhà trai mới tổ chức đón dâu. Đây là lễ quan trọng nhất.
* Ma chay: Người Kháng có tục chia của cho người chết gồm : chăn, đệm, dao, bát, đĩa, hòm đựng quần áo, ống nước, giỏ xôi… và những gì khi còn sống người quá cố thường dùng. Tất cả những lễ vật này được đặt phía trên đầu mộ. Ở phía đầu mộ còn chôn một cái cột cao, trên đó buộc treo một hình con chim bằng gỗ và một cái áo mà người chết thường mặc. Sau khi chôn xong về đến nhà, anh em, bà con phải đứng dưới gầm sàn để ông cậu cắt mỗi người một nhúm tóc bỏ vào bát nước lã đựng trứng hoặc cá sấy khô rồi đem vứt ở vệ đường vào bãi tha ma để hồn người chết không về quấy rối con cháu, người thân.
* Thờ cúng: Họ tin rằng con người có 5 hôn. Một hồn chính ở trên đầu và 4 hồn ở tứ chi. Khi chết, hồn chính biến thành ma lành phù hộ con cháu còn 4 hồn còn lại biến thành ma dữ hay quấy nhiễu vòi “ăn”. Người ta còn tin nhiều loại ma khác như: ma suối, ma bản… Người Kháng thờ ma cả bố và cả mẹ. Việc cúng bố mẹ được tiến hành 3 năm một lần. Đây là lễ vui nhất, gia đình thường mời anh em, bà con trong bản tới dự bữa cơm, sau đó xoà, múa thâu đêm.
* Lễ tết: Người Kháng ăn Tết Nguyên đán, Tết Cơm mới và thực hiện các nghi lễ liên quan đến nông nghiệp nương rẫy.
* Văn nghệ: Những làn điệu dân ca của người Kháng thường phản ánh đời sống sinh hoạt hằng ngày. Nhiều người biết hát các bài hát, áng thơ của người Thái, thuộc nhiều tục ngữ ca dao.[3]
Sinh hoạt .
*Ăn uống, hút: Người Kháng lấy nguồn thức ăn từ trồng trọt, chăn nuôi và săn bắn. Lương thực chính là gạo tẻ và gạo nếp. Đặc biệt đồng bào Kháng ăn cơm nếp nhiều hơn cơm tẻ. Xôi không không chỉ có mặt trong bữa ăn hàng ngày mà còn là lễ vật bắt buộc trong cúng lễ.
Đồng bào hay ăn các món nướng, luộc và rất thích ăn cay, ớt là thứ thức ăn không thể thiếu được trong bữa ăn hàng ngày. Họ cững thích ăn chua như măng, rau rừng muối chua, kể cả thịt cũng được đem muối chua để dự trữ. Trong đám cưới người Kháng nhà trai buộc phải đưa sang nhà gái 8 hoặc 12 ống cá chua. Các món tiết canh, thịt lợn băm nhỏ trộn lẫn gia vị và ăn tái cũng được ưa thích. Đồng bào nhuộm vàng, ăn trầu, hút thuốc lá, ăn đất nướng, uống rượu cần, rượu chưng cất. Đặc biệt người Kháng có tục uống nước bằng mũi mà chỉ đàn ông mới theo. Sau những buổi lao động mệt nhọc, nếu bữa ăn có thịt, cá, nấm, măng, đồng bào thường giã muối, ớt, hành, tỏi, rau thơm rồi hoà với nước (tránh không bỏ gừng) sau đó gạn lấy nước bỏ vào vỏ bầu rồi vừa ăn thịt vừa nghiêng cái vỏ bầu đổ nước cay vào mũi. Họ cho rằng làm như vậy sẽ khỏi bị mệt mỏi sau buổi lao động. Tục này phổ biến trước cách mạng sau chỉ thấy ở người già.
* Y phục và trang sức:
Đồng bào Kháng có trang phục y như của người Thái. Nam giới mặc áo xẻ ngực, cổ tròn đứng, 4 túi. Nữ giới đầu đội khăn Piêu, mặc áo cánh Thái có tay và xẻ ngực. Nẹp áo cài 2 hàng khuy bạc hình bướm rất đẹp. Họ mặc váy kiểu xà rông.
Phụ nữ Kháng từ em bé gái đến cụ già đều búi tóc trên đỉnh đầu, không có sự phân biệt người có chồng hay chưa. Một số nơi, chị em búi tóc theo kiểu của phụ nữ Thái Đen, ai có chồng thì búi tóc trên đỉnh đầu, chưa có chồng thì búi tóc sau gáy. [2]
* Ở: Trước đây, người Kháng làm nương du canh du cư nên cư trú rất phân tán. Mỗi bản thường có 5 - 7 nóc nhà, nhiều lắm là 10 đến 15 nóc. Bản của họ không ổn định nhỏ bé, lập ngay trên sườn đồi, gần gũi với nguồn nước, theo hệ thống mật tập, bao xung quanh là những đám nương rẫy. Bản làng dựng trên một địa điểm nhất định từ 5 - 15 năm, sau đó họ lại phải chuyển cư đến một nơi mới. Nhìn chung bản làng của họ chật chội, không có vườn tược để trồng rau, cây ăn quả và các cây lưu niên khác. Nhà người Kháng có 3 gian không chái, có nơi làm thêm 2 chái đầu hồi. Hiện nay người Kháng làm mái nhà mai rùa như người Thái Đen.
* Cộng đồng làng, bản: Trước giải phóng, các dân tộc Kháng phải chịu thần phục chúa đất phong kiến Thái. Các làng bản của họ bị phân tán trong lãnh đại Thái và hầu như không có một bộ phận cư dân nào tập trung đông và xây dựng được một đơn vị hành chính cấp trên bản. Họ phải chấp nhận sự bóc lột vô hạn độ của chúa đất, phải làm lao dịch và cống nạp sản phẩm không định mức và chịu sự khinh rẻ của người khác tộc. Quan hệ này chi phối sâu sắc đời sống xã hội của họ.
Làng bản của người Kháng nằm rải rác trong lãnh đại Thái, có quan hệ với nhau không phải bằng tổ chức hành chính mà bằng quan hệ dân tộc, quan hệ huyết thống. Tuy nhiên, các dân tộc này vẫn được cư trú thành bản riêng, được tự quản và được cử người có uy tín làm đại diện, cũng có khi người này do chính giai cấp thống trị Thái cử ra để dễ sai khiến. [2]
Những người này không bị bọn phong kiến Thái bóc lột bằng lao dịch hay cống nạp. Trái lại, họ được giành cho một số đặc quyền như : Bấưt dân làm nương, phục dịch, hầu hạ, đôi khi còn được bóc lột người đồng tộc bằng biếu xén. Nhiệm vụ lớn nhất của người đứng đầu bản là đôn đốc dân bản làm cuông, nhốc, đi phu và đóng gõp cho gi phìa tạo,ông ta có quyền xét xử, dàn hoà những xích mích cơ bản.
* Phương tiện vận chuyển: Phổ biến dùng gùi, có dây đeo qua trán thuyền đuôi én.
II. MẢNG
Tên tự gọi: Mảng
Tên gọi khác: Mảng Ư, Xá Mảng, Niếng O, Xá Bá O.
Nhóm địa phương: Mảng Gứng, Mảng Lệ.
Dân số : 2247 người
Ngôn ngữ: Tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Môn - Khơme (ngữ hệ Nam - Á) nhiều người Mảng biết tiếng Thái.
Lịch sử: Xưa nay vùng nặm ban (Dun Bai) thuộc xã Nặm Ban, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu vẫn được coi là “quê hương” của người Mảng. Nhiều truyền thuyết, truyện kể còn lưu truyền cho đến ngày nay giúp chúng ta có thể nhận ra người Mảng là một trong những cư dân bản địa ở vùng Tây Bắc nước ta.
Hoạt động sản xuất.
* Trồng trọt: Người Mảng là cư dân “ăn nương” chuyên sống bằng nông nghiệp nương rẫy theo lối sống du canh du cư. Việc chọn nương, đánh dấu sở hữu được tiến hành từ sau Tết. Tháng 3-4 phát cỏ, để khô, nỏ ; tháng 5 - 6 đất rồi gieo hạt. Công cụ làm nương có rìu, dao, gậy chọc lỗ. Năng suất lúa thường thấp do đất đai cằn cỗi, rừng non, đời sống bấp bênh, thiếu ăn quanh năm. Mấy năm gần đây họ đã biết làm nương cuốc; mật số nơi làm ruộng bậc thang, năng suất lúa ổn định hơn. [3]
*Chăn nuôi: Người Mảng nuôi gà, vịt, lợn để ăn thịt, tiếp khách, kết hợp các dịp cúng bái, sửdụng trong cưới xin, ma chay - đàn gia súc của đồng bào có trâu, bò, ngựa… phục vụ cho sản xuất và vận tải. Nghề này ít phát triển vì thiếu lương thực.
* Săn bắn và hái lượm: Do chuyên sống bằng nương rẫy du canh du cư nên đời sống đồng bào rất thấp. Săn bắn, hái lượm là công việc hàng ngày của đồng bào luôn mang được thứ gì đó về góp vào bữa ăn, săn bắn kết hợp với việc bảo vệ mùa màng và kiếm thịt ăn để cải thiện đời sống. Đồng bào săn bắn theo 2 phương thức: săn cá nhân và săn tập thể. Vũ khí săn bắn gồm có các loại bẫy, nó, súng và tên thuốc độc. Đồng bào sử dụng các loại bẫy khác nhau : bẫy phóng lao, bẫy sập dùng mồi, hầm chông, lưới vảy…
* Ngành nghề thủ công: Chưa phát triển. Nhiều sản phẩm đan lát của người Mảng như bem, cát, gùi rất được các dân tộc khác ưa chuộng.
Văn hoá, giáo dục:
* Chữ viết: Người Mảng chưa có chữ viết của dân tộc mình.
* Giáo dục: Sự nghiệp giáo dục kém phát triển. Mặc dù Đảng và Nhà nước đã có chủ trương quan tâm đến việc đào tạo ra đội ngũ cán bộ và trí thức và đã đạt được một số kết quả nhất định. Song đến này dân tộc Mảng vẫn chưa có người nào đạt trình độ Đại học. Do đó Đảng và Nhà nước cần phải quan tâm hơn nữa.
* Văn học, nghệ thuật: Người Mảng đã xây dựng được một nền Văn học nghệ thuật dân gian độc đáo trong các dịp cưới xin làm nhà mới, ngày tết, sau thu hoạch lúa nương hay sau lễ gieo hạt đầu xuân đều là dịp tổ chức vui chơi chung. Hát đối đáp tập thể bên trai, bên gái thường được mọi người ưa thích. Các cụ già thường thích nghe sử thi, trong đó nổi tiếng nhất là sử thi Soỏng muẳng (chia đất). Phương thức văn nghệ con trai đệm đàn, sáo cho con gái hát, thường dành cho các đôi nam nữ đang “ướm lòng” nhau. Các nhạc cụ : trống, chiếng, đàn một dây, sáo, khèn… là những nhạc cụ được sử dụng khá phổ biến. [1]
Xã hội:
* Quan hệ xã hội: Người đứng đầu tổ chức xã hội truyền thống là Pơgia. Ông ta trong Hội đồng các trưởng họ điều khiển hoạt động văn hoá tôn giáo, xã hội trong bản.Về sau tổ chức và xã hội này bị phá vỡ, chịu sự chi phối của các tổ chức xã hội Thái. Tuy nhiên tổ chức bản (Muy) vẫn duy trì theo tập quán truyền thống. Bản có trưởng bản trông coi về thu thuế. Trong bản thường có một dòng họ lớn, các trưởng bản cùng với hội đồng già làng điều hành mọi hoạt động xã hội tôn giáo theo tập quán. Người Mảng có năm họ gốc và mỗi dòng họ cư trú ở nơi nhất định. Hiện nay tuy không quy tụ một nơi những mỗi dòng họ đều thấy mình có liên quan đến một nguồn gốc thần thoại và một điều kiện nhất định, họ lấy một con vật làm tổ [4].
* Ma chay: Tang lễ của người Mảng gồm nhiều nghi thức phức tạp, từ khâm niệm cho đến khi chôn cất. Xưa, quan tài chủ yếu dùng vỏ cây hoặc được ghép. Sau này, người ta dùng thân cây khoét rỗng hay dùng hòm ván gỗ . [4]
* Hôn nhân: Trai gái Mảng được tự do yêu đương và kết hôn. Vào dịp tết, người mối thay mặt nhà trai đến nhà gái dạm hỏi sau vài ba lần đi lại, chàng trai đến nhà gái ở rể và tổ chức lễ cưới. Trong đám cưới, ngoài phí tổn về ăn uống, nhà trai phải trao cho nhà gái tiền “lọ chạ” hay “chang hạ” là tiền bù cho công lao động của một thành viên đi sang gia đình khác. Trong đám cưới, có tục đánh nhau giả giữa họ nhà trai và họ nhà gái để giành cô dâu ; [1]
* Gia đình: Tiểu gia đình phụ quyền là đơn vị kinh tế cơ bản của xã hội. Đứng đầu gia đình là người bố, người chồng, hay con trai trưởng Khi bố chết). Những người đàn ông quyết định mọi công việc của gia đình. Quyền thừa kế thuộc về con trai và con trai trưởng được quyền nhiều hơn. Đại gia đình thường bao gồm 3 thế hệ cùng trực hệ. Đặc điểm gia đình lớn của họ là các anh em trai có vợ, có con nhưng vẫn ở chung với nhau, kể cà con gái đã lấy chồng ở rể, số lượng thành viên trong gia đình có từ 10 -30 người, cùng sinh hoạt chung dưới sự điều khiển của chủ gia đình. Mỗi gia đình lớn phát triển đến mức độ nào đó sẽ bị chia nhỏ ra.
Sau ngày giải phóng sự thống nhất kinh tế trong gia đình không còn trọn vẹn, các gia đình nhỏ đã xuất hiện tỏng gia đình lớn. Tuy sống trong một mái nhà nhưng họ đã có tài sản riêng, sản xuất riêng, ăn riêng. Hình thái gia đình lớn của người Mảng đang ở giai đoạn tan rã.
* Tín ngưỡng: ở người Mảng, trời (Mon ten, Mon ong) là đấng sáng tạo, là vị thần cao nhất. Mon ten có thể làm ra người, rồi thả họ xuống đất. Mon ten sai hai anh em là ái Hủi và ái Hềnh xuống trần gian làm ra cây cối, muôn vật, dạy người biết làm ăn sinh sống. Hai anh em ái Hủi, ái Hềnh đã đào sông Đà và Nặm Na cho loài người. Đến khi trời hạn không có nước, hai anh em xui trời làm ra mưa cho loài người.
Quan niệm về vũ trụ của người Mảng cũng khá đặc biệt. Trên trời là thế giới của thần linh sáng tạo Mon Phỉnh, ở mặt đất là thế giới của người và ma Mon Lon; đi sâu trong lòng đất là thế giới của những người quái dị, vừa xấu, vừa hèn Mon Lo ở dưới nước là thế giới của thuồng Mon Chang. ThuồngLuồng có thể biến thành những chàng trai tuấn tú, những cô gái xinh đẹp, và tắm ở các bến sống.
Người Mảng quan niệm có rất nhiều ma : ma dòng họ, ma nhà, ma bến nước, ma mặt trời, ma mặt trăng. Các loại ma này phù hộ cho người nếu ứng xử tốt với chúng, nếu trái lại chúng sẽ gây tác hại.
Trong các hình thái tôn giáo của người Mảng, các lễ nghi trong nông nghiệp liên quan đến hồn lúa khá phức tạp và đặc biệt vào các dịp thu hoạch đến hàng năm, người phụ nữ có vị trí to lớn, thể hiện trong vai trò “mẹ lúa” [1]
Sinh hoạt:
* Nhà: Bản của người Mảng được xây dựng trên các sườn đồi hay tại bãi bằng trên đỉnh đồi, gần nguồn nước. Mỗi bản có 2-3 chục nóc nhà. Tên bản thường đặt theo tên suối, tên núi… Bản của dân tộc Mảng dựng xen kẽ với bản của dân tộc Mông, dân tộc Thái.[1]
Mặc dù nàh người Mảng rất tạm bợ, nhưng từ khâu chọn đất, san nền, dựng cột cho đến lợp đều phải nhờ thầy bói xem ngày, giờ rồi mới tiến hành dựng nhà. Lễ mừng nhà mới là ngày vui của cả bản. Lễ này gồm nhiều đặc trưng nghi thức phức tạp thể hiện đặc trưng tộc người.
“Riêng nhà kiểu xưa của người Mảng không có chái ở hai đầu hồi. Nó chỉ gồm 2 mái lớn hình chữ nhật, 2 đầu hồi có các pưởng nhựa làm hơi vếch lên như 2 đầu rồng cách điệu, một mô típ truyền thống của cư dân Nam Á. [2]
Người Mảng còn dấu vết của đại gia đình, vì vậy qui mô mặt bằng nhà ở phụ thuộc vào số lượng của các gia đình nhỏ. Mỗi nhà có nhiều buồng dành cho các gia đình tế bào. Giữa nhà dọc theo chiều dài có hành lang thông từ đầu nàh đến cuối nhà. Cửa ra vào ở 2 đầu nhà, cửa chính cho nam giới, cửa phụ cho nữ giới. Buồng ngăn của các gia đình nhỏ được bố trí 2 bên hành lang, mỗi buồng chiếm nửa gian và có bếp riêng. Hai buồng chia gian đầu và cửa chính, nơi ra vào của nam giới là buồng khách và buồng của chủ nhà, tiếp theo là buồng của các con trái và con gái [3].
* Lễ tết: Ngoài tế Nguyên đán ra, người Mảng ăn tết Cơm mới sau vụ gặt tháng 10 âm lịch. Hằng năm, dânbản còn cúng ma bản và ma nhà để cầu yên. Đặc biệt ở họ tồn tại hàng loạt nghi lễ liên quan đến nông nghiệp : lễ gieo nương, cúng hồn lúa, mẹ lúa, cúng sau vụ thu hoạch. [3]
* Thờ cúng: Ma nhà được cúng vào dịp tết hoặc trong khi nhà có người đau ốm. Trời là đáng sáng tạo tối cao, ở đâycó cả truyền thuyết về sự xuất hiện loài người theo mô típ truyện quả bầu. Người ta quan niệm vũ trụ có 4 tầng : trên trời là thế giới thanà lính sáng tạo, mặt đất là thế giới người và các loài ma, dưới đất là người lùn xấu xí và dưới nước là thế giới thuồng luồng. Người Mảng tin có nhiều ma, trong đó mà nhà có vị trí đặc biệt quan trọng. Bên cạnh đó họ cũng thờ ma Đẳm - Tổ tiên, dòng họ.
* Văn nghệ: Làn điệu dân ca oxoỏng được nhiều người biết và ưa thích. Các truyện dã sử, truyện kể về lịch sử dân tộc thường được người già kể say sưa.
* Chời: Vào các dịp lễ, tết, trẻ em chơi cầu lông, đánh quay Thanh niên có nơi chơi ném còn. [3]
* Y phục và trang sức: Trước đây, ngườiMảng chỉ biết dệt vải trên khung cửi thô sơ, sản xuất ra loại vải thô, dày để may túi và khố cho nam giới. Đồng bào chưa biết dệt loại vải may quần áo nên