Đề tài Tìm hiểu về lối sống văn hóa ở địa phương mình

Trên mảnh đất Việt nam, không chỉ có dân tộc Kinh sinh sống mà còn có các dân tộc khác, các dân tộc này sinh sống hòa đồng với nhau, tạo nên một cộng đồng người Việt đa màu sắc. Việt Nam có tổng cộng 54 dân tộc anh em sinh sống ở nhiều địa phương khác nhau. Mỗi địa phương cũng có nét đặc trưng riêng của nó. Chỉ nói riêng về đời sống vắn hóa của mỗi dân tộc cũng đủ thấy nó rộng lớn và phức tạp. Mỗi dân tộc đều có nét đặc trưng văn hóa riêng của họ. Tuy nhiên khi họ cùng chung sống trên một địa bàn thì đời sống vắn hóa của họ lại càng phong phú hơn. Điều đó tạo nét riêng về văn hóa cộng đồng cho địa phương đó. Nơi em sinh ra và lớn lên là thành phố Buôn Ma Thuột, đây là nơi sinh sống của hơn 340 nghìn người với 15% là dân dộc thiểu số. Ngoài dân tộc kinh ra thì còn có một số dân tộc ở các tỉnh khác di cư vào Buôn Ma Thuột để sinh sống. Mỗi dân tộc khác nhau đều có những nét văn hóa khác nhau, phong tục, tập quán cũng khác nhau tạo nên một cộng đồng văn hóa phong phú cho Buôn Ma Thuột Vậy làm sao để các dân tộc này cùng chung sống trên địa bàn thành phố có thể hòa đồng, gắn bó, giúp đỡ lẫn nhau, làm sao để họ có tiếng nói chung với nhau nhưng cũng không làm mất đi nét đặc trưng của văn hóa mỗi dân tộc. Làm sao để họ bỏ đi những phong tục lạc hậu, tiếp nhận những cái mới mẻ của nền văn minh hiện đại.? Đó chắc chắn là một việc không dễ dàng. Xuất phát từ vấn đề trên, em chọn đề tài “ Tìm hiểu về lối sống văn hóa ở địa phương mình” để hiểu rõ hơn về đời sống văn hóa – tinh thần của các dân tộc ở thành phố Buôn Ma Thuột.

doc16 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1780 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Tìm hiểu về lối sống văn hóa ở địa phương mình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài tập kinh tế phát triển nông thôn Sinh viên: Nguyễn Khoa Đăng Lớp : KTNL-k08 LỜI MỞ ĐẦU Trên mảnh đất Việt nam, không chỉ có dân tộc Kinh sinh sống mà còn có các dân tộc khác, các dân tộc này sinh sống hòa đồng với nhau, tạo nên một cộng đồng người Việt đa màu sắc. Việt Nam có tổng cộng 54 dân tộc anh em sinh sống ở nhiều địa phương khác nhau. Mỗi địa phương cũng có nét đặc trưng riêng của nó. Chỉ nói riêng về đời sống vắn hóa của mỗi dân tộc cũng đủ thấy nó rộng lớn và phức tạp. Mỗi dân tộc đều có nét đặc trưng văn hóa riêng của họ. Tuy nhiên khi họ cùng chung sống trên một địa bàn thì đời sống vắn hóa của họ lại càng phong phú hơn. Điều đó tạo nét riêng về văn hóa cộng đồng cho địa phương đó. Nơi em sinh ra và lớn lên là thành phố Buôn Ma Thuột, đây là nơi sinh sống của hơn 340 nghìn người với 15% là dân dộc thiểu số. Ngoài dân tộc kinh ra thì còn có một số dân tộc ở các tỉnh khác di cư vào Buôn Ma Thuột để sinh sống. Mỗi dân tộc khác nhau đều có những nét văn hóa khác nhau, phong tục, tập quán cũng khác nhau tạo nên một cộng đồng văn hóa phong phú cho Buôn Ma Thuột Vậy làm sao để các dân tộc này cùng chung sống trên địa bàn thành phố có thể hòa đồng, gắn bó, giúp đỡ lẫn nhau, làm sao để họ có tiếng nói chung với nhau nhưng cũng không làm mất đi nét đặc trưng của văn hóa mỗi dân tộc. Làm sao để họ bỏ đi những phong tục lạc hậu, tiếp nhận những cái mới mẻ của nền văn minh hiện đại.? Đó chắc chắn là một việc không dễ dàng. Xuất phát từ vấn đề trên, em chọn đề tài “ Tìm hiểu về lối sống văn hóa ở địa phương mình” để hiểu rõ hơn về đời sống văn hóa – tinh thần của các dân tộc ở thành phố Buôn Ma Thuột. ĐÔI NÉT VỀ THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT Vị trí địa lý Tỉnh Đắk Lắk nằm trên địa bàn Tây Nguyên, trong khoảng tọa độ địa lý  từ 107o28'57"- 108o59'37" độ kinh Đông và  từ 12o9'45" - 13o25'06" độ vĩ Bắc. Là tỉnh có đường biên giới dài 70 km chung với nước Cam Pu Chia, trên đó có quốc lộ 14C chạy dọc theo biên giới hai nước rất thuận lợi cho việc phát triển kinh tế vùng biên kết hợp với bảo vệ an ninh quốc phòng. Phía Bắc giáp tỉnh Gia Lai  Phía Nam giáp tỉnh Lâm Đồng Phía Đông giáp tỉnh Phú Yên và tỉnh Khánh Hòa Phía Tây giáp Vương quốc Cam Pu Chia và tỉnh Đăk Nông. Thành phố Buôn Ma Thuột là trung tâm chính trị, kinh tế văn hóa xã hội của tỉnh Daklak và cả vùng Tây Nguyên. Trung tâm thành phố là điểm giao cắt giữa quốc lộ 14 (chạy xuyên suốt tỉnh theo chiều từBắc xuống Nam) với quốc lộ 26 và quốc lộ 27 nối Buôn Ma Thuột với các thành phố Nha Trang (Khánh Hoà), Đà Lạt (Lâm Đồng) và Pleiku (Gia Lai). Buôn Ma Thuột ở giữa vùng đông dân nhất Tây Nguyên, độ cao 536 m . Cách Hà Nội 1.410 km, cách Thành phố Hồ Chí Minh 350 km. Là một thành phố có vị trí chiến lược, đặc biệt quan trọng về an ninh quốc phòng cấp quốc gia. Lịch sử hình thành và phát triển Buôn Ma Thuột gốc tiếng Ê Đê, nghĩa là "bản hoặc làng của Ama Thuột", nó xuất phát từ tên gọi buôn của Ama Thuột - tên một vị tù trưởng giàu có và quyền uy nhất vùng, để rồi từ đây hình thành nên các buôn làng xung quanh, phát triển thành thành phố Buôn Ma Thuột ngày hôm nay. Thuở xưa, đây là vùng đất của người Ê Đê Kpă với khoảng 50 nhà dài Ê Đê nằm dọc theo suối Ea Tam do tù trưởng Ama Thuột cai quản. Khi đó, thủ phủ của vùng đất cao nguyên Đắk Lắk được đặt tại Bản Đôn (huyện Buôn Đôn bây giờ). Năm 1890, Bourgeois – một tên thực dân nổi tiếng nham hiểm, sau khi thu phục được Khumjunop, một tù trưởng, một vua săn voi nổi tiếng ở Bản Đôn đã tiếp tục tìm mọi cách để mua chuộc tù trưởng Ama Thuột nhằm đặt tiền đề cho việc xây dựng một thủ phủ mới ở đây. Năm 1904, theo đề nghị của Hội đồng tối cao Đông Dương, Toàn quyền Đồng Dương ban hành Nghị định thành lập Đại lý chính Buôn Ma Thuột, thuộc quyền giám sát và quản trị của Khâm sứ Trung Kỳ và Buôn Ma thuột được chọn làm cơ quan hành chính của tỉnh Daklak. Bản đồ Buôn Ma Thuột năm 1905. Bản đồ Buôn Ma Thuột năm 1918 Bản đồ Buôn Ma Thuột năm 1930 Sau đó, thực dân Pháp đẩy mạnh việc xây dựng Buôn Ma Thuột để thực hiện chính sách thống trị lâu dài. Trong nội thị đã xây cất các công sở của Pháp, bệnh viện, nhà tù, trường học, cửa hàng, khách sạn, chợ, nhà máy, rạp hát, sân vận động, bể bơi, nhà kho, nhà để xe. Khu dân cư của người Việt và người Âu xen kẽ với với một số buôn làng của người Ê Đê. Ngày 05 tháng 6 năm 1930, Khâm sứ Trung Kỳ ra nghị định thành lập thị xã Buôn Ma Thuột tọa lạc trên các làng Buôn Ma Thuột và Buôn Sô. Ngày 28/8/1945, tổng khởi nghĩa diễn ra ở Daklak, Ủy ban Cách mạng lâm thời tỉnh đã ra mắt và tuyên bố xóa bỏ chế độ thống trị của Nhật, Pháp. Hệ thống chính quyền cách mạng được thành lập. Ngày 10 tháng 3 năm 1975, Quân đội nhân dân Việt Nam đã tiến đánh bất ngờ vào Thành phố Buôn Ma Thuột, giải phóng Thành phố và cũng là thời khắc mở màn cho Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, giải phóng hoàn toàn Miền Nam thống nhất đất nước. Trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, đến giữa thập kỷ 90 của thế kỷ XX, thị xã Buôn Ma Thuột được Nhà nước quyết định nâng lên Thành phố Buôn Ma Thuột (theo Nghị định 08-NĐ/CP ngày 21/01/1995). Đến năm 2005, Thành phố Buôn Ma Thuột lại tự hào được nâng cấp thành đô thị loại II (Quyết định 38/2005/QĐ-TTg ngày 28/02/2005) và đến tháng 3 năm 2010 được công nhận là đô thị loại I. Nguồn trích dẫn : Diện tích và dân số hành phố rộng khoảng 370 km², dân số 340.000 người(2005) diện tích trung tâm khoảng 50 km². Dân số nội thị khoảng 230.000 người.(2005) Thành phố có 43.469 người Ê Đê (2005), sinh sống tại 33 buôn, trong đó có 7 buôn trong trung tâm. Số lượng người Kinh di cư năm 1954 tăng đáng đáng kể đã làm tăng dân số của Buôn Ma thuột Hành chính Buôn Ma Thuột là thành phố đô thị loại 1; có 13 phường, 8 xã. Đặc biệt có 7 buôn (làng) nội thành với gần chục nghìn người Êđê, họ vẫn giữ kiến trúc nhà ở và lối sản xuất riêng ngay trong lòng thành phố. Kết quả phân định 3 khu vực của thành phố Buôn Ma Thuột theo quyết định số 03/2009/QĐ-UBND của UBND Tỉnh Đắc Lắc ngày 13/01/2009 như sau : Khu trung tâm, gồm các phường: Tân Tiến, Thắng Lợi, Thống Nhất, Thành Công, Tân Lợi, Tự An, Tân Lập, Tân Thành Khu cận trung tâm, gồm các phường: Khánh Xuân, Tân Hòa, Thành Nhất, Ea Tam, Tân An; Khu ven nội, gồm các phường, xã: Cư Êbur, Hòa Thắng, Hòa Khánh, Hòa Thuận, Ea Tu, Ea Kao, Hòa Phú, Hòa Xuân. Các xã phường thuộc TP Buôn Ma Thuột Kinh tế Buôn Ma Thuột năm 1975 còn là một thị xã miền núi bé nhỏ, nghèo nàn với vài con đường nhựa quanh Ngã 6 trung tâm, công nghiệp hầu như không có gì. Nay, Buôn Ma Thuột đã trở thành thành phố năng động và phát triển nhanh nhất Tây Nguyên, năm 2010 trở thành đô thị loại 1 trực thuộc tỉnh là một điểm mốc lịch sử quan trọng để thành phố tiếp tục phấn đấu, phát triển thành đô thị loại 1 trực thuộc Trung ương vào năm 2015 theo tinh thần kết luận 60 của Bộ Chính trị. Hiện nay, Buôn Ma Thuột được chính phủ công nhận là thành phố có quy hoạch tốt nhất Việt Nam. Tốc độ tăng trưởng hàng năm bình quân: 20% Tổng thu ngân sách nhà nước: gần 1500 tỷ đồng, trong đó thu ngân sách theo phân cấp : 747 tỷ đồng Huy động tổng vốn đầu tư toàn xã hội: 3.067 tỷ đồng Thu nhập bình quân đầu người: 1.326 USD/người/năm. Tỷ trọng các ngành: 42% công nghiệp-xây dựng, 47% thương mại-dịch vụ, 11% nông-lâm nghiệp. Theo báo cáo quý I năm 2011 thì tình hình kinh tế- xã hội của thành phố có chuyển biến tích cực và tăng trưởng khá: Giá trị công nghiệp – TTCN thực hiện được hơn 503 tỷ đồng, bằng 22,8% kế hoạch,  tăng 32,47% Ngành thương mại - dịch vụ đạt trên 3.554 tỷ đồng, bằng 29,8% kế hoạch và tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ năm 2010 Về sản xuất nông, lâm nghiệp, mặc dù không thuận lợi nhưng tính đến thời điểm này thành phố vẫn chủ động được nguồn nước tới, nên các loại cây trồng phát triển tốt;  công tác thu ngân sách thực hiện được 268 tỷ 085 triệu đồng, bằng 23,96% kế hoạch tỉnh giao cả năm, tăng 23,5% so với cùng kỳ năm trước Các chủ trương, giải pháp chỉ đạo điều hành của Chính phủ về ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, bảo đảm an sinh xã hội được thành phố triển khai đầy đủ, kịp thời và đạt được một số kết quả bước đầu; công tác cải cách hành chính có bước tiến đáng kể; công tác chăm lo cho hộ nghèo và đối tượng chính được triển khai hỗ trợ kịp thời, đúng đối tượng Công tác chăm sóc sức khỏe được bảo đảm, vệ sinh an toàn thực phẩm được tăng cường; an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững Nguồn trích dẫn: Buôn Ma Thuột và sơ kết quý I năm 2011 của thành phố Văn hóa – xã hội Buôn Ma thuột là trung tâm tỉnh Daklak, vì vậy mà nơi đây cũng là nơi hội tụ,là nơi gìn giữ văn hóa của các dân tộc bản địa, những dân tộc đã có mặt ở vùng đất Tây Nguyên từ rất lâu như Ê-đê, Mơ-nông, Ba Na.. Văn hóa mang nghĩa rất rộng, mà ta khó có thể nói hết được, nhưng giữ gìn văn hóa truyền thống của các dân tộc là một vấn đề rất quan trọng. Mỗi dân tộc ở Tây Nguyên đều có bản sắc văn hóa riêng, việc tìm hiểu , nghiên cứu và bảo tồn sẽ rất khó khăn. Qua bài viết này em sẽ nêu lên những nét đặc trưng về văn hóa của các dân tộc ở Tây Nguyên đồng thời nói tới những nét đặc trưng văn hóa của thành phố Buôn Ma Thuột. Văn hóa phi vật thể của các dân tộc Tây Nguyên Nói đến văn hóa Tây Nguyên và các dân tộc bản địa ở Tây Nguyên là phải nói đến không gian văn hóa cồng chiêng. Cồng chiêng đóng vai trò hết sức quan trọng trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng. Con người từ khi sinh ra đã nghe tiếng chiêng trong lễ đặt tên, lễ thổi tai; đến khi lìa đời về với thế giới của các vị thần linh, tiếng chiêng ngân dài tiễn biệt trong lễ bỏ mả. Thông qua tiếng chiêng, các tộc người Tây Nguyên như gửi gắm tâm hồn mình, ước nguyện của mình với các đấng thần linh, tiếng chiêng thực sự đã gắn với đời sống của dân tộc, gắn với tâm linh của mỗi người. Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên được thể hiện qua ngôn ngữ, phong cách diễn tấu, tài bản... riêng biệt và độc đáo, chính vì thế đã được UNESCO công nhận là Kiệt tác truyền khẩu và Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Loại hình văn học dân gian truyền miệng cũng là di sản văn hóa phi vật thể phong phú của các dân tộc Tây Nguyên, trong đó sử thi, trường ca là đại diện tiêu biểu nhất. Sử thi có mặt hầu hết ở các tộc người nơi đây, dân tộc Êđê gọi là khan, M’nông là ot ndrong, Bana là h’mon... Sử thi Tây Nguyên được tập trung nghiên cứu, sưu tầm nhờ sự hỗ trợ của Chính phủ với Dự án Điều tra, sưu tầm, bảo quản, biên dịch và xuất bản kho tàng sử thi Tây Nguyên mà Viện Khoa học xã hội Việt Nam phối hợp với các tỉnh Tây Nguyên và phụ cận như Bình Phước, Khành Hòa, Phú Yên thực hiện trong nhiều năm qua. Nhờ đó, chúng ta đã sưu tầm được hàng trăm sử thi, xuất bản nhiều sử thi có giá trị, trong đó sử thi của dân tộc M’nông chiếm số lượng nhiều nhất. Các loại hình văn học dân gian khác của đồng bào Tây Nguyên như lời nói vần, thần thoại, truyện cổ... cũng được sưu tầm, biên soạn và xuất bản. Tượng gỗ dân gian Tây Nguyên, chủ yếu là tượng nhà mồ một yếu tố không thể thiếu trong đời sống tâm linh của người dân bản địa. Dù mang nhiều dáng vẻ nhưng chúng gặp nhau ở một điểm là đều lấy cảm hứng từ đời sống sinh hoạt, lao động sản xuất và đời sống tâm linh gắn với phong tục tập quán của mỗi tộc người. Các dân tộc sinh sống ở tỉnh Gia Lai như Bana, Giarai là những tộc người có năng khiếu đặc biệt về điêu khắc gỗ, trình độ nghệ thuật tạo hình, trang trí rất phát triển. Những rừng tượng nhà mồ đã từng tồn tại làm nên dấu ấn đặc biệt trong nghệ thuật điêu khắc, thể hiện sự tài hoa, truyền thống nhân văn của các tộc người Tây Nguyên. Lễ hội Đâm trâu với biểu tượng “cây nêu thần” là một sinh hoạt văn hoá dân gian nổi bật nhất, mang tính tổng hợp cao, có ý tưởng mong muốn cuộc sống ấm no, hạnh phúc, trở thành một nghi lễ độc đáo trong các ngày hội của buôn làng như lễ hội mừng lúa mới, mừng nhà rông, mừng được mùa. Đây là những ngày hội thực sự mang những nét văn hóa truyền thống, thể hiện rõ yếu tố cộng đồng, tình yêu thiên nhiên, thần linh được gắn với nhau chặt chẽ, là sự kế tục truyền thống văn hóa xa xưa của người Tây Nguyên. Từ người Stiêng, Bahnar, Cờ tu, Êđê, Xê đăng, Yẻh, Xeđrá đến người Brâu đâu cũng có lễ hội đâm trâu, dù nghi thức lễ hội mỗi nơi tuy có khác nhau nhưng mục đích thì giống nhau. Lễ hội đâm trâu là một nét văn hóa của người dân tộc thiểu số Tây Nguyên thể hiện rõ nét tinh thần dân tộc và đoàn kết của mọi thành viên trong cộng đồng Ngoài những giá trị tiêu biểu nêu trên, Tây Nguyên còn có kho tàng di sản văn hóa phi vật thể khác, đó là kiến trúc nhà làng truyền thống như nhà rông, nhà ưng... của các dân tộc Bắc Tây Nguyên, kiến trúc nhà dài của dân tộc Êđê; nghề dệt và trang phục, tri thức dân gian, ẩm thực, nghệ thuật diễn xướng, lễ hội. Đồng bào Tây Nguyên có nhiều hình thức lễ hội liên quan đến chu kỳ canh tác nương rẫy; lễ nghi vòng đời người; lễ hội cộng đồng... Nguồn trích dẫn: Buôn Ma Thuột Những nét đặc trưng văn hóa của thành phố Buôn Ma Thuột Ngã Sáu Ban Mê: Ngã 6 Ban Mê là trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột. Ở đây có Tượng đài chiến thắng Buôn Ma Thuột được coi như biểu tượng của thành phố. Trước đây, khi mới giải phóng nơi đây chỉ là một bùng binh đầy cỏ dại với một cột đèn ba ngọn và vài tấm áp phích. Sau này một tượng đài được dựng lên với điểm nhấn chính chiếc xe tăng bằng sắt thép đã mở đầu trận đánh vào Buôn Ma Thuột. Đến những năm cuối thế kỷ trước thì tượng đài chiến thắng đã được xây dựng hòang tráng như hiện nay. Nơi đây từng có một chiếc xe tăng T-34 của Nga nhưng nó được đưa vào bảo tàng năm 1997 và thay thế vào đó là một chiếc xe mô hình. Ngã sáu Ban mê đã đi vào thơ ca qua nhiều bài hát đi cùng năm tháng và giờ đây nó chính là một trong những địa chỉ mà du khách rất yêu thích, thường tìm đến để chụp ảnh kỷ niệm cho chuyến đi Đắk Lắk của mình. Cây Kơnia cổ thụ: Cây Kơnia, hay còn gọi là Cốc, Cầy, là một loài cây thân gỗ lớn, cao 15-30 m, đường kính 40-60 cm, tên khoa học là Irvingia malayana, thuộc họ Irvingiaceae. Loài cây này mang ý nghĩa tâm linh rất lớn đối với người đồng bào dân tộc thiểu số, họ coi chúng là nơi trú ngụ của thần thánh, của vong linh những người đã khuất, rất ít khi họ đụng chạm đến chúng, chặt phá chúng; vì vậy trên nương rẫy của đồng bào thường có các cây Kơ nia cổ thụ được sử dụng như cây che mát mỗi lúc nghỉ giải lao, nghỉ trưa. Do bài hát Bóng cây Kơ-nia nổi tiếng vì vậy du khách khi đến Buôn Ma Thuột luôn muốn tìm xem tận mắt cây Kơ Nia. Ở trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột có một cây Kơ nia cổ thụ nằm trong khuôn viên sân sau nhà văn hóa trung tâm tỉnh, cách ngã 6 Ban Mê vài trăm mét. Mời đi uống cà phê : Đắk Lắk có đến hơn 175.000 ha cà phê (thực tế có đến trên 200.000 ha vì một số diện tích không được tính do không trong quy hoạch). Đắk Lắk cũng chính là nơi được xem là nơi có năng suất cà phê thu hoạch cao nhất thế giới và góp phần chính trong việc đưa sản lượng cà phê Việt Nam lên vị trí số 2 (riêng cà phê robusta chiếm vị trí số 1) của những quốc gia xuất khẩu cà phê. Ở Đắk Lắk gần như huyện nào cũng có trồng cà phê, nhưng cà phê Buôn Ma Thuột vẫn luôn được đánh giá là có chất lượng cao nhất và có hương vị đặc trưng nhất, chính vì vậy thương hiệu Cà phê Buôn Ma Thuột được thế giới biết đến và địa danh Buôn Ma Thuột được nhiều người ví như "thủ phủ cà phê". Ở Đắk Lắk hiện tại, một số vấn đề liên quan đến cà phê đã trở bản sắc văn hóa như việc mời đi uống cà phê đã là một nét văn hóa đặc trưng của vùng này. Mời đi uống cà phê là một nét văn hóa rất đặc trưng của thành phố Buôn Ma Thuột. Việc đi uống cà phê đã trở thành một trào lưu, một phong cách sống. Việc đi uống cà phê đối với nhiều người ở đây cũng quan trọng giống như ăn cơm, uống nước hàng ngày. Vì vậy, ở đây câu nói đi uống cà phê đã trở thành câu nói cửa miệng, thay vì mời đi uống nước, giải khát người ta lại nói là đi uống cà phê. Chỉ riêng ở Buôn Ma Thuột, hiện tại quán cà phê nhiều đến nỗi nếu mỗi ngày chỉ cần vào một quán thôi cũng mất cả năm mới đi giáp một vòng. Các quán cà phê ở đây hầu hết được xây dựng rất đẹp, cầu kỳ và có phong cách riêng để thu hút khách. Lễ hội cà phê: Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột, hay Buôn Ma Thuột cà phê Festival, là một lễ hội được tổ chức ở thành phố Buôn Ma Thuột của tỉnh Đắk Lắk, đây là một lễ hội lớn ở Tây Nguyên. Nhằm tôn vinh cây cà phê.Lễ hội mới chỉ bắt đầu được tổ chức từ năm 2005 trong chương trình quảng bá hình ảnh Thủ phủ cà phê Buôn Ma Thuột. Bên cạnh các hoạt động trao đổi về, quy trình, các thức, sản xuất, chế biến cà phê. Các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao diễn ra sôi nổi. Hình thức giao dịch trực tuyến với thị trường thế giới. Vừa qua Lễ hội cà phê lần thứ 3 đã được tổ chức thành công với các hoạt động rất sôi nổi , cuốn hút người tham gia như: Triển lãm ảnh nghệ thuật về cà phê, du lịch Đắk Lắk, lịch sử Đồn điền cà phê CADA và Âm nhạc cồng chiêng Tây Nguyên,trưng bày hiện vật về Bảo tàng Cà phê, chương trình “Cách cà phê nói”, chương trình Duyên dáng Việt Nam 24… Buôn Akô ĐHông : Buôn AKô Đhông hay Buôn Cô Thôn, làng Ma Rin là một buôn làng người Ê Đê ở thành phố Buôn Ma Thuột, Đăk Lăk. AKô Đhông theo tiếng Ê Đê có nghĩa là buôn đầu nguồn vì nó ở đầu nguồn một con suối lớn ở Buôn Ma Thuột là suối Ea Nuôl. Ở đây nguồn suối bắt đầu cũng chính là bến nước cũ của buôn, một bến nước rất đẹp nhưng hiện tại không còn được sử dụng do bị ô nhiễm vì ở ngay trung tâm thành phố. Buôn nằm ở cuối đường Trần Nhật Duật- thành phố Buôn Ma Thuột. Đây là một buôn lớn có lịch sử lâu đời được quy hoạch rất đẹp và giữ được nhiều giá trị truyền thống , hiện tại là một điểm du lịch hấp dẫn của thành phố. Nằm trong quy hoạch khu trưng bày lịch sử của Buôn Ma Thuột. Nhà đày Buôn Ma Thuột : nằm trên số 18 đường Tán Thuật - Phường Tự An - Thành phố Buôn Ma Thuột. Được chính quyền Thực dân Pháp cho xây dựng bắt đầu từ năm 1900 khi Buôn Ma Thuột còn là một nơi rừng thiêng nước độc để giam giữ các chiến sĩ cách mạng. Đến năm 1930 thì hoàn chỉnh như bây giờ và là một trong những nhà tù tàn bạo nhất của chính quyền Thực dân Pháp tại Việt Nam. Hiện tại Nhà đày đã được bảo tồn như một di tích lịch sử và là một điểm tham quan của thành phố Buôn Ma Thuột. Biệt điện Bảo Đại: Là một di tích lịch sử nằm tại số 4 đường Nguyễn Du (ngay góc phố Nguyễn Du – Lê Duẩn), thành phố Buôn Ma Thuột tỉnh Đắk Lắk. Đây là một khu nhà có kiến trúc và phong cảnh thiên nhiên đẹp mang dáng dấp của núi rừng Tây Nguyên hùng vĩ. Ngôi nhà trước đây vốn là một nhà sàn là nơi ở của Sabatier - Công sứ của chính phủ Pháp tại Tây Nguyên. Sau đó khu nhà được xây dựng lại cho vua Bảo Đại ở, nên bây giờ còn có tên gọi là Biệt Điện Bảo Đại. Ở đây trưng bày rất nhiều hiện vật có giá trị về văn hoá của hơn 44 dân tộc anh em đang quần cư sinh sống tại Đắk Lắk, trong đó không gian văn hóa cồng chiêng và các vấn đề liên quan đến bản sắc văn hóa dân tộc tại chỗ được thể hiện rõ nét.      Chùa Khải Đoan: Chùa sắc tứ Khải Đoan (Sắc tứ Khải Đoan tự), là ngôi chùa lớn nhất thành phố Buôn Ma Thuột và cả ở Đắk Lắk. Tên Khải Đoan là ghép từ tên vua Khải Định và vợ ông là Đoan Huy hoàng thái hậu (tên hiệu của bà Từ Cung). Chùa bắt đầu được xây dựng từ năm 1951 với hai phần hậu tổ và nhà giảng, còn chính điện thì đến năm 1953 mới khởi công. Ngôi chùa này nằm trên đường Phan Bội Châu, thành phố Buôn Ma Thuột do Đoan Huy hoàng thái hậu mẹ vua Bảo Đại cho xây dựng và Nam Phương hoàng hậu trực tiếp chịu trách nhiệm quản lý việc thi công. Khải Đoan là ngôi chùa cuối cùng tại Việt Nam được phong Sắc tứ của chế độ phong kiến và là một địa điểm không thể không ghé thăm khi đến Buôn Ma Thuột. Nguồn trích dẫn: Buôn Ma Thuột Đặc điểm xã hội của thành phố Buôn Ma thuột. Về công tác giáo dục và đào tạo: Công tác xây dựng cơ sở vật chất trường lớp được chú trọng, phù hợp với việc phát triển mạng lưới trường lớp của từng cấp học, bậc học, đã đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh. Xây dựng cơ sở vật chất cho trường đạt chuẩn quốc gia có sự quan tâm, n
Tài liệu liên quan