Dưới tác động của đổi mới, công nghiệp hoá- hiện đại hoá đang là một quá trình phát triển tất yếu của hầu hết các quốc gia hiện nay. Công nghiệp hoá - hiện đại hoá nó làm thay đổi và tác động đến tất cả các lĩnh vực của đời sống trong xã hội cũng như cơ may cuộc đời của mỗi cá nhân, mỗi nhóm thu nhập mà trong đó chỉ báo quan trọng nhất đó chính là thu nhập.Vấn đề thu nhập hiện nay đang là vấn đề được rất nhiều nước trên thế giới quan tâm. Đặc biệt ở những nước đang phát triển thì việc nâng cao thu nhập và chất lượng cuộc sống đang là mục tiêu phấn đấu được đặt lên hàng đầu.
Trong văn kiện Đại hội Đảng Toàn quốc lần thứ X đã vạch ra nhiệm vụ, phương hướng, mục tiêu của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội là “ Đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế, đạt được bước chuyển biến quan trọng về nâng cao hiệu quả về tính bền vững của sự phát triển, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển. Cải thiện rõ rệt đời sống vật chất, văn hoá và tinh thần của nhân dân. Tạo được nền tảng để đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển kinh tế tri thức, đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020. Giữ vững ổn định chính trị, an toàn xã hội. Nâng cao vị thế của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới”[1] thì vấn đề về thu nhập, nâng cao mức sống trở thành nội dung và mục tiêu chính của quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá
Xã Ái Quốc là một xã đồng bằng nằm ở phía đông nam huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương, Ái Quốc có diện tích đất tự nhiên là 818,9 hecta trong đó đất dành cho sản xuất nông nghiệp là 450 hecta, đất canh tác dành cho khu công nghiệp là 133,1 hecta. Trên địa bàn xã có một khu công nghiệp Nam Sách và một cụm công nghiệp Ba Hàng, giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động trong và ngoài địa phương. Đây cũng là nơi có quốc lộ 5 tuyến Hà Nội - Hải Phòng đi qua và quốc lộ 183 đi Quảng Ninh. Địa bàn xã nằm giữa tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh.
48 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1819 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tìm hiểu về thu nhập của các hộ gia đình vùng ven khu công nghiệp (Qua khảo sát thực tế tại địa bàn xã Ái Quốc, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tìm hiểu về thu nhập của các hộ gia đình vùng ven khu công nghiệp (Qua khảo sát thực tế tại địa bàn xã Ái Quốc, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương)
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài.
Dưới tác động của đổi mới, công nghiệp hoá- hiện đại hoá đang là một quá trình phát triển tất yếu của hầu hết các quốc gia hiện nay. Công nghiệp hoá - hiện đại hoá nó làm thay đổi và tác động đến tất cả các lĩnh vực của đời sống trong xã hội cũng như cơ may cuộc đời của mỗi cá nhân, mỗi nhóm thu nhập mà trong đó chỉ báo quan trọng nhất đó chính là thu nhập.Vấn đề thu nhập hiện nay đang là vấn đề được rất nhiều nước trên thế giới quan tâm. Đặc biệt ở những nước đang phát triển thì việc nâng cao thu nhập và chất lượng cuộc sống đang là mục tiêu phấn đấu được đặt lên hàng đầu.
Trong văn kiện Đại hội Đảng Toàn quốc lần thứ X đã vạch ra nhiệm vụ, phương hướng, mục tiêu của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội là “ Đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế, đạt được bước chuyển biến quan trọng về nâng cao hiệu quả về tính bền vững của sự phát triển, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển. Cải thiện rõ rệt đời sống vật chất, văn hoá và tinh thần của nhân dân. Tạo được nền tảng để đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển kinh tế tri thức, đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020. Giữ vững ổn định chính trị, an toàn xã hội. Nâng cao vị thế của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới”[1] thì vấn đề về thu nhập, nâng cao mức sống trở thành nội dung và mục tiêu chính của quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá
Xã Ái Quốc là một xã đồng bằng nằm ở phía đông nam huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương, Ái Quốc có diện tích đất tự nhiên là 818,9 hecta trong đó đất dành cho sản xuất nông nghiệp là 450 hecta, đất canh tác dành cho khu công nghiệp là 133,1 hecta. Trên địa bàn xã có một khu công nghiệp Nam Sách và một cụm công nghiệp Ba Hàng, giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động trong và ngoài địa phương. Đây cũng là nơi có quốc lộ 5 tuyến Hà Nội - Hải Phòng đi qua và quốc lộ 183 đi Quảng Ninh. Địa bàn xã nằm giữa tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh.
Phía đông bắc của xã giáp xã Lai Vu huyện Kim Thành, phía tây giáp xã Quyết Thắng huyện Thanh Hà, phía nam giáp thành phố Hải Dương và phía bắc giáp xã Đồng Lạc huyện Nam Sách.
Tổng dân số của xã là 8585 nhân khẩu với gần 2235 hộ gia đình được chia làm 10 thôn. Có 2200 nhân khẩu giành ruộng sản xuất nông nghiệp cho khu công nghiệp tập trung vào 5 thôn là Vũ Xá, Vũ Thượng, Tiền Trung, Độc Lập và Tiến Đạt. Tình hình đó có tác động rất lớn đến thu nhập của các hộ gia đình ở xã Ái Quốc có thể được xem như ví dụ điển hình về thu nhập của những khu vực trước đây chỉ làm nông nghiệp ( thuần nông) nay trong điều kiện chịu tác động của công nghiệp hoá - hiện đại hoá nên ít nhiều gây nên sự biến đổi về thu nhập của các hộ gia đình.
Quan tâm, chú ý tới vấn đề thu nhập của người dân nơi đây nên chúng tôi đã chọn đề tài nghiên cứu này để có cơ hội được tiếp cận, tìm hiểu sâu hơn về vấn đề thu nhập của các hộ gia đình cũng như tìm hiểu các yếu tố tác động đến sự thay đổi về nguồn thu nhập ấy. Từ kết quả nghiên cứu chúng tôi đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao thu nhập ở địa phương này cũng như giải quyết các khía cạnh xã hội nảy sinh do thu nhập mang lại.
2. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn.
2.1. Ý nghĩa khoa học.
Nghiên cứu về thu nhập của các hộ gia đình ở xã Ái Quốc sẽ làm sáng tỏ vấn đề về nghề nghiệp, độ tuổi, số người sống chung… ảnh hưởng như thế nào đến đời
sống của các hộ gia đình nơi đây.
Tìm hiểu thu nhập của các hộ gia đình ở xã Ái Quốc cho chúng ta thấy rõ hơn về ý nghĩa của đường lối đổi mới trong xây dựng Chủ nghĩa xã hội của Đảng và Nhà nước ta trong những năm gần đây là hoàn toàn đúng đắn. Được thể hiện qua các chính sách khuyến khích phát triển kinh tế, công bằng xã hội…
Ý nghĩa thực tiễn.
Nghiên cứu sẽ cho chúng ta thấy được thực trạng về thu nhập của các hộ gia đình ở xã Ái Quốc trong điều kiện mới, nó đã phản ánh được phần nào đời sống vật chất của các hộ gia đình. Từ đó, chúng tôi phác hoạ được thực trạng về thu nhập và những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp tới thu nhập của các hộ gia đình ấy.
Trên cơ sở đó chúng tôi đưa ra một số đề xuất có thể được xem như là giải pháp tham khảo đối với các nhà hoạch định chính sách, chính quyền địa phương có cơ sở để đưa ra những chính sách thích hợp nhằm từng bước cải thiện đời sống, nâng cao thu nhập cho các hộ gia đình ở xã Ái Quốc nói riêng và các hộ gia đình trên cả nước nói chung.
3. Mục tiêu nghiên cứu.
Từ những vấn đề đã nêu trên, do đây là một đề tài lớn nên trong phạm vi của một bài báo cáo thực tập, chúng tôi chỉ nhằm nghiên cứu những vấn đề sau.
Tìm hiểu thực trạng về thu nhập của các hộ gia đình ở xã Ái Quốc.
- Chỉ ra một số yếu tố làm ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của các hộ gia đình.
Trên cơ sở phân tích chúng tôi đưa ra những khuyến nghị và giải pháp nhằm nâng cao thu nhập cho các hộ gia đình ở xã Ái Quốc.
4. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu, mẫu nghiên cứu.
4.1. Đối tượng nghiên cứu.
Thu nhập của các hộ gia đình ở xã Ái Quốc.
4.2. Khách thể nghiên cứu.
Các hộ gia đình ở xã Ái Quốc.
4.3. Phạm vi nghiên cứu.
Điều tra xã hội của chúng tôi được tiến hành trên địa bàn của 6 thôn của xã Ái Quốc được thực hiện vào tháng 5/2007.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp chọn mẫu.
Được xử lý qua phần mềm SPSS.
- Phương pháp phỏng vấn sâu cá nhân.
Được thực hiện với những người có hiểu biết về vấn đề thu nhập của gia đình đang sống và làm việc tại xã Ái Quốc.
- Phương pháp phân tích tài liệu.
Trong quá trình thực hiện nghiên cứu này chúng tôi đã đọc và phân tích những tài liệu có liên quan nhằm thu thập những thông tin để trợ giúp cho đề tài nghiên cứu. Đồng thời chúng tôi cũng rất quan tâm tới những báo cáo của địa phương, những sách báo, những tạp chí cùng các số liệu đã được công bố để bổ sung những thông tin mà các phương pháp khác còn thiếu.
6. Giả thuyết nghiên cứu và khung lý thuyết.
6.1. Giả thuyết nghiên cứu.
Trong giới hạn của một bài báo cáo thực tập chúng tôi đưa ra một số giả thuyết sau đây:
Thu nhập của hộ gia đình được tạo nên từ nguồn thu và lượng thu
Yếu tố nghề nghiệp, độ tuổi, ảnh hưởng trực tiếp tới thu nhập của các hộ gia đình ở xã Ái Quốc.
6.2. Khung lý thuyết.
* Mô tả khung lý thuyết:
Dưới tác động của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, thu nhập của hộ gia đình được hình thành nên từ hai nguồn chính đó là nguồn thu và lượng thu. Đồng thời các yếu tố ảnh hưởng như nghề nghiệp, độ tuổi… đã tác động trực tiếp đến nguồn thu và lượng thu của các hộ gia đình ấy. Ở đây, tất cả các yếu tố đều có mối liên hệ, tác động lẫn nhau vì thế có thể thấy “các yếu tố ảnh hưởng” lại chịu sự tác động trực tiếp của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
PHẦN NỘI DUNG CHÍNH
CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài.
1.1. Cơ sở lý luận.
Nghiên cứu này được thực hiện trên cơ sở các nguyên tắc của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử luôn xem xét sự vật hiện tượng trong một quá trình phát triển và những mối liên hệ phổ biến. áp dụng quan điểm này chúng tôi phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của các hộ gia đình ở xã Ái Quốc. Đi sâu lý giải về thu nhập của các hộ gia đình như là kết quả tác động của nhiều yếu tố trong đó có các nhóm yếu tố chính là nguồn thu, lượng thu và các yếu tố tác động khác như nghề nghiệp, độ tuổi, số người sống chung… qua xử lý tương quan.
1.2. Lý thuyết áp dụng.
1.2.1. Lý thuyết về sự biến đổi xã hội.
Mọi xã hội đều không ngừng biến đổi. Sự ổn định của xã hội chỉ là sự ổn định của bề ngoài, còn thực tế nó không ngừng thay đổi bên trong bản thân nó. Và sự biến đổi đó trong xã hội hiện đại đang ngày càng rõ hơn, nhanh hơn, điều này làm cho ta nhận thấy sự biến đổi không còn là điều mới mẻ. Có nhiều cách quan niệm về sự biến đổi xã hội. Cách hiểu rộng nhất, đó là một sự thay đổi so sánh với một tình trạng xã hội hoặc một nếp sống có trước. Trong một phạm vi hẹp hơn, người ta cho rằng sự biến đổi xã hội được đề cập đến sự biến đổi về cấu trúc của xã hội (hay tổ chức xã hội nào đó) mà sự biến đổi này ảnh hưởng sâu sắc đến phần lớn các thành viên của một xã hội.
“August Comte- người đưa ra thuật ngữ “ xã hội học” đã tin tưởng rằng khi các nhà xã hội học xác định những nguồn gốc của sự biến đổi xã hội thì họ có thể giúp chương trình cho một xã hội tương lai tốt hơn. A.Comte tuyên bố rằng, biến đổi xã hội là : chắc chắn sẽ xảy ra- nó theo một con đường phát triển- và những tiến bộ tất nhiên hướng tới một xã hội tốt hơn” [2].
“Biến đổi xã hội là những thay đổi diễn ra trong khuôn mẫu tổ chức xã hội, cấu trúc, thiết chế, đời sống xã hội: biến đổi xã hội bao trùm một loạt hiện tượng rất đa dạng, từ những biến đổi trên quy mô lớn tới quy mô nhỏ, từ ngắn hạn cho đến dài hạn, từ cấp độ toàn cầu tới cấp độ gia đình. Biến đổi có thể khởi xướng từ phía Chính phủ thông qua hoạt động lập pháp, hành pháp; từ phía công dân khi họ tổ chức lại thành các phong trào xã hội, từ việc truyền bá văn hóa, tư tưởng hay do các hệ quả không có chủ định của khoa học công nghệ. Biến đổi xã hội còn do yếu tố môi trường hay do những chuyển dịch trong cơ cấu kinh tế” [3].
Vận dụng lý thuyết về biến đổi xã hội để giải thích sự biến đổi về xã hội nó diễn ra bao trùm một loạt những hiện tượng; nó tác động, biến đổi đến hầu hết các lĩnh vực trong xã hội mà điều chúng ta đặc biệt quan tâm trong bài báo cáo này đó là những “sự chuyển dịch trong cơ cấu kinh tế”. Điều này có nghĩa là từ sự biến đổi xã hội làm chuyển dịch trong cơ cấu kinh tế và đương nhiên là thu nhập của gia đình sẽ không tránh khỏi sự thay đổi đang diễn ra trong bối cảnh kinh tế - xã hội này.
Trên cơ sở lý luận của các lý thuyết biến đổi xã hội, chúng tôi xem xét thêm lý thuyết về phân tầng xã hội để giải thích thêm cho sự thay đổi về thu nhập của các hộ gia đình.
1.2.2. Lý thuyết phân tầng xã hội.
Để hiểu khái niệm “phân tầng xã hội” cần nghiên cứu khái niệm “tầng xã hội”. Tầng xã hội theo nghĩa rộng nhất là nhóm những người có những vị trí xã hội tương đối ngang bằng nhau.
Max Weber là người đầu tiên đề cập đến khái niệm phân tầng xã hội. Ông đưa ra 3 tiêu chuẩn cơ bản để phân tầng: địa vị kinh tế (tài sản), địa vị chính trị (quyền lực), và địa vị xã hội (uy tín). Chúng tồn tại độc lập với nhau, song có quan hệ mật thiết với nhau.
Theo T. Parsons “phân tầng xã hội” là sự sắp xếp các cá nhân vào trong một hệ thống xã hội trên cơ sở sự phân chia các ngạch bậc và những mục tiêu về giá trị [4].
“Theo quan điểm của Karl Marx trong “Tuyên ngôn cộng sản” nói với chúng ta rằng mọi lịch sử đều là lịch sử của đấu tranh giai cấp thì lúc đó ông cho rằng mọi xung đột và thay đổi trong xã hội cuối cùng đều có thể được truy nguyên đến sự xung đột giai cấp, trên cơ sở các quyền lợi giai cấp đối lập nảy sinh từ sự bóc lột. Thêm vào đó những quan hệ kinh tế cơ bản nhào nặn mọi khía cạnh các cấu trúc xã hội” [5].
Với Marx, cơ sở của sự phân chia giai cấp và sự phân tầng xã hội theo giai cấp là trình độ sản xuất còn thấp. Quy luật phân công lao động quy định sự phân chia xã hội thành các giai cấp. Ông chỉ ra rằng chế độ tư hữu tư nhân về tư liệu sản xuất sinh ra cấu trúc xã hội phân tầng.
Còn với Max Weber thì “mỗi xã hội, về mặt lịch sử, đều độc nhất và phức tạp. Weber không coi mỗi cấu trúc xã hội bất bình đẳng như một xã hội có giai cấp, đẳng cấp … Weber nhấn mạnh rằng: “quyền lực kinh tế có thể kết quả từ sự sở hữu quyền lực dựa trên các nền tảng khác”. Địa vị xã hội hay uy tín có thể xuất phát từ quyền lực kinh tế, nhưng đây không phải là trường hợp tất yếu. Weber chắc chắn phải nhìn chủ nghĩa tư bản như một xã hội giai cấp mới. Những quan hệ kinh tế hình thành cơ sở của bất bình đẳng. Weber nhấn mạnh tầm quan trọng thị trường như là cơ sở kinh tế cho giai cấp hơn tài sản”[6].
Ở đây, áp dụng lý thuyết vào để xem xét từ sự thay đổi trong thu nhập sẽ dẫn đến những biến đổi nào về xã hội.
2. Các khái niệm công cụ
- “Mức sống”: là khái niệm chỉ mức độ thoả mãn các nhu cầu vật chất và tinh thần.Mức sống được thể hiện ở khối lượng các dịch vụ vật phẩm kể từ loại thiết yếu nhất về ăn, ở, mặc, đi lại, bảo vệ sức khoẻ …cho tới những nhu cầu cao nhất liên quan tới việc thoả mãn các đòi hỏi về tinh thần, đạo đức, thẩm mỹ.[7]
Khái niệm mức sống rộng hơn khái niệm thu nhập, nó còn bao gồm cả văn hoá và sinh hoạt , hành vi tiêu dùng, việc sử dụng quỹ thời gian nhàn rỗi.
- “Thu nhập”: là việc nhận được tiền bạc, của cải vật chất từ một hoạt động nào đó hay còn có các khoản thu nhập trong một khoảng thời gian nhất định thường tính theo tháng, năm[8]
- “Hộ” theo định nghĩa của Liên Hợp Quốc: Hộ là những người cùng chung sống dưới một mái nhà, cùng ăn chung và cùng có một ngân quỹ. Vậy hộ gia đình ở đây được sử dụng theo:
+ Gia đình: là một nhóm xã hội gồm 2 hay nhiều người gắn bó với nhau bằng quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống ( hoặc quan hệ nhận con nuôi) vừa nhằm đáp ứng nhu cầu riêng tư của họ, vừa nhằm cung cấp nhu cầu của xã hội về cả thể xác lẫn tinh thần.
Hiện nay có rất nhiều cách định nghĩa, nhiều tiêu chuẩn khác nhau về hộ nghèo, hộ trung bình, hộ giàu. Nhưng chỉ tiêu quan trọng nhất cho việc đánh giá là thu nhập và chỉ tiêu của các hộ gia đình.
3. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu và vân đề nghiên cứu
3.1. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu.
Hải Dương là một tỉnh nằm ở vùng đồng bằng Bắc bộ, tiếp giáp với 6 tỉnh, thành phố là: Hải Phòng, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Bắc Giang, Thái Bình, Hưng Yên. Với diện tích là 1661,2 km2 và dân số (năm 1999) là 1649779 người. Hải Dương có 11 huyện và một thành phố Hải Dương - Trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học kỹ thuật của tỉnh. Là một tỉnh có hệ thống giao thông đường thủy, đường bộ, đường sắt phân bố hợp lý: trên địa bàn có nhiều trục giao thông quốc gia quan trọng như đường quốc lộ 5, 18, 183. Là tỉnh nằm giữa vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Hải Dương sẽ có cơ hội tham gia và phân công lao động trên phạm vi toàn vùng và xuất khẩu.
3.1.1. Xã Ái Quốc.
Là một xã của huyện Nam Sách với diện tích là 818,9 ha trong đó đất sản xuất nông nghiệp là 450 ha, đất canh tác dành cho khu công nghiệp là 133,1 ha; 8585 nhân khẩu. Xã có 36 công ty, doanh nghiệp trong và ngoài nước đóng trên địa bàn. Hệ thống giao thông đi lại thuận tiện, cơ sở hạ tầng đã được tỉnh đầu tư từng bước hoàn chỉnh, hệ thống chính trị thường xuyên được củng cố, kiện toàn, đảm bảo sự lãnh đạo chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ chính trị của địa phương.
Cơ cấu kinh tế được chuyển dịch đúng hướng: dịch vụ, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, nông nghiệp. Sản xuất nông nghiệp đang dần dần bị thu hẹp, nhân dân đã và đang chuyển sang làm dịch vụ. Quy mô sản xuất kinh doanh phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng. Thu ngân sách năm tổng giá trị ngành tiểu thủ công nghiệp và xây dựng trong năm 2006 thu được 16 tỷ đồng, tăng 2% so với kế hoạch tăng 14,3% so với cùng kỳ năm trước. Nguồn thu từ dịch vụ là 19,9 tỉ đồng tăng 4,8% so với kế hoạch tăng so với năm 2001 là 21,4%.
Sản xuất bình quân năng suất lúa đạt 127 tạ/ha. Lương thực bình quân đầu người là 495kg/người/năm.
Giáo dục, các trường duy trì sĩ số 100%. Xã có 4 trường học mầm non, cấp I, cấp II , cấp III đều có phòng học kiên cố cao tầng; riêng trường cấp I và cấp II đã đạt danh hiệu chuẩn Quốc gia về giáo dục giai đoạn 2000 - 2006 đảm bảo dạy và học tốt cho con em địa phương.
Về văn hóa thể thao, xã đã thực hiện tốt chế độ xã hội hóa ở các khu dân cư, thúc đẩy phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, phong trào toàn dân xây dựng đời sống văn hóa - gia đình văn hóa - làng văn hóa. Hiện xã có 3/10 thôn đạt danh hiệu làng văn hóa.
Xã thực hiện tốt công tác KHHGĐ, hạ thấp tỷ lệ sinh và sinh con thứ ba. Năm 2006 chỉ còn 0,8% hộ gia đình sinh con thứ ba, hàng năm đều hoàn thành chỉ tiêu cấp trên giao.
Mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng từ khi công nghiệp phát triển, lao động nơi khác đến cư trú đông kéo theo nhiều vấn đề xã hội nảy sinh: an ninh trật tự phức tạp hơn, tệ nạn xã hội gia tăng, môi trường vệ sinh ô nhiễm, quỹ đất bị hạn chế…Song chính quyền và nhân dân xã vẫn đảm bảo tăng cường công tác an ninh trật tự, giải quyết tốt các vụ việc đúng kỷ cương, đúng pháp luật, thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội.
3.2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Tiến hành nghiên cứu về thu nhập của các hộ gia đình là rất cần thiết và có tác dụng rất to lớn. Trong thực tế nghiên cứu về thu nhập đã đặt nền móng cho các nghiên cứu về mức sống và phân tầng xã hội.
Đầu tiên, các nghiên cứu chỉ hướng đến tập trung xem xét vào các nguồn thu nhập chính và cơ cấu chi tiêu của các hộ gia đình. Tiếp đó, các nghiên cứu mô tả đến sự hưởng thụ, tiếp cận vật chất và tinh thần của các hộ gia đình. Đồng thời những nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của các hộ gia đình đã chỉ ra các yếu tố tác động đến thu nhập của các hộ gia đình như nghề nghiệp, trình độ học vấn…
Xã hội học tham gia nghiên cứu vấn đề thu nhập ở 2 khía cạnh : miêu tả hoạt động đưa tới thu nhập và các yếu tố tác động trực tiếp tới nguồn thu nhập và các yếu tố tác động trực tiếp tới nguồn thu nhập ấy.
Có thể kể ra đây một số đề tài nghiên cứu của Viện Xã hội học được tiến hành điều tra về mức sống và phân tầng xã hội đó là:
- Sự phân tầng giữa xã hội theo mức sống tại Thủ đô Hà Nội trong những năm đầu thực hiện đổi mới. (Tạp chí Xã hội học số 4 (40), 1992) .
- Đề tài KX - 04 - 02 do Viện Xã hội học tiến hành khảo sát.
- Thực trạng mức sống và nhu cầu (Tạp chí Xã hội học số 4 (44) 1993).
- Cơ cấu xã hội và sự phân tầng xã hội và chính sách xã hội ở nông thôn Nam Bộ (Tạp chí Xã hội học số 3 (43) 1993).
Dưới góc độ nghiên cứu chuyên nghành xã hội học gần đây có 2 nghiên cứu là của Phó Văn Chiến với đề tài luận văn là “ Tìm hiểu mức sống của các hộ gia đình ở thành phố Nam Định”. ở đây tác giả nghiên cứu về vấn đề mức sống của các hộ gia đình ở thành phố Nam Định. Đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu các yếu tố tác động, làm ảnh hưởng đến mức sống của các hộ gia đình ấy. Và thứ 2 là đề tài luận văn của Lê Ngọc Thanh nghiên cứu về “ Biến đổi cơ cấu chi tiêu gia đình của người dân Việt Nam” mà mốc thời gian ở đây là giai đoạn năm 1993 và 1998. Tác giả tiến hành so sánh về sự chi tiêu trong gia đình ở 2 thời điểm khác nhau để thấy được sự khác biệt, sự biến đổi diễn ra như thế nào. Chưa có một bài báo cáo cụ thể nào nghiên cứu đến vấn đề thu nhập và các yếu tố làm ảnh hưởng đến thu nhập của các hộ gia đình vùng ven khu công nghiệp.
Ngoài ra, gần đây nhất Tổng Cục Thống kê cũng đã tiến hành khảo sát về “Mức sống hộ gia đình năm 2004” bao gồm những nội dung chủ yếu phản ánh mức sống dân cư : Đặc điểm nhân khẩu học, trình độ học vấn, trình độ chuyên môn kỹ thuật,thu nhập, chi tiêu, sử dụng các dịch vụ y tế, tình trạng việc làm, nhà ở, tài sản, đồ dùng điện, nước và điều kiện vệ sinh. Một số đề tài đã được nghiên cứu như:
“- Phương án khảo sát mức sống hộ gia đình năm 2004.
- Cơ cấu nhân khẩu chia theo thành thị, nông thôn, giới tính, 5 nhóm thu nhập, vùng và nhóm tuổi.
- Thu nhập bình quân một nhân khẩu một tháng chia theo 5 nhóm thu nhập, thành thị, nông thôn, giới tính chủ hộ, vùng (giá thực tế).
- Thu nhập bình quân một nhân khẩu một tháng chia theo nguồn thu, thành thị, nông thôn, giới tính chủ hộ, vùng và 5 nhóm thu nhập (giá thực tế).
- Tỉ lệ hộ nghèo chia theo thành thị, nông thôn và vùng” [9].
Với đề tài này của mình, tôi muốn đi sâu nghiên cứu về vấn đề thu nhập của các hộ gia đình vùng ven khu công nghiệp cũng như những yếu tố ảnh hưởng, tác động trực tiếp đến nguồn thu nhập của các hộ gia đình ấy.
CHƯƠNG II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Thực trạng thu nhập của người dân xã Ái Quốc.
Chỉ tính riêng tỉnh Hải Dương số liệu thống kê của UBND tỉnh 6 tháng đầu năm 2006 cả tỉnh đã có 27 cụm công nghiệp chiếm 1278 hecta với số dự án được cấp phép là 488 dự án và số vốn đăng ký là 20340 tỷ đồng. Điều này tác động không nhỏ đến tốc độ phát triển